Áp dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch Thanh Hóa - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG



STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 1.1

Quy trình xây dựng chiến lược Marketing địa phương

20


2


Bảng 1.2

18 Yếu tố hấp dẫn của địa phương dùng trong phân

tích điểm mạnh, điểm yếu


23

4

Bảng 3.1

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2005 – 2015

40


5


Bảng 3.2

Tình hình thu chi ngân sách của tỉnh Thanh

Hoá(2010-2015)


41


6


Bảng 3.2

Bảng 3.3: Thống kê tình hình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế(2010-2015)


42

7

Bảng 3.4

Dân số và lao động tỉnh Thanh Hóa 2010 - 2015

45

8

Bảng 3.5

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

47

9

Bảng 3.6

bảng kê thị trường khách du lịch trong tỉnh

51

10

Bảng 3.7

Thống kê hoạt động doanh thu du lịch.

52

11

Bảng 3.8

Thống kê cơ sở vật chất, lưu trú tại Thanh Hóa

53


12


Bảng 4.1

Dự báo các phương án phát triển du lịch đến năm

2020


78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Áp dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch Thanh Hóa - 2


DANH MỤC HÌNH


STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 2.1

Mô hình nghiên cứu áp dụng Marketing địa phương

trong phát triển du lịch.

30

2

Hình 2.2

Thiết kế nghiên cứu áp dụng Marketing địa phương

phát triển du lịch Thanh Hóa

31


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.

Việt Nam là một đất nước giàu tiềm năng du lịch, chúng ta có những lợi thế rất lớn cả về điều kiện tự nhiên và văn hóa. Chính vì vậy chúng ta có điều kiện để trở thành một quốc gia phát triển mạnh mẽ về tài nguyên du lịch.

Tài nguyên du lịch của nước ta phân bố tương đối tập trung, điều đó góp phần hình thành các lãnh thổ du lịch điển hình trong toàn quốc. Mỗi lãnh thổ du lịch có một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch xuyên quốc gia, không lặp lại giữa vùng này với vùng khác nên thường không làm nhàm chán khách du lịch.

Chính vì thế, mỗi vùng miền, địa phương đều có những nét đặc sắc về văn hóa, những danh thắng đẹp và hùng vĩ, và Thanh Hóa đang được nhắc đến như một điểm đến du lịch mới cho du khách trong và ngoài nước.

Trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã ý thức được rằng ngành du lịch là một ngành quan trọng để phát triển kinh tế nói chung của đất nước và nói riêng của tỉnh. Trên thực tế cho thấy, Thanh Hóa rất có tiềm năng triển vọng phát triển ngành dịch vụ này, đặc biệt là các loại hình du lịch văn hoá, sinh thái và một số loại hình du lịch: Vui chơi giải trí, kỳ nghỉ, thể thao. Hơn nữa là một người sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, tôi cảm thấy rất tự hào.

Từ những điều kiện thuận lợi, tỉnh Thanh Hóa đã xác định: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tỷ trọng của du lịch ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên khai thác thị trường nội địa; phát triển du lịch bền vững, gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh; đồng thời phải kết hợp hài hòa, hợp lý giữa các khu vực của tỉnh, chú trọng khai thác các giá trị di sản văn hóa, du lịch sinh thái, tâm linh; đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch; tăng cường liên kết các hoạt động du lịch, các điểm du lịch trong tỉnh và với các tỉnh.


Mục tiêu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đến năm 2030 Thanh Hóa trở thành trọng điểm phát triển du lịch của cả nước.

Tuy nhiên, việc khai thác và phát triển du lịch ở Thanh Hóa hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập và hạn chế nên đến nay vẫn chưa thật sự đạt được mục tiêu mong muốn. Thực trạng tình hình du lịch nói chung và du lịch tại Thanh Hóa nói riêng vẫn đang còn nhiều hạn chế cần có giải pháp khắc phục và chưa khai thác một cách triệt để những tiềm năng sẵn có.

