vị chưa thực hiện tốt quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự. Chất lượng, nội dung yêu cầu điều tra của KSV đã được nâng lên song chưa đồng đều; công tác hành chính tư pháp ở một số đơn vị VKS quận, huyện chưa đảm bảo, số ít đơn vị không hoàn thành một số chỉ tiêu nghiệp vụ theo kế hoạch công tác đã đặt ra.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan còn có cả những nguyên nhân khách quan trong đó có cả sự hạn chế, bất cập của chính nhiều quy định pháp luật trong BLTTHS, BLHS và một số văn bản pháp luật khác dẫn đến sự nhận thức chưa thống nhất, đúng đắn giữa VKS và cơ quan điều tra cũng như với một số cơ quan liên quan khác. Hành vi phạm phạm tội ngày càng tinh vi, phức tạp về phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội nên công tác phát hiện, điều tra, xử lý gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của tình hình tội phạm nêu trên chủ yếu là do công tác quản lý Nhà nước về kinh tế, xã hội, quản lý cán bộ còn nhiều sơ hở, thiếu sót; thể chế pháp luật chưa hoàn thiện; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn thấp; việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và phòng ngừa tội phạm đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; các tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi.
Hành vi phạm phạm tội ngày càng tinh vi, phức tạp về phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội nên công tác phát hiện, điều tra, xử lý gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của tình hình tội phạm nêu trên chủ yếu là do công tác quản lý Nhà nước về kinh tế, xã hội, quản lý cán bộ còn nhiều sơ hở, thiếu sót; thể chế pháp luật chưa hoàn thiện; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn thấp; việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và phòng ngừa tội phạm đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; các tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã nghiên cứu thực trạng áp dụng dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của các VKSND ở thành phố Hải phòng.
Nguồn tài liệu nghiên cứu là các Báo cáo tổng kết công tác những năm gần đây của VKSND thành phố Hải phòng, một số tài liệu thực tiễn khác ở nước ta, các văn bản pháp luật của nhà nước và văn bản chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tác giả luận văn đã nghiên cứu thực trạng về công tác cán bộ ngành kiểm sát thành phố Hải phòng, những kết quả đã đạt được trong ADPL trong hoạt động KSĐT từ năm 2010 đến nay; nêu rò nguyên nhân của ưu điểm và những hạn chế so với yêu cầu cuộc sống và nhiệm vụ cải cách tư pháp hiện nay.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Tội Phạm Những Năm Gần Đây Ở Thành Phố Hải Phòng
- Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng - 9
- Kết Quả Áp Dụng Pháp Luật Trong Hoạt Động Kiểm Sát Việc Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Tội Phạm Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành Phố Hải Phòng
- Một Số Kiến Nghị Cụ Thể Liên Quan Đến Áp Dụng Pháp Luật Trong Hoạt Động Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự
- Nhóm Giải Pháp Về Đào Tạo, Bồi Dưỡng Kiến Thức Chuyên Môn, Kỹ Năng Nghề Nghiệp Cho Đội Ngũ Cán Bộ Ngành Kiểm Sát
- Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng - 14
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
3.1. Quan điểm đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
3.1.1. Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu thực hiện Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, chiến lược cải cách tư pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân
Trong bối cảnh hiện nay, áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói riêng, trong việc thực hiện các chức năng hiến định của VKSND nói chung phải đáp ứng yếu cầu thực hiện các nhiệm vụ chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng là tổ chức thi hành Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp. Ðây là những văn bản pháp luật thể hiện rò nét bản chất nhà nước pháp quyền, tính chất dân chủ của nền tư pháp nước ta, là cơ sở pháp lý quan trọng trong phòng, chống tội phạm; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Khái niệm đảm bảo “áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự “bao gồm yêu cầu đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng căn cứ pháp luật, đúng thực tế khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
- Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự phải đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.
- Trong quá trình hoạt động, phải đề cao và tuân thủ các nguyên tắc tư pháp dân chủ, pháp quyền đã được Hiến pháp quy định, bảo đảm mọi quyết định của các cơ quan tố tụng có căn cứ và đúng pháp luật.
