Những Vấn Đề Lý Luận Về Giáo Dục, Đào Tạo Và Pháp Luật Về Giáo Dục, Đào Tạo

việc tuyển dụng lao động, trong việc tăng lương hoặc xử lý kỷ luật đối với người lao động..v.v.

Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để áp dụng các quy định của pháp luật vào cuộc sống, vì vậy nó cũng có các giai đoạn, quá trình áp dụng mang tính chung nhất, không chó riêng cho từng lĩnh vực, áp dụng cho từng lĩnh vực cần đòi hỏi tính sáng tạo. Quy trình áp dụng pháp luật gồm các giai đoạn sau:

* Giai đoạn 1: Phân tích, đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh, sự kiện thực tế cần áp dụng: Đây là giai đoạn khởi đầu của cả quá trình áp dụng pháp luật, nên nó có tính chất bản lề, trước hết cần xác định rò đối tượng, phạm vi, hoàn cảnh, bản chất pháp lý của sự kiện đó, nếu xác định bản chất pháp lý không chính xác thì toàn bộ quá trình áp dụng pháp luật sẽ sai và gây hậu quả pháp lý, hậu quả xã hội không dự toán hết được. Vì vậy, cần áp dụng pháp luật thì phải làm rò chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết sự kiện đó, điều chỉnh quan hệ pháp luật đó. Cần chuẩn bị về mặt tổ chức, nhân sự, kỹ thuật, cũng như xác định thời gian, thời điểm tiến hành áp dụng pháp luật. Đồng thời, cũng phải lường hết được những thuận lợi, khó khăn, hậu quả pháp lý, hậu quả xã hội, những rủi do có thể gây cản trở việc áp dụng pháp luật. Đồng thời phải lựa chọn một hướng thuận lợi, tiết kiệm, hiệu quả về chi phí thời gian, sức lực, vật chất. Từ đó chuẩn bị một phương án tỉ mỉ, chi tiết cả về nội dung, hình thức cũng như phương thức, lịch trình tiến hành. Nếu thấy chưa đủ hoặc không cần thiết phải tiến hành áp dụng pháp luật thì các chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ việc áp dụng pháp luật.

* Giai đoạn 2: Lựa chọn quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật: Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình áp dụng pháp luật, nếu không đưa ra cơ sở pháp lý có tính thuyết phục, phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp các giai đoạn sau. Cần phải lựa chọn quy phạm pháp luật còn hiệu lực và sát với quan hệ cần điều chỉnh, thuộc loại quan hệ nào, quan hệ pháp luật đó thuộc ngành luật nào điều chỉnh. Trên thực tế, việc lựa chọn quan hệ pháp luật thường xảy ra các khả năng sau:

- Có một quy phạm pháp luật đáp ứng đủ yêu cầu để làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng. Nếu trường hợp này thì rất dễ cho các chủ thể áp dụng pháp luật xác định được cơ sở pháp lý để sớm ban hành văn bản, quyết định áp dụng pháp luật đúng đắn, đúng thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật

- Có hai hoặc hiểu quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ đó, những đưa ra cách giải quyết khác nhau. Đây là trường hợp xung đột quy phạm pháp luật. Vì vậy người có thẩm quyền phải lựa chọn quy phạm pháp luật có tính cao hơn, nếu các quy phạm đó cùng có giá trị như nhau thì áp dụng quy phạm ban hành sau.

- Không có quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật đối với sự kiện, quan hệ đó. Đây là thực trạng pháp lý tất nhiên ở tất cả các quốc gia nào, ngay cả ở quốc gia có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Trường hợp này chúng ta cần phải lựa chọn các quy phạm pháp luật tương tự để áp dụng pháp luật tương tự.

Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền nhằm giải quyết các vụ việc xảy ra trên thực tế trong điều kiện không có quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp quan hệ xã hội đó. Đây chính là hình thức khắc phục lỗ hỏng pháp lý, nên nó chỉ mang tính tạm thời. Vậy việc áp dụng tương tự pháp luật phải thực sự hạn chế. Đồng thời cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Để đảm bảo tính khách quan, đúng đắn trong quá trình áp dụng pháp luật tương tự đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền xem xét kỹ lưỡng các khía cạnh thực tế và có sự hiểu biết sâu về pháp luật và khoa học pháp lý. Áp dụng pháp luật có hai hình thức:

+ Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là hình thức mà cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết các vụ việc xảy ra trên thực tế bằng cách dựa vào một quy phạm pháp luật có nội dung tương tự. Tuy nhiên muốn áp dụng trường hợp này thì phải khẳng định được một cách chính xác là chưa có một quy phạm nào trong hệ thống pháp luật của nước đó trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội đang xảy ra trên thực tế. Phải tìm được quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội khác có nội dung tương tự như quan hệ xã hội đang cần điều chỉnh. Phải làm sáng tỏ được nhu cầu thực tế cần phải giải quyết sự việc đó là thiết thực, có ý nghĩa đối với cộng đồng,

nhà nước và của công dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

+ Áp dụng tương tự pháp luật là hình thức các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thầm quyền giải quyết các vụ việc xảy ra trên thực tế bằng cách dựa trên cơ sở các nguyên tắc của pháp luật, pháp chế và ý thức pháp luật. Khi áp dụng tương tự pháp luật ở trường hợp này cần phải tuân thủ một số nguyên tắc, đó là, phải khẳng định được một cách chính xác là trong hệ thống pháp luật chưa có quy phạm nào trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội đang xảy ra trên thực tế và cũng không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ xã hội khác có nội dung tương tự như quan hệ cần điều chỉnh đang đặt ra. Đồng thời, trên thực tế cũng không có một nguồn nào khác điều chỉnh, giải quyết sự việc đó (như tập quán pháp, tiền lệ pháp). Phải làm sáng tỏ được nhu cầu thực tế cần phải giải quyết sự việc đó là thiết thực, bức xúc, nếu không giải quyết nó sẽ đem lại hậu quả tiêu cực.

* Giai đoạn 3: Đưa ra quyết định áp dụng pháp luật: Đây là giai đoạn quan trọng, có yếu tố quyết định bởi nó phản ánh kết quả thực tế quá trình áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền. Về bản chất, đây là giai đoạn chuyển hoá những quy định của pháp luật thành những quyết định cụ thể, cá biệt. Các quyết định áp dụng pháp luật được đưa ra phải đảm bảo tính khách quan, hợp pháp cũng như sự phù hợp cả về nội dung, thể thức. Sự phù hợp của quyết định pháp luật được đưa ra cần phải xem xét cả ở hai khía cạnh là pháp lý và thực tế. Mức độ cá thể hoá càng chi tiết, sát thực về nội dung, yêu cầu và đảm bảo khách quan thì quyết định áp dụng pháp luật càng chính xác, hiệu quả.

Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – Thực tiễn tại tỉnh Nam Định - 4

Đối với các quyết định được thể hiện bằng văn bản áp dụng pháp luật thì việc lựa chọn ngôn ngữ, văn phạm phải dễ hiểu, phải dùng từ đơn nghĩa, tránh dùng từ đa nghĩa dẫn đến mỗi người đọc có cách hiểu khác nhau. Như vậy, văn bản áp dụng pháp luật là những văn bản do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục, tên gọi luật định, chứa đựng quy tắc xử sự cá biệt, cụ thể và được thực hiện một lần trong đời sống pháp lý. Văn bản áp dụng pháp luật có các đặc trung sau:

- Văn bản áp dụng pháp luật phải do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền được nhà nước trao quyền. Chỉ những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền

do pháp luật quy định mới có quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật, tránh sự lạm quyền, tuỳ tiện. Ví dụ: Chỉ có Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam mới có quyền ban hành Quyết định tặng thưởng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân, tặng thưởng các huân chương lao động, huân chương, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam không được quyền này.

- Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành với một trình tự, thủ tục, hình thức và tên gọi theo luật định. Điều này là hết sức cần thiết vì nếu không nó sẽ không thống nhất về hình thức, tên gọi, quy trình; tạo vướng mắc, xung đột về nội dung thẩm quyền áp dụng. Quy trình thủ tục của áp dụng pháp luật có thể đầy đủ hoặc rút gọn tuỳ thuộc vào quy định pháp luật cho từng lĩnh vực áp dụng pháp luật và điều kiện, hoàn cảnh thực tế về nội dung của sự việc được áp dụng.

- Văn bản áp dụng pháp luật chưa đựng quy tắc xử sự các biệt, cụ thể, không chứa đựng các quy phạm mang tính xử sự chung, mà nó chứ đựng quy tắc xử sự cụ thể áp dụng cho những tình huống cụ thể.

- Văn bản áp dụng pháp luật được thực hiện một lần đối với chủ thể có liên quan. Đây là đặc điểm cơ bản của văn bản áp dụng pháp luật để phân biệt với văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật nhằm cá thể hoá quyền, nghĩa vụ pháp lý hoặc cá biệt hoá chế tài pháp luật nên không thể vì một văn bản, quyết định áp dụng pháp luật mà chủ thể được hoặc phải thực hiện nhiều lần trong đời sống pháp lý.

- Văn bản áp dụng pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp nhà nước, đó là các điều kiện để các văn bản áp dụng pháp luật có đủ khả năng được thực thi trên thực tế một cách nghiêm chỉnh và hiệu quả, triệt để. Đối với các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ thì nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế bắt buộc thực hiện.

* Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật trên thực tế, đây được coi là giai đoạn cuối của quá trình áp dụng pháp luật, việc đảm bảo cho các văn bản áp dụng có hiệu lực trên thực tế có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi mục đích của việc điều chỉnh quan hệ xã hội bằng pháp luật mới đạt được. Để các văn bản áp dụng

được các chủ thể liên quan tôn trọng thực hiện cần chuẩn bị tốt các điều kiện thiết yếu để các chủ thể có khả năng thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng như trách nhiệm, trách nhiệm pháp lý của họ. Cần tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực thi các văn bản áp dụng đối với các chủ thể có liên quan để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trên thực tế.

1.2. Những vấn đề lý luận về giáo dục, đào tạo và pháp luật về giáo dục, đào tạo

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của giáo dục, đào tạo

Giáo dục ra đời và phát triển cùng với sự tồn tại của xã hộ loại người; duy trì, bảo tồn và phát triển các sáng tạo mà con người đã tích lũy được. Giáo dục là tất yếu vĩnh hằng của loài người, ở đâu có con người thì ở đó có sự truyền đạt kinh nghiệm và sáng tạo trong hoạt động sản xuất. vì vậy ở một thời đại nào, quốc gia nào cũng phải xây dựng được một nền giáo dục để đào tạo ra một thế hệ con người phù hợp với chế độ đấy. Giáo dục là môi trường chủ yếu, tốt nhất để truyền tài những tư tưởng thống trị, đồng thời cũng gợi ý, xuất hiện những tư tưởng tiến bộ mầm mống...

C.Mác khẳng định rằng: “về mặt hiện thực, bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” [4, tr.11]. Tâm lý học và giáo dục Mác xít đã chứng minh rằng mỗi con người tự tạo ra bản chất của riêng mình bằng con đường lĩnh hội và sáng tạo vốn kinh nghiệm chung của loài người. “Quá trình giáo dục chính là quá trình lãnh đạo tổ chức, dẫn dắt các dạng hoạt động dạy và hoạt động học” [13, tr.85]. Như vậy, giáo dục đồng nghĩa với sự chọn lọc, phát triển văn minh nhân loại. Đó là một quá trình bỏ những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu, để tiếp thu cái tốt, cái mới, tiên tiến, văn minh, tiến bộ. Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra [27, tr.349].

Giáo dục là một quá trình đào tạo con người có mục đích, nhằm trang bị cho con người những kiến thức, yêu cầu khi tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thể hiện bằng cách truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch

sử, xã hội loài người.

Giáo dục là một hoạt động đặc trưng, tất yếu của xã hội loài người, là điều kiện không thể thiếu để duy trì và phát triển con người trong xã hội. Giáo dục là một quá trình tái sản xuất mở rộng tái sản xuất sức lao động, nhằm tạo ra một lao động mới có trình độ hơn, năng lực hơn, trẻ khoẻ hơn và kế thừa được những kinh nghiệm, tri thức trước đó của con người đã tích luỹ được. Con người được giáo dục là nhân tố quan trọng nhất; giáo dục và đào tạo vừa là động cơ, vừa là mục đích của sự phát triển.

Trong thời đại kinh tế tri thức, ai là người làm chủ tri thức, khoa học công nghệ thì người đó là chủ xã hội, là chủ thế giới. Mà muốn có tri thức không còn con đường nào khác là phải thông qua hoạt động giáo dục, con người sinh ra không thể có tri thức, mà phải thông qua giáo dục mới có tri thức. Trải qua hàng ngàn năm, giáo dục học phương Đông đã tổng kết được 4 mặt cơ bản nhất của giáo dục, đó là: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ [21, tr.105].

Như vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người, giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng không thể thiếu được và cũng không thể mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội. Là một hiện tượng xã hội, nên giáo dục mang tính lịch sử cụ thể, tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục biến đổi theo giai đoạn phát triển của xã hội, theo chế độ chính trị, kinh tế của xã hội, của quốc gia đó

Đào tạo là một quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho con người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào sự phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người [22, tr.735].

Đào tạo là quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đào tạo gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách thường được giảng dạy và học tập trong nhà trường. Kết quả của đào tạo còn phụ thuộc vào việc người đó thể hiện ra

ở việc tự học và tham gia xã hội, lao động sản xuất rồi tự rút ra kinh nghiệm của người đó quyết định.

Hiện tại, chúng ta chia đào tạo ra làm hai dạng, đó là đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề nghiệp. Hai loại hình đào tạo này gắn bó, hỗ trợ cho nhau, đan xen lẫn nhau, với những nội dung và thời điểm do đòi hỏi của quá trình sản xuất, các quan hệ xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật, và truyền thống, văn hoá của quốc gia.

Khái niệm giáo dục thường bao hàm cả khái niệm đào tạo. Hình thức đào tạo cơ bản là các cơ sở giáo dục chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngoài ra còn có loại hình đào tạo không chính quy (trong quản lý nhà nước thường gọi là không được cân đối ngân sách) đó là: đào tạo tại chức, đào tạo từ xa... nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.

Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Trưởng ban khoa giáo Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam “Quá trình đào tạo bao gồm giáo dục và giáo dưỡng, dạy dỗ và tập luyện, hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Đó là hoạt động truyền thụ và lĩnh hội của thầy và trò, của xã hội và thế hệ trẻ, của cha mẹ và con cái, v.v..” [13, tr.85].

Giáo dục đào tạo có vai trò đặc biệt cần thiết đối với sự phát triển của mỗi con người, mỗi xã hội, nó làm cho con người trở nên có ích, có giá trị, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, bao gồm nâng cao toàn bộ thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức, nhân cách, mỹ thuật. Giáo dục đào tạo là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để chúng ta tiến vào tương lai; giáo dục là quyền cơ bản nhất của con người, đó là quyền tự nhiên, quyền hiến định, là điều kiện tiên quyết để thực hiện nhân quyền, dân chủ, hợp tác trí tuệ, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Vai trò của giáo dục đào tạo thể hiện ở một số đặc điểm sau:

- Giáo dục đào tạo là động lực, là đòn bẩy mọi sự phát triển của xã hội, của đất nước. Lịch sử loài người đã chứng minh: Sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều yếu tố từ tài nguyên môi trường, cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, vị trí địa lý, truyền thống con người... trong các nguồn lực này, nhân lực trở thành một nguồn lực chủ đạo (ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc) có tính quyết định, trong đó nhân lực, tài

lực, vật lực là nguồn chủ yếu (người ta thường gọi là dân số vàng). Tài lực, vật lực chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng, chỉ trở thành sức mạnh khi có sự can thiệp của con người. Con người can thiệp như thế nào, đúng, sai, với mức độ ra sao thì tài lực, vật lực sẽ tác động trở lại thành tích cực hay tiêu cực.

Con người tồn tại với hai tư cách, vừa là chủ thể, vừa là khách thể của xã hội. Với tư cách là chủ thể, con người trực tiếp tham gia vào mọi hoạt động nhằm phát triển xã hội, đất nước. Sự phát triển đó như thế nào phụ thuộc trực tiếp vào chính chủ thể của xã hội; với tư cách này, con người là động lực, là đòn bẩy của mọi sự phát triển của xã hội. Với tư cách là khách thể, thì mọi hoạt động đều nhằm mục đích phục vụ con người, phát triển con người, vì vậy con người trở thành mục tiêu của sự phát triển.

- Giáo dục và đào tạo là thước đo phát triển đất nước, những nước có điểm xuất phát về kinh tế xã hội như nhau, nhưng sau một thời gian thì có sự cách biệt về mặt phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Một nước phát triển nhanh, có trình độ khoa học kỹ thuật và đương nhiên là trình độ sản xuất ở bậc cao hơn, dẫn đến tính chất của quan hệ sản xuất cũng phát triển và ngược lại ở một quốc gia khác rơi vào tình trạng trì trệ, kém phát triển. Nguyên nhân của điều này, đó là nước nào quan tâm, chú trọng đến giáo dục và đào tạo thì nước đó sẽ phát triển nhanh và ngược lại. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng tổng kết, khái quát thành một quy luật “phi công bất túc, phi nông bất ổn, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Trong Tam tự kinh của Vương Ứng Lân đã khẳng định: Ngọc bất trác bất thành khí, Nhân bất học bất tri lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một lần nữa là: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu; trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945, Người đã căn dặn: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu.

- Giáo dục đào tạo là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022