Khái Luận Về Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân Ở Việt Nam Hiện Nay

cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, để cuộc cách mạng đó thành công thì bắt buộc phải đào tạo được một đội ngũ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, có tay nghề thành thạo, phục vụ đắc lực và kịp thời các lĩnh vực của nền kinh tế, trong khi đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của chúng ta còn thấp, vì vậy Đảng, Nhà nước ta đã thảo luận và ban hành nghị quyết về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Xây dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” thể hiện: Chuẩn hóa là chuẩn hóa về giáo trình, chương trình, nội dung giảng dạy, sách giáo khoa, quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo... [2, tr.237].

Hiện đại hóa là cập nhật với thời đại hiện nay, hiện đại hóa nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo, hiện đại hóa các phương tiện dạy và học, tăng cường các thiết bị thông tin, viễn thông... [2, tr.238].

Xã hội hóa giáo dục là huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo, đồng thời tạo điều kiện cho mọi người dân được thụ hưởng thành quả do hoạt động giáo dục đem lại... [2, tr.241].

1.2.2. Khái luận về hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam hiện nay

Giáo dục và đào tạo là hoạt động mang tính lâu dài, không thể nhìn ngay lợi nhuận, đầu tư lớn, đồng thời mang tính tái tạo lại sức lao động cho thế hệ sau; vì vậy, hệ thống giáo dục phải mang tính nhà nước. Giáo dục đào tạo bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Luật Giáo dục năm 2005 nêu rò các cấp học gồm:

- Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;

- Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;

- Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;

- Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ [16, Điều 4, Khoản 2].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

1.2.2.1. Giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là cấp giáo dục quốc dân đầu tiên, có nhiệm vụ thực hiện việc

Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – Thực tiễn tại tỉnh Nam Định - 5

nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

Giáo dục mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ phát triển về thể chất, tránh việc thấp còi, nhẹ cân hoặc béo phì.

Các cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:

- Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi;

- Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi;

- Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.

Nhà nước phát động nhiều phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, phong trào xây dựng trường học an toàn, phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, khuyến khích các trường tiến hành kiểm định chất lượng, thực hiện cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”…

1.2.2.2. Giáo dục phổ thông

Giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở (bao gồm cả giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở), giáo dục trung học phổ thông (bao gồm cả giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông).

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;

- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi;

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là từ mười lăm tuổi.

- Giáo dục thường xuyên cấp THPT được thực hiện trong 02 năm. Nội dung của giáo dục phổ thông:

Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện,

hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.

Nội dung giáo dục phổ thông phải là những kiến thức cơ bản, kiến thức của học sinh là giúp các em giải quyết những vấn đề thường ngày trong cuộc sống, toàn diện về những vấn đề toán học, hoá học, vật lý, sinh học, lịch sử, địa lý, văn học, kỹ thuật, âm nhạc, hội họa… những kiến thức đó không đòi hỏi cao xa, mang tính hàn lâm mà phải mang tính phổ thông, phù hợp với đa số các em học sinh.

Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.

Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh để tiếp tục học tiếp lên đại học hoặc chuyển sang học nghề.

Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông là lấy học sinh là trung tâm, giáo viên đóng vai trò như người nhạc trưởng để hướng học sinh tiếp thu kiến thức và phát huy tính sáng tạo, tự học.

Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một trường tiểu học để giảng dạy, thực hiện chức năng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Theo đó học sinh hết 11 tuổi phải hoàn thành chương trình tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Việc đầu tư cơ sở vật chất do UBND các xã, phường, thị trấn đảm nhiệm. Việc đầu tư trang thiết bị do nhà trường và thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục. Việc xây dựng đội ngũ giáo viên do cơ quan quản lý nhà nước về gió dục đào tạo đảm nhiệm.

1.2.2.3. Giáo dục nghề nghiệp

Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Mục tiêu của giáo dục chuyên nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.

Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhà nước có chính sách đầu tư cho dạy nghề về cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm trang thiết bị. Học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề được miễn học phí, các chính sách khác về giáo dục và đào tạo được đảm bảo đối với đối tượng là người có công với cách

mạng và thân nhân của họ, đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, vùng bãi ngang...

1.2.2.4. Giáo dục đại học

Giáo dục đại học ở Việt Nam bao gồm giáo dục ở trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, đại học và sau đại học. Mục tiêu chung của giáo dục đại học là

- Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;

- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.

Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ về cơ bản bao gồm:

- Đào tạo trình độ cao đẳng để sinh viên có kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết được tác động của các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc ngành được đào tạo;

- Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo;

- Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo;

- Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

Cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân (Luật Giáo dục đại học năm 2012) bao gồm:

- Trường cao đẳng;

- Trường đại học, học viện;

- Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học);

- Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo các loại hình sau đây:

- Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

- Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.

Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài gồm:

- Cơ sở giáo dục đại học có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;

- Cơ sở giáo dục đại học liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước [16, Điều 7].

