Đánh Giá Thành Công, Hạn Chế Của Các Công Trình Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước Và Khoảng Trống Nghiên Cứu

hạn yếu tố kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá, khoa học công nghệ, doanh nghiệp, khách hàng, cạnh tranh…..

Vận dụng lý thuyết marketing vào lĩnh vực bảo hiểm được Seth Kravitz, Matt Wilson, Lev Barinskiy, 2010 đề cập tới trong công trình “Mastering Insurance marketing: Insurance Marketing Is Changing Dramatically” [81]. Trong đó, các tác giả đã chỉ rõ mối liên hệ giữa lý thuyết marketing và lĩnh vực bảo hiểm đồng thời chỉ rõ từng nội dung của marketing mix trong lĩnh vực bảo hiểm, chẳng hạn, chính sách về sản phẩm, về giá, trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách quảng bá, phân phối sản phẩm…Nhiều công cụ và giải pháp thực hiện quảng bá sản phẩm mới được trình bày trong công trình này.

Tuy nhiên, những nội dung mà tác giả trình bày chủ yếu là của doanh nghiệp bảo hiểm của Mỹ không có liên hệ với bất cứ doanh nghiệp bảo hiểm nào ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Các công trình liên quan tới doanh nghiệp bảo hiểm, marketing mix trong lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh bảo hiểm: chẳng hạn trong nghiên cứu “Insurance 2020: Turning Change into Opportunity” (2012) được viết bởi PWC (Price Waterhouse Coopers) là một trong bốn doanh nghiệp kiểm toán hàng đầu thế giới [74]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tương lai các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có xu hướng thay đổi mô hình thông qua việc đổi mới phương pháp phát triển thị trường, tập trung vào R&D (Reseach and Development), đổi mới tạo ra các sản phẩm mới. Trong mô hình sáng tạo và mở rộng, chiến lược phát triển, đổi mới là yếu tố đi đầu, tiếp theo đó mới là các yếu tố về thị trường, bán hàng và cuối cùng là sản phẩm và dịch vụ. Quan trọng nhất trong chiến lược phát triển là cần nghiên cứu để tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tiếp sau đó là các chiến lược marketing trong đó có marketing mix-7P.

Ở các thị trường mới nổi, các sản phẩm bảo hiểm sẽ phải thích nghi với điều kiện riêng biệt của từng khu vực. Việc mở rộng quy mô bảo hiểm có thể là di chuyển đến các khu vực mới và xác định rõ mục tiêu phân khúc khách hàng mới cho các sản phẩm. Sự suy thoái của các dịch vụ bảo hiểm tại các thị trường phát triển do khủng hoảng tài chính lại thúc đẩy sự phát triển của ngành này tại các nền kinh tế mới nổi. Nghiên cứu khẳng định rằng, không phân biệt cho dù doanh nghiệp đang ở thị trường phát triển hay thị trường mới nổi, các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải dự đoán được sự thay đổi và chuẩn bị cho sự tăng trưởng.

Công trình “Marketing Strategies in Life Insurance Services” của Beenish Shameem and Sameer Gupta [49] đã chỉ ra chiến lược marketing hiện đại trong

ngành dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Tác giả cho rằng chiến lược marketing doanh nghiệp thực thi trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm là hướng tới khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua sự hài lòng của khách hàng. Áp dụng marketing mix hết sức quan trọng. Ở đây sản phẩm dịch vụ là vô hình, chính là những sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Các chính sách bảo hiểm cần phải minh bạch để thuyết phục được khách hàng tiềm năng. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể thay đổi nhận thức của công chúng bằng các chiến lược marketing khác nhau.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tập trung vào chính sách thu hút được nhiều hơn khách hàng thông qua bảo hiểm nhân thọ nhóm những người cùng trong một gia đình, hoặc làm tại một doanh nghiệp… Để thu hút loại khách hàng này có thể thông qua quảng cáo, phát tờ rơi, treo băng rôn tại các khu vực đông dân cư. Tiếp xúc qua điện thoại cũng được bảo hiểm nhân thọ quan tâm. Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể gọi điện hoặc nhắn tin để tư vấn và cung cấp thông tin cho khách hàng. Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể quảng bá hình ảnh của mình bằng việc tham gia các hoạt động từ thiện, qua đó họ có thể công khai và quảng bá hình ảnh của mình trên các phương tiện truyền thông. Việc giữ mối liên hệ thường xuyên với các khách hàng rất hữu ích, giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng hình ảnh thương hiệu. Thông thường các doanh nghiệp bảo hiểm thường gửi các thông điệp tới khách hàng vào các dịp đặc biệt như sinh nhật, các ngày lễ hoặc kỉ niệm,… một số doanh nghiệp bảo hiểm nhận thọ sử dụng các phiếu giảm giá ăn tối tại các nhà hàng cho các khách hàng có hợp đồng bảo hiểm đôi.

Công trình Nghiên cứu “Insurance Industry: Challenges, Reforms and Realignment” [59] của Hitesh Bhasin năm 2012 đã có những phân tích, đánh giá về các thách thức, rủi ro trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.

Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đang phải đối mặt với các thách thức về thuế. Thuế bảo hiểm được áp dụng trên cả nguồn cung và cầu. Thuế đối với nguồn cung ứng đánh vào các doanh nghiệp bảo hiểm gia tăng làm giảm sự hấp dẫn vào lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cạnh tranh diễn ra giữa các đối thủ lớn nên khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau. “Sáng tạo” là giải pháp tối ưu để doanh nghiệp có thể vượt trội trong cạnh tranh. Sáng tạo không chỉ tạo ra nhiều loại hình sản phẩm mới mà còn mở rộng các loại khách hàng mới và mở rộng nhiều thị trường mới.

Công trình của Mehul Raja năm 2013 về Marketing Strategies of LIC [68] đã chỉ ra cách thức áp dụng marketing mix của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn nhất Ấn Độ( LIC) thực hiện trong những năm qua. Đây chính là tác nhân căn bản dẫn đến sự thành công của LIC. Doanh nghiệp này đã sử dụng nhiều chiến lược khác nhau gồm chiến lược về đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược định giá linh hoạt và nhờ vào các chính sách marketing phù hợp đã mang tới thành công cho LIC. Các sản phẩm của LIC vô cùng đa dạng gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm y tế, bảo hiểm quỹ tương hỗ, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm nhà ở, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tín dụng. LIC vẫn tiếp tục nghiên cứu để đưa ra nhiều sản phẩm đa dạng hơn, đặc biệt là các sản phẩm hướng tới trẻ em, người già, phụ nữ và người khuyết tật, người nghèo. LIC phân phối sản phẩm thông qua nhiều kênh khác nhau cả trực tiếp và gián tiếp. Chúng bao gồm các đại lí, nhân viên môi giới, nhân viên bán lẻ, chi nhánh bán lẻ, liên minh với các ngân hàng và các nhà phân phối, các cơ quan, doanh nghiệp. Chính sách giá cả phù hợp là một yếu tố rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới khối lượng hàng bán ra. Các chiến lược quảng cáo của LIC rất đơn giản và dễ hiểu. Mục đích chính là để truyền tải các chính sách khác nhau và thương hiệu của mình.

Áp dụng Marketing mix tại tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh - 4

