Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân - 9

phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức Tòa án các cấp chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi trong tình hình mới. Một số Thẩm phán còn thiếu ý thức cầu thị phấn đấu học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức của người cán bộ Tòa án. Cá biệt, vẫn còn Thẩm phán, cán bộ, công chức Tòa án vi phạm kỷ luật, thâm chí vi phạm pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giải quyết vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất là rất phức tạp đòi hỏi người Thẩm phán phải có kiến thức rộng, toàn diện và sâu sắc nhưng có những Thẩm phán không cố gắng học tập, nghiên cứu kỹ các tài liệu, cũng như cập nhật thông tin dẫn đến việc đánh giá chứng cứ thiếu khách quan toàn diện nên có quyết định sai lầm, thậm chí có những trường hợp cá biệt tiêu cực, vi phạm pháp luật, làm trái công vụ. Ở một số Tòa án địa phương chưa làm tốt công tác tổ chức cán bộ dẫn đến việc tuyển dụng, quy hoạch đào tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán chưa theo kịp yêu cầu. Số lượng Thẩm phán còn thiếu nhiều nhất là ở Tòa án cấp huyện. Việc quản lý cán bộ của một số đơn vị trong ngành chưa chặt chẽ; việc thanh tra, kiểm tra nội bộ để phát hiện, ngăn chặn, uốn nắn và xử lý vi phạm chưa kịp thời, trong một số trường hợp việc xử lý kỷ luật còn nhẹ chưa đủ tác dụng và phòng ngừa vi phạm.

Trong tình hình hiện nay, trình độ, năng lực của một số cán bộ, Thẩm phán chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, kiến thức kinh tế xã hội, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học còn hạn chế. Việc để các vụ án tồn đọng, quá hạn luật định ở nhiều Tòa án là do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do thiếu Thẩm phán. Do phải xét xử nhiều vụ án trong một tháng nên việc nghiên cứu hồ sơ vụ án có khi chưa kỹ. Những vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất rất phức tạp cần phải tìm hiểu nhiều loại văn bản và các văn bản qua từng thời kỳ cũng khác nhau, nên việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu dồn vào Thẩm phán - Chủ tọa

phiên tòa, trong khi đó các Thẩm phán cánh gà cùng tham gia xét xử không có thời gian để nghiên cứu hồ sơ. Với số lượng án được giao phải giải quyết, với tính chất phức tạp của vụ án ngày càng tăng đã ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử.

Các biểu hiện cụ thể của việc yếu kém về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình áp dụng pháp luật của Thẩm phán thường xảy ra ở khâu nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, ở khâu tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để ban hành các bản án, quyết định của Tòa án. Sự yếu kém về trình độ nghiệp vụ của Thẩm phán thường đi đôi với phong cách làm việc cẩu thả, thiếu trách nhiệm khi nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Do yếu kém về nghiệp vụ nên Thẩm phán đã không xác định được chứng cứ nào là quan trọng có ý nghĩa then chốt, trọng tâm của vụ án để đánh giá chứng cứ và phán quyết. Sự yếu kém của Thẩm phán khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thể hiện ở việc không hệ thống được một cách logic diễn biến khách quan quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, không phát hiện ra các chứng cứ mâu thuẫn không đáng tin cậy để đối chứng so sánh, đánh giá và thẩm tra theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, sự yếu kém còn thể hiện ở việc không cập nhật các văn bản, thông tin về lĩnh vực đất đai, dễ bỏ qua các tài liệu chứng cứ có giá trị pháp lý, có ý nghĩa chứng minh để giải quyết vụ án một cách đúng đắn theo quy định của pháp luật. Trình độ năng lực nghề nghiệp yếu kém của Thẩm phán ngoài việc không đánh giá được chứng cứ còn thể hiện ở việc tìm hiểu, lựa chọn quy phạm pháp luật không chính xác, không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án.

e. Hạn chế bất cập trong chế định hội thẩm nhân dân.

Hội thẩm nhân dân có vị trí quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động tư pháp. Cùng với Thẩm phán, Tòa án các địa phương trong

những năm qua, Hội thẩm nhân dân đã xét xử hàng trăm nghìn vụ án các loại theo thủ tục sơ thẩm. Nhiều Hội thẩm nhân dân phát huy có hiệu quả vai trò của mình và đóng góp nhiều kinh nghiệm cho các Thẩm phán trong hoạt động xét xử. Tính đến năm 2012, Hội thẩm nhân dân toàn ngành hiện có 15.906 người (1.790 Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 14.116 Hội thẩm Tòa án nhân dân cấp huyện) [17]. Các Hội thẩm đều là những người có trình độ hiểu biết pháp luật và có điều kiện để tham gia công tác xét xử, nên quá trình hoạt động đã có nhiều đóng góp tích cực cho công tác xét xử của các Tòa án địa phương. Tòa án địa phương đều tạo điều kiện duy trì hoạt động của các Đoàn Hội thẩm nhân dân; đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước đối với Hội thẩm và cho đến nay, tất cả các Tòa án nhân dân cấp tỉnh đều đã tổ chức tập huấn về nghiệp vụ cho các Hội thẩm nhân dân nhiệm kỳ 2011 - 2016 tại địa phương mình theo một nội dung chương trình thống nhất của Tòa án nhân dân tối cao.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của nhiệm vụ mới, bên cạnh việc tiếp tục khẳng định và thực hiện tốt nguyên tắc "Tòa án xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia", "khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán" thì chế định Hội thẩm nhân dân cần được nghiên cứu để khắc phục những bất cập, giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt đến chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Qua thực tế xét xử ở Tòa án cấp sơ thẩm cho thấy, trình độ pháp luật của Hội thẩm nhân dân chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao để thực hiện "ngang quyền với Thẩm phán". Tỷ lệ Hội thẩm nhân dân chiếm đa số trong Hội đồng xét xử nhưng chế độ trách nhiệm không rò ràng chính vì vậy sự tham gia của họ mang nặng tính hình thức. Do không có trình độ nên họ dựa dẫm, ỷ lại vào Thẩm phán hoặc có ý kiến khác với Thẩm phán nhưng không thể hiện được tính đúng đắn của việc nhận thức pháp luật. Thành phần tham

gia Hội thẩm nhân dân Tòa án rất đa dạng như giáo viên, cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ tổ dân phố, cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ và cán bộ đương chức ở cơ quan hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên vì nhiều lý do, họ không tham gia xét xử được gây khó khăn cho việc mở phiên tòa. Có Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện phải hoãn phiên tòa vì Hội thẩm nhân dân bận công tác đột xuất không thể tham gia xét xử, có những Hội thẩm nhân dân có tên trong danh sách nhưng không tham gia xét xử một vụ án nào trong cả nhiệm kỳ. Vì không có hình thức tập hợp, sinh hoạt nên các Hội thẩm Tòa án nhân dân ít có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm xét xử về các vấn đề nghiệp vụ. Hội thẩm nhân dân chỉ làm việc với nhau khi được phân công xét xử cùng một hội đồng. Kết quả xét xử sau khi Tòa án tuyên án sơ thẩm cũng đồng nghĩa với việc kết thúc nhiệm vụ của người Hội thẩm nhân dân đó đối với vụ án, họ không hề quan tâm đến kết quả xét xử. Trong trường hợp bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị và cấp trên có cải sửa thì Hội thẩm nhân dân cũng không chịu trách nhiệm. Pháp luật hiện hành quy định về tiêu chuẩn về trình độ pháp luật của Hội thẩm nhân dân không cao, chỉ cần có kiến thức pháp luật, tức là có trình độ hiểu biết pháp luật ở mức độ nhất định là có thể được bầu vào Hội thẩm nhân dân vì vậy Hội thẩm nhân dân "ngang quyền" với Thẩm phán là rất khó khăn.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân - 9

Những vấn đề về chuyên môn trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất không được các Hội thẩm nhân dân hiểu một cách thấu đáo như: khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu như thế nào? Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã qua từng thời kỳ có phù hợp với pháp luật của từng thời kỳ đó không? Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đảm bảo về nội dung, hình thức theo quy định của pháp luật không? Do không có điều kiện để hiểu được những vấn đề chuyên sâu về pháp luật đất đai như vậy nên người Hội thẩm nhân dân phải dựa vào ý kiến của Thẩm phán là chủ tọa phiên tòa. Vì

vậy, trách nhiệm xét xử dồn hết vào một người Thẩm phán (chủ tọa phiên tòa) từ khâu nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị xét xử, thẩm vấn tại phiên tòa, nghị án, tuyên bản án, quyết định. Nguyên tắc "Tòa án xét xử tập thể vụ án dân sự và quyết định theo đa số", và nguyên tắc "khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán" khi giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất chưa thực sự chính xác, có sức thuyết phục.

Cũng chính từ sự bất cập về trình độ pháp lý của Hội thẩm nhân dân, ở một số ít vụ án do Hội thẩm nhân dân không hiểu biết pháp luật về đất đai, lại có đương sự là người thân quen của hội thẩm nên có ý kiến khác với Thẩm phán, vì hội thẩm là đa số nên buộc Thẩm phán phải tuyên bản án theo đa số không đúng pháp luật sau đó mới báo cáo với Tòa án cấp trên xem xét kháng nghị. Một vụ án bị cải, sửa, hủy thì trách nhiệm của Thẩm phán được quy định khá rò ràng và nghiêm khắc, còn trách nhiệm của người hội thẩm thì chưa rò ràng. Mặt khác, đòi hỏi đối với công tác xét xử ngày càng cao, Hội đồng xét xử phải có kiến thức chuyên sâu, áp dụng pháp luật một cách chính xác, các bản án, quyết định của Tòa án phải đảm bảo chất lượng không được để xảy ra tình trạng oan, sai, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

f. Có hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của ngành Tòa án nhân dân.

Qua báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân đã chỉ rò đội ngũ cán bộ Tòa án hiện vẫn còn thiếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ công chức còn yếu; thậm chí có những cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp nên có vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật hình sự làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành Tòa án nhân dân. Cụ thể: năm 2009, toàn ngành có 22 cán bộ vi phạm bị xử lý kỷ luật và 04 người bị truy cứu trách nhiệm hình sự; năm 2010, toàn ngành có 25 cán bộ vi phạm bị xử lý kỷ luật và 05 người bị truy cứu trách nhiệm hình sự; năm 2011 toàn ngành có 26 cán bộ vi phạm bị xử lý kỷ

luật và 05 người bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các sai phạm ở nhiều dạng trong đó có nhận hối lộ, cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, ra bản án trái pháp luật…. Nguyên nhân là do một số cán bộ, Thẩm phán còn mang nặng chủ nghĩa cá nhân; thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống; chưa ý thức rò trách nhiệm, đạo đức, tác phong của người cán bộ Tòa án; có lối sống buông thả, thực dụng, cơ hội; chưa thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân. Lãnh đạo một số Tòa án địa phương chưa làm tốt công tác giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, Thẩm phán; trình độ quản lý còn hạn chế, chưa sâu sát trong công tác quản lý cán bộ, thiếu những hình thức, biện pháp thích hợp để quản lý, kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, Thẩm phán nên chưa kịp thời phát hiện để uốn nắn ngay từ đầu đối với những biểu hiện sai trái của Thẩm phán, cán bộ, công chức để phòng ngừa vi phạm; chưa làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nên việc phòng ngừa chưa cao [17].

Để khắc phục khuyết điểm, thiếu sót này, ngành Toà án nhân dân sẽ chú trọng hơn nữa về chất lượng cán bộ ngay từ khâu tuyển dụng, đảm bảo về tiêu chuẩn chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tư cách đạo đức; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong công tác của cán bộ, công chức; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ để phát hiện kịp thời những sai sót của cán bộ, Thẩm phán; kiên quyết không bổ nhiệm, bổ nhiệm lại những Thẩm phán có sai phạm nghiêm trọng trong công tác; những trường hợp có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cho cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật; tiếp tục tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân”; triển khai sâu rộng cuộc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn ngành, với phương châm “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, “Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân

Thực tế công tác ngành Tòa án trong những năm qua cho thấy hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi đã và đang tấn công vào hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp trong đó có Tòa án. Tham nhũng trong hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp đang là vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Vì những lý do khác nhau, một số cán bộ, công chức đã không cưỡng lại được những cám dỗ vật chất. Tuy con số Thẩm phán, Thư ký Tòa án bị xử lý là rất ít so với tổng số Thẩm phán và Thư ký Tòa án trong cả nước nhưng lại gây ra tiếng xấu cho ngành, cho hoạt động áp dụng pháp luật của ngành Tòa án nhân dân. Khi giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất, sự thắng thua trong vụ án ảnh hưởng lớn tới các đương sự, vì vậy việc áp dụng pháp luật để phân định yêu cầu của bên nào có căn cứ pháp luật, bên nào không có căn cứ pháp luật để quyết định tài sản là của bên nào có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đòi hỏi người Thẩm phán phải thật công tâm, khả năng nhanh nhạy, chính xác trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật, trong việc xem xét, đánh giá chứng cứ. Nếu coi việc áp dụng pháp luật để phân xử, ra bản án, quyết định là một sự "ban ơn" cho đương sự để vòi vĩnh thì chắc chắn việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất sẽ bị biến dạng, méo mó. Đất đai, nhà cửa của người này lại quyết định cho người khác.

Nếu tác hại của nạn hối lộ, tham nhũng trong mọi mặt của đời sống xã hội là nghiêm trọng thì tác hại của nạn hối lộ trong việc áp dụng pháp luật khi xét xử do Thẩm phán thực hiện còn nghiêm trọng gấp nhiều lần. Bởi vì, khi người Thẩm phán nhận tiền, của, vật chất của đương sự thì phải tìm cách giải quyết có lợi cho họ vì thế quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ một cách triệt để, còn những người nghèo không có khả năng tài chính để "chạy án" sẽ phải gánh chịu những phán quyết bất lợi hoặc thậm chí bị "trắng tay". Điều đó không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân (lẽ ra được pháp luật bảo vệ) mà còn làm cho

công lý không được thực hiện, trật tự xã hội, công bằng xã hội bị đảo lộn và điều quan trọng hơn là người dân mất lòng tin vào ngành Tòa án nhân dân. Ngoài ra, nếu người Thẩm phán không có quan điểm chính trị rò ràng, không cương quyết bảo vệ pháp luật, không chí công vô tư sẽ rất dễ bị tác động bởi những người có chức vụ quyền hạn, những người thân quen dẫn đến sai lầm trong việc áp dụng pháp luật. Thực tiễn việc xét xử vụ án tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng đã gây nhiều bức xúc trong xã hội. Đây là bài học lớn về tính "độc lập xét xử" của Tòa án. Quá trình áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất cho thấy, có những vụ việc người có chức vụ quyền hạn hoặc những người trong gia đình họ nhờ Thẩm phán quan tâm, thậm chí có những vụ tuy họ không nhờ "quan tâm" nhưng người Thẩm phán vì nể nang, nên đã không khách quan, vô tư và công tâm khi xét xử.

Mặt khác, người thẩm phán ngoài quan hệ công tác còn có tất cả các mối quan hệ xã hội bình thường như tất cả các những người khác trong xã hội như người thân trong gia đình, dòng họ, xóm làng, bạn bè, đồng nghiệp. Việc nhờ vả quan tâm giải quyết những vụ tranh chấp có lợi cho mình thường xảy ra và là lẽ thường tình trong cuộc sống. Nếu người Thẩm phán không vững vàng, không kiên quyết bảo vệ pháp luật thì việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp sẽ không còn đúng đắn, các bản án, quyết định không đạt được các chuẩn mực cần thiết. Trong bức thư viết cho ngành Tòa án, đồng chí Trần Đức Lương - Ủy viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước đã viết:

Mỗi phán quyết của các đồng chí không chỉ là việc làm rò đúng sai đối với bên nguyên, bên bị trong vụ án, mà đồng thời phải là bài học cho mỗi cá nhân và tổ chức biết tự bảo vệ quyền tự do dân chủ cho chính mình và toàn thể cộng đồng xã hội. Do đó, dư luận luôn theo dòi sát sao công việc của các đồng chí. Những

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí