nghề trên địa bàn tỉnh còn quá thấp, (hiện nay mới đạt 1 giáo viên/50 học sinh khối chuyên nghiệp và 1 giáo viên dạy nghề/32 học sinh) chủ yếu là giảng viên thỉnh giảng, còn giảng viên cơ hữu còn ít, trình độ còn thấp.
Đội ngũ giáo viên cấp tiểu học còn thiếu, chưa đảm bảo số lượng 1,5 giáo viên/lớp để giảng dạy 02 buổi/ngày, trong khi đó giáo viên cấp THCS lại đang thừa, nhất là giáo viên đã có tuổi, không muốn học tập nâng cao trình độ, kiến thức sư phạm đã cũ, phương pháp giảng dạy không chịu thay đổi.
- Ngân sách đảm bảo cho Giáo dục và Đào tạo.
Nam Định là tỉnh có nguồn thu ngân sách hạn chế. Năm 2010 thu ngân sách nhà nước đạt 1.500 tỷ đồng, năm 2011 thu đạt 1.700 tỷ đồng, năm 2012 thu đạt 2.000 tỷ đồng, năm 2013 thu đạt 2.250 tỷ đồng. Trong khi đó chi cho các hoạt động sự nghiệp, thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng giao thông… tương ứng gấp khoảng 2,5 đến 2,8 lần so với nguồn thu của năm tài chính đó. Vì vậy, chủ yếu là ngân sách xin trung ương hỗ trợ và xã hội hoá của các doanh nghiệp để đảm bảo cho giáo dục và đào tạo.
2.4.2. Những hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật về giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định
- Tư duy áp dụng pháp luật chậm được đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế, nên chưa có quyết sách kịp thời cho một số vấn đề liên quan đến giáo dục do thực tiễn cuộc sống phát sinh. Thói quen ôm đồm, mệnh lệnh hành chính, bao biện, cái gì cũng muốn nắm, muốn quản lý, chưa tạo được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đào tạo.
- Do kinh phí còn hạn chế, chưa tự chủ được, vì vậy chế độ cho giáo viên mầm non chưa được thảo đáng. Số giáo viên làm việc diện hợp đồng còn nhiều, đa phần giáo viên mầm non diện hợp đồng của huyện chưa được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định của pháp luật,(xin được kinh phí trung ương hỗ trợ bao nhiêu thì giải quyết đến đó, bước đầu mới giải quyết mức lương 1,0) nên chưa tạo được lòng tin và phấn khởi trong công tác.
- Công cụ để áp dụng pháp luật có hiệu quả chính là pháp luật thì pháp luật còn
hạn chế, nhiều khi chung chung, hoặc chưa điều chỉnh hoặc nhiều khi điều chỉnh chồng chéo, văn bản pháp luật có hiệu lực thấp hơn không phù hợp với văn bản pháp luật có hiệu lực cao hơn.
- Chất lượng giáo dục phổ thông tuy đã được nâng cao, xong chưa đồng đều giữ các vùng trong huyện và giữa các huyện, nhất là giáo dục phổ thông cấp THCS và trung học phổ thông. Các huyện có truyền thống học giỏi như Giao Thủy, Hải Hậu, Ý Yên thì có chất lượng cao hơn nhiều so với các huyện khác như Vụ Bản, Mỹ Lộc, Nghĩa Hưng. Trong cùng một huyện cũng có sự không đồng đều giữa các trường, các trường nằm ở các xã có điều kiện kinh tế phát triển hơn, có truyền thống học hơn, có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền cơ sở, sự thống nhất với phụ huynh học sinh thì ở đó có chất lượng cao hơn, đặc biệt ở các thị trấn, thành phố thì tập trung nhiều giáo viên có năng lực, trình độ và ngược lại.
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật, Chính Sách Liên Quan Đến Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Về Giáo Dục Đào Tạo Do Các Cơ Quan Chức Năng Của Tỉnh Nam Định
- Thực Tiễn Và Kết Quả Áp Dụng Pháp Luật Giáo Dục, Đào Tạo Tại Tỉnh Nam Định Ở Cấp Mầm Non Và Các Cấp Học Phổ Thông
- Thực Tiễn Và Kết Quả Áp Dụng Pháp Luật Dạy Nghề, Giáo Dục Chuyên Nghiệp, Giáo Dục Đại Học
- Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – Thực tiễn tại tỉnh Nam Định - 12
- Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – Thực tiễn tại tỉnh Nam Định - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
- Chất lượng giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học có nhiều vấn đề hạn chế. ở cấp đào tạo này còn thiên nhiều về giáo dục lý thuyết, coi nhẹ thực hành, phương pháp giáo dục chủ yếu vẫn là truyền đạt thụ động, chưa lấy người học làm trung tâm để phát huy tính độc lập, sáng tạo trong tư duy, thuần thục trong thực hành. Mặt khác, thiết bị dạy nghề còn lạc hậu và thiếu, chưa theo kịp với công nghệ mà các doanh nghiệp đang sử dụng, vì vậy khi tuyển dụng vào làm việc thì doanh nghiệp phải đào tạo lại, dẫn đến tốn kèm, lãng phí ngân sách nhà nước đầu tư cho đào tạo trong trường.
- Năng lực áp dụng pháp luật của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo còn hạn chế, chưa thực hiện đúng các quy trình của áp dụng pháp luật nói chung:
+ Khâu phân tích, đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh, điều kiện thực tế cần áp dụng chưa đánh giá, phân tích một cách toàn diện, mang tính chủ quan, chưa có tính hệ thống, chưa tìm ra điều kiện thực tế mang tính khách quan.
+ Giai đoạn lựa chọn quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật, còn mang tính máy móc, mới áp dụng ở mức độ tối thiểu, nhất là công tác áp dụng tương tự pháp luật còn kém, khi chưa có quy phạm
pháp luật điều chỉnh thì việc vận dụng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, của Nhà nước chưa sáng tạo, linh hoạt.
+ Giai đoạn đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật chưa thực sự hệ thống, một số địa phương khi đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật còn sợ tính trách nhiệm, đùn đẩy lên cấp trên, ví dụ như việc xây dựng trường tiểu học thị trấn Mỹ Lộc, đây là thẩm quyền, trách nhiệm của UBND huyện Mỹ Lộc, nhưng UBND huyện Mỹ Lộc không kiên quyết chỉ đạo UBND thị trấn Mỹ Lộc xem xét quyết định đầu tư, tìm nguồn đầu tư mà lại đùn đẩy trách nhiệm lên UBND tỉnh và các sở, ngành, mặc dù đó không phải là trách nhiệm của cấp tỉnh; với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo trên địa bàn, UBND tỉnh đã nhiều lần họp, chỉ đạo UBND huyện Mỹ Lộc thực hiện và giao trách nhiệm cho các sở, ngành giúp đỡ.
- Công tác phối hợp trong quá trình áp dụng pháp luật giữa các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, các cơ sở giáo dục đôi lúc còn chưa chặt chẽ, nhất là công tác phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn trong việc tuyển sinh, quản lý chất lượng giáo dục...
- Những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan của tỉnh mới chỉ quan tâm đến thanh tra, kiểm tra chất lượng giáo dục đào tạo, còn công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong qúa trình áp dụng áp dụng pháp luật về giáo dục đào tạo còn chưa thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện những sai phạm để chấn chỉnh, uốn nắn cho phù hợp, do một số nguyên nhân sau:
+ Đội ngũ thanh tra của ngành giáo dục và đào tạo không có chuyên môn, kiến thức về pháp luật, năng lực áp dụng pháp luật. Những cán bộ này thường lấy từ cán bộ giáo dục và cán bộ quản lý giáo dục, nên chỉ am hiểu về chuyên môn giáo dục.
+ Trong quá trình áp dụng pháp luật, nhất là lĩnh vực tài chính, đầu tư trang thiết bị dạy học, công tác thanh tra, kiểm tra chưa kịp thời, dẫn đến một số sơ hở, sai phạm trong quá trình đấu thầu thiết bị dạy học đã mắc sai phạm, gây thất thoát gần 5 tỷ đồng, tuy nhiên hậu quả của sai phạm và xử lý sau sai phạm chưa kịp thời, không thu hồi được nguồn kinh phí thất thoát.
+ Công tác xét tuyển giáo viên đã được quan tâm, nhưng với nguồn sinh viên
sư phạm ra trường nhiều, vượt quá nhu cầu của tỉnh, nên tỉnh có chủ trương ưu tiên dành 80% chỉ tiêu cho sinh viên trường Đại học sư phạm 1 Hà Nội, nên chưa thu hút được số sinh viên sư phạm có học lực giỏi, có chất lượng cao của các trường đại học sư phạm 2, đại học Thái Nguyên, các trường đại học khác về công tác
- Công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp của một số cơ quan, cấp chính quyền cơ sở còn hạn chế. Thường có quan điểm cho rằng công tác giáo dục và đào tạo là của ngành giáo dục, chưa thấy được vai trò, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình. ví dụ: khi thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP về chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí đào tạo cho học sinh, sinh viên, ngành tài chính chưa vào cuộc, nên việc tạo nguồn, tham mưu cấp kinh phí hỗ trợ, kinh phí miễn giảm chưa kịp thời, còn đòi hỏi nhiều thủ tục, phiền hà cho nhân dân.
Một số chính quyền cơ sở chưa coi trọng công tác áp dụng pháp luật, hiện nay trên địa bàn thành phố Nam Định còn 4 phường chưa có trường tiểu học, 2 phường chưa có trường mầm non, nhưng UBND các phường đó chưa có biện pháp tham mưu cho UBND thành phố tiến hành xây dựng trường theo quy định của Luật Giáo dục là mỗi xã, phường, thị trấn phải có ít nhất 01 trường tiểu học, 01 trường mầm non.
2.4.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế
- Một số địa phương nguồn thu ngân sách hạn hẹp, nên việc đầu tư cho giáo dục đào tạo còn rất khó khăn, thiếu vốn đối ứng thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học, hoặc chưa có điều kiện quy hoạch các điểm lẻ thành các khu tập trung. Một số trường đã xây dựng phòng học, nhưng chưa quan tâm hoặc thiếu nguồn đầu tư xây dựng các phòng chức năng, các công trình phụ trợ và trang thiết bị tối thiểu…
- Phân cấp quản lý giáo dục còn nhiều chống chéo, còn mơ hồ trong cơ chế phối hợp giữa ngành giáo dục và đào tạo với các ngành chức năng, nhất là quản lý giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học. Ví dụ: Theo quy định của pháp luật về quản lý trường đại học tư thục thì chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời chịu sự quản lý về lãnh thổ của UBND cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính. Vì vậy, quản lý trường đại học tư thục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với UBND cấp tỉnh còn mơ hồ, quy định của pháp luật về những công việc
quản lý của Bộ và của UBND tỉnh thì không rò, không cụ thể về quản lý cái gì, lĩnh vực nào, quản lý bằng phương thức, hình thức nào.
- Đội ngũ cán bộ thực hiện áp dụng pháp luật các cấp về giáo dục và đào tạo còn thiếu, yếu về kiến thức pháp luật và tư duy luật pháp. Chủ yếu cán bộ xuất phát từ nhà giáo giảng dạy, có kinh nghiệm được giao nhiệm vụ quản lý, áp dụng pháp luật, nên chưa có cái nhìn tổng quát về hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về giáo dục và đào tạo nói riêng.
- Việc đổi mới quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương... còn chậm, nên cản trở việc giải quyết có hiệu quả những vướng mắc của ngành giáo dục và đào tạo, đặc biệt là tỉnh Nam Định mới có một huyện (Vụ Bản) áp dụng cho phép nhà trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, lao động. Vì vậy các trường chưa thực sự chủ động trong việc áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo.
- Chất lượng các quy hoạch, kế hoạch về giáo dục, đào tạo, nguồn nhân lực chưa cao, chưa phù hợp hoàn toàn với yêu cầu của thực tiễn và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cụ thể là quy hoạch các trường tiểu học chưa đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một trường tiểu học (hiện tại thành phố Nam Định có 4 phường chưa có trường tiểu học, 2 phường chưa có trường mầm non), bán kính học sinh tiểu học đi học là 1,5km, nhưng do địa bàn của các xã kéo dài hoặc rộng quá, nên nhiều trường có bán kính để học sinh tiểu học đến trường lớn hơn 1,5km; các trường THPT phân bố chưa đồng đều, có một số ít trường liền kê nhau nhưng có quy mô nhỏ. Các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các trường khối kinh tế, xã hội, ít trường kỹ thuật (có 03 trường kỹ thuật) nên việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh chưa phù hợp...
- Công tác xã hội hóa giáo dục đào tạo chưa hiệu quả, hiện tại mới có 01 trường địa học tư thục (Trường ĐH Lương Thế Vinh) 01 trường trung cấp nghề tư thục (trường trung cấp nghề Đại Lâm). Nguyên nhân chủ yếu là tỉnh chưa áp dụng đúng, đủ các chính sách khuyến khích xã hội hóa, chính sách ưu tiên ưu đãi về thuế, về đất đai... theo quy định tại Nghị định 69/ NĐ-CP
Kết luận chương 2
Hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo tỉnh Nam Định có 264 trường mầm non, 291 trường tiểu học, 246 trường THCS, 56 trường THPT, 37 trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, có 4 trường đại học, 7 trường cao đẳng. Chất lượng giáo dục phổ thông duy trì là 20 năm liên tục là tỉnh trong tốp dẫn đầu toàn quốc về chát lượng giáo dục toàn diện.
Về hệ thống trường lớp trong giáo dục đào tạo ngày càng được quan tâm, đầu tư đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, toàn tỉnh có 264 trường mầm non, trong đó có 126 trường đạt chuẩn quốc gia; 291 trường tiểu học (283 trường đạt chuẩn); 246 trường trung học cơ sở, trong đó có 123 trường đạt chuẩn; 56 trường THPT, trong đó có 14 trường đạt chuẩn; không còn tình trạng học nhờ, học tạm trong giáo dục phổ thông;
Quy mô học sinh ổn định trong nhiều năm qua, chất lượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt chuẩn mức 2, duy trì phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi, đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi;
Công tác xét tuyển giáo viên và nâng cao chất lượng của giáo viên ngày được quan tâm và nâng cao, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo ngày càng nâng cao; cơ cấu giáo viên theo từng môn học, cấp học ngày càng được đảm bảo, phù hợp;
Tuy nhiên, công tác áp dụng pháp luật tại tỉnh Nam Định còn một số tồn tại hạn chế sau:
- Chất lượng giáo dục phổ thông tuy đã được nâng cao, xong chưa đồng đều giữ các vùng trong huyện và giữa các huyện, nhất là giáo dục phổ thông cấp THCS và trung học phổ thông.
- Chất lượng các quy hoạch, kế hoạch về giáo dục, đào tạo, nguồn nhân lực chưa cao, chưa phù hợp hoàn toàn với yêu cầu của thực tiễn và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cụ thể là quy hoạch các trường tiểu học chưa đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một trường tiểu học, 01 trường mầm non, bán kính học sinh tiểu học đi học là 1,5km, nhưng do địa bàn của các xã kéo dài hoặc rộng quá,
nên nhiều trường có bán kính để học sinh tiểu học đến trường lớn hơn 1,5km; các trường THPT phân bố chưa đồng đều, có một số ít trường liền kê nhau nhưng có quy mô nhỏ. Các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các trường khối kinh tế, xã hội, ít trường kỹ thuật (có 03 trường kỹ thuật) nên việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh chưa phù hợp...
- Chất lượng giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học có nhiều vấn đề hạn chế, ở cấp đào tạo này còn thiên nhiều về giáo dục lý thuyết, coi nhẹ thực hành, phương pháp giáo dục chủ yếu vẫn là truyền đạt thụ động, chưa lấy người học làm trung tâm để phát huy tính độc lập, sáng tạo trong tư duy, thuần thục trong thực hành.
Nguyên nhân: đội ngũ cán bộ làm công tác áp dụng pháp luật không có kiến thức tổng hợp về pháp luật, nên dẫn đến công tác tham mưu còn hạn chế; công tác phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quản lý các trường đại học, cao đẳng chưa chặt chẽ, dẫn đến chất lượng không cao, đôi khi còn lỏng lẻo; công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật chưa được thường xuyên;
Chương 3
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
3.1. Những quan điểm, định hướng chung của việc áp dụng pháp luật về giáo dục, đào tạo
- Cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền phải coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Các cấp chính quyền, người có thẩm quyền, nhất là cấp tỉnh khi áp dụng pháp luật giáo dục và đào tạo phải gắn với điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.
- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.
- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. nhất là giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học, vì chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta và Nhà nước ta xác định: một trong ba điểm thắt của đất nước trong giai đoạn hiện nay là nguồn nhân lực chứa có chất lượng, nhất là nhân lực kỹ thuật, nhân lực tay