Thời gian gần đây dư luận xã hội,đặc biệt là các đại biểu Quốc hội rất quan tâm đến các vụ án oan,sai, nhất là sau vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang
được trả tự do sau 10 năm bị tù oan, thì không chỉ có dư luận, mà trong nghị trường Quốc hội cũng nóng, đề nghị phải có biện pháp để khắc phục tình trạng oan sai. Trước tình hình đó, Quốc hội đã đặc biệt quan tâm đến chủ trương tăng cường giám sát về tình hình áp dụng pháp luật trong lĩnh vực luật hình sự và tố tụng hình sự, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết giám sát về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật (Nghị quyết số 74/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015) và thành lập Đoàn giám sát 11 địa phương (Nghị quyết số 821/NQ-UBTVQH13 ngày 17/10/2014 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát tình hình oan, sai và bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng, mở đầu chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015 về tình hình oan, sai và bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn đầu vào những ngày cuối năm 2014, ở nhiều địa phương, các Đoàn đại biểu Quốc hội cũng đồng loạt ra quân thực hiện việc giám sát tình hình oan, sai. Tuy hoạt động này mới chỉ thực hiện ở một số địa phương nhưng đã cho thấy, số vụ án oan sai đang là vấn đề nhức nhối, đáng báo động. Đơn cử như ở tỉnh Sóc Trăng, theo đánh giá của Đoàn giám sát của Quốc hội thì cần nghiêm túc xem xét vấn đề trách nhiệm về sai phạm trong áp dụng pháp luật: “Đại diện Viện kiểm sát tỉnh Sóc Trăng cho biết, kiểm tra bảy vụ đình chỉ thì có đến sáu vụ vận dụng sai luật, có vụ đình chỉ mà Phó chủ nhiệm Uỷ ban tư pháp của Quốc hội – Trưởng đoàn giám sát phải thốt lên “áp dụng pháp luật rất khôi hài” như trường hợp hai thanh niên bị bắt
oan trong vụ án giết người xảy ra tại ấp Lâm Dồ, huyền Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng; vụ bắt oan bảy thanh niên ở huyện Trần Đề trong vụ án giết người1.
Năm 2015, kiểm sát nhân dân có vai trò và trách nhiệm chính trị - pháp lý vô cùng to lớn. Cùng với việc triển khai thực hiện Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Hiến pháp năm 2013 để tạo sự chuyển biến tích cực trong tổ chức và hoạt động của Ngành trong thời gian tới, ngành kiểm sát còn phải thực hiện tốt
nhiệm vụ chủ trì xây dựng Dự án Bộ luật Tố tụng hình sự. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xây dựng các dự án Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
3.1.2. Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nhằm kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp, ban hành nhiều kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu các cơ quan khắc phục, sửa chữa
Hoạt động áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự không chỉ là phát hiện cái sai, cái vi phạm, mà quan trọng hơn, là phải phát hiện cho được những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm đó. Thông qua mỗi vụ án cụ thể, cần làm rò trách nhiệm của công tác quản lý, những kẽ hở của cơ chế, chính sách hay sự lạc hậu của pháp luật để chủ động tham mưu cho Ðảng, Quốc hội, kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa, khắc phục hữu hiệu. Ðó chính là trách nhiệm chính trị của ngành kiểm sát trước Ðảng, trước nhân dân.
3.1.3. Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc tư pháp dân chủ, pháp quyền đã được Hiến pháp quy định, bảo đảm mọi quyết định của các cơ quan tố tụng có căn cứ và đúng pháp luật
Trong áp dụng pháp luật đối với việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động điều tra vụ án hình sự, VKS ND, các kiểm sát viên cần nêu cau bản lĩnh nghề nghiệp, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp luật của BLHS, BLTTHS, các nguyên tắc Hiến pháp về nền tư pháp dân chủ, pháp quyền, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tiến hành kiểm sát một cách chủ động và chặt chẽ theo đúng pháp luật. Thông qua công tác kiểm sát, phải thẳng thắn chỉ ra và loại trừ vi phạm pháp luật.
3.1.4. Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự phải đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm chính trị - pháp lý của toàn xã hội mà trách nhiệm lớn lao đặt lên trước hết là đối với các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật của VKSND cần chú
trọng nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để chủ động trong nắm thông tin về tội phạm tham nhũng, nhất là những vụ án tham nhũng lớn, có tổ chức; đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng, mở rộng điều tra những hành vi và đối tượng tham nhũng.
Quốc hội vừa qua đã quyết định giao cho Cơ quan điều tra của ngành kiểm sát nhân dân chuyên trách điều tra tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp. Áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự là một trong những cách thức để VKSN có thể thực hiện được vai trò, nhiệm vụ trong đấu tranh phòng chống tham nhũng mà Đảng, Quốc hội đã giao phó. Đây cũng là một lĩnh vực hoạt động vô cùng phức tạp, khó khăn bởi lẽ người phạm tội trong lĩnh vực này thường đã từng là cán bộ tư pháp, am hiểu pháp luật và thực tiễn công tác nên rất biết cách che giấu tội phạm.