1.2.3. Lý luận pháp luật về giáo dục và đào tạo

Từ hệ thống những tri thức lý luận về pháp luật cũng như những vấn đề có liên quan đến hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam như đã nói ở trên, có thể thấy pháp luật về giáo dục và đào tạo là một hệ thống những qui phạm pháp luật chuyên biệt điều chỉnh lĩnh vực quan hệ xã hội khá đặc thù – quan hệ liên quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo.

Trên thực tế, hiện nay trong khoa học pháp lý ở Việt Nam cũng như trên thế giới, quan niệm về pháp luật cũng còn khá khác nhau.

Có quan niệm hiểu pháp luật theo trường phái pháp luật tự nhiên. Theo đó, pháp luật được hiểu là tất cả những qui định phù hợp với lẽ tự nhiên, quyền tự nhiên của con người [30]. Theo trường phái xã hội học pháp luật, pháp luật là tất cả những gì xuất phát từ cuộc sống, hiện thân từ chính nhu cầu của cuộc sống. Pháp luật là công cụ điều hòa lợi ích xã hội, xuất phát từ chính cuộc sống và phục vụ cuộc sống mà không phải là theo ý chí của ai cả, hay của giai cấp cầm quyền nào cả, mà là sản phẩn của nhu cầu xã hội [31]. Những đại diện theo trường phái thực chứng thì cho rằng pháp luật là những qui tắc sử xự do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận để điều chỉnh các

quan hệ xã hội và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước [31], còn Mác-Lê-nin và những người theo quan điểm này thì cho rằng pháp luật luôn là những qui tắc do giai cấp cầm quyền đặt ra để điều chỉnh, quản lý xã hội theo ý chí của giai cấp cầm quyền [31]…

Rò ràng, những quan điểm khác nhau về pháp luật sẽ dẫn đến các cách tiếp cận khác nhau về áp dụng pháp luật. Bởi xét cho cùng, áp dụng pháp luật cũng chính là hoạt động đưa áp luật vào cuộc sống bằng một hình thức đặc biệt. Điều này có nghĩa nếu hiểu pháp luật theo các nghĩa khác nhau thì qui trình, nội dung và mục đích của việc áp dụng nó cũng rất khác nhau.

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tiếp cận theo quan điểm thực chứng bởi lẽ nó phù hợp với nhận thức chung của pháp luật Việt Nam hiện nay và thực tế nó cũng khá rò ràng và dễ hiểu để áp dụng các qui định của các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền hay được ủy quyền ban hành (hoặc thừa nhận) vào cuộc sống.

Pháp luật điều chỉnh rất nhiều các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Hầu hết, mọi lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội đều có pháp luật điều chỉnh, bảo vệ. Trong những lĩnh vực ấy có giáo dục và đào tạo.

Việt Nam, với truyền thống trọng việc học, luôn coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Tất cả các văn kiện, nghị quyết của đại hội Đảng trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII năm 1998 khẳng định “giáo dục, đào tạo là điều kiện tiên quyết để chúng ta hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giải phóng sức lao động” [3]. Đặc biệt gần đây, Đảng ta tiếp tục quan tâm đến giáo dục đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ sự nghiệp cách mạng của đất nước, vì vậy Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Giáo dục và đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu. Đây là quan điểm xuyên suốt và được khẳng định trong văn kiện Đại hộ Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nghị

quyết trung ương 2 khoá VIII năm 1998 [3], Văn kiện đại hội lần thứ IX [10], lần thứ X [11], lần thứ XI [12], “giáo dục – đào tạo cùng với khoa học kỹ thuật là quốc sách hàng đầu…” thừa nhận giáo dục đào tạo là khâu then chốt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bỏ vệ vững chắc tổ quốc; là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới.

Quan điểm này đã được cụ thể hoá “Chiến lược con người” mà Đảng ta đã đưa ra từ Đại hội VI. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, giáo dục và đào tạo sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, làm cho người dân phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, tâm hồn, đạo đức.

Xây dựng một nền giáo dục có tính nhân dân, tính dân tộc, khoa học hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật Giáo dục năm 2005 đã nêu “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng” [16, Điều 3].

Phát triển giáo dục đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, với tiến bộ của khoa học và công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh, với xu thế tiến bộ của thời đại. Với tư cách là một bộ phận của mặt trận khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo phải hướng tới, gắn bó chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, phục vụ con người, kịp thời đáp ứng nhu cầu nhân lực về chất lượng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chính vì lẽ đó, giáo dục và đào tạo ngày càng nhận được sự quan tâm lớn của Đảng và nhà nước. Cụ thể là những qui định pháp luật về giáo dục đào tạo ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ để điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động quản lý giáo dục và đào tạo, hoạt động giáo dục, đạo tạo, quan hệ giữa những chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục và đào tạo...

Như vậy, có thể thấy, pháp luật về giáo dục và đào tạo là hệ thống những qui pháp pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh một lĩnh vực rất quan trọng của đời sống xã hội đó là hoạt động giáo dục và đào tạo cũng như công tác quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022