Nguyên Nhân Hạn Chế Chất Lượng Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất

b. Hạn chế trong việc đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật về nội dung

- Việc áp dụng các quy định của Luật đất đai, Bộ luật dân sự... để giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất có những lúng túng và sai sót, thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: Sai sót khi xác định thời hiệu khởi kiện và quyền thừa kế (trong đó có thừa kế quyền sử dụng đất); sai sót khi giải quyết các tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất do thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, đánh giá chứng cứ chưa chính xác dẫn đến xác định quyền sử dụng đất của mỗi bên không đúng, hoặc buộc đập bỏ một phần tài sản trên đất lấn chiếm mà không xem xét, cân nhắc hết tất cả các khía cạnh như lỗi của một bên, tính khả thi, tính hợp lý của quyết định... Từ những sai sót trên nên khi ban hành bản án, quyết định không có tính khả thi và thuyết phục dẫn đến đương sự khiếu nại kéo dài, đương sự khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm nhiều, cụ thể đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải giải quyết trong năm 2011 là 9.564 đơn/vụ.

- Khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất do xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ án chưa đầy đủ, vận dụng không đúng các quy định của pháp luật nên dẫn đến sai sót. Từ các phân tích trên, tôi cho rằng, để đáp ứng tình yêu cầu trong tình hình mới, Tòa án nhân dân tối cao cần sớm ban hành nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết một số vấn đề giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất để hướng dẫn cho các Tòa án nhân dân địa phương.

2.2.3. Nguyên nhân hạn chế chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

a. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và có liên quan đến đất đai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và khó áp dụng, chậm được hướng dẫn thi hành

Nghị quyết số 48/NQTƯ, ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị "Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm

2010, định hướng đến năm 2020" đã đánh giá như sau: Nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật, pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao, việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế, thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu. Nguyên nhân của những yếu kém trên là do chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược [1].

Thực tế xét xử cho thấy, văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ pháp lý duy nhất, vô cùng quan trọng đối với hoạt động áp dụng pháp luật. Một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất đầy đủ cụ thể có tính khả thi cao là môi trường thuận lợi và điều kiện tối cần thiết để đảm bảo hiệu quả, chất lượng áp dụng pháp luật. Trong những năm qua, công tác tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng các dự thảo pháp luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao chủ trì soạn thảo cũng như công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật mới và giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn xét xử, được toàn ngành Tòa án nhân dân quan tâm. Toà án nhân dân tối cao đã chỉ đạo Tòa án các cấp tổng kết thực tiễn xét xử, phát hiện những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, làm cơ sở cho việc soạn thảo và xây dựng các văn bản pháp luật được phân công chủ trì. Đồng thời, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng tăng cường ban hành các Nghị quyết hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất trong toàn ngành. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án, việc áp dụng pháp luật trong công tác giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất đã nảy sinh những vướng mắc cần được tổng kết làm cơ sở cho việc xây dựng pháp luật,

bổ sung các văn bản luật, pháp lệnh hoặc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, Tòa án nhân dân tối cao cần chú trọng đến công tác tổng kết thực tiễn xét xử để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân các cấp.

Công tác tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong thời gian qua được quan tâm và có nhiều tiến bộ. Các dự án luật, pháp lệnh mà Tòa án nhân dân tối cao được giao chủ trì soạn thảo và các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật đều được đảm bảo chất lượng và tiến bộ, góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc trong thực tiễn xét xử, nâng cao chất lượng giải quyết xét xử các loại vụ án, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

b. Việc thay đổi chế độ sở hữu đất đai do chế độ quản lý nhà đất cũng như việc xây dựng và phát triển quỹ nhà ở trong nhiều năm qua còn yếu kém, chưa đáp ứng được đòi hỏi của chính sách quản lý và nhu cầu cuộc sống của người dân.

Trong báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2013. Một yếu kém được cơ quan thẩm tra chỉ rò là công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, đất đai vẫn còn những yếu kém, lãng phí, nhất là tình trạng vi phạm pháp luật trong khai thác tài nguyên khoáng sản vẫn diễn ra ở nhiều nơi, làm lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Ở một số địa phương công tác quản lý đất đai vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, xã còn chậm. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương còn yếu, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư. Tình trạng để đất hoang hóa, quy hoạch treo chậm được xử lý, khắc phục ở một số địa

Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân - 8

phương. Đến năm 2013, qua công tác kiểm tra của ngành Tài nguyên và Môi trường trong cả nước đã phát hiện 8.161 tổ chức vi phạm, với tổng diện tích đất 128.033 ha. Qua đó, đã kiến nghị xử lý, thu hồi đất của 819 tổ chức với diện tích 38.771, 302 ha; lập hồ sơ thu hồi đất 27.095,417 ha của 559 tổ chức; tiếp tục xử lý 1.547 tổ chức với diện tích 22.654,551 ha; đồng thời yêu cầu 1.902 tổ chức đưa đất vào sử dụng...

