Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Và Dấu Hiện Cảnh Báo Rrtd


TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Tổng quan những nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy việc áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng là cần thiết tuy nhiên quá trình thực hiện lại rất khó khăn và tốn kém chi phí đặc biệt trong bối cảnh tiềm lực tài chính của các ngân hàng còn hạn chế. Tại Việt Nam, định hướng triển khai thực hiện Basel II trong hệ thống ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đồng thời Sacombank cũng được lựa chọn là một trong 10 ngân hàng thí điểm với mục tiêu đến năm 2020 Sacombank sẽ hoàn tất triển khai Basel II. Bên cạnh áp lực về thời gian, Sacombank còn phải đối diện với áp lực từ việc tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu. Với các đặc điểm riêng về năng lực tài chính, công nghệ, nhân sự... và những thách thức mà Sacombank đang phải đối mặt, luận văn đã lựa chọn đề tài “Áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín” nhằm tìm ra giải pháp cho Sacombank trong giai đoạn cấp bách hiện nay bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng dựa trên số liệu tài chính của Sacombank từ năm 2012 đến hết quý 1 năm 2019 và bài học kinh nghiệm từ những ngân hàng trong ngoài nước.


CHƯƠNG 2: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN VÀ DẤU HIỆN CẢNH BÁO RRTD

2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín hay Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank (Sacombank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp hợp nhất với 03 hợp tác xã tín dụng là Lữ Gia, Tân Bình, Thành Công vào ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Ngân hàng được cấp Giấy phép thành lập Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP.Hồ Chí Minh, Giấy phép hoạt động Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp (đăng ký lần đầu ngày 13/01/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 39 vào ngày 26/01/2018). Qua hơn 27 năm hoạt động và phát triển, đến tháng 2 năm 2019

, ngân hàng đã đạt số vốn điều lệ là 18,852 tỷ đồng và trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu ở Việt Nam với 566 điểm giao dịch trong và ngoài nước và trụ sở chính toạ lạc tại địa chỉ: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Từ khi thành lập đến nay với phương châm “Khách hàng là trọng tâm” cùng những nổ lực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh dịch vụ “Ngân hàng số”, mở rộng mạng lưới giao dịch, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín đã có một quá trình phát triển bền vững và ấn tượng với nhiều giải thưởng tiêu biểu do các tổ chức trong và ngoài nước bình chọn. Chi tiết quá trình hình thành và phát triển theo mốc thời gian thao khảo phụ lục 4.


Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Kiểm

Tổng giám đốc

Uỷ ban chuyên trách

Ban kiểm tra nội bộ


Khối cá nhân

Khối doanh nghiệp Khối tiền tệ

Khối xử lý nợ Khối tín dụng

Khối vận hành Khối tài chính Khối hỗ trợ

Khối quản trị nChgi nuhánhn nhân lực Khối công nghệ thông tin Khối quPGDntiêluýchurnủi ro

Khu vực

Chi nhánh

Phòng kinh doanh Phòng kiểm soát rủi ro Phòng kế toán quỹ

BP kế toán & quỹ

PGD tiềm năng

PGD tiêu chuẩn

BP kinh doanh

BP kinh doanh

BP kiểm soát rủi ro

BP kế toán & quỹ


toán nội bộ

2.1.2 Cơ cấu tổ chức


Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

2.1.3 Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín:

Hoạt động huy động vốn:

Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

Hoạt động cấp tín dụng:

Cấp tín dụng dưới các hình thức: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép


thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Hoạt động môi giới, trung gian thanh toán, hoạt động khác:

Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

Cung ứng các phương tiện thanh toán, các dịch vụ thanh toán khác trong nước và dịch vụ thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Các hoạt động khác: Góp vốn, mua cổ phần; Thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết; Tham gia thị trường tiền tệ; Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh; Nghiệp vụ ủy thác và đại lý; Hoạt động môi giới; Kinh doanh bất động sản; Hoạt động ngân hàng điện tử.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012- Qúy 1/2019

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012- Qúy 1/2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Qúy

1/2019

Tổng tài sản

152,118

161,378

189,803

292,033

332,023

368,469

406,041

425,033

Vốn điều lệ

10,740

12,425

12,425

18,852

18,852

18,852

18,852

18,852

Tổng tiền

gửi của khách hàng

107,459

131,645

163,057

260,995

291,653

319,860

349,389

377,223

Tổng cho

vay

96,334

110,566

128,015

185,917

198,860

222,947

256,623

271,020

ROA (%)

0.66

1.38

1.16

0.39

0.02

0.27

0.44

0.2

ROE (%)

7.32

13.06

12.22

5.19

0.28

4.3

7.27

3.31

CAR (%)

9.53

10.22

9.87

9.51

10.82

11.3

11.88


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - 3

Nguồn: Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên Sacombank 2012-2019


Tổng tài sản tăng ổn định trong giai đoạn 2012-2018 trong đó năm có tốc độ tăng cao nhất là 2015 với tổng tài sản tăng gấp rưỡi so với thời điểm cuối năm 2014, giai đoạn từ sau 2015 tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm, tăng nhanh hơn so với khoản thời gian trước năm 2015. Đến cuối năm 2018, tổng tài sản tăng 10,2% so với năm 2017 và tăng chủ yếu từ tăng từ nguồn lợi nhuận giữ lại, đạt mức 406,041 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu đạt 24,632 tỷ đồng, tăng tương đương 6%, tài sản có sinh lời tăng 18.3% so với đầu năm, tăng 5.3% tỷ trọng, vốn tự có đạt 30,838 tỷ đồng, tăng 5.9% so với đầu năm. Tổng tài sản tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn và đạt 425,033 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 3 năm 2019.

Vốn điều lệ tăng trong giai đoạn 2012-2013 thông qua phát hành thêm cổ phiếu và tăng lần tiếp theo vào năm 2014-2015 từ thương vụ sáp nhập với ngân hàng Phương Nam. Việc tăng vốn điều lệ góp phần giúp hệ số CAR của Sacombank luôn đạt trên 8% theo yêu cầu của ngân hàng Nhà nước đồng thời hướng tới đạt chuẩn Basel II.

Đối với các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh thì cả ROE và ROA của Sacombank có sự biến động phân thành 3 giai đoạn rò rệt: trước năm 2014, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng gấp đôi nhưng trong giai đoạn kể từ năm 2014-2016, cả ROE và ROA giảm và giảm mạnh, ở năm 2016 chỉ còn dưới 0.1% đối với ROA, dưới 0.3% đối với ROE nguyên nhân là do trích lập dự phòng tăng đột biến xuất phát từ nợ xấu tăng, ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Có thể thấy hoạt động tín dụng tăng trưởng bền vững đi đôi với an toàn thì mới đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Từ năm 2016-2018, ROE và ROA tăng trở lại, có dấu hiệu dần phục hồi. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2019, ROA và ROE đã đạt gần 45% ROA và ROE năm 2018.

Tổng cho vay và tổng tiền gửi của khách hàng tăng đều trong giai đoạn 2012-2018. Tốc độ tăng có phần nhanh đột biến trong giai đoạn 2014-2015 và tăng chậm trong giai đoạn liền sau 2015-2016, từ năm 2017 cả tăng trưởng huy động từ tiền gửi khách hàng và cho vay đều đạt tốc độ ổn định trở lại. Tổng cho vay năm 2018 tăng 14% so với đầu


Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Sacombank

Tốc độ tăng trưởng tín dụng hệ thống NHTM VN

50.00

45.2

40.00


30.00

19.6

19.2

20.00

14.8

15.8

19.3

14.0

19.3

10.00

13.1

12.1

14.3

7.0

12.1

14.0

5.6

0.00

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

3.5

Q1/2019

Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Sacombank giai đoạn 2012- Quý 1/2019

%

năm, với hơn 80% dư nợ tăng thêm thuộc nhóm các món vay phân tán, số dư tiền gửi của khách hàng tăng 9,8% so với đầu năm. Năm 2019, NHNN giới hạn mức tăng trưởng tín dụng của Sacombank là 7% nhưng đến hết quý 1 ngân hàng đã tăng tổng cộng hơn 14 nghìn tỷ đồng tương đương 5.6%.


Nguồn: Uỷ Ban Giám sát Tài chính Quốc gia và tác giả tổng hợp

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Sacombank từ trước năm 2015 luôn đạt trên 15% và trên mức bình quân toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, đây là mức tăng trưởng ổn định, dù quy mô tín dụng tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng giảm. Đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Sacombank sụt giảm ở mức 7% trong khi tăng trưởng toàn hệ thống ở mức 19.2% do năm 2016 Sacombank tập trung xử lý nợ xấu và những vấn đề hậu sáp nhập với ngân hàng Phương Nam. Cuối năm 2017, tốc độ tăng trưởng phục hồi trở lại ở mức 12.11% dù vẫn thấp hơn mức trung bình toàn hàng nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2017 đã gần như gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2016 và tiếp tục tăng đến cuối năm 2018 với tốc độ 14% bằng tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.


Trong quý 1 năm 2019 trong tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Sacombank cao hơn so với mức tăng của toản hệ thống.

35

30

25

20

15

10

5

0

%

30.35

21.9

22.97

18.13

10.02

12.47

11.5

13.84

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Q1/2019

Biểu đồ 2.3: Lãi từ phí dịch vụ/ Tổng lợi nhuận

Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank 2012-2019 Tỷ trọng lãi từ phí dịch vụ trong tổng lợi nhuận có sự tăng trưởng rò rệt cho thấy Sacombank đã có sự cơ cấu lại thu nhập theo hướng tăng thu từ dịch vụ, giảm phụ thuộc vào hoạt động tín dụng vốn nhiều rủi ro. Đến cuối năm 2017, lợi nhuận từ dịch vụ chiếm 30.35% tổng lợi nhuận. Thu dịch vụ trong năm 2018 tăng 47.1% so với năm 2017 đạt 2,682 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 23% tổng nguồn thu. Cuối quý 1 năm 2019

tỷ trọng lãi từ hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận giảm nhẹ.

2.2 Những dấu hiệu cảnh báo về RRTD:

Nợ xấu còn khá cao, đặc biệt là nợ nhóm 5 hay nợ có khả năng mất vốn. Mặc dù tính đến hiện tại, tổng số nợ xấu nội bảng của Sacombank cũng đã giảm gần một nửa so với hồi đầu năm 2018 xuống còn 5.427 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng giảm mạnh từ 4,67% xuống còn 2,11%. Tuy nhiên, đáng lưu ý, nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn đang chiếm tới hơn 90% trong cơ cấu nợ xấu trong khi dự phòng RRTD chỉ bao phủ gần 65% tổng nợ xấu.

Dư nợ ngắn hạn tại Sacombank năm 2018 chiếm 48% tổng dư nợ. Dư nợ có kỳ hạn càng dài thì rủi ro càng cao, do đó hiện tại mức độ tập trung vào cho vay trung dài hạn tại Sacombank còn khá cao, dễ mang lại rủi ro cao cho ngân hàng.


Trong khi 8/13 ngân hàng niêm yết (HOSE, HNX) có tỷ trọng Lãi phải thu từ cho vay khách hàng/ Dư nợ cho vay khách hàng dưới 1% thì con số này tại Sacombank cao nhất và lên đến 5.7%. Trong quá trình kinh doanh, ngân hàng luôn có những món cho vay mà chưa đến kỳ hạn thu lãi tại ngày lập báo cáo tài chính, do đó việc tồn tại “Lãi phải thu chưa thu được” ở một mức độ nhỏ là việc bình thường trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên khi khoản lãi phải thu quá lớn sẽ đặt ra dấu hỏi về chất lượng tín dụng và sự minh bạch trong việc phân loại nợ.

Ngược lại, về mức độ tập trung vào khách hàng lớn và tỷ lệ dư nợ cho vay ngành bất động sản tại Sacombank khá thấp phần nào cho thấy hướng đi an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Sacombank là một trong những ngân hàng có quy mô lớn không chỉ về vốn điều lệ mà còn bởi vì mạng lưới hoạt động rộng khắp. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến hết quý 1 năm 2019, kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định cả trong hoạt động tín dụng và huy động vốn là nền tảng để Sacombank hoàn thành Basel II. Tổng tài sản và hệ số an toàn vốn tăng, đặc biệt từ sau khi triển khai Basel II. Dù vậy, do ảnh hưởng từ thương vụ sáp nhập ngân hàng Phương Nam, sau năm 2015 ROA và ROE có sự sụt giảm mạnh nhưng đã dần phục hồi trở lại từ năm 2017. Bên cạnh sự tăng trưởng trong kết quả hoạt động kinh doanh vẫn còn tồn đọng những dấu hiệu cảnh báo cho thấy rủi ro tín dụng còn khá cao và hoạt động quản trị rủi ro tại ngân hàng chưa thực sự hiệu quả như nợ xấu nhiều trong đó dư nợ tại VAMC của Sacombank nhiều nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại, tỷ trọng nợ nhóm 5 chiếm 90% tổng nợ xấu, tỷ trọng lãi phải thu từ cho vay khách hàng/ dư nợ cho vay khách hàng khá cao,….

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí