Lý Luận Áp Dụng Pháp Luật Về Giáo Dục Và Đào Tạo

dưỡng, phát triển nhân tài.

1.3. Lý luận áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo

1.3.1. Khái niệm về áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Như đã phân tích ở trên, pháp luật về giáo dục và đào tạo là hệ thống các quy

tắc, quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về giáo dục và đào tạo, điều chỉnh tổ chức và hoạt động giáo dục, đào tạo, xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, điều chỉnh quan hệ quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo nhằm phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần làm dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Cùng với hệ thống những chính sách, quyết đinh quan trọng của Đảng về công tác giáo dục đào tạo và đang được luật hóa ở các cấp, các ngành. Từ đây, có thể thấy, hệ thống qui phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo đang ngày càng đầy đủ, đồng bộ.

Tuy vậy, nếu chỉ dừng lại ở những qui phạm trong các văn bản pháp luật thì chưa có ý nghĩa lớn đối với đời sống xã hội. Các qui định ấy phải được đưa vào áp dụng trong thực tiễn theo các qui trình khách quan, khoa học và hiệu quả để điều chỉnh, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp giáo dục đào tạo của nước ta.

Trên cơ sở những phân tích ở phần những vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật và lý luận về pháp luật, có thể khái luận về áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo như là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt do các cơ quan chuyên trách hay cá nhân có thẩm quyền – chủ thể của hoạt động giáo dục và đào tạo, nhằm đưa các qui định của lĩnh vực pháp luật chuyên biệt – giáo dục và đào tạo, vào cuộc sống.

Như vậy, áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo là hình thức đặc biệt của thực hiện pháp luật do các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục, đào tạo thực hiện theo các qui trình đặc biệt để biến những qui định của lĩnh vực pháp luật về giáo dục, đào tạo vào cuộc sống phục vụ cho hoạt động quản lý giáo dục, đào tạo, nhằm điều chỉnh, bảo vệ, thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo vì mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội.

Áp dụng pháp luật trong giáo dục và đào tạo cũng có những đặc điểm chung như mọi hoạt động áp dụng pháp luật khác như đã được trình bày ở các phần trên. Tuy nhiên, vì đây là lĩnh vực hẹp, chuyên biệt nên hoạt động áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo cũng có những đặc thù nhất định. Cụ thể về những đặc thù đó, sẽ được chỉ ra và phân tích ở phần sau.

1.3.2. Những đặc điểm cơ bản của áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ngoài những đặc điểm chung của việc áp dụng pháp luật thì áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của Việt Nam có một số đặc điểm sau:

- Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo đặc thù bởi mục tiêu của hoạt động là giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Nên khi các nhà làm luật về giáo dục đào tạo đã triệt để nguyên tắc này, vì vậy khi áp dụng pháp luật cũng phải tuân thủ nguyên tắc đó để thực sự giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, được ưu tiên cả về chính sách, nguồn lực, ưu tiên cả về con người.

- Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là hoạt động khó nhìn thấy ngay hiệu quả, kết quả của quá trình áp dụng pháp luật này, khó đánh giá hiệu quả ngay sau khi đưa ra được quyết định đúng đắn và thực hiện ngay trên thực tế. Chất lượng giáo dục và đào tạo phụ thuộc rất nhiều yếu tố, sau khoảng 10 năm thì mới thấy được chất lượng nguồn nhân lực quay lại phục vụ hoạt động sản xuất, tham gia vào quá trình sản xuất.

- Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là hoạt động áp dụng pháp luật dù có phạm vi là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhưng lại rất rộng lớn ví có tính liên ngành cao, bởi không chỉ riêng ngành giáo dục và đào tạo thực hiện mà cả hệ thống chính trị vào cuộc, như là ngành Tài chính, Ngành lao động – thương binh và xã hội, ngành Y tế, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải... Cấp ủy, chính quyền các cấp, các hội, đoàn thể từ trên xuống cơ sở, nhất là lĩnh vực xã hội hóa giáo dục và đào tạo. Việc áp dụng này liên quan đến rất nhiều người, từ cấp học mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục trung cấp

chuyên nghiệp, dạy nghề, giáo dục cao đẳng, đại học, giáo dục sau đại học... với nhiều hình thức từ tập trung đến không tập trung, từ xa.


Kết luận chương 1:

Áp dụng pháp luật là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành để đưa ra quyết định có tính cá biệt nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội theo mục tiêu cụ thể. Qui trình áp dụng pháp luật là trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động có mối liên hệ hữu cơ, thống nhất với nhau do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện nhằm hiện thực hoá nội dung các qui định pháp luật trong đời sống khi giải quyết các vụ việc pháp lý cụ thể.

Giáo dục là một quá trình đào tạo con người có mục đích, nhằm trang bị cho con người những kiến thức, yêu cầu khi tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thể hiện bằng cách truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử, xã hội loài người.

Giáo dục là một hoạt động đặng trưng, tất yếu của xã hội loài người, là điều kiện không thể thiếu để duy trì và phát triển con người trong xã hội. Giáo dục là một quá trình tái sản xuất mở rộng tái sản xuất sức lao động, nhằm tạo ra một lao động mới có trình độ hơn, năng lực hơn, trẻ khoẻ hơn và kế thừa được những kinh nghiệm, tri thức trước đó của con người đã tích luỹ được.

Áp dụng pháp luật về giáo dục đào tạo là hoạt động của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục và đào tạo căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành về giáo dục đào tạo để đưa pháp luật vào cuộc sống theo các qui trình, nội dung đặc biệt nhằm mục đích điều chỉnh, bảo vệ, thúc đẩy hoạt động giáo dục đào tạo vì mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI TỈNH NAM ĐỊNH


2.1. Khái quát về tỉnh Nam Định và bối cảnh, tình hình chung của tỉnh Nam Định trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

2.1.1. Khái quát về tỉnh Nam Định

Nam Định là tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, có diện tích 1.652,82km2, dân số 1.836.900 người, mật độ dân cư là 1.111 người/km2. Dân số Nam Định có sự biến động không nhiều, năm 2005 là 1.851.042 người, năm 2009 là 1.828.380 người, năm 2010 là 1.830.023 người, năm 2011 là 1.833.500 người. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 1,1 triệu người, tỷ lệ nữ chiếm khoảng 52,3%. Tỷ lệ nam/nữ là 95,8/100. Tỷ suất sinh thô là 15,79, tỷ suất chết thô là 5,71, tỷ lệ tăng tự nhiên là

10,08 (số liệu năm 2012, đơn vị là 1/1000).

Giá trị sản xuất trong tỉnh là: Năm 2005 đạt 21.338.131 triệu đồng, năm 2009 đạt 52.949.709 triệu đồng, năm 2010 đạt 62.101.385 triệu đồng, năm 2011 đạt

78.402.020 triệu đồng, năm 2012 đạt 92.204.204 triệu đồng. Tình hình dân cư chia theo thành thị nông thôn:

- Năm 2010: tổng dân số của tỉnh là: 1830,0 ngàn người, trong đó nông thôn là 1503,8 ngàn người, thành thị là 326,2 ngàn người [5].

- Năm 2011: tổng dân số của tỉnh là: 1833,5 ngàn người, trong đó nông thôn là 1504 ngàn người, thành thị là 329,5 ngàn người [6].

- Năm 2012: tổng dân số của tỉnh là: 1836,9 ngàn người, trong đó nông thôn là 1505,2 ngàn người, thành thị là 331,7 ngàn người [7].

- Năm 2013: tổng dân số của tỉnh là: 1839,7 ngàn người, trong đó nông thôn là 1501,2 ngàn người, thành thị là 338,5 ngàn người [8].

Cơ cấu kinh tế:

- Năm 2010: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: 28,28%, Công nghiệp và xây dựng: 34,8%, dịch vụ: 36,47%, thuế: 0,45% [5].