Hiện nay, Tòa án vẫn đang thụ lý và giải quyết cả những tranh chấp xuất phát từ các giao dịch dân sự xác lập từ thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX với những biến động phức tạp về chủ sở hữu, người quản lý sử dụng, về kết cấu nhà đất, về nghĩa vụ của các bên tranh chấp, về đường lối xử lý. Có những vụ sau 8, 9 lần xét xử ở các cấp Tòa án với hàng chục năm theo kiện vẫn chưa được giải quyết triệt để. Những vụ án liên quan đến quyền sử dụng đất thường bị khiếu nại kéo dài vì việc xác định giá trị của nhà đất ở Tòa án vẫn còn khác xa với giá trị thực tế dẫn đến việc tranh chấp để được chia đất, nhà bằng hiện vật trở nên căng thẳng, gay gắt.

Chính sách, pháp luật về đất đai được ban hành nhiều và thay đổi liên tục qua các giai đoạn lịch sử của đất nước, nên tranh chấp nhà đất phát sinh từ các giao dịch dân sự được xác lập ở những thời điểm khác nhau thì được áp dụng những quy phạm pháp luật khác nhau và cách giải quyết cũng khác nhau. Vì vậy, khi giải quyết Thẩm phán phải lựa chọn quy phạm phù hợp với từng thời điểm giao kết hợp đồng với từng loại quan hệ pháp luật. Mặt khác, quản lý về đất đai còn rất lỏng lẻo dẫn đến việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án thiếu chính xác, khi giải quyết các vụ án Tòa án không xác định được tài liệu nào là xác thực. Cùng một vụ án nhưng việc xét xử khác nhau, tồn tại nhiều quan điểm là do trong một thời gian dài, nhiều quy định pháp luật về đất đai không phù hợp với thực tiễn cuộc sống, nếu giải quyết việc tranh chấp phù hợp với cuộc sống thì lại trái với quy định của pháp luật ở thời điểm giao

dịch. Ví dụ: thời điểm cấm mua bán đất nhưng vì nhu cầu người dân vẫn mua bán chui, nhiều năm sau khi giá đất lên mới tranh chấp....

Tính ổn định của pháp luật về đất đai rất thấp, trong khi đất đai gắn liền với mỗi người dân, mỗi gia đình, tổ chức kinh tế, xã hội, các quan hệ đất đai được hình thành ở những thời điểm khác nhau, nhưng khi pháp luật đất đai thay đổi, Nhà nước không ban hành kịp các văn bản ổn định quan hệ hình thành trước đó, dẫn đến cách hiểu, vận dụng pháp luật khác nhau khi luật mới ra đời nên Tòa án gặp rất nhiều khó khăn khi vận dụng pháp luật, trong khi pháp luật đất đai thay đổi liên tiếp và có những thay đổi căn bản.

c. Văn bản quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, trái ngược, chồng chéo nhau

Thực tế trong thời gian qua, trong lĩnh vực tư pháp, việc giải thích pháp luật đều được thể hiện dưới dạng Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Thông tư liên tịch nhưng các văn bản này có lúc chưa ban hành kịp thời vì vậy có nhiều cách hiểu khác nhau trong một điều luật dẫn đến việc cấp Tòa án này căn cứ vào văn bản này để giải quyết vụ án, cấp Tòa án khác lại căn cứ vào văn bản khác để sửa chữa, hủy án. Hoặc có trường hợp có cùng một vấn đề nhưng lại có nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền khác nhau và đều cùng có hiệu lực pháp lý vì vậy người Thẩm phán sẽ phải áp dụng văn bản nào để xét xử trong rất nhiều văn bản pháp luật từ cơ quan trung ương đến các cơ quan địa phương. Cái khó của người Thẩm phán không phải là không biết hết các loại văn bản có liên quan hay không mà chính là chỉ được áp dụng pháp luật chứ không có quyền tuyên bố một văn bản pháp luật nào trái với hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh do cơ quan lập pháp ban hành.

Hiện nay, chúng ta đang lúng túng trong quá trình áp dụng pháp luật khi có sự chồng chéo, mâu thuẫn do các cấp ban hành. Theo nguyên tắc thì phải áp dụng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn nhưng trên thực tế việc áp

dụng nguyên tắc này không phải đơn giản vì khi một văn bản đang có hiệu lực thì mọi người đều có trách nhiệm tuân thủ và chỉ khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ, thay thế văn bản đó thì nó mới không có hiệu lực. Mặt khác, Tòa án cũng không có quyền tuyên bố một văn bản nào trái với Hiến pháp hay trái với một đạo luật. Như vậy, áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân là công việc đòi hỏi phải cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và các văn bản có liên quan đến đất đai. Vì vậy, nếu các quy phạm pháp luật còn thiếu, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc có cách hiểu không thống nhất thì người Thẩm phán, hội đồng xét xử sẽ lúng túng, áp dụng pháp luật không đúng dẫn đến việc ra bản án, quyết định sai.