Chính vì thế để du lịch Thanh Hóa có thể phát triển một cách bền vững, chúng ta cần nghiên cứu sâu và kỹ hơn, ứng dụng thêm các học thuyết Marketing địa phương, marketing dịch vụ vào các quá trình triển khai và thực hiện. Luận văn thực hiện xây dựng chiến lược, đưa ra các giải pháp dựa trên góc độ Marketing địa phương bao gồm việc phân tích những thế mạnh, những hạn chế, đồng thời nhận diện được giá trị cốt lõi, từ đó xây dựng được phương phương hướng phù hợp cho phát triển du lịch của tỉnh.

Với mong muốn du lịch Thanh Hóa sẽ phát huy được hết tiềm năng vốn có của mình, luận văn nghiên cứu lựa chọn đề tài “ Áp dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch Thanh Hóa” có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn. Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ phát triển kinh tế và du lịch ở Thanh Hóa nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:

1. Quá trình xây dựng chiến lược Marketing địa phương gồm những nội dung gì? Lý thuyết và mô hình nào phù hợp để phát triển du lịch Thanh Hóa?

2. Xuất phát từ cơ sở nào có thể đề xuất chiến lược Marketing địa phương cho du lịch Thanh Hóa?

3. Chiến lược và các giải pháp để thực hiện Marketing địa phương cho du lịch Thanh Hóa là gì?

Việc nghiên cứu đề tài trên giúp cho tác giả vừa bổ sung và hoàn thiện kiến thức của mình về Marketing địa phương, vừa đóng góp những giải pháp cá nhân của tác giả vào việc phát triển du lịch ở Thanh Hóa.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:


Mục đích: Đề xuất chiến lược và một số giải pháp Marketing địa phương cho du lịch Thanh Hóa.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ các vấn đề về Marketing địa phương trong việc áp dụng cho phát triển du lịch.

- Phân tích và đánh giá thực trạng chung về tình hình du lịch Thanh Hóa.

- Xây dựng cơ sở, đề xuất cho chiến lược Marketing du lịch Thanh Hóa.

- Đề xuất chiến lược và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện các chiến lược Marketing địa phương gắn với phát triển du lịch Thanh Hóa.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy trình và các yếu tố cần thiết trong việc xây dựng chiến lược Marketing địa phương gắn với phát triển du lịch Thanh Hóa.

Phạm vi nghiên cứu.

Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu dưới góc độ phạm vi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các địa phương đã và đang có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong việc thu hút và phát triển du lịch. Các không gian có liên quan đến khai thác và phát triển du lịch Thanh Hóa.

Phạm vi về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, thu thập thông tin và dữ liệu phát triển du lịch địa phương từ năm 2010 đến 2015, các giải pháp và kiến nghị cho thời kỳ 2015 -2020, tầm nhìn tới năm 2030.

Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, chiến lược dựa vào cơ sở lý thuyết về marketing địa phương áp dụng trong phát triển du lịch

4. Đóng góp của luận văn:

Thực hiện nghiên cứu đề tài “ Áp dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch Thanh Hóa” có thể đóng góp một phần trong phát triển du lịch của tỉnh, có thêm những định hướng, chiến lược mới, cơ sở vững chắc để phát triển du lịch một cách bền vững.


Đề tài có thêm những căn cứ, dẫn chứng khoa học nhằm định hướng rõ nét hơn về hướng phát triển du lịch bền vững, nâng cao giá trị du lịch địa phương, quảng bá rộng rãi đến du khách trong và ngoài tỉnh cũng như các du khách nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng du lịch của vùng. Tất cả với mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả khai thác tối đa tiềm năng phát triển kinh doanh ngành dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương, và trên hết là để lại một hình ảnh ấn tượng, tốt đẹp ghi dấu trong lòng du khách.

5. Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 4 phần:

Chương 1 : Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về Marketing địa phương.

Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3 : Cơ sở đề xuất chiến lược và giải pháp Marketing địa phương phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa.

Chương 4 : Đề xuất chiến lược và giải pháp Marketing địa phương phát triển du lịch Thanh Hóa.

KẾT LUẬN


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG


1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về Marketing địa phương

Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới, marketing địa phương (marketing place, country marketing, destination branding) đang phổ biến và mang lại những lợi thế cạnh tranh vượt trội và bền vững hơn. Với tư duy mới, chính quyền phục vụ người dân xem bản thân địa phương mình cũng là một Thương hiệu. Marketing địa phương không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho chính quyền, mà còn tạo ra những hiệu ứng tốt về hiệu quả đầu tư và thị trường từ bên ngoài, kích thích những nội lực bên trong. Marketing địa phương góp phần làm thăng hoa các giá trị bản sắc và mang lại những lợi ích bền vững trong phát triển thương hiệu và sản phẩm địa phương.

Kể từ khi Việt Nam có nhận thức cơ bản về thương hiệu, sau 10 năm, một số địa phương đang có những nỗ lực đáng kể với ý thức xây dựng thương hiệu địa danh, thương hiệu ngành và sản phẩm, thương hiệu nông sản hay làng nghề. Một số còn biết vận dụng thương hiệu chứng nhận tập thể, bước đầu đã mang lại những thành công tích cực cả về kinh tế và nhận thức cộng đồng cũng như chuyên nghiệp hoá và minh bạch hoá vai trò của lãnh đạo địa phương, hướng đến những sứ mệnh tốt đẹp song hành với ý chí và lý tưởng của lãnh đạo cũng như ý nguyện của toàn dân.

Tuy vậy năng lực marketing địa phương của Việt Nam vẫn còn ở mức độ thấp và ảnh hưởng đến sức bật khai thác tiềm năng và hoạch định chiến lược phát triển cho từng địa phương. Điều này có thể được cải thiện theo cách hiệu quả nhất là thông qua đào tạo kỹ năng quản lý marketing và thương hiệu hướng đến thực hành và thiết lập các dự án trọng điểm cho từng địa phương.

Vào những năm gần đây, sau khi nhận thấy các địa phương gặt hái được nhiều thành tựu về du lịch, nâng cao GDP hàng năm, mở rộng và thu hút thêm nhiều các nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Các địa phương bắt đầu quan tâm hơn đến việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu và đưa ra các giải pháp, chiến lược để Marketing cho chính địa phương mình.


Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tình hình Marketing địa phương đã và đang được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm và thực hiện áp dụng vào vùng miền lãnh thổ cụ thể, các nghiên cứu đã đưa ra được những khung lý thuyết cụ thể cho Marketing địa phương, cũng như đề ra các chiến lược, giải pháp cho địa phương được nghiên cứu. Các tài liệu nghiên cứu còn được vận dụng và giảng dạy, đưa ra hướng tiếp cận mới vào các trường đạo tạo về kinh tế, và có các chuyên ngành kinh tế nói chung và Marketing địa phương nói riêng.

Với đối tượng khách hàng mục tiêu của Marketing địa phương được giới hạn trong luận văn là khách du lịch, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả như sau.

1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Marketing địa phương là một trong những các đề tài được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đó, kể đến một số nhà nghiên cứu có các đề tài liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn như:

Joyce(2013) đã nghiên cứu lý thuyết về Marketing địa phương dựa trên kinh tế địa phương. Lý thuyết của học giả cho rằng một doanh nghiệp có thể thu được lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp thực hiện các chiến lược (tạo ra giá trị) dựa trên nguồn lực đặc biệt của địa phương mà các đối thủ cạnh tranh không thuộc địa phương đó rất khó có thể thực hiện được.

Lý thuyết này có thể được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải thích (và đưa ra kiến nghị quản lý) cho sự phát triển vững mạnh và lâu bền của các tổ chức và doanh nghiệp.

Royer(2012) đã nghiên cứu sâu về cơ sở lý luận Marketing địa phương. Đề tài nghiên cứu và đề cao đến trách nhiệm, năng lực và quá trình đổi mới của các cơ quan chức năng. Nghiên cứu và sử dụng các mô hình lý thuyết, mô hình định lượng để xem xét nên đưa ra chiến lược Marketing như thế nào là phù hợp trong một địa phương.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, với các công trình nghiên cứu về Marketing địa phương trên thế giới, đã khẳng định được thế mạnh, sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của việc áp dụng các lý thuyết Marketing địa phương nhằm tạo một sự khác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023