3.2. Giải pháp đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
Theo tác giả luận văn, sẽ phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thì mới có thể đảm bảo chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, từ công tác thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm của các địa phương khác, gắn với nhiệm vụ của ngành kiểm sát nhân dân trong giai đoạn hiện nay, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chủ yếu.
Các nhóm giải pháp chủ yếu về đảm bảo chất lượng ADPL trong trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân:
1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật hình sự, đặc biệt là sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự
2. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ kiểm sát viên về áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
3. Nhóm giải pháp về giáo dục đạo đức, giáo dục quyền con người cho đội ngũ kiểm sát viên, xây dựng văn hóa pháp luật kiểm sát viên
4. Nhóm giải pháp về tăng cường trách nhiệm lãnh đạo của các tổ chức đảng, giám sát nhà nước và xã hội đối với hoạt động áp dụng pháp luật của viện kiểm sát về kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
5. Nhóm giải pháp về xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật, đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của viện kiểm sát.
Dưới đây là nội dung của các giải pháp nêu trên
3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật hình sự
3.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự
BLTTHS là công cụ pháp lý sắc bén để đấu tranh hữu hiệu với mọi loại tội phạm; minh bạch hóa và đảm bảo thực hiện trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền công dân. Hoàn thiện BLTTHS theo định hướng cụ thể hóa các nguyên tắc hiến định về chức năng các cơ quan tư pháp, tôn trọng, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp trong việc tôn trọng quyền con người, hạn chế tối đa oan sai.
Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự mà trực tiếp là sửa đổi, bổ sung BLTTHS nhằm thực hiện Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, chiến lược cải cách tư pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong đó có quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử.
BLTTHS lần này được xác định là sửa đổi căn bản, toàn diện. Theo tờ trình do Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày, Dự thảo Bộ Luật tố tụng hình sự (BLTTHS) gồm 483 điều, được bố cục thành 9 phần, 38 chương. So với BLTTHS năm 2003, dự thảo Bộ luật tăng thêm 137 điều. Trong đó, bổ sung 166 điều mới, sửa đổi 290 điều, giữ nguyên 27 điều, bãi bỏ 19 điều. Hiện nay, Dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, Dự án Bộ luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 9 và thông qua tại kỳ họp thứ 10.
Trong nội dung BLTTHS, những vấn đề có liên quan trực tiếp đến áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự hiện đang được bàn luận sôi nổi, ngoài sự nhất trí về cơ bản thì vẫn còn một số ý kiến khác nhau về các vấn đề quan trọng như: Tăng quyền, tăng trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán; mở rộng diện người tiến hành tố tụng đối với Trợ lý Điều tra viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên; quyền im lặng của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; quyền của bị can đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra; căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam; trình tự xét hỏi; giới hạn xét xử; sự có mặt của Điều tra viên tại phiên tòa; việc luật hóa các biện pháp điều tra đặc biệt.
- Sửa đổi, bổ sung BLTTHS nhằm bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội
Điều 31 (khoản 1), Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện sâu sắc nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải thay đổi mạnh mẽ ý thức và hành vi, lối tư duy của các cán bộ cơ quan tố tụng. Kể từ thời điểm thụ lý vụ án cho đến trước khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, người bị buộc tội vẫn là người vô tội.
Nguyên tắc hiến định quan trọng này nhằm bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo, đồng thời có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, nhằm xây dựng nền tư pháp dân chủ, pháp quyền, lành mạnh hóa các hoạt động tố tụng, hạn chế tình trạng oan sai. Nguyên tắc suy đoán vô tội đã được quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948: “Bất kỳ người nào bị buộc tội đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi một Tòa án công khai, nơi người đó đã có được tất cả những bảo đảm cần thiết để bào chữa cho mình, chứng minh được tội trạng của người đó dựa trên cơ sở luật pháp” (Điều 11).
Do vậy, để phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và để nhận thức đầy đủ về nguyên tắc suy đoán vô tội thì cần quy định một cách rò ràng, trực tiếp hơn vào BLTTHS sửa đổi theo hướng là ghi rò tên điều luật: “nguyên tắc suy đoán vô tội” so với BLTTHS 2003.