Công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao trong năm 2012 chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tiễn công tác xét xử. Nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ khoa học xét xử còn thiếu và yếu; việc tổng kết thực tiễn công tác xét xử trong toàn ngành còn hạn chế nên chưa kịp thời phát hiện để đề xuất những vướng mắc, làm cơ sở cho việc ban hành các nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của Hội đồng Thẩm phán. Bên cạnh đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn luôn gắn với việc tổng kết các vấn đề vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn xét xử của Toà án các cấp, nên đòi hỏi phải có thời gian, vật chất nhất định; đồng thời theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức hữu quan khác. Do đó, những trường hợp chậm nhận được ý kiến góp ý từ phía cơ quan, tổ chức hữu quan cũng ảnh hưởng tới tiến độ ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao.

Để nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, trong thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao sẽ chú trọng làm tốt việc xây dựng các kế hoạch, chương trình dài hạn và ngắn hạn trong lĩnh vực công tác

này; củng cố, kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ của Viện khoa học xét xử theo hướng bổ sung các cán bộ có trình độ học vấn và kinh nghiệm thực tiễn cho đơn vị này; tổ chức thực hiện tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử trong toàn ngành; tăng cường công tác nghiên cứu khoa học gắn với công tác xét xử; làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật [17].

d. Số lượng, chất lượng đội ngũ Thẩm phán chưa thực sự đáp ứng yêu cầu mới

Tính đến hết năm 2012, số lượng Thẩm phán trong toàn ngành Tòa án là 4.959 Thẩm phán; trong đó, Tòa án nhân dân tối cao có 104 Thẩm phán, Tòa án nhân dân cấp tỉnh 1.042 Thẩm phán, Tòa án nhân dân cấp huyện 3.813 Thẩm phán. So với biên chế được phân bổ, hiện toàn ngành còn thiếu về số lượng cán bộ và Thẩm phán là 716 người, chủ yếu là ở cấp huyện. Tình trạng thiếu cán bộ, Thẩm phán ở một số Tòa án địa phương, nhất là các Tòa án khu vực phía Nam, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc là một khuyết điểm, thiếu sót của ngành trong nhiều năm qua. Nguyên nhân của tình trạng này là do ở các địa phương này rất thiếu nguồn để tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, trong khi đó chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức Tòa án hiện nay còn nhiều bất cập, nên chưa tạo điều kiện để thu hút cán bộ có trình độ cho Tòa án, đặc biệt là các địa phương vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, ngành Tòa án nhân dân cũng chưa có các giải pháp đồng bộ, toàn diện trong việc tìm và tạo nguồn tuyển dụng cán bộ, bổ nhiệm Thẩm phán cho các địa phương này.

Tòa án nhân dân tối cáo đã thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chương trình phát triển nguồn nhân lực quốc gia giai đoạn 2011

– 2020. Đồng thời, theo sự phân công của Bộ chính trị về việc chủ trì xây dựng Đề án tăng cường có sở vật chất và đội ngũ cán bộ cho ngành Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới. Trong thời

gian tới, Tòa án nhân dân tối cao sẽ chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo Đại học luật để tìm nguồn cán bộ tuyển dụng cho các Tòa án, trong đó đề xuất thực hiện chế độ cử tuyển, hỗ trợ kinh phí đào tạo đối với con em các dân tộc vùng sâu, vùng xa để tạo nguồn cán bộ cho các Tòa án ở những địa phương này. Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền về cơ chế đảm bảo việc chủ động kinh phí của Tòa án trong công tác đào tạo để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Tòa án nhân dân xây dựng và thực hiện Chiến lược cán bộ trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, kế hoạch đào tạo và giáo trình, tài liệu để thực hiện chức năng đào tạo theo kết luận số 79-KL/TƯ, ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Bộ Chính trị và đề án tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ cho ngành Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới, nhằm chủ động trong công tác tạo nguồn cán bộ và bổ nhiệm Thẩm phán. Đề xuất với các cơ quan hữu quan sớm nghiên cứu, sửa đổi chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ khác phù hợp với đặc thù về tính chất và trách nhiệm nghề nghiệp của Thẩm phán và cán bộ, công chức Toà án, giúp cho ngành Tòa án có điều kiện thu hút, tuyển chọn những người có đủ tiêu chuẩn vào công tác trong ngành

Đây là một vấn đề lớn có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguyên nhân chủ quan có phần thuộc về công tác quản lý của Tòa án các cấp, nhất là khâu tổ chức cán bộ thuộc đơn vị mình phụ trách, chưa coi trọng đúng mức công tác quy hoạch, tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán và kiến nghị đề xuất tuyển dụng cán bộ, công chức khi thiếu nguồn tuyển dụng. Trong những năm qua, mặc dù đã được quan tâm bồi dưỡng qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ trong việc xét xử các tranh chấp quyền sử dụng đất nhưng thực tế cho thấy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực xét xử đối với các vụ án dân sự nói chung (các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất nói riêng) của một số Thẩm phán còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí