Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân qua thực tiễn của Toà án nhân dân tối cao - 13

KẾT LUẬN


Áp dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật nhưng là hình thức có tính đặc thù bởi chủ thể áp dụng pháp luật là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và được thực hiện theo trình tự thủ tục nhất định.

TAND có nhiệm vụ “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (khoản 3, Điều 102 Hiến pháp năm 2013). Như vậy, toà án và thẩm phán chính là hiện thân của công lý, công bằng là cái khiên để bảo vệ quyền con người, quyền công dân nên việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai có những đặc thù nhất định so với việc áp dụng pháp luật của các cơ quan khác: việc áp dụng pháp luật diễn ra tại phiên tòa xét xử công khai, dân chủ với các thủ tục tố tụng do thẩm phán và hội thẩm nhân dân tiến hành và chất lượng của việc áp dụng pháp luật phụ thuộc vào chất lượng của bản án, quyết định của toà án.

Trong những năm qua việc áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân tối cao giải quyết các tranh chấp đất đai đã góp phần ổn định trật tự xã hội, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và nhà nước. Tuy nhiên, một số bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao còn có những sai lầm như: Nội dung phán quyết không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Phần lớn nguyên nhân là do áp dụng sai quy phạm pháp luật. Việc tìm, lựa chọn và áp dụng sai quy phạm pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai là do rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là tình trạng thiếu hụt thẩm phán kéo dài trong nhiều năm, trình độ năng lực chuyên môn nghề nghiệp của thẩm phán và hội thẩm nhân dân còn nhiều bất cập trong khi các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai chưa hoàn chỉnh, chưa được hướng dẫn thì hành kịp thời. Pháp luật về đất đai của nhà nước ta thay đổi qua từng thời kỳ, để phù hợp với công cuộc

xây dựng và bảo vệ đất nước, vì vậy cần phải có đường lối chung và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng pháp luật trong từng giai đoạn lịch sử này. Trong hoạt động xét xử của toà án thì lực lượng áp dụng pháp luật chủ yếu là thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Vì vậy, việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ hội thẩm và thẩm phán đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của Đảng và nhà nước trong thời kỳ mới đang là yêu cầu chung của Đảng và nhà nước đối với bộ máy nhà nước trong đó có Toà án nhân dân nói chung và TANDTC nói riêng. Để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các tranh chấp đất đai thì ngoài các Nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Toà án nhân dân tối cao cần có nghị quyết của Hội đồng thẩm phán hoặc thông tư liên ngành hướng dẫn về thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp về sử dụng đất. Ngành Toà án nhân dân cần thực thi những giải pháp có hiệu quả cao, coi trọng công tác tổng kết rút kinh nghiệm về đường lối xét xử tranh chấp quyền sử dụng đất, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tiến hành xử lý kịp thời nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, trước tình hình tranh chấp đất đai ngày càng nhiều, tính chất phức tạp ngày càng tăng thì việc nghiên cứu vấn đề áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai, tìm ra những nguyên nhân của việc áp dụng sai pháp luật trong việc xét xử các tranh chấp đất đai, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử phục vụ công cuộc cải cách tư pháp là vấn đề mang tính thời sự cả về lý luận và thực tiễn. Những giải pháp mà tác giả luận văn đưa ra có thể chưa được toàn diện, nhưng có ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn. Thực hiện tốt những giải pháp cơ bản đó sẽ nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc xét xử các tranh chấp đất đai ngày càng chính xác, càng đúng pháp luật thì càng giảm thiểu tiến tới chấm dứt trình trạng án oan sai, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và mọi công dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

2. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005, về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

3. Đại học Quốc gia Hà Nội (2002), Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân qua thực tiễn của Toà án nhân dân tối cao - 13

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Động (2008), “Giáo trình lý luận về Nhà nước và Pháp luật” Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Hồi (2009), “Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội.

13. Khoa Luật đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Quốc hội (1987), Luật đất đai năm 1987.

15. Quốc hội (1993), Luật đất đai năm 1993.

16. Quốc hội (2003), Luật đất đai năm 2003.

17. Quốc hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 2013.

18. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002.

19. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946, Hà Nội.

20. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959, Hà Nội.

21. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.

22. Quốc hội (1981), Luật tổ chức Toà án nhân dân, Hà Nội.

23. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

24. Quốc hội (2001), Hiến pháp sửa đổi, bổ sung, Hà Nội.

25. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Toà án nhân dân, Hà Nội.

26. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004, Hà Nội.

27. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

28. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Hà Nội.

29. Lê Xuân Thân (2004), Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

30. Toà án nhân dân tối cao (2002), Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Toà án nhân dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.

31. Toà án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác ngành toà án năm 2005, Hà Nội.

32. Toà án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết ngành toà án năm 2006 và phương hướng công tác năm 2007.

33. Toà án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo công tác ngành toà án năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011, Hà Nội.

34. Toà án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo công tác ngành toà án năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2012, Hà Nội.

35. Toà án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác ngành toà án năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2013 , Hà Nội.

36. Tòa dân sự - Toà án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009, Hà Nội.

37. Tòa dân sự - Toà án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010, Hà Nội.

38. Tòa dân sự - Toà án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011, Hà Nội.

39. Tòa dân sự - Toà án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012, Hà Nội.

40. Tòa dân sự - Toà án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013, Hà Nội.

41. Tòa phúc thẩm - Toà án nhân dân tối cao (2009-2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009-2010, Hà Nội.

42. Tòa phúc thẩm tại Hà Nội - Toà án nhân dân tối cao (2012-2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012-2013, Hà Nội.

43. Toà phúc thẩm tại thành phố Đà Nẵng – Toà án nhân dân tối cao (2009- 2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009-2010, thành phố Đà Nẵng.

44. Toà phúc thẩm tại thành phố Đà Nẵng – Toà án nhân dân tối cao (2010-2011),

Báo cáo tổng kết công tác năm 2010-2011, thành phố Đà Nẵng.

45. Tòa phúc thẩm tại thành phố Đà Nẵng - Toà án nhân dân tối cao (2012-2013),

Báo cáo tổng kết công tác năm 2012-2013.

46. Toà phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh – Toà án nhân dân tối cao (2009-2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009-2010, thành phố Hồ Chí Minh.

47. Toà phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh – Toà án nhân dân tối cao (2010 – 2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 – 2011, thành phố Hồ Chí Minh.

48. Tòa phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh - Toà án nhân dân tối cao (2012-2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012-2013, thành phố Hồ Chí Minh.

49. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

50. Trường Đào tạo các chức danh tư pháp (2002), Sổ tay Thẩm phán, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

51. Vụ Thống kê - Tổng hợp Toà án nhân dân tối cao (2009), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử phúc thẩm các vụ việc dân sự tại TANDTC năm 2009, Hà Nội.

52. Vụ Thống kê - Tổng hợp Toà án nhân dân tối cao (2010), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử phúc thẩm các vụ việc dân sự tại TANDTC năm 2010, Hà Nội.

53. Vụ Thống kê - Tổng hợp Toà án nhân dân tối cao (2011), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử phúc thẩm các vụ việc dân sự tại TANDTC năm 2011, Hà Nội.

54. Vụ Thống kê - Tổng hợp Toà án nhân dân tối cao (2012), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử phúc thẩm các vụ việc dân sự tại TANDTC năm 2012, Hà Nội.

55. Vụ Thống kê - Tổng hợp Toà án nhân dân tối cao (2013), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử phúc thẩm các vụ việc dân sự tại TANDTC năm 2013, Hà Nội.

56. Vụ Thống kê - Tổng hợp Toà án nhân dân tối cao (2009), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự tại TANDTC năm 2009 và phương hướng công tác năm 2010, Hà Nội.

57. Vụ Thống kê - Tổng hợp Toà án nhân dân tối cao (2010), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự tại TANDTC năm 2010 và phương hướng công tác năm 2011, Hà Nội.

58. Vụ Thống kê - Tổng hợp Toà án nhân dân tối cao (2011), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự tại TANDTC năm 2011 và phương hướng công tác năm 2012, Hà Nội.

59. Vụ Thống kê - Tổng hợp Toà án nhân dân tối cao (2012), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự tại TANDTC năm 2012 và phương hướng công tác năm 2013, Hà Nội.

60. Vụ Thống kê - Tổng hợp Toà án nhân dân tối cao (2013), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự tại TANDTC năm 2013 và phương hướng công tác năm 2014, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022