- Năm 2011: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: 29,31%, Công nghiệp và xây dựng: 33,45%, dịch vụ: 36,81%, thuế: 0,43% [6].

- Năm 2012: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: 25,67%, Công nghiệp và xây dựng: 34,52%, dịch vụ: 39,39%, thuế: 0,42% [7].

- Năm 2013: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: 26,65%, Công nghiệp và xây dựng: 35,8%, dịch vụ: 37,14%, thuế: 0,41% [8].

Cơ cấu lao động:

- Năm 2010: lao động làm ở lĩnh vực Nông, lâm nghiệp thủy sản; 73,9%, Công nghiệp - xây dựng: 17,3%; Dịch vụ: 8,8%; [5].

- Năm 2011: lao động làm ở lĩnh vực Nông, lâm nghiệp thủy sản; 72,7%, Công nghiệp - xây dựng: 17,8%; Dịch vụ: 9,5%; [6].

- Năm 2012: lao động làm ở lĩnh vực Nông, lâm nghiệp thủy sản; 71,3%, Công nghiệp - xây dựng: 18,2%; Dịch vụ: 10,5%; [7].

- Năm 2013: lao động làm ở lĩnh vực Nông, lâm nghiệp thủy sản; 69,8%, Công nghiệp - xây dựng: 18,5%; Dịch vụ: 11,7%; [8].

2.1.2. Bối cảnh, tình hình chung về hoạt động giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định

2.1.2.1. Hệ thống giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định

Hệ thống giáo dục và đào tạo của tỉnh Nam Định tuân theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, bao gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, giáo dục đại học.

Số học sinh trong tỉnh cụ thể như sau: [18].

Bảng 1.1: Quy mô học sinh


Năm

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

2005

151382

154427

64498

2009

137408

119657

68588

2010

137299

118394

68235

2011

133268

110352

68642

2012

134622

106234

62435

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – Thực tiễn tại tỉnh Nam Định - 6

Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định (2012), Báo cáo Tổng kết ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định năm 2005, 2009 – 2012.

Số học sinh phổ thông bình quân/01 giáo viên và trên 01 lớp học là: [18] Bảng 1.2: Quy mô học sinh/giáo viên

Năm

Số học sinh/01 giáo viên

Số học sinh/01 lớp học

2005

23

38

2009

20

36

2010

20

36

2011

19

34

2012

18

34

Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định (2012), Báo cáo Tổng kết ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định năm 2005, 2009 – 2012.

Số trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học như sau: [18] Bảng 1.3: Quy mô lớp học của các trường


Năm 2005

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

I. TCCN






Số trường

7

9

12

12

12

Số học sinh

10361

17924

14243

12904

9020

Số giáo viên

297

234

278

311

477

II. Cao đẳng






Số trường

3

5

5

5

5

Số sinh viên

13293

23677

25170

21439

17980

Số giáo viên

510

615

634

774

876

III. Đại học






Số trường

3

4

4

4

4

Số sinh viên

2401

26014

30946

34669

29303

Số giảng viên

345

1040

1160

1183

1475

Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định (2012), Báo cáo Tổng kết ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định năm 2005, 2009 – 2012.

Tỉnh Nam Định là tỉnh có truyền thống hiếu học, học giỏi, nên hệ thống giáo

dục quốc dân của Tỉnh được các cấp, các ngành quan tâm, phát triển đồng bộ, thực hiện nhiều giải pháp áp dụng pháp luật đạt hiệu quả.

Tỉnh có 9 huyện, và 01 thành phố, có 229 xã, phường, thị trấn, trong đó có 264 trường mầm non, 291 trường tiểu học, 246 trường THCS, 56 trường THPT, 37 trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, có 4 trường đại học, 7 trường cao đẳng.

Hệ thống giáo dục mầm non được UBND tỉnh chuyển đổi sang trường công lập từ trường bán công từ năm 2011 theo Quyết định 60/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, được phân bó hợp lý, đảm bảo mỗi xã, thị trấn đều có ít nhất một trường mầm non. Duy nhất có 01 trường tư thục mầm non Hoa Sữa trên địa bàn thành phố. Tất cả các trường mầm non công lập đều do Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố quản lý.

