Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân qua thực tiễn của Toà án nhân dân tối cao - 12

trong quá trình xét xử của Toà án nhân dân là hoạt động kiểm tra, giám sát trực tiếp cụ thể của một cơ quan có chức năng đặc biệt được pháp luật giao quyền đảm bảo tính pháp chế và tính thống nhất của hoạt động áp dụng pháp luật. Trong quá trình giải quyết vụ án, kiểm sát viên giám sát hoạt động xét xử việc tuân theo pháp luật và việc xét xử của toà án. Từ hoạt động này, các vi phạm, sai sót trong việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất được phát hiện kịp thời.

Một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng xét xử của Toà án nhân dân chính là toà án phải tiến hành kiểm tra hoạt động của mình. Tại báo cáo tổng kết ngành toà án năm 2005, Chánh án Nguyễn Văn Hiện đã nêu rò:

Tập trung giải quyết đúng và kịp thời đơn khiếu nại, tố cáo, đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, ưu tiên giải quyết trước đối với các đơn khiếu nại bức xúc kéo dài hoặc các đơn liên quan tới bản án, quyết định sắp hết thời hạn giám đốc thẩm, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám đốc việc xét xử của toà án cấp trên đối với các toà án cấp dưới để kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai sót về nghiệp vụ hoặc kháng nghị và xé xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm nghiêm trọng [50].

Để thực hiện tốt công tác giám đốc thẩm, cần phải nâng cao trình độ chuyên môn cho các thẩm phán, Thẩm tra viên, kiểm sát viên và cán bộ Viện kiểm sát nhân dân làm công tác giám đốc thẩm.

Quyết định giám đốc thẩm không những có ý nghĩa trong việc sửa chữa thiếu sót hoặc sai lầm của toà án cấp dưới mà còn có ý nghĩa làm chuẩn mực, mẫu cho toà án cấp dưới học tập đồng thời có ý nghĩa giáo dục cao nên các thẩm phán, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên phải có trình độ chuyên môn cao, nhạy bén về tình hình chính trị. Có phẩm chất đạo đức, khách quan vô tư trong quá trình xét xử. Bởi họ chính là người tiếp xúc với đơn khiếu nại của

đương sự, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tổng hợp, phân tích những tình tiết có trong hồ sơ vụ án để tham mưu đề xuất ý kiến về hướng xử lý khiếu nại đối với vụ án, soạn thảo các văn bản trả lời đơn khiếu nại hoặc văn bản kháng nghị. Có thể nói chất lượng của kháng nghị phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ làm công tác này. Thực tế cho thấy không ít những bản kháng nghị không được chấp nhận do cán bộ nghiên cứu báo cáo thiếu những tình tiết quan trọng của vụ án. Do đó, để làm tốt công tác giám đốc thẩm thì cần phải tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giám đốc thẩm về mọi mặt, nhất là về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về trình độ lựa chọn các quy phạm pháp luật, kinh nghiệm công tác, có kỷ luật không chỉ là đòi hỏi mà còn là trọng tâm của công tác cán bộ của ngành toà án.

Sáu là: Xây dựng và củng cố các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật

Thực tế công tác toà án cho thấy hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai. Các cơ quan này đã cung cấp nhiều tài liệu, chứng cứ có giá trị chứng minh để làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án. Khi các bên đương sự xuất trình các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình trong quá trình giải quyết vụ án không phải tài liệu nào cũng có giá trị pháp lý, đã có rất nhiều trường hợp tài liệu chỉ là bản photocopy chưa được công chứng, chứng thực và cũng chưa được toà án xác nhận đã đối chiếu với bản chính.

Vì vậy, để xác minh sự thật khách quan cần thiết phải trưng cầu giám định. Các chứng cứ, tài liệu của các cơ quan bổ trợ tư pháp đều được xem xét, thẩm tra, đánh giá tại phiên tòa khi toà án xét xử và có giá trị chứng minh nếu có đầy đủ giá trị pháp lý kết hợp với các chứng cứ khác trong vụ án. Hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp kém hiệu quả, không chính xác, kịp thời dẫn đến sai lệch trong việc ban hành các phán quyết.

