24 cửa khẩu; Thái Lan và Campuchia đã hợp tác thực hiện chính sách thị thực chung. Capuchia, Indonesia, Myanmar và Philippines đã ký ý định thư và thiết lập hệ thống thị thực chung linh hoạt (3/2013); Trung Quốc đã miễn thị thực trong vòng 72 giờ cho công dân 51 nước quá cảnh tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Quảng Châu, Trùng Khánh, Đại Liên và Thẩm Dương.
3.2.2. Xu hướng và yêu cầu đảm bảo an ninh – an toàn trong kinh doanh khách sạn
3.2.2.1. Xu hướng yêu cầu ngày càng cao của du khách về an ninh - an toàn trong chuyến đi du lịch
An toàn, an ninh đã trở thành một nấc thang quan trọng trong Tháp nhu cầu của Maslow. Nhu cầu về an toàn, an ninh về mọi mặt của du khách đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Cảm nhận sự an toàn của du khách hoặc những người sắp đi du lịch là yếu tố hàng đầu, quyết định sự phát triển và tiếp tục tăng trưởng của ngành du lịch. Mục tiêu của quản lý rủi ro, khủng hoảng thuần tuý trong du lịch là tái tạo sự tin tưởng và phục hồi hoạt động kinh doanh du lịch. Trong việc đối phó và quản lý rủi ro, khủng hoảng thuần tuý, Tổ chức Du lịch Quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhiệm vụ của Tổ chức Du lịch Quốc gia là thông báo cho dân chúng về mức độ an ninh của điểm du lịch, đảm bảo an toàn cho chuyến đi của họ.
Sự mất an toàn, an ninh trong du lịch có thể do 6 nhóm nguyên nhân chính: Mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội (như đánh bom, chiến tranh, đảo chính); các yếu tố đe doạ về sức khoẻ (dịch bệnh lan tràn); thiên tai; tai nạn (rơi máy bay, cháy khách sạn); Khủng bố, tội phạm (xả súng vào du khách, bắt cóc con tin); lục đục, trục trặc kỹ thuật trong hoạt động của ngành Du lịch hoặc các ngành liên quan đến du lịch.
Hình thức mất an toàn, an ninh này thường được gọi là khùng hoảng tuần tuý. Nó không xảy ra thường xuyên và thời gian giữa các khủng hoảng thường là dài, hậu quả biểu hiện rõ nét trước và sau khi xảy ra rủi ro, khủng hoảng. Khủng hoảng dưới dạng thuần tuý trong ngành Du lịch có thể chỉ do cảm nhận mức độ
không an toàn và nguy hiểm cho chuyến đi du lịch, xuất hiện do sự mất lòng tin về sự an toàn và tính hấp dẫn của điểm du lịch gây ra. Rủi ro, khủng hoảng do cảm nhận, suy đoán như vậy nên có những ảnh hưởng rất xấu và rất khó khắc phục.
Bên cạnh rủi ro, khủng hoảng thuần tuý, trong quá trình phát triển, có những biểu hiện của những thông số chủ yếu như lượng khách, thời gian lưu trú, mức tiêu dùng của khách (đồng thời cả ba thông số hay chỉ một hoặc hai thông số) có xu hướng giảm liên tục. Đây là là hậu quả của rủi ro, khủng hoảng từ từ, một loại rủi ro, khủng hoảng mà những nhà quản lý, kinh doanh du lịch phải đương đầu hàng ngày. Rủi ro, khủng hoảng từ từ là vấn đề mang tính thường xuyên, không gây tác hại rõ nét trong thời gian ngắn mà nó làm giảm dần lượng khách, thời gian lưu trú, mức tiêu dùng của khách trong một thời gian dài.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Tác Nghiệp Của Đội Ngũ Nhân Viên An Ninh Theo Tiêu Chuẩn Vtos Của Các Khách Sạn 4 Sao Tại Hải Phòng
- Đánh Giá Về Trách Nhiệm, Ý Thức Nghề Nghiệp Của Nhân Viên An Ninh Khách Sạn
- Định Hướng, Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Của Quốc Gia Và Hải Phòng
- Đề Xuất Một Số Giải Pháp Vận Dụng Vtos Trong Lĩnh Vực An Ninh, An Toàn Của Các Khách Sạn 4 Sao Tại Hải Phòng
- Tăng Cường Đội Ngũ Đào Tạo Viên Trong Các Khách Sạn
- Lục Bội Minh (Chủ Biên), (1998), Quản Lý Khách Sạn Hiện Đại, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
Từ những diễn biến nêu trên, khách du lịch ngày càng đòi hỏi chặt chẽ hơn về sự an toàn, anh ninh cho mình trong một chuyến đi. Các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động động du lịch cũng đặc biệt quan tâm chú ý đến đảm bảo an toàn, toan ninh cho khách du lịch và cho chính hoạt động của mình. Không có cơ sở kinh doanh du lịch nào không phải và buộc phải có các biện pháp phòng và chống mất an toàn, an ninh. Bất cứ nhà nước và chính quyền địa phương nào cũng có những quy định nghiêm ngặt về đảm bảo an toàn anh ninh trong xã hội.