Trong công trình nghiên cứu “Mega Insurance Agency Marketing” của Robyn Sharp [78] đã đề cập tới 7 thành phần chính của marketing mix bao gồm Product– Sản phẩm, Price – Giá, Place – Kênh phân phối, Promotion – Xúc tiến, Process– Quy trình vận hành, People – Nhân lực và Physical evidence – Phương tiện, cơ sở vật chất. Về sản phẩm, các sản phẩm bảo hiểm đưa ra dựa trên nhu cầu của người sử dụng, sẽ giúp sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường. Việc phát triển sản phẩm mới cần dựa trên một tầm nhìn mới, một cách tiếp cận mới và một chiến lược mới. Về định giá, xây dựng chiến lược giá rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường mục tiêu và triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Tại thị trường Ấn Độ, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, áp lực lạm phát gia tăng và phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong xã hội, nên cần có chiến lược giá cụ thể và phù hợp tới từng phân khúc đối tượng khách hàng. Trong yếu tố “Place” có hai khía cạnh quan trọng là quản lí nhân viên bảo hiểm và đặt chi nhánh. Tuy nhiên, ở các khu vực nông thôn, thì các đại lí hay nhân viên bảo hiểm còn hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp. Vị trí đặt đại lí cũng rất quan trọng, bởi nó tạo lợi nhuận và giúp tạo lòng tin cho khách hàng. Vì vậy, việc quản lí chi nhánh đại lí cần có một tầm nhìn mới, cách tiếp cận khác biệt và có phong cách sáng tạo riêng. “Promotion” được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông bao gồm truyền hình, phát thanh, internet

và các phương tiện in ấn. Trong đó truyền thông, truyền hình và internet được đánh giá đem lại hiệu quả quảng cáo lớn nhất. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều có bộ phận chịu trách nhiệm quảng cáo riêng biệt. Họ luôn giữ mối quan hệ tốt với bộ phận truyền thông là các nhân viên truyền hình, nhà báo, phóng viên. Thực hiện các chương trình ưu đãi cho khách hàng bằng các món quà nhỏ vào các dịp đặc biệt hoặc giảm giá chiết khấu sản phẩm bảo hiểm… Internet là kênh quảng cáo trực tuyến và kết nối quan trọng. Qua đó các ý kiến hay khiếu nại được gửi qua email, được công nhận về mặt pháp lí và cũng là con đường nhanh gọn và đơn giản nhất để giải quyết các vướng mắc của khách hàng

Công trình của Frederic Mishkin đã phân tích hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm tại Chương 12– Các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong cuốn sách “Economics of Money, Banking, and Financial Markets” [55] được xuất bản năm 1995.

Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp bảo hiểm là một trong số các tổ chức phi tài chính, cùng với các quỹ tương hỗ, các doanh nghiệp tài chính được chính phủ đứng ra làm trung gian tài chính. Cuộc khủng hoảng bảo hiểm 1970, 1980,1990 tại Mỹ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh doanh bảo hiểm. Đầu tư giảm sút, phá sản gia tăng đã buộc các doanh nghiệp bảo hiểm tăng các khoản đền bù, bởi vậy đã gây tổn thất nặng nề cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong bối cảnh đó, việc áp dụng marketing mix bị xáo trộn và không hiệu quả.

Công trình nghiên cứu “7P’s of Services Marketing in Insurance and Banking Services” của G. Kalaimani, trưởng khoa quản trị kinh doanh trường đại học Sri Vasavi College Erode [57] dựa trên tình hình thực tế của các doanh nghiệp bảo hiểm tại Ấn Độ, công trình này cho rằng ba yếu tố chính được sử dụng để xác định mức giá sản phẩm bảo hiểm nhân thọ là tỷ lệ tử vong, chi phí và lợi nhuận. Yếu tố “Place” trong dịch vụ bảo hiểm được đề cập tới bao gồm nhân viên quản lí bảo hiểm và các đại lí. Đây chính là hai yếu tố cầu nối để đưa sản phẩm bảo hiểm tới khách hàng.

Trên thực tế, Ấn Độ là quốc gia có tỉ lệ mù chữ cao và kinh tế nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn, nghiên cứu chỉ ra cần phải quan tâm tới yếu tố xúc tiến thương mại thông qua quảng cáo, tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm… để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm nhiều hơn nữa.

Trong yếu tố “Process”, tốc độ và tính chính xác của thanh toán là rất quan trọng. Các điều khoản quy định cần được đưa ra dễ hiểu, dễ tính toán để thuận tiện cho khách hàng. Phân phối là một yếu tố quyết định thành công cho tất cả các

doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh nghiệp tài chính và ngân hàng là các kênh phân phối hấp dẫn đối với các loại bảo hiểm ở Ấn Độ.

