KẾT LUẬN
Để phát triển du lịch hiệu quả và bền vững rất cần có vai trò quản lý điều tiết vĩ mô của Nhà nước và chính quyền địa phương. Thông qua các chính sách quản lý, hoạt động du lịch sẽ được điều tiết để khai thác hợp lý, bền vững tiềm năng, mang lại lợi ích kinh tế - văn hóa – xã hội cho điểm đến du lịch nói chung và các KDLQG nói riêng. Điều này lại càng trở nên cấp thiết ở các KDLQG – nơi có giá trị TNDL ở cấp quốc gia, việc khai thác và phát triển du lịch lại càng đòi hỏi phải xứng tầm.
Thời gian vừa qua, sự phát triển du lịch tại các KDLQG của vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc bị đánh giá là chưa xứng với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân gây tác động mạnh nhất chính là chính sách phát triển KDLQG đang được triển khai ở đây vẫn còn tồn tại một số bất cập.
Chính vì vậy, NCS đã cố gắng tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và đề xuất 2 nhóm giải pháp về chính sách để phát triển KDLQG vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc gồm: 1) Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, bao gồm: Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch; Chính sách tài chính; Chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch; Chính sách đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch; Chính sách phát triển SPDL; Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch; Chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch và 2) Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình chính sách liên quan đến hoàn thiện tổ chức, thực hiện chính sách và hoàn thiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách. Bên cạnh đó, nhằm tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB, NCS cũng đề xuất một số kiến nghị cụ thể đối với các cơ quan trung ương và địa phương.
So với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, luận án đã thực hiện được các nội dung sau:
Một là, thông qua tổng hợp, phân tích, nghiên cứu các tài liệu, luận án đã hệ thống hóa chọn lọc các vấn đề lý luận về chính sách phát triển các KDLQG tại vùng du lịch, các vấn đề khái luận cơ bản về KDLQG, nội dung chính sách, quy trình chính sách và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng du lịch. Nghiên cứu kinh nghiệm chính sách phát triển một số KDLQG trên thế giới và tại Việt Nam, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB của Việt Nam.
Hai là, nghiên cứu, phân tích và đánh giá một cách toàn diện nội dung các chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, bao gồm hệ thống 8 chính sách và quy trình chính sách đã được ban hành và triển khai. Đồng thời,
luận án cũng tìm hiểu và phân tích một số yếu tố chủ yếu, từ cấp vĩ mô đến cấp địa phương, có thể ảnh hưởng đến hệ thống chính sách phát triển KDLQG và quy trình chính sách phát triển KDLQG thuộc Vùng. Dựa trên cơ sở phân tích ở trên, luận án đã đánh giá về ưu điểm và hạn chế về chính sách phát triển KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB, đồng thời chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng đó.
Ba là, qua tổng quan mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch của Vùng trong thời gian tới trong Chiến lược phát triển du lịch đã ban hành, luận án đã tổng hợp phương hướng và đề xuất quan điểm về hoàn thiện chính sách phát triển KDLQG thuộc Vùng. Từ đó, đề xuất 2 nhóm giải pháp với các giải pháp cụ thể, kiến nghị với các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương liên quan, góp phần hoàn thiện chính sách phát triển KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận án hy vọng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu và tính cấp thiết về phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc Vùng. Luận án là tài liệu mang tính cập nhật, gợi ý để các nhà quản lý tham khảo trong xây dựng các chính sách phát triển du lịch nói chung tại các địa phương. Luận án sẽ là nền tảng cơ sở để các vùng, miền, địa phương khác nghiên cứu, học tập.
Mặc dù đã nỗ lực hết sức trong suốt quá trình nghiên cứu, luận án không tránh khỏi những hạn chế và sai sót nhất định. Trong khuôn khổ luận án này, còn một số vấn đề lý luận chưa thể làm rõ hay lý giải cặn kẽ. Những thắc mắc này hiện thời chưa thể giải thích được do sự hạn chế về thông tin và trình độ chuyên môn, cũng như thời gian nghiên cứu.
Trong tương lai, nếu có cơ hội tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này, NCS sẽ cố gắng vận dụng các khả năng và hiểu biết của mình để làm rõ những thắc mắc về mặt lý luận trên, làm rõ hơn về thực trạng chính sách phát triển du lịch, đặc biệt là chính sách phát triển KDLQG tại vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Năm công bố | Tên bài báo, công trình khoa học đã nghiên cứu | Tên, số tạp chí công bố, tên sách, mã số đề tài | Mức độ tham gia | |
1 | 2019 | Kinh nghiệm về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam | Tạp chí Khoa học Thương mại | Tác giả |
2 | 2019 | Bàn về chính sách phát triển | Tạp chí Du lịch | Tác giả |
3 | 2019 | Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam: thực trạng và giải pháp | Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp trường, mã số: CS18 – 05 | Chủ nhiệm |
4 | 2020 | Strategic Impact of Covid- 19 Pandemic on Vietnamese Tourism Enterprises | International Journal of Mechanical and Production Engineering Research and Development (IJMPERD), ISSN (P): 2249–6890; ISSN (E): 2249–8001 | Thành viên |
Có thể bạn quan tâm!
- Dự Kiến Tổng Vốn Đầu Tư Phát Triển Các Kdlqg Vùng Đbsh&dhđb Giai Đoạn Đến Năm 2030
- Hoàn Thiện Chính Sách Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kĩ Thuật Du Lịch
- Hoàn Thiện Kiểm Tra, Thanh Tra Việc Chấp Hành Chính Sách
- Tên Doanh Nghiệp:..............................................................................................
- Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 23
- Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam - 24
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Bằng (1996), Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành Du lịch Việt Nam , Luận án phó tiến sĩ Kinh tế, Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Hệ thống chính sách đầu tư, tài chính ngành VHTTDL và gia đình trong giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ.
3. Nguyễn Mạnh Cường (2015), Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4. Trần Tiến Dũng (2007), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Đức (2013), Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
6. Lương Thanh Hải (2013), Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Hướng dẫn phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Kiên Giang và cụ thể cho khu vực Hà Tiên
- Đông Hồ, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Trần Sơn Hải (2010), Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính
8. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2016), Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch miền núi. Nghiên cứu điển hình tại Sa Pa, Lào Cai, Luận án tiến sĩ, ĐH Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
9. Trần Quang Hảo (2008), Đâu là điều kiện cần thiết để phát triển nguồn nhân lực du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4/2008.
10. Trịnh Quang Hảo (2002), Cơ sở khoa học cho các chính sách, giải pháp quản lý khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Nhà nước.
11. Trần Thị Bích Hằng (2019), “Phát triển sản phẩm du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc giai đoạn 2020-2030”, Đề tài NCKH cấp Bộ
12. Đinh Thị Hải Hậu (2014), Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
13. Nguyễn Lê Thu Hiền (2014), Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
14. Phan Thị Thu Hương (2016), Nghiên cứu ứng dụng tài khoản vệ tinh du lịch ở cấp tỉnh, thành phố (Minh họa tại Thừa Thiên Huế), Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
15. Nguyễn Trùng Khánh (2012), Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
16. Đinh Kiệm (2012), Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
17. Phạm Trung Lương (2000), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Nhà nước.
18. Nguyễn Duy Mậu (2011), Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
19. Vũ Đức Minh (2009), Kinh tế du lịch, Nxb Thống Kê, Hà Nội
20. Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học,
Nxb Trẻ, Hà Nội.
21. Hồ Kỳ Minh (2011), Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đề tài NCKH cấp Bộ.
22. Lê Văn Minh (2006) , Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch, Đề tài NCKH cấp Bộ, Viện nghiên cứu phát triển du lịch.
23. Trịnh Đăng Thanh (2004), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
24. Nguyễn Đăng Tiến (2016), Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
25. Nguyễn Thị Mỹ Thanh, Nguyễn Thị Thống Nhất, Ngô Trường Thọ (2010), Các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng, Đề tài NCKH cấp Bộ.
26. Nguyễn Thị Lệ Thúy, Bùi Thị Hồng Việt (2012), Giáo trình Chính sách kinh tế
- xã hội, Nxb Tài Chính, Hà Nội.
27. La Nữ Ánh Vân (2012), Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững, Luận án tiến sỹ, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
28. Đỗ Thị Thanh Vân (2010), Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
29. Chu Văn Yêm (2004), Các giải pháp tài chính nhằm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
30. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2002), Cơ sở khoa học, thực tiễn và giải pháp thực hiện xã hội hóa du lịch Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ.
31. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2004), Phương hướng phát triển du lịch - Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ.
32. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2004) Phương hướng phát triển du lịch - Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ.
33. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2006) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch, Đề tài NCKH cấp Bộ.
34. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2008), Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài NCKH cấp Bộ.
35. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2011), Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển QG tại vùng du lịch Bắc Trung bộ, Đề tài NCKH cấp Bộ
36. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2011), Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung bộ, Đề tài NCKH cấp Bộ.
37. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2014), Tổng quan hệ thống chính sách phát triển du lịch Việt Nam, Đề tài cấp cơ sở.
38. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
39. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2015), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm đặc thù vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài NCKH cấp Bộ.
40. Công văn số 4929/BGDĐT- GDĐH Áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành về du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2017
41. Công văn số 1857/BVHTTDL-TCDL Bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi nylon, ống hút nhựa, cốc nhựa dùng một lần, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2019
42. Nghị định số 168/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2017
43. Nghị quyết 03-NQ/TU Phát triển thành phố Đà Lạt và cùng phụ cận giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2030, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng (khoá
X) ban hành ngày 13 tháng 9 năm 2016
44. Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2016
45. Nghị quyết 07-NQ/TU Phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng (khoá X) ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2016
46. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bộ Chính trị ban hành ngày 16 tháng 01 năm 2017
47. Nghị quyết số 103/NQ-CP Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 6 tháng 10 năm 2017
48. Nghị quyết 256/2020/NQ-HĐND Về một số giải pháp hỗ trợ kích cầu du lịch tỉnh Quảng Ninh năm 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành ngày 14 tháng 5 năm 2020
49. Nghị quyết 266/2020/NQ-HĐND Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 256/2020/NQ-HĐND ngày 14 tháng 5 năm 2020 về một số giải pháp hỗ trợ kích cầu du lịch tỉnh Quảng Ninh năm 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành ngày 9 tháng 7 năm 2020
50. Quyết định số 201/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 01 năm 2013
51. Quyết định số 2163/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2013
52. Quyết định số 1845/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 9 năm 2016
53. Quyết định số 1927/QĐ-TTg Công nhận khu du lịch quốc gia Sapa, tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01 tháng 12 năm 2017
54. Quyết định số 205/QĐ-TTg Công nhận khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 02 năm 2017
55. Quyết định số 29/2017/QĐ-UBND Thực hiện hỗ trợ chi phí lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư trực tiếp thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2017
56. Quyết định 2649/QĐ-UBND Ban hành quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành ngày 07 tháng 12 năm 2017
57. Quyết định số 526/QĐ-TTg Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2018
58. Quyết định số 2646/QĐ-BVHTTDL Ban hành về việc công nhận Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch ban hành ngày 13 tháng 7 năm 2018
59. Quyết định 1124/ QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2018
60. Quyết định 1606/ QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành ngày 7 tháng 9 năm 2018
61. Quyết định số 49/2018/QĐ-TTg Thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2018