3.2.3.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở lưu trú trở thành vấn đề đáng quan t m [1; tr.40]
Chất lượng thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng đến vấn đề an ninh xã hội, quan hệ quốc tế, phát triển văn hoá xã hội và đặc biệt ảnh hưởng cả đến giống nòi. Theo thống kê của Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm [42], hàng năm Việt Nam có tối thiểu 1,5 triệu người bị mắc bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, chi phí cho các thiệt hại tới trên 1.000 tỷ đồng Việt Nam, đặc biệt có vụ ngộ độc thực phẩm với hàng ngàn lượt người mắc, gây thiệt hại lớn về người và của.
Tuy nhiên, để cải thiện tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi nhiều nỗ lực, không chỉ ở các nhà quản lý mà ở từng cộng đồng dân cư và đặc biệt mỗi người dân. Các nghiên cứu gần đây [42] đều cho thấy, cách thức nuôi trồng, cách thức xử lý thực phẩm, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, người chế biến thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Trong công cuộc cạnh tranh thu hút khách, trong xu thế hội nhập để phát triển, nhiều khách sạn ở Việt Nam đã ban hành những quy định nghiêm ngặt về vệ sinh trong các khâu nhập thực phẩm, trong bảo quản thực phẩm, trong sơ chế, chế biến thực phẩm và trong phục vụ khách các món ăn, đồ uống đảm bảo chất lượng, vệ sinh và an toàn. Nhiều khách sạn chất lượng cao đã thực hiện lọc và xử lý nước máy, tạo nước cấp vô trùng hoặc nước đảm bảo vệ sinh an toàn cho sinh hoạt và sử dụng của khách du lịch (ở Đaklak, 100% khách sạn thực hiện xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống công cộng).
Tuy nhiên, chỉ có các khách sạn chất lượng cao, quy mô lớn, nhập thực phẩm với số lượng lớn mới có xe chuyên dụng để cung ứng thực phẩm (vì ở Việt Nam hiện nay, chỉ có một số cơ sở sản xuất hoặc cơ sở cung ứng trang bị loại xe chuyên dụng. Nhìn chung, những khách sạn tại các thành phố lớn, các trung tâm du lịch, đặc biệt các khách sạn cao sao đã rất chú trọng tới chất lượng thực phẩm và VSATTP. Hầu hết nguồn thực phẩm của các cơ sở này được mua theo dạng ký hợp đồng với những cơ sở sản xuất thực phẩm sạch hoặc tổ chức cung ứng có uy tín tại Việt Nam để đảm bảo chất lượng VSATTP.
Bên cạnh đó, cũng vẫn còn không ít khách sạn, kể cả hạng 3 sao, 4 sao, tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác VSATTP, nhưng chưa quản lý tốt công tác này, như trường hợp một khách sạn 4 sao khi được thanh tra đã bị phát hiện sử dụng phụ gia thực phẩm quá hạn.
