Tình Hình Giải Quyết Đơn Khiếu Nại Giám Đốc Thẩm, Tái Thẩm Của Tandtc Từ Năm 2008 Đến Năm 2010

Vì thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đều là thủ tục xét lại bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật nên hội đồng xét xử không xem xét trực tiếp về quyền và lợi ích của các bên đương sự mà chỉ xem xét tính hợp pháp của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trên cơ sở hồ sơ vụ án. Với tính chất như vậy, cả hội đồng giám đốc thẩm hay hội đồng tái thẩm có quyền không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là đúng, việc kháng nghị không có căn cứ; hoặc huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án nếu có một trong các căn cứ quy định tại Điều 192 của BLTTDS [27].

Việc khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm không ràng buộc bất cứ điều kiện gì với người đi khiếu nại nên họ khiếu nại theo tâm lý “cầu may”. Chính điều nay dẫn đến chất lượng đơn khiếu nại rất thấp, và gây sức ép, quá tải cho ngành toà án.

Trong năm 2008, Toà Dân sự TANDTC nhận được 11.331 đơn khiếu nại thì có 480 đơn không đúng thẩm quyền; 923 đơn không đủ điều kiện thụ lý; Năm 2009 nhận được 19.627 đơn thì có 1.629 đơn không thuộc thẩm quyền, 1.365 đơn không đủ điều kiện thụ lý; Năm 2010 nhận được 13.061 đơn khiếu nại thì có 621 đơn không đúng thẩm quyền và 875 đơn không đủ điều kiện thụ lý [33]

Bảng 2.2: Tình hình giải quyết đơn khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm của TANDTC từ năm 2008 đến năm 2010

Năm

Số lượng

đơn khiếu nại

Đã giải quyết

Trả lời đơn

Kháng nghị

Tỷ lệ kháng nghị

2008

11.689

8.258

7.736

522

6,3%

2009

22.777

6.907

6.085

822

11,9%

2010

14.061

6.366

5.621

745

11,7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân qua thực tiễn của Toà án nhân dân tối cao - 9

[Nguồn: tổng hợp từ số liệu của Vụ Thống kê, Tổng hợp - TANDTC]

Bảng 2.3: Số lượng đơn khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm của TANDTC từ năm 2011 đến năm 2013

Năm

Thụ lý

Giải quyết

2011

1187

967

2012

804

632

2013

614

561

[Nguồn: tổng hợp từ số liệu của Vụ Thống kê, Tổng hợp – TANDTC]


Nhìn vào bảng 2.3, số liệu giải quyết đơn giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC thì thấy rằng số lượng đơn gửi đơn TANDTC ngày càng có xu hướng giảm. Trong số việc đã thụ lý và giải quyết nêu trên chủ yếu là giải quyết về các tranh chấp đất đai. Nguyên nhân dẫn đến việc đơn gửi đơn TANDTC giảm có thể là do việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm giảm nên dẫn đến việc khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm giảm theo. Hoặc là cũng có thể do việc giải quyết các vụ án tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng đã thỏa đáng nên người dân không còn khiếu nại, đề nghị xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Một vấn đề luôn đặt ra hiện nay cho ngành toà án nói chung và TANDTC nói riêng là việc giải quyết đơn khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm như thế nào để thoả đáng lòng dân, để không gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong những năm qua, các toà án đã thực hiện tốt việc tiếp công dân, tạo điều kiện để công dân được trình bày ý kiến hoặc bổ sung tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại. Bên cạnh việc các đơn vị chức năng tiếp công dân, lãnh đạo TANDTC các cấp đã dành nhiều thiều gian lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, giải đáp nhiều thắc mắc của công dân và gắn việc tiếp dân với việc xem xét giải quyết khiếu nại của công dân đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Các toà án đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết đơn khiếu nại, đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp, kiến nghị của Đại biểu

Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban tư pháp Quốc hội… hay các ý kiến đóng góp, chuyển đơn của các cơ quan báo chí nhằm khắc phục những sai sót và đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả chất lượng của công tác này.