Hệ thống trường tiểu học và Trung học cơ sở được phân bố đều, đảm bảo ở mỗi xã, phường, thị trấn đều có ít nhất một trường tiểu học và trung học cơ sở. thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi. Tất các các trường tiểu học và trung học cơ sở đều là trường công lập, do Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố quản lý.

Hệ thống trường trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông. Trường THPT có 56 trường, trong đó có 44 trường công lập, 12 trường tư thục. Có 16 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp THPT thực hiện hai nhiệm vụ là xoá mù chữ và giáo dục phổ thông. Tất cả các trường THPT công lập và Trung tâm giáo dục thường xuyên đều do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.

Hiện tại toàn tỉnh có 9 trung tâm dạy nghề công lập do UBND các huyện, thành phố và các hội đoàn thẻ cấp tỉnh quản lý, 03 trung tâm dạy nghề tư thục (TT dạy nghề Hồng Hà – Công ty cổ phần xây dựng Giao Thuỷ, TT dạy nghề Minh Vuông – do một cá nhân làm chủ, TT dạy nghề Đông Yên – do dòng thiên chúa giáo làm chủ) do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước.

07 trường trung cấp nghề do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giao thông vận tải, Liên đoàn lao động tỉnh quản lý, 01 trường trung cấp nghề tư thục. Có 02

trường cao đẳng nghề, gồm trường cao đẳng nghề Nam Định trực thuộc UBND tỉnh quản lý, trường cao đẳng nghề dệt may VINATEX do Tập đoàn Dệt may quản lý.

09 trường trung cấp chuyên nghiệp, trong đó có 01 trường tư thục, các trường công lập chủ yếu do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý (còn trường TC Văn hoá nghệ thuật do Sở Văn hoá, Thể thao và Do lịch quản lý, trường TC Nông nghiệp do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý).

03 trường cao đẳng chuyên nghiệp, bao gồm trường cao đẳng công nghiệp I thuộc Bộ Công thương quản lý, trường cao đẳng Xây dựng do Bộ Xây dựng quản lý, trường cao đẳng sư phạm do UBND tỉnh quản lý,

05 trường đại học, bao gồm ĐH sư phạm kỹ thuật Nam Định do Bộ Lao động

– Thương binh và Xã hội quản lý, trường ĐH kinh tế kỹ thuật Nam Định do Bộ Công thương quản lý, trường ĐH Điều dưỡng do Bộ Y tế quản lý, Trường ĐH Lương Thế Vinh (tư thục) do UBND tỉnh quản lý.

Tỉnh Nam Định có chủ trương thành lập trường ĐH Nam Định (công lập) do UBND tỉnh trực tiếp quản lý trên cơ sở nâng cấp, sáp nhập trường cao đẳng sư phạm Nam Định và trường trung cấp Nông nghiệp

Các trường đại học, cao đẳng tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Nam Định (trường CĐ công nghiệp I nằm trên đất của huyện Vụ Bản). Các trường đại học, cao đẳng cơ bản đủ về số lượng giảng viên, tuy nhiên chất lượng còn thấp (chưa có giảng viên cơ hữu có học hàm Giáo sư), tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ, học hàm phó giáo sư còn thấp, hiện tại mới đạt 42% giảng viên có trình độ Thạc sỹ trở lên.

2.1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của hoạt động giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định

Giáo dục đào tạo tỉnh Nam Định nhận được sự đồng thuận tích cực của toàn bộ cấp uỷ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, cả hệ thống chính trị vào cuộc, ở Nam Định thực sự giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu

Hoạt động giáo dục đào tạo tỉnh Nam Định được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, nhất là 100% các trường có diện tích theo quy định của pháp luật; đội ngũ giáo viên dược quan tâm cả về chất và số lượng, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt cao

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí