Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – Thực tiễn tại tỉnh Nam Định - 13

Kết luận chương 3

Qua đánh giá công tác áp dụng pháp luật tại tỉnh Nam Định, trên phạm vi cả nước cần có một số kiến nghị sau:

- Hoàn thiện các quy định của pháp luật không còn phù hợp với nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; thực sự giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư chiều sâu.

- Xây dựng đội ngũ làm công tác thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo có trình độ chuyên môn, trình độ pháp luật để áp dụng một cách chính xác, đầy đủ, vận dụng sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật, nhất là áp dụng tương tự pháp luật về giáo dục và đào tạo;

- Xây dựng đội ngũ giáo viên các cấp từ bậc mầm non đến bậc đại học có trình độ, có năng lực, tâm huyết với nghề, có phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, đủ cơ cấu môn học, nhất là có tính kế thừa về độ tuổi, vì nếu không khi giáo viên đến tuổi đồng loạt nghỉ hưu, thì không có tầng lớp kế cận, đủ kinh nghiệm, đủ phương pháp;

- Xây dựng Quỹ khuyến học, khuyến tài ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, từng dòng học, thu hút các doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đóng góp cho Quỹ.

- Xây dựng và thực hiện chính sách để nâng cao chất lượng đồng đều trong giáo dục phổ thông và xây dựng một số cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng cao.

KẾT LUẬN


Có thể nói rằng, để giáo dục và đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu, tạo ra những sản phẩm cho chất lượng mà sau đó hàng thập kỷ mới đánh giá được là một vấn đề khó khăn, phức tạp, liên quan nhiều đến tất cả các lĩnh vực tài chính, xã hội…. Hoạt động xây dựng pháp luật đã phức tạp thì hoạt động áp dụng pháp luật còn phức tạp hơn nhiều vì nó đòi hỏi về trình độ pháp luật, ý thức pháp luật của người có thẩm quyền, điều kiện kinh phí của từng địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Bên cạnh những thành tựu của đất nước về giáo dục và đào tạo trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương đã tập trung quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống, chính sách về giáo dục và đào tạo, hình thành đầy đủ các cấp học; quy mô giáo dục tăng và dần ổn định ở các vùng, các ngành và các cấp học. Chất lượng giáo dục đào tạo và công bằng trong giáo dục được cải thiện đáng kể. công tác xã hội hóa giáo dục đã và đang phát huy tác dụng góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp của toàn dân, là quốc sách hàng đầu.

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục hiện nay chưa thực sự đồng đều giữ các vùng, miền, chất lượng giáo dục còn có vấn đề, chưa thực sự ngang tầm với đầu tư của xã hội, nhất là chất lượng giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học, đang tồn tại mâu thuẫn giữa quy mô tăng nhanh với chất lượng và hiệu quả, bất cập giữa trình độ dân trí với nhu cầu đòi hỏi của nguồn nhân lực tham gia vào quá trình sản xuất mang tính hiện đại hóa, toàn cầu hóa phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – Thực tiễn tại tỉnh Nam Định - 13

Một vấn đề đáng lưu tâm là tư duy quản lý giáo dục, năng lực của của cán bộ quản lý giáo dục về vấn đề pháp luật còn hạn chế, một số cán bộ quản lý không cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật nên việc áp dụng còn chậm trễ.

Trước yêu cầu cấp thiết, thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban chấp hành Trung ương về Đề án “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29. Hệ thống pháp luật về giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh, vì vậy vấn đề áp dụng pháp luật cần phải được quán triệt và đề cao, tránh tình trạng mỗi nơi áp dụng một cách dẫn đến không đồng nhất (nhưng chất lượng giáo dục và sản phẩm của giáo dục là mang tính quốc gia).

Để hoạt động áp dụng pháp luật về giáo dục, đào tạo đạt hiệu quả, chúng ta cần: một là nâng cao năng lực pháp luật cho cán bộ làm công tác quản lý, để họ cập nhật kịp thời, hiểu đúng, đầy đủ các quy định pháp luật, tránh tình trạng hiểu phiến diện, một chiều; hai là tăng cường giao ban của ngành giáo dục giữa các vùng, miền để tạo sự hiểu biết pháp luật đồng đều của các vùng có dân trí thấp; ba là đầu tư kinh phí cho giáo dục đào tạo, để nó thực sự là quốc sách hàng đầu như kết luận số 51 là “…phải đi trước và được đầu tư trước”. Bốn là tăng cường phân cấp quản lý, nâng cao trách nhiệm, tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục đại học và nghề nghiệp, nhưng phải triệt để tuân thủ pháp luật và chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền [1].

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban chấp hành Trung ương (2012), Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ 6 Khóa XI, về vấn đề “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai: Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. BCH Đảng CS Việt Nam khóa VIII (1999), Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996, về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000, Hà Nội.

4. C Mác - F. Ănghen (1980), Tuyển tập, Tập 3, tr.11, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5. Cục thống kê (2010), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định.

6. Cục thống kê (2011), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định.

7. Cục thống kê (2012), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định.

8. Cục thống kê (2013), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định.

9. Đại hội đại biểu toàn quốc (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng CS Việt Nam lần thứ IX.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng CS Việt Nam lần thứ X.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng CS Việt Nam lần thứ XI.

13. Phạm Minh Hạc (2003), Về giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Hồi (2009), Đề tài nghiên cứu cấp trường: Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

15. Nguyễn Huy Hồng Lam (2012), Lịch sử Pháp luật về giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

16. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Hà Nội.

17. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật giáodục Đạihọc, Hà Nội.

18. Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định (2012), Báo cáo Tổng kết ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định năm 2005, 2009 - 2012.

19. Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định (2013), Báo cáo thực hiện pháp luật về giáo dục mầm non, tỉnh Nam Định.

20. Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định (2013), Báo cáo tổng kết năm học 2013 – 2014, tỉnh Nam Định.

21. Vũ Văn Tảo, Nguyễn Hữu Quỳnh, Nguyễn Văn Giao, Bùi Hiền (2001), Từ điển giáo dục học, Nxb từ điển Bách khoa, Hà Nội.

22. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Quyển 1, Nxb Hà Nội

23. UBND tỉnh Nam Định (2012), Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 14/8/2012 về việc Thực hiện nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng đồng đều trong giáo dục phổ thông, Nam Định.

24. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2012), Báo cáo phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tỉnh Nam Định.

25. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2013), Báo cáo phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II, tỉnh Nam Định.

26. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2013), Báo cáo thực hiện pháp luật về Dạy nghề, tỉnh Nam Định.

27. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.

28. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, tr.9, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội – Đà Nẵng.

Tiếng Anh

29. A. Garnet (1999), Blacks Law dictionary Edition Bryan editor in chief. West group. ST. Paul, Minn, tr.96.

30. http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4431

31. http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4527

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022