Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – Thực tiễn tại tỉnh Nam Định - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN VĂN CƯỜNG


ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - THỰC TIỄN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. MAI VĂN THẮNG


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong Luận văn này đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Văn Cường

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ 9

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 9

1.1. Những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật 9

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật 9

1.1.2. Hình thức và quy trình áp dụng pháp luật 12

1.2. Những vấn đề lý luận về giáo dục, đào tạo và pháp luật về giáo dục, đào tạo 23

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của giáo dục, đào tạo 23

1.2.2. Khái luận về hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam hiện nay 27

1.3. Lý luận áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo 35

1.3.1. Khái niệm về áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo 35

1.3.2. Những đặc điểm cơ bản của áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.36 Kết luận chương 1 37

Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI TỈNH NAM ĐỊNH 38

2.1. Khái quát về tỉnh Nam Định và bối cảnh, tình hình chung của tỉnh Nam Định trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo 38

2.1.1. Khái quát về tỉnh Nam Định 38

2.1.2. Bối cảnh, tình hình chung về hoạt động giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định 39

2.2. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Nam Định 43

2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật về giáo dục đào tạo do các cơ quan trung ương ban hành 43

2.2.2. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật về giáo dục đào tạo do các cơ quan chức năng của tỉnh Nam Định ban hành ..54

2.3. Thực tiễn và kết quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở các cấp học trên địa bàn Nam Định 58

2.3.1. Những đặc trưng cơ bản trong hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đào tạo tại tỉnh Nam Định 58

2.3.2. Thực tiễn và kết quả áp dụng pháp luật giáo dục, đào tạo tại tỉnh Nam Định ở cấp mầm non và các cấp học phổ thông 59

2.3.3. Thực tiễn và kết quả áp dụng pháp luật dạy nghề, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học 71

2.4. Những hạn chế, bất cập trong áp dụng pháp luật về giáo dục, đào tạo tại tỉnh Nam Định và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó 73

2.4.1. Những hạn chế chung của nền giáo dục đào tạo tỉnh Nam Định 73

2.4.2. Những hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật về giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Nam Định 75

2.4.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế 78

Kết luận chương 2 80

Chương 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 82

3.1. Những quan điểm, định hướng chung của việc áp dụng pháp luật về giáo dục, đào tạo 82

3.2. Những đề xuất, kiến nghị chung 83

3.2.1. Những đề xuất, kiến nghị chung hoàn thiện hoạt động áp dụng pháp luật trên phạm vi cả nước 83

3.2.2. Những đề xuất, kiến nghị chung hoàn thiện hoạt động áp dụng pháp luật trên phạm vi tỉnh Nam Định 83

3.3. Một số kiến nghị, đề xuất cụ thể 87

3.3.1. Những đề xuất kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động áp dụng pháp luật trên phạm vi cả nước 87

3.3.2. Những đề xuất, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động áp dụng pháp luật trên phạm vi tỉnh Nam Định 88

Kết luận chương 3 91

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1:

Quy mô học sinh

39

Bảng 1.2:

Quy mô học sinh/giáo viên

40

Bảng 1.3:

Quy mô lớp học của các trường trung học

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo – Thực tiễn tại tỉnh Nam Định - 1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


CBQL: Cán bộ quản lý

CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CSDN: Cơ sở dạy nghề

CSVC: Cơ sở vật chất

ĐH: Đại học

GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo HĐND: Hội đồng nhân dân

LĐTBXH: Lao động – Thương binh và Xã hội PCGDTH: Phổ cập giáo dục trung học

TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp TCN: Trung cấp nghề

THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông UBND: Ủy ban nhân dân

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước.

Để xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế chúng ta cần tháo gỡ 3 điểm nút, đó là: Một là có cơ chế chính sách phải đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều chỉnh được, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hai là phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư; ba là xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có trình độ khoa học kỹ thuật, có khả năng ứng dụng thực tiễn, có kỷ luật lao động, có tư duy làm việc nhóm, hiệu quả [9].

Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: người học, chế độ chính sách, việc áp dụng các chế độ, chính sách đó, cơ sở vật chất, chương trình giáo trình, chất lượng đội ngũ giáo viên…

Chế độ, chính sách về giáo dục và đào tạo, việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp

hành Trung ương Đảng khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Một khâu quan trọng trong việc phát triển giáo dục và đào tạo là việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực đó. Việc xây dựng pháp luật về giáo dục và đào tạo như là cho một chiếc gậy vững chắc, nhưng việc áp dụng là việc chống gậy đó như thế nào, đầu nào cầm, đầu nào chống, chống đứng hay chống nghiêng để vững chắc nhất.

Như vậy, việc áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo là khâu then chốt để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Để áp dụng có hiệu lực, hiệu quả phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: chính sách áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo của địa phương đó có quyết liệt hay không; đội ngũ cán bộ, công chức thực thi việc áp dụng pháp luật như thế nào, trình độ của họ ra sao, sự áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào quản lý giáo dục và đào tạo như thế nào.

Trong nhiều năm qua, giáo dục và đào tạo đã được Đảng, nhà nước quan tâm, đầu tư có sở vật chất, hệ thống trường, lớp đã được củng cố, mở rộng, đáp ứng phần lớn nhu cầu học tập của nhân dân; hệ thống pháp luật về giáo dục và đào tạo dần dần hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn, thông lệ quốc tế và theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đội ngũ giáo viên được nâng cao cả về chất lượng và số lượng, đảm bảo cơ cấu các bộ môn và cơ cấu trình độ… Đặc biệt với Nam Định là tỉnh có truyền thống hiếu học, học giỏi, kết quả là tỉnh liên tục 20 năm trong tốp dẫn đầu toàn quốc về chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục phổ thông, hàng năm hoàn thành 10 đến 13/15 tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo.... Việc áp dụng pháp luật tại tỉnh được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các gia đình, dòng họ; vì vậy thu được nhiều kết quả cao, là điểm sáng về chất lượng giáo dục phổ thông của cả nước, nhiều mô hình trường học thân thiện được xây dựng và là cơ sở để cả nước nhân rộng như trường “Xanh – Sạch – Đẹp – an toàn”, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tuy nhiên chất lượng chưa bền vững, đồng đều trong các trường, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chưa là trung tâm giáo dục của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022