3.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân tối cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Về công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật: Theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ hướng dẫn các toà án áp dụng pháp luật thống nhất, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các toà án. Bất cứ văn bản pháp luật nào ra đời mà không đi vào thực tế, không phù hợp với thực tế thì không những phát huy được vai trò của pháp luật trong việc định hướng hành vi xử sự của mỗi công dân, mà tự thân nó sẽ mất đi theo quy luật tự đào thải. Để văn bản pháp luật đi vào thực tế, ngoài việc nâng cao chất lượng của văn bản pháp luật, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng. Thực tiễn hoạt động của toà án trong thời gian qua cho thấy, công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất của Toà án nhân dân tối cao chưa được thực hiện đầy đủ, còn nhiều bất cấp. Công tác giải thích pháp luật thuộc quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa được chú trọng đúng mức. Đó là nguyên nhân làm cho việc áp dụng pháp luật trong hoạt động áp dụng pháp luật về tranh chấp đất đai tại TANDTC trong nhiều trường hợp còn lúng túng, chưa đạt kết quả cao.

Đối với công tác hướng dẫn pháp luật của Toà án nhân dân tối cao, Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã chỉ rò: Toà án nhân dân tối cao tập trung vào công tác tổng kết xét xử, hướng dẫn các toà án áp dụng pháp luật thống nhất; việc hướng dẫn áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân tối cao cần được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: qua báo cáo tổng kết xét xử hàng năm của ngành, qua các văn bản hướng dẫn đơn hành đối với từng vấn đề nhưng cần chú trọng nhất là hình thức áp dụng pháp luật có hiệu lực cao nhất là quan trọng nhất là các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Bên cạnh đó, TANDTC cần quan tâm hơn công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật để đáp

Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân qua thực tiễn của Toà án nhân dân tối cao - 12

ứng tình hình thực tế, để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật trong việc thực hiện áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.

Về công tác tổ chức, cán bộ: Không ngừng nâng cao năng lực chuyển môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ TANDTC.

Hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai tại TANDTC là hoạt động tố tụng quan trọng đòi hỏi các cán bộ, thẩm phán phải có năng lực chuyển môn và nghiệp vụ vững vàng khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong thực tế, thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là những thẩm phán được chuyển từ địa phương lên, là những người đang giữ cương vị là thẩm phán cấp tỉnh hoặc là những người đang giữ chức Trưởng các đơn vị thuộc TANDTC. Như vậy, thẩm phán TANDTC hầu hết chưa được đào tạo kỹ năng xét xử mà chủ yếu là những thẩm phán có kinh nghiệp xét xử và có thâm niên trong ngành toà án, số lượng thẩm phán đã qua đào tạo nghiệp vụ xét xử tại Học viện Tư pháp đang giữ chức thẩm phán TANDTC là rất ít. Muốn vậy, ngoài nhiệm vụ tự trau đồi, học tập của từng cán bộ trong đơn vị TANDTC; TANDTC nên tích cực mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về giải quyết tranh chấp đất đai để nâng cao chất lượng xét xử.

Coi trọng công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử các vụ án về tranh chấp đất đai tại TANDTC để hoạt động áp dụng pháp luật sát thực tiễn hơn

Tổng kết kinh nghiệm xét xử các vụ án tranh chấp đất đai theo pháp luật của TANDTC là việc đánh giá hoạt động của cơ quan này trên các vấn đề quyết định bản án, áp dụng pháp luật về nội dung cũng như luật tố tụng, các vấn đề tác động đến việc đưa ra phán quyết của toà án. Từ đó, xác định những bản án, quyết định chính xác, có tính mẫu mực làm căn cứ tham khảo cho các vụ việc tương tự về sau. Ngoài ra, công tác tổng kết kinh nghiệm sẽ giúp TANDTC phát hiện những bản án, quyết định đã ban hành chưa chính xác, chưa thỏa đáng, còn tồn tại những sai lầm trong việc xem

xét đánh giá chứng cứ, trong việc lựa chọn những quy phạm pháp luật để áp dụng và rút kinh nghiệm.

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra đối với các hoạt động xét xử các tranh chấp về đất đai của Toà án nhân dân tối cao để đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật.

- Tăng cường vai trò giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội đối với hoạt động áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân nói chung và với hoạt động xét xử các tranh chấp về đất đai của TANDTC.

- Coi trọng hình thức giám sát của tổ chức chính trị, xã hội, của quần chúng nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng với hoạt động xét xử của TANDTC.

- Tăng cường công tác tự kiểm tra, thanh tra trong nội bộ TANDTC đối với hoạt động của TANDTC trong việc xét xử, giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai.

- Xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi tham nhũng, hối lộ, tiêu cực trong đội ngũ thẩm phán và cán bộ công chức của TANDTC

Đổi mới mô hình tố tụng trong xét xử tranh chấp đất đai và tăng cường thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân tối cao.

Trong cơ cấu tổ chức của TANDTC, mặc dù đã bỏ bớt thiết chế Ủy ban thẩm phán nhưng hiện tại vẫn tồn tại ba Tòa phúc thẩm. Điều này không phù hợp với chủ trương, đường lối đã đề ra tại các Nghị quyết số 08, 48, 49 của Bộ chính trị trong đó xác định hướng đổi mới là TANDTC không xét xử mà tập trung vào công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Ngoài ra, nếu để thiết chế này trong cơ cấu tổ chức của TANDTC sẽ dẫn đến tình trạng TANDTC lại có thể xét lại ngay chính bản án, quyết định của mình.

Thẩm quyền xét xử của mỗi cấp toà án hiện đang được xác định vừa theo lãnh thổ, vừa theo tính chất các vụ việc và thủ tục giải quyết xét xử các vụ án. Theo quy định của pháp luật tố tụng, thì TAND cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Các toà án cấp trên đều có thẩm quyền xét xử hỗn hợp hoặc vừa phúc thẩm vừa giám đốc thẩm như của TANDTC, hoặc có đầy đủ cả 3 thẩm quyền xét xử theo trình tự giải quyết 1 vụ án, đó là vừa xét xử sơ thẩm vừa phúc thẩm vừa giám đốc thẩm, tái thẩm như ở toà án cấp tỉnh. Điều này là không thể hiện đúng, chính xác tính chất hoạt động, vai trò, vị trí của toà án mỗi cấp quy định trong hệ thống toà án. Trên thực tế mặc dù đã từng bước tăng thẩm quyền xét xử cho các TAND nhưng các TAND cấp tỉnh vẫn phải giải quyết số lượng không nhỏ các vụ án theo thủ tục sơ thẩm mà lẽ ra các vụ án này phải được xét xử, giải quyết ở toà án cấp huyện với tư cách là trong hệ thống tổ chức của toà án tồn tại quá nhiều cơ quan có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm (63 toà án cấp tỉnh, 5 Tòa chuyên trách của TANDTC và Hội đồng thẩm phán TANDTC) thì mục tiêu thống nhất trong việc áp dụng pháp luật và xác định đường lối xét xử chung của chế định giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ bị ảnh hưởng. Trên thực tế, đã có những quyết định giám đốc thẩm của Tòa chuyên trách TANDTC bị Hội đồng thẩm phán TANDTC hủy. Ngoài ra, việc có nhiều cấp giám đốc thẩm cùng với quy định không hạn chế về điều kiện kháng nghị và thủ tục không rò ràng trong việc xem xét đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, một mặt làm cho việc giải quyết vụ việc kéo dài, mặt khác làm mất tính ổn định trong các phán quyết của toà án và ở một chừng mực nào đó là vô hiệu hóa nguyên tắc toà án thực hiện chế độ 2 cấp xét xử

Ở TANDTC vẫn còn nặng về xét xử phúc thẩm bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ rất quan trọng khác là giám đốc việc xét xử của các toà án, tổng kết kinh nghiệm xét xử và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, quản lý các toà án địa phương về tổ chức.

Tổ chức hệ thống toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập Tòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp toà án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức TAND theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành. Việc triển khai thực hiện thành lập toà án sơ thẩm khu vực, toà án phúc thẩm, toà án thượng thẩm, đổi mới tổ chức và hoạt động của TANDTC trong thực tế, cần phải đặt ra và giải quyết rất nhiều vấn đề cụ thể như: xác định nguyên tắc thành lập; vị trí và mô hình; nhiệm vụ, thẩm quyền; tên gọi; tiêu chí thành lập và xác định số lượng; cơ cấu tổ chức; biên chế; cán bộ và cơ sở vật chất; mối quan hệ với các cơ quan công tố và điều tra; mối quan hệ giữa các cấp toà án; sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và sự giám sát của cơ quan dân cử; về việc bầu Hội thẩm; quản lý về tổ chức đối với các toà án; đưa ra các giải pháp và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và hoạt động xét xử các vụ án về tranh chấp đất đai tại TANDTC có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng là yếu tố quan trọng. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động áp dụng pháp luật về giải quyết các tranh chấp đất đai tại TANDTC là bằng đường lối xét xử, bằng phương pháp đổi mới và tổ chức, hoạt động của TANDTC sao cho ngày càng có hiệu quả hơn và chất lượng áp dụng pháp luật ngày càng tốt hơn. Cùng với việc coi trọng công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử các vụ án về đất đai tại TANDTC thì việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra đối với hoạt động giải quyết các vụ án về tranh chấp đất đai tại TANDTC cũng được đề cao để đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, xây dựng và củng cố các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp trong bối cảnh hiện nay là nhằm góp phần nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại TANDTC.

Trong những năm qua, TANDTC đã có những cố gắng trong việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại. Một số nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự không được thực hiện đầy đủ làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả xét xử. Hoạt động của toà án chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí