Về Sự “Thánh Hóa” Đức Mẹ Maria Tại Việt Nam

cứu nạn, quyền năng ban ơn… Trên hết là hình tượng của một Thánh Mẫu, một người mẹ vừa uy quyền vừa gần gũi của con dân Việt.

Qua khảo sát tại các điểm nghiên cứu như: Giáo xứ Quy Chính - Nghệ An, Vỉ Nhuế - Nam Định, La Vang - Quảng Trị, Mẹ Hằng Cứu Giúp - TP. Hồ Chí Mính… cho thấy Đức Mẹ Maria không chỉ được thờ trong phạm vi gia đình hay phạm vi làng xã, mà còn ở tầm quốc gia, quốc tế. Theo đó, ngoài việc xây dựng đền thờ, cơ sở thờ tự, thì Đức Mẹ Maria còn được thờ kính có phần giống với các vị Thành hoàng làng tại nhiều làng Công giáo ở Việt Nam, phổ biến hơn cả là ở các làng Công giáo miền Bắc. Việc xem Đức Mẹ Maria như những vị thánh bảo trợ trong văn hóa dân gian cùng với cách thức thờ kính như những vị Thành hoàng cho thấy rò sự ảnh hưởng của tâm thức thờ thánh vào sự bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam.

Như vậy, phải chăng từ nền tảng tâm thức thờ thánh vốn có của người Việt, đã tạo điều kiện linh hoạt trong việc tiếp nhận các vị thánh khác được du nhập vào Việt Nam mà nổi bật là Thánh Mẫu Maria?

4.1.1.2. Về sự “Thánh hóa” Đức Mẹ Maria tại Việt Nam

- Thánh hóa thông qua sự hiển linh

Vốn là một vị thánh quan trọng trong đạo Công giáo, nên khi được du nhập vào Việt Nam, Đức Mẹ Maria lúc đầu được thờ kính như những vị thánh khác. Việc thờ kính bà thậm chí có phần mờ nhạt, nhưng sức lan tỏa và sự ảnh hưởng của Đức Mẹ Maria thật sự “bùng nổ” mạnh mẽ kể từ sự xuất hiện của các linh địa Đức Mẹ, các trung tâm hành hương Đức Mẹ, trung tâm thánh mẫu … mà cốt lòi của các địa danh này là sự “phủ đầy” các truyền thuyết về sự hiển linh của Đức Mẹ. Theo đó, những câu chuyện truyền thuyết về sự hiển linh đầy linh thiêng và đầy màu sắc huyền bí, được tín đồ truyền tụng và bồi đắp theo thời gian và không gian, đã góp phần tạo nên sự thiêng hóa “Đức Mẹ Maria” tại Việt Nam.

Bắt đầu từ câu chuyện hiển linh tiêu biểu tại La Vang - Quảng Trị năm 1798 mà theo lời kể của tín đồ là sự hiện ra này diễn ra nhiều lần, không phải một lần, ngay lập tức đã tạo ra một hiệu ứng “dư luận” mạnh mẽ kéo theo nhiều sự tò mò, hiếu kỳ và tất nhiên là dòng người đổ về ngày một đông … dần dần biến một vùng đồi núi hoang vắng trở thành “trung tâm hành hương”, trở hành linh địa Đức Mẹ.

Theo lời kể của các tín đồ, sự hiển linh của Đức Mẹ đôi lúc không chỉ là sự hiện hình mà tín đồ có thể mắt thấy, tai nghe trực diện mà sự hiển hiện đôi lúc qua giấc mơ, qua các điềm báo thiêng như ở Đức Mẹ Fattima Bình Triệu - Tp. Hồ Chí Minh, qua các sự việc, sự vật hiện tượng được thiêng hóa. Ví dụ tại Giáo xứ Quy Chính - Nghệ An, một Giáo dân kể câu chuyện đi đường gặp tai nạn nhưng nhờ cầu xin Đức Mẹ mà được bình an, hay như câu chuyện Đức Mẹ báo mộng cho một Giáo dân tại Vỉ nhuế - Nam Định …càng làm tăng thêm sự thiêng hóa và củng cố thêm niềm tin của Giáo dân vào Đức Mẹ Maria.

Nhìn chung tín đồ Việt đã hội nhập Đức Mẹ Maria vào thế giới thiêng của người dân Việt thông qua các huyền thoại về sự hiển linh của Đức Mẹ Maria thường có những điểm chung, đó là bắt nguồn từ một câu chuyện hiển linh tại một địa điểm nào đó, sau đó được tín đồ lan truyền, nhiều thế hệ kể lại và bồi đắp thêm các yếu tố “thiêng” mới. Theo thời gian, những huyền thoại hiển linh này lan truyền qua nhiều không gian và thời gian, ngày càng được bồi đắp nhiều chi tiết mới, càng thêm linh thiêng và huyền bí mà thu hút sự quan tâm của tín đồ. Nhiều khi những câu chuyện huyền thoại này tương đối mơ hồ, nhưng một người kể, nhiều người kể kéo theo hiệu ứng đám đông và dần hình thành nên sự linh thiêng trong tâm thức và niềm tin của tín đồ.

Sự hiển linh với mô típ này có nhiều điểm tương đồng với sự hiển linh của các vị thánh trong tâm thức thờ thánh của người Việt Nam với nhiều biểu hiện đa dạng khác nhau, trong đó có sự hiển linh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong bốn vị thánh của Tứ bất tử. Mặc dù Mẫu Liễu Hạnh hiển linh đa dạng hơn Đức Maria, ví dụ như đàm đạo thơ ca với Nho sĩ, gây dịch bệnh ở Phố Cát (Thạch Thành, Thanh Hóa) mà bị đạo nội tràng thu phép… nhưng về cơ bản cả hai vị đều hiển linh trong thần thái rất đẹp gắn với những câu chuyện đầy màu sắc huyền bí, những địa điểm hiển linh này đều trở thành những trung tâm thực hành tôn giáo tín ngưỡng nổi tiếng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

- Thánh hóa nhờ được cấp thêm quyền năng

Trong tâm thức của người Việt, sự tăng quyền của các vị thánh còn được thể hiện qua quyền năng phù trợ đánh giặc ngoại xâm. Tiêu biểu như Thánh Mẫu Liễu Hạnh được tăng thêm những quyền năng như đánh đuổi quân giặc, diệt trừ ác ôn

Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 18

trong lần giáng trần thứ ba tại thời điểm xã hội loạn lạc (Trịnh - Nguyễn phân tranh), người dân lầm than, trong tín ngưỡng dân gian, bà được tín đồ xem là đệ nhất Thánh Mẫu Thượng Thiên, được thờ ở chính giữa tam tòa Thánh Mẫu… [68, tr 137]… Hoặc trường hợp Phật hoàng Trần Nhân Tông với xuất thân là một vị vua xuất gia tu thiền rồi trở thành Phật, trong văn hóa dân gian tín đồ tin thờ ngài với rất nhiều quyền năng ngoài quyền năng giúp dân đánh giặc, cầu an… còn nổi bật với quyền năng ban tài lộc, thăng quan tiến chức, làm ăn thuận lợi phát đạt, quyền năng chữa bệnh mà tín đồ vẫn đến cầu trong các dịp lễ tại những ngôi đền thờ ngài…[129] vv…

Còn với Đức Mẹ Maria, như đã trình bày, theo tín lý Giáo hội Công giáo ghi nhận thì không có quyền ban ơn nhưng tín đồ Việt Nam tin vào quyền năng ban ơn của Đức Mẹ, biểu hiện rò nhất ở các câu chuyện về xin ơn và được ơn Đức Mẹ lan truyền rộng rãi trong Giáo dân. Tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - TP. Hồ Chí Minh ngay khu đền Đức Mẹ dễ dàng nhìn thấy hàng trăm bia tạ ơn của các tín đồ đã đến cầu nguyện và được Đức Mẹ ban ơn. Những câu chuyện Đức Mẹ ban ơn cho tín đồ khi đến cầu nguyện tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nhiều đến mức khó có thể thống kê lại được vì mỗi ngày có hang trăm tín đồ về đây cầu nguyện xin ơn, vào các dịp cuối tuần đặc biệt là những ngày lễ trọng, số lượng tín đồ đổ về càng đông hơn.

Thường những câu chuyện về quyền năng của Đức Mẹ được ghi chép ở một số tài liệu nội bộ hoặc truyền miệng là kể về quyền năng cứu khổ cứu nạn trong những lần Đức Mẹ hiển linh tại những địa điểm nổi tiếng như La Vang - Quảng Trị, Trà kiệu - Quảng Nam, La Mã - Bến Tre… những câu chuyện này đã trở thành huyền thoại mà gần như hầu hết các tín đồ Đức Mẹ đều biết.

Ngoài ra, trong sinh hoạt tôn giáo hàng ngày trong gia đình, trong Giáo họ, Giáo xứ những câu chuyện về quyền năng Đức Mẹ được các Giáo dân kể lại, từ người này sang người khác lan tỏa và bồi đắp thêm nhiều yếu tố thiêng, dần dần ảnh hưởng tới đời sống và hoạt động thờ kính Đức Mẹ, từ đó mà hình thành các hội đoàn lan truyền ơn Đức Mẹ. Chẳng hạn như tại Giáo xứ Thái Hà – Hà Nội đã hình thành một số hội đoàn Đức Mẹ từ những câu chuyện được ơn Đức Mẹ, tiêu biểu hiện nay là Hội các bà

bầu được ơn Đức Mẹ. Hội này có những lịch hoạt động cụ thể với những câu chuyện được những cá nhân kể lại trực tiếp trong các buổi lễ sinh hoạt của hội.

Rò ràng qua các câu chuyện về quyền năng cứu khổ cứu nạn quyền năng ban sự sinh nở, quyền năng bảo trợ… của Đức Mẹ Maria đã góp phần làm thiêng hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam. Những câu chuyện về quyền năng ban ơn được tín đồ kể lại và lan truyền đã góp phẩn không nhỏ bồi đắp thêm các giá trị linh thiêng cho Đức Mẹ Maria, càng khích lệ và cổ vũ sự yêu kính Đức Mẹ Maria của tín đồ Việt Nam.

4.1.2. Truyền thống khoan dung tôn giáo – tinh thần nhân văn và hội nhập

Cơ sở thiết yếu để có sự hiện diện nhiều tôn giáo tại Việt Nam chính là tinh thần khoan dung tôn giáo. Đây cũng là một trong những đặc tính khá nổi bật của văn hóa Việt Nam, dễ dàng chấp nhận cái mới và chấp nhận trong sự khoan dung, dù tôn giáo đó lúc đầu có phần xa lạ, người Việt sẵn sàng tiếp thu những giá trị tốt đẹp trong tinh thần cởi mở và hội nhập với văn hóa nhân loại, cụ thể ở đây là Công giáo Việt Nam.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhiều vấn đề về kinh tế, văn hóa, tôn giáo, dân tộc… đang được đặt ra trong các vấn hội nhập: hội nhập nhưng không bị hòa tan, tăng trưởng nhưng không đánh mất bản sắc của mỗi dân tộc. Bởi vì toàn cầu hóa không có nghĩa là chỉ còn sự giống nhau hay đồng nhất hay xóa mờ các ranh giới văn hóa. Ngược lại, toàn cầu hóa thậm chí còn làm nảy sinh thêm các ranh giới mới, xác định lại, cấu trúc lại ranh giới nhỏ hơn trên các lĩnh vực văn hóa, dân tộc, đẳng cấp, ngôn ngữ và tôn giáo… Như thế, tôn giáo ngày càng trở thành vấn đề nổi bật. Do vậy, khoan dung và khoan dung tôn giáo đang dần được coi là một nguyên tắc khả thi để giải quyết vấn đề xung đột tôn giáo, dân tộc, văn hóa như là mặt trái của toàn cầu hóa.

Trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, Việt Nam ngày càng tiếp nhận thêm và phát sinh thêm những tôn giáo mới như Công giáo, Tin Lành giáo, Islam giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài giáo…Trong bối cảnh toàn cầu hóa, những xung đột văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo là điều khó tránh khỏi. Vấn đề này một mặt tạo nên tính bất ổn định tôn giáo, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tâm linh con người, mặt khác, khi được dung hòa phù hợp thì lại tạo nên bức tranh đa dạng về tôn giáo

của đất nước. Vì thế, khoan dung nói chung và khoan dung tôn giáo nói riêng đang dần nổi lên thành một nguyên tắc để cùng hội nhập mà không bị hòa tan, cùng tăng trưởng mà không phải phá hủy cái đơn nhất, cái đặc thù.

Trên cơ sở nêu trên, việc bản địa hóa đức Mẹ Maria dĩ nhiên còn có nhiều yếu tố khác nữa, như ý thức của Giáo dân, những điều chỉnh trong giáo luật, những vấn đề chính trị, đặc biệt là tính linh hoạt của bản thân tôn giáo cho phù hợp với từng địa phương, vùng miền, dân tộc … Trong các điều kiện ấy, chúng tôi nhận thấy khoan dung tôn giáo chính là nền tảng quan trọng trong việc tiếp nhận đạo Công giáo cũng như Đức Mẹ Maria tại Việt Nam.

Quan điểm của Công giáo về khoan dung tôn giáo hiện nay cũng cho thấy rò, đã có nhiều ý kiến về khoan dung tôn giáo, như chấp nhận sự đa dạng của các tôn giáo khác, tôn trọng niềm tin của tín đồ các tôn giáo bạn, chấp nhận các yếu tố văn hóa được hòa nhập trong Công giáo… Linh mục N.V.V giáo sư tại một học viện thần học tại TP. Hồ Chí Minh cho hay: “ Hiện nay Công giáo nói chung, và Công giáo Việt Nam nói riêng luôn sẵn sàng đón nhận các giá trị tốt đẹp mới của xã hội, chung tay cùng các tôn giáo bạn trong các hoạt động tôn giáo, các hoạt động xã hội, sẵn sàng đối thoại nhiều vấn đề khác biệt… tôn trọng và hòa mình vào văn hóa bản địa. (Pv ngày 27/11/2020)

Khoan dung bản chất chính là hòa hợp với cái khác biệt, tôn trọng và đề cao sự khác biệt để hòa hợp với cái hiện có, nhờ tính khoan dung của người Việt, mà nhiều tôn giáo tín ngưỡng ngoại sinh được chấp nhận và hòa hợp với văn hóa Việt, trong đó phải kể đến Công giáo, một tôn giáo trong buổi đầu du nhập vào Việt Nam với nhiều điểm khác biệt với tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ giáo lý, giáo luật, nghi thức thờ kính…,Theo đó, với bản chất cởi mở, bao dung và linh hoạt… người Việt đã chấp nhận cái khác biệt đó và linh hoạt biến đổi thành một tôn giáo mang màu sắc văn hóa Việt.

Thực tế cho thấy khi hội nhập quan phương còn nhiều khó khăn thì trước đó Công giáo đã được tiếp nhận qua hội nhập phi quan phương từ người dân, người dân Việt đã chủ động tiếp nhận Công giáo theo cách của mình, từ các công trình thờ tự đến các thực hành nghi thức nghi lễ thờ kính mà chúng tôi trình bày ở các phần

trên. Điển hình là làng đạo Ninh Cường, xã Trực Phú, huyện Trực Ninh- tỉnh Nam Định - một trong những địa điểm được xem là nơi truyền đạo đầu tiên tại Miền Bắc. Đây là di tích có niên đại xây dựng vào thế kỷ XVI (năm 1534) là thời điểm triều đình phong kiến rất khắt khe trong việc truyền đạo, nhưng người dân đã khoan dung tiếp nhận, khoác lên nó những dấu ấn của văn hóa truyền thống Bắc Bộ còn lưu lại đến ngày nay, …Tại đây hiện vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của thời kỳ đầu Công giáo vào Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống vùng miền như tấm bia đá cổ, một số ngôi mổ cổ, cổng làng…

Hoặc một số tư liệu ghi nhận tại Thánh đường La Vang – Quảng Trị cho thấy, trước những cuộc truy bắt đạo khốc liệt từ nhà nước phong kiến, tín đồ vẫn âm thầm tiếp nhận đạo và giữ đạo một cách linh hoạt, dù đối mặt với nhiều gian khổ thẩm chí với tính mạng. Chính sự khoan dung này dần dần tạo nên những điểm tôn giáo lớn, những trung tâm hành hương như Thánh La Vang…

Phải chăng sự khoan dung của người Việt là bắt nguồn từ truyền thống bác ái, yêu thương và từ truyền thống hiếu đạo? Thực tế, qua từng giai đoạn lịch sử của quá trình dựng nước và xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước, dân tộc Việt Nam đã phải đối diện với không ít kẻ thù ngoại bang mà cùng với nó là sự thôn tính đồng hóa về văn hóa, trong đó tôn giáo chính một phương tiện thường được dùng để đồng hóa. Từ trong truyền thống cho thấy, từ Phật giáo cho đến Nho giáo, Đạo giáo đều được người Việt Nam chủ động tiếp nhận, lựa chọn và linh hoạt phát triển biến những giá trị tốt đẹp của những tôn giáo ngoại sinh thành của mình, đồng thời khoác lên nó những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên” thời Lý – Trần là một minh chứng tiêu biểu. Theo đó, trên nền tảng nền văn hoá bản địa Đông Nám Á nông nghiệp, các tôn giáo Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo vào nước ta đã được biến đổi linh hoạt để dần hòa nhập với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt và bản thân chúng cũng kết hợp, hòa hợp, thống nhất lẫn nhau, ở cùng một nguồn gốc, hình thành hình thức Tam giáo đồng nguyên. Nói cách khác, nhờ tinh thần khoan dung tôn giáo của người Việt mà các tôn giáo ngoại sinh được tiếp nhận và đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc. Chính vì vậy mà trong lịch sử đất nước chúng ta dường như không ghi nhận chiến tranh tôn giáo, các tôn

giáo cùng phát triển và đóng góp chung vào sự phát triển dân tộc Việt Nam. Vì vậy, mặc dù có những thăng trầm qua các giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng về cơ bản thì cũng có thể coi tinh thần khoan dung tôn giáo là yếu tố quan trọng đã góp phần vào quá trình bản địa hóa Công giáo nói chung và Đức Maria nói riêng ở Việt Nam.

4.1.3. Truyền thống văn hóa địa phương và tộc người

Việt Nam là một quốc gia đa dạng văn hóa vùng miền và tộc người. Điều đó cũng được thể hiện khá rò trong quá trình bản địa hóa các tôn giáo du nhập nói chung và Công giáo nói riêng. Thực tế, qua khảo sát ở các điểm nghiên cứu cho thấy rất rò yếu tố địa phương và tộc người đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam. Mỗi vùng miền đều mang đậm yếu tố văn hóa địa phương, biểu hiện qua các công trình kiến trúc, nghi thức nghi lễ thờ kính, đặc biệt là các sinh hoạt tôn giáo đậm nét văn hóa miền Bắc, miền Trung hay miền Nam…

Tại Giáo xứ Quy Chính - Nghệ An sự thờ kính Đức Mẹ Maria mang nhiều yếu tố văn hóa xứ Nghệ, đó là việc sử dụng các bài hát mang âm hưởng dân ca xứ Nghệ trong múa hát dâng hoa, trong giờ kinh Đức Mẹ, với những câu hò điệu ví dặm tạo nên những âm điệu gần gũi độc đáo, đặc biệt trong những cuộc rước kiệu Đức Mẹ những buổi lễ dâng hoa dâng hương đậm sắc văn hóa xứ Nghệ từ trang phục, nhạc điệu và lối diễn xướng xứ Nghệ.

Giáo xứ Vỉ Nhuế nằm ở vùng văn hóa Bắc Bộ, có thể nói là một trong những vùng văn hóa tiêu biểu của Bắc Bộ, nơi có đền thờ Mẫu Liễu Hạnh, với nhiều hoạt động lễ hội sôi nổi hàng năm, Vỉ Nhuế vừa có đền thờ Mẫu vừa có đình làng, nhà thờ Công giáo…tạo nên sự độc đáo với đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Vì vậy yếu tố văn hóa Bắc ảnh hưởng nhiều đến sự yêu mến và việc thờ kính Đức Mẹ của Giáo dân nơi đây như cách xây dựng đền thờ Đức Mẹ theo lối phong thủy phổ biến tại miền Bắc mà chúng tôi đã trình bày ở những nội dung trên , sử dụng kiệu gỗ có chạm khắc hoa văn long phượng như kiểu kiệu mẫu tại phủ Quảng Cung Vỉ Nhuế, những buổi rước kiệu đậm văn hóa Bắc Bộ với trống canh dẫn đầu và những điệu múa tung hoa hay dàn trống truyền thống tạo nên một không khí lễ hội mang nhiều dấu ấn văn hóa vùng miền Bắc Bộ. Hoặc lối xây dựng đền Đức Mẹ kiểu hang động tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, hay hình ảnh Đức

Mẹ trong tà áo dài Huế tại La Vang - Quảng Trị, đây là vùng văn hóa ảnh hưởng cung đình Huế, nên các hoạt động thờ kính Đức Mẹ nơi đây cũng mang nhiều dấu ấn văn hóa nơi đây, biểu hiện roc nhất trong các nghi thức nghi elex thờ kính, trong hoạt động dâng hoa dang hương và đặc biệt là hoạt động rước kiệu, với đội hình và nghi thức có nhiều nét giống với đoàn rước cung đình xưa, thú vị là hình ảnh những tà áo dài tím Huế trong đoàn rước hay những phục trang vua chúa ngày xưa … Đó là những minh chứng tiêu biểu của sự ảnh hưởng văn hóa địa phương trong việc thờ kính Đức Mẹ Maria tại Việt Nam.

Đức Mẹ Maria cũng được yêu mến và thờ kính rộng rãi trong nhiều cộng đồng tín đồ là người dân tộc thiểu số tại Việt Nam, tiêu biểu như cộng đồng Giáo dân Khơ me tại Giáo xứ Khơ me Trung Bình, ngụ tại ấp Chợ Xã, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng thông qua điện thờ, trang phục và các thực hành nghi lễ... Đó là mô hình điện thờ với sự mô phỏng theo điện thờ của đồng bào dân tộc Khơ me, nổi bật là hình tượng Đức Mẹ và Chúa hài đồng trong trang phục truyền thống của người Khơ me từ phục trang, thần thái. Bên cạnh đó nhiều buổi lễ cũng như các hoạt động thờ kính Đức Mẹ được thực hiện bằng tiếng Khơ me, rất nhiều bài hát thánh ca Đức Mẹ bằng tiếng Khơ me, những bài dân ca, dân vũ Khơ me cũng được sử dụng để thực hiện các nghi thức nghi lễ thờ kính Đức Mẹ tạo nên nét độc đáo riêng.

Tương tự, tại một số Giáo xứ ở Tây Nguyên Đức Mẹ cũng được gọi tên theo tiếng dân tộc Ê Đê, Jrai… và khoác lên mình bộ trang phục truyền thống của phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với đó là việc sử dụng tiếng của các đồng bào dân tộc thiểu số để thực hành trong các giờ hành lễ. Đặc biệt ở Tây Nguyên người ta đã dùng cồng chiêng vào trong các sinh hoạt nghi lễ của nhà thờ hoặc trong các đoàn rước kiệu Đức Mẹ,…Theo đó, ở mỗi tộc người Đức Mẹ Maria lại được bản địa hóa phù hợp với văn hóa truyền thống của tộc người đó và trở thành một phần trong đời sống văn hóa của tộc người đó. Qua đây cho thấy yếu tố tộc người đã ảnh hưởng khá rò nét đến việc bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam.

Như vậy yếu tố tộc người – địa phương cũng có sự ảnh hưởng khá sâu đậm trong việc bản địa hóa Đức Mẹ Maria, mỗi vùng miền và tộc người trải dài từ Bắc vào Nam với những dấu ấn văn hóa riêng đã góp phần bản địa hóa hình tượng Đức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022