Tuy nhiên, hiện nay việc giải quyết đơn khiếu nại còn chậm, gây tâm lý bức xúc cho người dân. Trong những năm gần đây, để giải quyết tình trạng thiếu cán bộ TANDTC đã tuyển dụng, bổ sung thêm nguồn cán bộ, thẩm tra viên nhưng họ đều là những cử nhận luật mới tốt nghiệp ra trường, chưa có kinh nghiệm xét xử thực tế, chưa được đào tạo nghiệp vụ xét xử mà lại có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất, phát hiện những sai lầm trong những bản án, quyết định của những thẩm phán đã qua nhiều năm xét xử, thậm chí thẩm phán TANDTC. Đây là một điều bất cập trong quy chế tổ chức cán bộ của ngành toà án, và điều này ảnh hưởng xấu đến chất lượng công tác giám đốc thẩm, tái thẩm.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng giải quyết đơn khiếu nại của nhân dân, đảm bảo được tính ổn định, trật tự, pháp chế XHCN thì cần có những giải pháp mang tính tổng thể về mặt pháp lý và con người.

Các vụ án về tranh chấp đất đai có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm tại TANDTC chủ yếu tập tung tại Tòa Dân sự TANDTC. Theo số liệu thống kê tại Phòng nghiệp vụ Tòa Dân sự, Toà án nhân dân tối cao từ năm 2009 đến năm 2013 thì các vụ án tranh chấp đất đai được thụ lý giải quyết như sau:

Năm 2009, tổng số vụ án tồn của năm trước là 590 vụ, số vụ án đã thụ lý trong năm là 1159 vụ; như vậy tổng số vụ án đã thụ lý là 1749 vụ; trả lời đơn là 342 vụ, kháng nghị 98 vụ.[36]

Năm 2010, tổng số vụ án tồn của năm trước là 690 vụ, số vụ án đã thụ lý trong năm là 690 vụ; như vậy tổng số vụ án đã thụ lý là 1914; trả lời đơn là 257 vụ, kháng nghị 177 vụ.[37]

Năm 2011, tổng số vụ án tồn của năm trước là 1462 vụ, số vụ án đã thụ lý trong năm là 768 vụ; như vậy tổng số vụ án đã thụ lý là 2230 vụ; trả lời đơn là 741 vụ, kháng nghị là 366 vụ.[38]

Năm 2012, tổng số vụ án tồn của năm trước là 1138 vụ; số vụ án đã thụ lý trong năm là 719 vụ; như vậy tổng số vụ án đã thụ lý là 1857 vụ; trả lời đơn là 576 vụ, kháng nghị là 284 vụ.[39]

Năm 2013, tổng số vụ án tồn của năm trước là 1023 vụ; số vụ án đã thụ lý trong năm là 1101; như vậy tổng số vụ án đã thụ lý là 2124 vụ; trả lời đơn là 1048 vụ, kháng nghị là 234 vụ.[40]

Nhìn vào số liệu trên thì thấy các vụ án tranh chấp đất đai ngày càng có xu hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, nhiều vụ có tính chất phức tạp, tranh chấp gay gắt kéo dài dẫn đến việc giải quyết án còn nhiều tồn đọng. Nhìn chung các Toà án nhân dân đã tuân thủ các quy định của Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, nhận thức rò tính đặc thù trong việc giải quyết các vụ tranh chấp đất đai, kiên trì hòa giải, do đó số lượng vụ việc tranh chấp về quyền sử dụng đất được Toà án nhân dân hòa giải thành chiếm tỉ lệ lớn, góp phần giải quyết nhanh các vụ tranh chấp.

Về cơ bản TANDTC đã áp dụng đúng đắn và thống nhất các quy định của Luật đất đai năm 1987, 1993 và Luật đất đai năm 2003, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật khác về đất đai, các hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao về công tác xét xử các vụ án về tranh chấp đất đai. Đường lối xét xử các tranh chấp đất đai được các Toà án nhân dân tuân thủ và áp dụng các văn bản pháp luật tương đối tốt. Nhìn chung, chất lượng giải quyết của toà án ngày một nâng cao, góp phần quan trọng vào việc ổn định trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhà nước giao quyền sử dụng đất, bảo vệ các giao dịch dân sự hợp pháp trong đời sống xã hội… Phần lớn các

bản án, quyết định của Toà án nhân dân xét xử các loại tranh chấp về quyền sử dụng đất có căn cứ pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, được nhân dân đồng tình, dư luận xã hội ủng hộ và đảm bảo hiệu lực thi hành.

Bên cạnh những mặt tích cực đã nêu trên, công tác xét xử các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất đai tại Toà án nhân dân tối cao cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, có một số ít bản án, quyết định của toà án thể hiện chất lượng xét xử chưa tốt, có nhiều vụ án phải xét xử đi xét xử lại nhiều lần, số lượng án thụ lý vẫn còn tồn đọng nhiều…

Các sai phạm không chỉ giới hạn ở việc áp dụng pháp luật về đất đai mà còn xảy ra trong quá trình áp dụng pháp luật về tố tụng.

Ngoài ra còn có các vi phạm về thủ tục tố tụng khác trong quá trình toà án thụ lý điều tra, lập hồ sơ, xét xử như: đo đạc diện tích đất không chính xác, định giá đất quá thấp vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự…, dẫn đến hậu quả bản án, quyết định của toà án bị kháng cáo, kháng nghị nhiều. Điều đó nói lên rằng trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, toà án còn có những hạn chế, lúng túng khi áp dụng văn bản pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự, pháp luật về tố tụng dân sự, đường lối chính sách của nhà nước về đất đai trong từng giai đoạn lịch sử… dẫn đến bản án, quyết định của toà án còn chưa chính xác, khách quan. Tình trạng này phản ánh một sự thực khách quan là năng lực, trình độ chuyên môn của một bộ phận thẩm phán xét xử của Toà án nhân dân còn hạn chế. Chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiệm đã đề ra. Đó là một trong nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng tới uy tín của toà án.

2.2.3. Thực tiễn và vai trò của Toà án nhân dân tối cao trong việc đảm bảo sự thống nhất áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của hệ thống Toà án nhân dân

Về công tác xây dựng pháp luật: Toà án nhân dân tối cao được giao chủ trì xây dựng 05 Dự án luật, 09 Dự án pháp lệnh và 03 Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh, đã khẩn trương tiến hành

xây dựng các dự thảo, lấy ý kiến góp ý của các cơ quan có liên quan để chỉnh lý, hoàn thiện và trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Cho tới nay TANDTC đã được Quốc hội thông qua 02 Luật (Luật tố tụng hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự). Đối với các dự án luật, pháp lệnh còn lại, đã thành lập các Ban biên tập và Tổ soạn thảo, đang tiến hành triển khai xây dựng hoặc hoàn thiện các dự thảo để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến theo đúng chương trình, kế hoạch đề ra. Ngoài việc chuẩn bị tốt các Dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết được giao chủ trì soạn thảo, TANDTC còn tham gia đóng góp ý kiến đối với 24 Dự án luật và 02 Dự án pháp lệnh do cơ quan khác chủ trì soạn thảo có kiên quan đến tổ chức và hoạt động của toà án[36]

Nhìn chung, việc xây dựng các Dự án luật, pháp lệnh được thực hiện theo đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng. Trong quá trình xây dựng luôn quán triệt và thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng được nêu tại Nghị quyết 49 và các văn kiện khác trong các dự thảo luật, pháp lệnh, đảm bảo các quy định của pháp luật phải phù hợp với các điều kiện thực tế, có tính khả thi và đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ cải cách tư pháp.

Về công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật: Nhận thức rò tầm quan trọng của công tác áp dụng thống nhất pháp luật nhằm nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xét xử các vụ án là một trong những yêu cầu quan trọng mà Nghị quyết số 49 đặt ra. Toà án nhân dân tối cao quan tâm chỉ đạo công tác tổng kết thực tiễn xét xử và hướng dẫn áp dụng thống nhật pháp luật. Từ tháng 10-2005 đến hết tháng 6-2013, TANDTC đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và ban hành 10 thông tư liên tịch, đóng góp ý kiến đối với 33 thông tư liên tịch do các cơ quan khác chủ trì soạn thảo. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã xây dựng và ban hành 23 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự; Bộ

luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự… Hiện nay, Toà án nhân dân tối cao đang chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng 12 dự thảo Thông tư liên tịch và 14 dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động và công tác xét xử của các toà án. Riêng đối với lĩnh vực đất đai, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 như: Nghị quyết (Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-08-2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình), một số công văn như: Công văn 134/2005/KHXX ngày 20-6-2005 của Toà án nhân dân tối cao về việc thành lập Hội đồng định giá, công văn số 116/2004/KHXX ngày 22-7-2004 của Toà án nhân dân tối cao về việc thực hiện thẩm quyền của Toà án nhân dân theo quy định của Luật Đất đai năm 2003…vv [36].

Bên cạnh việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Toà án nhân dân tối cao đã tiến hành nhiều biện pháp khác để triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, trong đó công tác tập huấn nâng cao nghiệp vụ giải quyết các vụ việc dân sự liên quan đến tranh chấp đất đai được chú trọng. Kể từ khi Luật Đất đai năm 2003 được ban hành cho đến nay, Toà án nhân dân tối cao đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký, Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân các cấp, Tòa chuyên trách thuộc Toà án nhân dân tối cao trên phạm vi cả nước. Công tác nghiên cứu khoa học về pháp luật đất đai đã được Toà án nhân dân tối cao khuyến khích. Từ năm 2003 cho đến nay, Hội đồng khoa học Toà án nhân dân tối cao đã tổ chức nghiệm thu nhiều đề tài cấp Bộ và cấp cơ sở nghiên cứu về giải quyết tranh chấp đất đai...[36].

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai cũng được Toà án nhân dân tối cao quan tâm. Trong những năm qua, Toà án

nhân dân tối cao đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan thực hiện nhiều đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật khác nhau, trong đó có nội dung tuyên truyền phổ biến về pháp luật đất đai; phát hành các ấn phẩm, tài liệu để phục vụ công tác này.

Bên cạnh đó, hàng năm TANDTC còn ban hành hàng trăm công văn trao đổi nghiệp vụ với các toà án địa phương nhất là trong giải quyết các tranh chấp đất đai, cụ thể như sau:

Tại công văn số 27/TANDTC-DS ngày 25-01-2013, Toà án nhân dân tối cao đã trả lời Đồng chí Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau về việc trao đổi nghiệp vụ liên quan đến tranh chấp đất đai:

Toà án nhân dân tối cao nhận được Công văn số 232/CV-TA ngày 20- 11-2011 của Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau trao đổi nghiệp vụ về vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông Lâm Tấn Trực với bị đơn là ông Trần Tấn Diệp; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Lê Xuân Bình, ông Vò Thành Quân, ông Đặng Lâm Triều và ông Tô Hoài Thương. Sau khi nghiên cứu nội dung Công văn và các tài liệu kèm theo, Toà án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:

Toà án nhân dân tối cao chỉ đạo hướng dẫn thống nhất việc áp dụng pháp luật (theo tinh thần Công văn số 241/TANDTC-TK ngày 10-8-2011 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc xin ý kiến giải quyết các vụ án cụ thể). Trường hợp này chưa có tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án, nên việc có xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm hay không thuộc thẩm quyền của đồng chí Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau (theo quy định tại khoản 2 Điều 285 Bộ luật tố tụng dân sự).

Tại Công văn số 51/DS ngày 31-01-2013 gửi Toà án nhân dân tỉnh Phú Yên, Toà án nhân dân tối cao đã có ý kiến như sau:

Phúc đáp công văn số 49/2012/CV-TA ngày 26-6-2012 của Toà án

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022