Đối với các cơ sở lưu trú nhỏ, khách sạn tư nhân việc đảm bảo VSATTP chưa thực sự tốt. Nhiều cơ sở chưa nghiêm túc hoặc cố tình không thực hiện các
quy định, quy chế, các văn bản pháp luật về VSATTP, chưa xây dựng và ban hành những quy chế, quy định của riêng khách sạn để quản lý các hoạt động kinh doanh của cơ sở nói chung và về VSATTP nói riêng. Nhiều khách sạn du lịch chưa có cán bộ chuyên trách có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn sâu về thực phẩm để tham mưu cho nhà quản lý, nên việc triển khai xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch VSATTP của khách sạn còn nhiều lúng túng và khó thực hiện. Tại một số cơ sở lưu trú và ăn uống du lịch, tuy có nhận thức, kiến thức về an toàn thực phẩm nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật yếu, trang thiết bị, dụng cụ nấu ăn không đầy đủ, xuống cấp, thiếu vốn đầu tư, thực hiện các biện pháp VSATTP.
3.2.3.3. Xu hướng đòi hỏi an toàn khác trong các cơ sở lưu trú
Ngoài vấn đề VSATTP, nhiều vấn đề khác về an toàn trong cơ sở lưu trú cũng cần được lưu tâm như vấn đề an toàn chống cháy nổ, hỏa hoạn, an toàn về tài sản của khách ...
Thực tế, có rất nhiều cơ sở lưu trú (đặc biệt là các khách sạn mini) được xây dựng với chất lượng kém, thường không có đường thoát hiểm riêng, có ít hoặc không có các biện pháp phòng ngừa hoả hoạn .
Nhìn chung, vấn đề an toàn ở các khách sạn cao sao được thực hiện tốt.
Những vấn đề còn tồn tại chủ yếu ở các cơ sở lưu trú nhỏ, khách sạn thấp sao.
3.2.3.4. Xu hướng đảm bảo an ninh, an toàn trở thành yêu cầu chung của toàn xã hội và là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước
Đảm bảo an ninh, an toàn đã trở thành yêu cầu chung của toàn xã hội và là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước. Hệ thống pháp luật của mỗi một nhà nước luôn có những cơ chế nhất định để đảm bảo an ninh, an toàn cho các công dân của quốc gia mình và những người nước ngoài có mặt trên lãnh thổ quốc gia. Với tư cách là một bộ phận của xã hội, khách du lịch, bao gồm cả khách du lịch nội địa và quốc tế cũng được bảo vệ bởi những cơ chế này. Sự hạn chế trong thông tin về các cơ sở vật chất, dịch vụ, hệ thống an ninh và các thông tin về nơi họ đến cùng
việc thường xuyên thực hiện những hoạt động ngoài trời khi đi du lịch khiến khách du lịch cần phải có một cơ chế đảm bảo an ninh, an toàn đặc thù.
Xu hướng này ngày một rõ hơn và được khẳng định qua các quy định cụ thể về đảm bảo an toàn, an ninh cho khách du lịch nói chung và các quy định trong những văn bản chuyên ngành du lịch.
* Đảm bảo an toàn trong các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm [1;
tr.49]
Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về sinh an toàn thực phẩm, Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003, Nghị định 163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm. Bộ Y tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, với chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã ban hành các văn bản pháp lý như: Quyết định 39/2005/QĐ-BYT về việc ban hành Quy định về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm, Quyết định 41/2005/QĐ-BYT về việc ban hành “Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống”, Quyết định 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế về công bố tiêu chuẩn thực phẩm”, Quyết định số 43/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 20/12/2005 về việc ban hành Quy định yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm”, Quyết định 11/2006/QĐ-BYT ban hành “Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao”.
Các văn bản trên đã hình thành một khuôn khổ pháp lý cho việc triển khai áp dụng những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hoạt động kinh doanh nói riêng, cho hoạt động du lịch nói riêng. Khuôn khổ pháp lý này bao gồm những quy định về trách nhiệm của các đối tượng liên quan: cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Các quy định
này cũng làm rõ cơ chế phối hợp, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan trong việc quản lý đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ chế được áp dụng bao gồm: cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm có nguy cơ cao; quy định các điều kiện về địa điểm kinh doanh, về môi trường, về người phục vụ, về nguồn thực phẩm… đối với các cơ sở phục vụ ăn uống, các cơ sở này có trách nhiệm tự giác tuân thủ, trường hợp không đảm bảo điều kiện khi kiểm tra phát hiện được sẽ bị xử lý. Thực phẩm nhập khẩu phải có giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch.
Ngoài quy định đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan, pháp luật hiện hành cũng có những quy định về quản lý nhà nước về vệ sinh, an toàn thực phẩm, trong đó đặc biệt chú trọng đến mối quan hệ liên ngành bởi vấn đề quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm là một lĩnh vực có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan khác nhau.
Để tăng cường mối quan hệ liên ngành nhằm củng cố công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực VSATTP, các cơ quan liên quan đã ban hành các văn bản quy định trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan liên quan, bao gồm: Thông tư liên tịch 16/2005/TTLT-BYT-BCN ngày 20/5/2005 của Bộ Y tế và Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn phân công, phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, Thông tư liên tịch 18/2005/TTLT-BYT-BTM của Bộ Y tế và Bộ Thương mại ngày 12/7/2005 về quan hệ phối hợp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, Thông tư liên tịch 18/2005/TTLT- BYT-BTS của Bộ Y tế và Bộ Thuỷ sản về việc hướng dẫn phân công, phối hợp quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản, Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BYT-BNN của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn phân công phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các văn bản trên phân công trách nhiệm giữa Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, trách nhiệm trong phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực
phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, trách nhiệm phối hợp trong thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Về quan hệ phối hợp giữa Bộ Y tế với Bộ Thương mại, văn bản phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bên trong các hoạt động: xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; cấp giấy chứng nhận; thanh tra, kiểm tra; trao đổi thông tin, văn bản; tuyên truyền, tập huấn, đào tạo; tổ chức kiểm nghiệm, giám định; tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành. Ngày 8/3/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 48/2005/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ban này có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong nội bộ ngành y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định 12/2006/QĐ-BYT về việc ban hành “Quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Những văn bản này hình thành một khung pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là mối quan hệ phân công, phối hợp giữa các cơ quan liên quan nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, các văn bản về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng có quy định riêng cho những đối tượng đặc thù của ngành du lịch. Quyết định 41/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế quy định điều kiện đối với các nhà hàng ăn uống (Điều 5), điều kiện đối với các cơ sở ăn uống ở khách sạn (Điều 6), điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lễ, hội (Điều 22), điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong hội chợ (Điều 25), điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu du lịch (Điều 26). Việc có những quy định riêng về các đối tượng đặc thù trong ngành du lịch sẽ đảm bảo những điều kiện phù hợp hơn với tính chất hoạt động, chẳng hạn như quy định trách nhiệm của chủ lễ hội trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các sự kiện này, hay yêu cầu phải có quy hoạch, bố trí, sắp xếp các quán ăn tại các khu du lịch…, từ đó có thể nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với ngành du lịch. Tuy nhiên, các quy định này chưa tương thích với phân loại về cơ sở lưu trú
trong lĩnh vực du lịch, những quy định về điều kiện trên chưa thực sự phù hợp với những yêu cầu cụ thể đối với hoạt động du lịch.
* Quy định về đảm bảo an ninh trật tự [1; tr.53]
Nghị định của Chính phủ số 08 /2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 đã quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, cơ sở kinh doanh các dịch vụ có điều kiện về an ninh, trật tự phải đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc và vệ sinh môi trường; đảm bảo về trật tự, an toàn công cộng; địa điểm kinh doanh không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, các điều kiện khác còn được quy định đối với từng ngành nghề cụ thể để đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của từng loại hình kinh doanh.
Về chế tài xử lý, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, trong đó có quy định về hình thức xử lý đối với các hành vi như vi phạm trật tự công cộng, hành vi gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung, hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung, vi phạm các quy định về quản lý một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác..., các quy định này tạo cơ sở pháp lý để xử lý, răn đe những người có hành vi gây mất an ninh, trật tự, từ đó tăng cường việc bảo đảm an ninh, an toàn nói chung và cho khách du lịch nói riêng.
* Đảm bảo an toàn trong các quy định về phòng cháy, chữa cháy [1; tr.55]
Pháp luật về phòng cháy chữa cháy hiện hành đã quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp về phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư và các khu vực công cộng. Phần lớn cơ sở nơi khách du lịch thường tới đã được đưa vào danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, cụ thể là:
+ Các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m2 trở lên;