Tại Ấn Độ các ngân hàng hy vọng tối đa hóa hoạt động của mạng lưới bằng việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm. Thay vì các hình thức sở hữu chính thức, một liên kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng được tạo ra, thường gọi là ngân hàng đảm bảo. Để tối đa hóa lợi nhuận và đa dạng hóa các sản phẩm của mình, việc ứng dụng marketing để thúc đẩy hoạt động bảo hiểm là vô cùng quan trọng.

Công trình “Best Practices in Marketing of Insurance and Banking Sector” của Muddhubangaru Srija in trên tạp chí “Journal of management and science–JMS”

[71] đã giới thiệu vận dụng maketing trong ngành dịch vụ bảo hiểm của Ấn Độ.

Ở đó tác giả cho rằng với dân số đông và tỉ lệ tăng trưởng hàng năm từ 15– 20%, tiềm năng của ngành dịch vụ Ấn Độ là vô cùng lớn. Vì vậy chiến lược ứng dụng marketing mix trong kinh doanh bảo hiểm và ngân hàng được đánh giá là chiến lược tốt nhất để phát triển hơn nữa ngành dịch vụ này. Trong tương lai các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng sẽ trở thành con đường mới để tăng trưởng kinh tế và phát triển vì chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Trong định giá các sản phẩm hữu hình, chi phí sản xuất được lấy làm cơ sở cho việc định giá. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dịch vụ, cụ thể là trong bảo hiểm thì việc định giá sản phẩm bảo hiểm trở nên khó khăn và rắc rối hơn. Các căn cứ quan trọng để định giá dịch vụ bảo hiểm là tỷ lệ tử vong, tỷ lệ lãi suất và các chi phí phát sinh trong kinh doanh bảo hiểm.

Lĩnh vực bảo hiểm có nhu cầu thị trường lớn trong nền kinh tế hiện nay. Mặc dù có các cuộc khủng hoảng tài chính, nhu cầu bảo hiểm vẫn tăng lên. Để gia tăng tốc độ tăng trưởng, cần phải có kế hoạch truyền thông giới thiệu sản phẩm tốt hơn nữa. Việc sử dụng công nghệ, marketing trực tuyến, kết hợp và sử dụng marketing mix là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc xây dựng thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng.

Công trình nghiên cứu “Insurance Marketing– Services and Relationships” (1998) của Mikael Gidhagen [69] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa marketing dịch vụ và bảo hiểm.

Tác giả đã chỉ ra rằng ở Thụy Điển việc bãi bỏ các quy định về tham gia thương mại quốc tế và tài chính quốc tế đã tạo ra một thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh. Dựa trên dự án nghiên cứu kinh doanh bảo hiểm được khởi xướng tại khoa quản trị kinh doanh, đại học Uppsala với trọng tâm của dự án này là mối quan hệ giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng; đánh giá mối quan hệ giữa mức giá

và các dịch vụ được cấp; đánh giá của khách hàng về mối quan hệ trao đổi; mức độ phụ thuộc lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau và những tác động của quản trị marketing trong các doanh nghiệp bảo hiểm.

Dịch vụ bảo hiểm là một sản phẩm vô hình. Ba loại hình kinh doanh bảo hiểm phổ biến được đề cập trong nghiên cứu gồm: bảo hiểm ô tô, bảo hiểm nhà ở, bảo hiểm thương mại. Mặc dù sản phẩm bảo hiểm là vô hình, nhưng mối quan hệ giữa người mua và người bán lại là hữu hình. Như vậy, quản lý mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa người bán và người mua là chính. Khách hàng là người đánh giá dịch vụ đồng thời đánh giá độ tin cậy của nhà cung cấp. Một khi đã hài lòng, khách hàng sẽ tiếp tục với dịch vụ đó thay vì chuyển sang một nhà cung cấp mới. Bán hàng và lợi nhuận có thể tăng lên đáng kể khi nhà quản trị marketing hiểu biết về khách hàng tốt hơn, và khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm mục tiêu một cách thích hợp hơn. Phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng là chìa khóa trong dịch vụ bảo hiểm, điều này giúp giữ chân khách hàng.

Nghiên cứu đã lấy ví dụ về một cuộc khảo sát giữa các khách hàng bảo hiểm tại Mỹ được thực hiện bởi một đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp AIA Mỹ, trong đó hai đối tượng chính của cuộc khảo sát là khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Mẫu khảo sát gồm 1500 khách hàng cá nhân trong đó 52% lựa chọn các dịch vụ bảo hiểm dựa trên mối quan hệ lâu dài với các đại lí bảo hiểm hơn so với việc để ý tới chi phí sản phẩm. Xét trong 750 khách hàng tổ chức, 67% coi bảo hiểm tài sản và bảo hiểm tai nạn là một kênh đầu tư tốt về lâu dài. Đại lý này kết luận rằng “Để giữ chân khách hàng, phải tạo ra nhiều lợi ích cho họ, kể cả lợi ích tinh thần và vật chất”.

Công trình của B. Kalaiyarasan: “7P’s of Services Marketing in Insurance with Reference to LIC (Life Insurance Corporation of India)” [48]. Nghiên cứu đã thảo luận và phân tích dựa trên các số liệu sơ cấp và thứ cấp thông qua việc phỏng vấn các đại lí, nhân viên phát triển và hành chính. Tại Ấn Độ, doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ LIC là một trong các doanh nghiệp hàng đầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng. Ngoài việc cung cấp bảo hiểm nhân thọ, LIC cũng cung cấp các dịch vụ bảo lãnh và tư vấn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và trong lĩnh vực bảo hiểm nói riêng, quan trọng là cần phải hiểu được hành vi khách hàng, đây chính là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp. Chính vì thế, không ngừng tìm hiểu hành vi của họ thông qua đó để dự đoán các xu hướng trong tương lai. Tác giả nhấn mạnh tới việc phân tích và sử dụng dữ liệu liên quan tới thông tin cá nhân, hành vi trong quá khứ, xu hướng trong tương lai… để hiểu rõ và có thể dự đoán

hành vi hiện tại và tương lai của khách hàng, từ đó đưa ra các quyết định marketing sao cho phù hợp và đáp ứng được các nhu cầu của họ.

Nghiên cứu “A Study on Criticisms in Marketing of Health Insurance Services in India” của R. Ramamoorthy và S.A. Aenthil Kumar [76] đã phác thảo các chương trình bảo hiểm sức khỏe khác nhau hiện đang thực hiện tại Ấn Độ và chỉ ra các mặt yếu kém còn tồn tại trong việc quảng bá các dịch vụ bảo hiểm y tế tại Ấn Độ. Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đáng tin cậy. Những tồn tại này được chỉ cụ thể ra: Thứ nhất là những chỉ trích từ xã hội, điều này xuất phát từ thực trạng đất nước, khách hàng sống chủ yếu ở khu vực nông thôn, chưa được tiếp xúc hay sử dụng các lợi ích từ bảo hiểm, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm nằm trong các khu vực đô thị và rất ít ở nông thôn; thứ hai là những chỉ trích về kinh tế, vì phần lớn người dân có mức sống thấp và trình độ học vấn chưa cao nên hiểu biết về lĩnh vực bảo hiểm còn hạn chế, đồng thời họ không có điều kiện tiếp xúc cũng như sử dụng các dịch vụ bảo hiểm; thứ ba, những chỉ trích về mặt pháp lí, những quy định về việc sử dụng dịch vụ bảo hiểm còn rườm rà và gây khó hiểu, nhầm lẫn cho người sử dụng; thứ tư là thiếu nhân viên có trình độ, các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hoạt động kinh doanh của họ thông qua các đại lí và các nhân viên bán bảo hiểm trực tiếp. Họ cố gắng thuyết phục khách hàng bằng các điều khoản của bảo hiểm. Tuy nhiên việc đào tạo nâng cao năng lực cho nhân viên bảo hiểm còn chưa được chú trọng, chính vì thế chưa thu hút được khách hàng tin tưởng vào các sản phẩm bảo hiểm. Và cuối cùng là những hạn chế trong chính sách truyền thông, các doanh nghiệp bảo hiểm thiếu các chính sách truyền thông khác nhau cho khu vực đô thị và nông thôn. Quảng cáo còn chưa hiệu quả và chưa đủ để có thể thu hút khách hàng và phát triển kinh doanh ở khu vực nông thôn. Mặc dù Ấn Độ có nhiều bước tiến mới về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp, giáo dục, công nghệ thông tin, truyền thông… tuy nhiên trong lĩnh vực bảo hiểm thì mới chỉ ở trong giai đoạn sơ khởi và còn nhiều hạn chế.

1.3. Đánh giá thành công, hạn chế của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và khoảng trống nghiên cứu

1.3.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

Với những công trình nghiên cứu đã được trình bày ở trên, cho phép rút ra một số thành công nổi bật của các công trình này như sau:

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra khuôn khổ lý thuyết căn bản về marketing mix. Từ khái niệm được Philip Korler và nhiều tác giả khác

đề cập đầu tiên gồm 4 P, các tác giả sau này đã bổ sung thêm 3 P, đồng thời đặt 7P trong mối tương quan với khách hàng. Đây là nền tảng lý thuyết căn bản có thể nghiên cứu và vận dụng trong từng ngành, từng doanh nghiệp cụ thể.

Nêu và phân tích được việc vận dụng 7P trong lĩnh vực bảo hiểm nói chung ở một số quốc gia gồm sản phẩm, xác định giá, phân phối, xúc tiến, quy trình vận hành, nguồn nhân lực và phương tiện, cơ sở vật chất. Các P này được phân tích dựa trên mối tương quan với thị trường và môi trường kinh doanh.

Xác định yếu tố tác động tới áp dụng marketing mix trong lĩnh vực bảo hiểm, gồm yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp chẳng hạn, khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008; văn hóa cộng đồng dân cư; nhận thức của khách hàng; quy định về thương mại, tài chính quốc tế; hành vi, xu hướng tiêu dùng của khách hàng...Từ đó các nghiên cứu cũng xác định được những thách thức đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở từng quốc gia, chẳng hạn thách thức của bảo hiểm nhân thọ Ấn Độ, Hoa Kỳ...

Những nghiên cứu cả trong và ngoài nước đã chỉ ra mô hình marketing mix 7P được áp dụng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Đối với từng doanh nghiệp bảo hiểm ở các quốc gia thì vai trò, vị trí của từng yếu tố P được xác định khác nhau. Điều này là cơ sở tạo nên sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh của các thương hiệu bảo hiểm.

Điểm còn hạn chế ở các công trình này bao gồm:

Các nghiên cứu về marketing mix trong các doanh nghiệp bảo hiểm ngoài nước còn mang nặng tính chất định tính, hoặc định lượng ở mức độ thấp, rất ít các công trình có các điều tra, khảo sát thực tế về hoạt động markeing mix của doanh nghiệp bảo hiểm mà kết quả chủ yếu được công bố dựa trên các báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm.

Các công trình đề cập đến thực trạng marketing mix chủ yếu áp dụng cho một chủng loại sản phẩm cụ thể trong khi đó doanh nghiệp thường phát triển nhiều loại hình dịch vụ, sản phẩm khác nhau, vậy đâu là mối liên hệ giữa các loại hình dịch vụ, sản phẩm chưa được nhấn mạnh rõ nét. Nói cách khác, các công trình kể trên chưa đề cập sâu và hệ thống tới vấn đề này.

Các giải pháp đề xuất trong các công trình được đề xuất gắn chặt với bản thân từng doanh nghiệp, từng quốc gia, khu vực cho nên khi áp dụng tại doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam sẽ có nhiều điểm khác biệt. Thêm vào đó, các giải pháp này được đề xuất mang tính vĩ mô, không hướng tới đối tượng quản trị thực hiện áp dụng marketing mix trong doanh nghiệp hay hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu của áp dụng marketing mix.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí