Danh Sách Các Ngân Hàng Trong Mẫu Nghiên Cứu



Việc tính toán này nhằm cho thấy sự ảnh hưởng hơn nữa đến sự ổn định của Ngân hàng khi có sự tác động đồng thời của hai loại rủi ro này, thay vì việc xem xét đơn lẻ từng loại rủi ro đến sự ổn định của Ngân hàng.

3.2. Mô tả biến

3.2.1. Biến phụ thuộc

Z-score là biến số phụ thuộc, nhằm đo lường sự ổn định của Ngân hàng, đo lường việc không trả được nợ của ngân hàng. Theo nghiên cứu được phát triển bởi bởi Roy (1952), Blair và Heggestad (1978) và Boyd và Graham (1988), biến này có liên quan nghịch với xác suất vỡ nợ. Nó được ký hiệu như sau:


Trong đó:

𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒 = (𝑢+𝑘)

𝜎


(6)


- u là tỷ suất sinh lợi trung bình của tài sản ngân hàng (ROA)

- k: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.

- 𝜎: độ lệch chuẩn của ROA như là một đại diện cho sự biến động của lợi nhuận.


Một sự tăng điểm Z thể hiện tăng sự ổn định của ngân hàng. Sử dụng Z-score theo mô hình trên nhằm đánh giá sự ổn định của Ngân hàng thông qua hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của Ngân hàng và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản – yếu tố chính để đo lường an toàn vốn trong hoạt động của Ngân hàng.

Vì lý do bất cân xứng, bài nghiên cứu sử dụng logarit của điểm Z-score như trong Laeven và Levine (2009) và Houston, Lin, Lin và Ma (2010), điều này sẽ khắc phục được sự sai khác trong số liệu (bất cân xứng) giữa các Ngân hàng trong bộ mẫu nghiên cứu.

3.2.2. Biến độc lập


Sự ổn định của Ngân hàng được biểu diễn qua biến phụ thuộc Z-score là sự ước lượng hồi quy trên các biến số, đại diện của các yếu tố nội bộ và yếu tố bên ngoài, tác động trực tiếp đến sự ổn định của Ngân hàng.


Biến độc lập của mô hình được chia thành hai loại đó là biến nội bộ và biến bên ngoài.

Các biến nội bộ

- CAR: Đây có lẽ là biến phụ thuộc mang tính chất kiểm soát lớn nhất và ảnh hướng trực tiếp đến sự ổn định của Ngân hàng. CAR đại diện cho tỷ lệ an toàn vốn được tính theo quy định của NHNN. Hiện tại, tỷ lệ an toàn vốn được quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 là 9% áp dụng cho tất các các Ngân hàng, chi nhánh NHNNg tại Việt Nam. Bắt nguồn của hệ số CAR tại Việt Nam, theo quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN ngày 25/08/1999, hệ số CAR chính thức có mặt tại Việt Nam với giá trị là 8%, quy chuẩn được áp dụng theo Basel I nhưng phương pháp tính đơn giản và chưa phản ánh đủ nội dung. Sau đó, hàng loạt các thông tư, quy định được đưa ra để sửa đổi nhằm đáp ứng quy định theo chuẩn Basel và phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Đến những năm 2009 – 2010, với sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trầm trọng, một số ngân hàng sụp đổ vì mất vốn, nợ xấu, cơ cấu tín dụng tập trung lớn vào tài trợ Bất động sản và Chứng khoán, NHNN đã chính thức ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 điều chỉnh tỷ lệ an toàn vốn từ 8% lên 9% để tăng an toàn vốn cho Ngân hàng. Cho đến 12/2016, sau nhiều thời gian nghiên cứu, tìm ra các điểm phù hợp nhất với thị trường Ngân hàng tại Việt Nam, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020 nhằm điều chỉnh tỷ lệ vốn xuống 8% nhưng có bổ sung yêu cầu vốn cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động bên cạnh yêu cầu vốn với rủi ro tín dụng. Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng biến CAR vì nó liên quan trực tiếp đến sự ổn định của Ngân hàng thông qua hoạt động chính của Ngân hàng là cấp tín dụng. Biến số được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của Ngân hàng.

- Khả năng thanh khoản (liquidity): khả năng thanh khoản được tính bằng tỷ lệ các tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản, trong đó, tài sản thanh khoản của Ngân hàng được tính bằng tổng các khoản tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, chứng khoán và đầu tư ngắn hạn. Biến phụ thuộc này nhằm phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu


rút tiền gửi và cho vay của các Ngân hàng như đã cam kết, một khi Ngân hàng mất ổn định thì vấn đề này cũng được quan tâm đầu tiên.

- Rủi ro tín dụng (Credit risk): đại diện là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Tỷ lệ này được tính toàn bằng tổng nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nếu thanh khoản là giá trị đo lường về giá trị tài sản thanh khoản, đáp ứng về tiền gửi của khách hàng thì rủi ro tín dụng đo lường chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng. Rủi ro tín dụng là vấn đề cần quan tâm khi Ngân hàng cấp vốn, cho vay, đặc biệt mục đích sử dụng vốn của người đi vay nhằm phục vụ nhu cầu, tạo ra lợi nhuận và có thể hoàn trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. Đối với hoạt động ngân hàng, nợ xấu là yếu tố chắc chắn mà Ngân hàng nào cũng gặp phải khi cho vay, để hạn chế rủi ro vấn đề nay, NHNN quy định các Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu phải dưới 3%. Bài viết sử dụng nợ xấu được công bố trong báo cáo tài chính của các Ngân hàng.

- ROA: là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, đo lường mức lợi nhuận tạo ra trên tổng tài sản của Ngân hàng. Sự ổn định của Ngân hàng được đánh giá trên giá trị tổng tài sản, chất lượng tài sản và lợi nhuận tạo ra từ tài sản. Việc ổn định được đo lường khi hiệu quả từ việc sử dụng tài sản.

- NIM: đo lường thu nhập lãi được tạo ra trên tổng tài sản sinh lời của ngân hàng, chủ yếu từ hoạt động cho vay và huy động. Giá trị này càng cao cho thấy lợi thế trong việc cho vay và huy động của ngân hàng đó.

- Quy mô (Size of the Bank): Quy mô ngân hàng được đo lường bằng Tổng tài sản của Ngân hàng đó. Tổng tài sản của Ngân hàng thể hiện sư ổn định của Ngân hàng khi xem xét sự biến động qua các năm, trong đó chi tiết chất lượng từng loại tài sản. Để giảm độ lớn và biến động tài sản, biến số này được tính bằng logarithm của tổng tài sản.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng (Loan Growth): là chỉ số thể hiện tốc độ tăng trưởng mức cấp tín dụng qua các năm, trong đó chủ yếu là hoạt động cho vay. Khi tăng trưởng tín dụng mà kiểm soát và hạn chế được rủi ro tín dụng thì Ngân hàng đang tăng trưởng tốt, tuy nhiên, khi tăng trưởng nhanh nhưng rủi ro tín dụng cũng


đồng thời tăng chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt và ảnh hưởng đến sự ổn định của Ngân hàng.

- Hiệu quả hoạt động (Efficiency): Đo lường được khả năng quản lý chi phí trong hoạt động của Ngân hàng. Việc quản lý được chi phí trong hoạt động sẽ giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

- Đa dạng hóa thu nhập (Income Diversity): Cho thấy hiệu quả trong việc đa dạng hóa hoạt động của Ngân hàng ngoài hoạt động kinh doanh chính bao gồm thu phí dịch vụ, cho thuê tài chính, đầu tư chứng khoán, bảo hiểm…Việc đa dạng hóa thu nhập cũng thể hiện được sự đa dạng hóa rủi ro nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro mà Ngân hàng có thể gặp phải khi chỉ tập trung và hoạt động kinh doanh chính. Trong bài viết này để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập, bài nghiên cứu sử dụng chỉ số Herfindahl Hirschman Index (HHI) cho tất cả các ngân hàng.

- Khủng hoảng (Crisis dummy): đại diện cho cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 2007 – 2009 ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của Ngân hàng. Trong đó 1 đại diện cho biến khủng hoảng trong 3 năm 2007, 2008, 2009, các năm còn lại, đại diện biến là 0.

Các biến bên ngoài:

- Tỷ lệ lạm phát (Inflation rate): tỷ lệ đo chỉ số giá tiêu dùng của thị trường, đại diện cho tác biến vĩ mô có tác động trực tiếp đến sự ổn định của Ngân hàng, trong đó đặc biệt là hành vi của người tiêu dùng như hành vi gửi tiền, rút tiền, ảnh hưởng trực tiếp đến thanh khoản và dẫn đến các rủi ro khác của Ngân hàng.

- GDP: Tổng sản phẩm quốc nội, đại diện cho tỷ lệ tăng trưởng tổng thu nhập của quốc gia đo lường sự tăng trưởng của nên kinh tế. Yếu tố này tác động mạnh mẽ đến sự ổn định của Ngân hàng vì Ngân hàng hoạt động trên thị trường tài chính thì biến động của thị trường sẽ dẫn đến những thay đổi trong ngân hàng.

Bảng 3 - 1 tóm tắt các biến phụ thuộc sử dụng trong mô hình.


Bảng 3-1 Mô tả biến phụ thuộc


STT

Biến phụ thuộc

Cách xác định

Diễn giải

Các biến nội bộ


1


CAR


Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu an toàn, đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng dựa trên các quy định của Hiệp ước Basel


2


Liquidity (Khả năng thanh khoản)


Tỷ lệ các tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản

Tài sản thanh khoản của Ngân hàng được tính bằng tổng các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán và đầu tư ngắn hạn


3


Credit risk (Rủi ro tín dụng)


Nợ xấu/Tổng nợ

Tỷ lệ đo lường nợ xấu của Ngân hàng, đánh giá được chất lượng của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Trong đó, nợ xấu được tính toán bằng tổng các nhóm nợ 3 (nợ dưới tiêu chuẩn); nhóm nợ 4 (nợ nghi ngờ); nhóm nợ 5 (nợ có khả năng mất vốn) của Ngân hàng


4

ROA: Tỷ suất sinh lời trên tài sản


Tổng thu nhập/Tổng tài sản

Chỉ số đo lường lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên tài sản của Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng tương tác của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 6



5


NIM


Thu nhập lãi thuần/Tổng tài sản sinh lời

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tài sản sinh lời của Ngân hàng, từ hoạt động cho vay và huy động vốn


6


Size of the Bank (Quy mô)


Logarithm Tổng Tài sản

Chỉ số thể hiện quy mô của Ngân hàng thông qua Tổng tài sản. Đo lường bằng Logarithm Tổng tài sản để đảm bảo cân bằng bất cân xứng trong giá trị tài sản


7

Loan growth (Tốc độ tăng trưởng tín dụng)


𝑛ợ𝑡 − 𝑛ợ𝑡−1

𝑛ợ𝑡−1

Tỷ lệ này thể hiện được tốc độ tăng trưởng nợ cho vay khách hàng qua các năm của Ngân hàng


8


Efficiency (Hiệu quả hoạt động)


Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập

Đo lường tính hiệu quả trong việc quản trị chi phí hoạt động của Ngân hàng nhằm tạo ra hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.


9


Income Diversity (Đa dạng hóa thu nhập)


𝑇𝑁𝑇𝐿2 − 𝑇𝑁𝑁𝐿2

𝑇𝑇𝑁2

Biến số này chỉ ra được hiệu quả trong việc đa dạng hóa thu nhập. Thu nhập thuần từ hoạt động của Ngân hàng (TTN) bao gồm thu nhập ròng từ lãi (TNTL) và thu nhập ngoài lãi (TNNL)


10


Crisis dummy (Khủng hoảng)


1 khi có khủng hoản xảy ra, 0 khi

Biến số là biến giả nhằm đưa ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến sự ổn định của Ngân

hàng, năm nào xảy ra khủng




không có khủng hoảng xảy ra

hoảng, giá trị biến bằng 1, các năm còn lại, giá trị biến bằng 0

Các biến bên ngoài


1


Inflation rate (Tỷ lệ lạm phát)


Chỉ số giá tiêu dùng

Biến số này nhằm mục đích đánh giá tác động của yếu tố lạm phát trên thị trường ảnh hưởng đến sự ổn định của Ngân hàng


2


GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

Thể hiện tình hình tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và ổn định của Ngân hàng

Nguồn: Tổng hợp

3.2. Dữ liệu


Bài nghiên cứu với mục đích xác định tác động của các yếu tố rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của Ngân hàng nên việc chọn mẫu nghiên cứu với đối tượng chính là các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam. Các số liệu được thu thập từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên được công bố trên các trang thông tin như finance.vietstock.vn, cafef.vn,…

Với yêu cầu số liệu minh bạch, chính xác, được tính toán theo quy chuẩn, quy định của NHNN về hoạt động của Ngân hàng TMCP, bài nghiên cứu đã chọn được 26 Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 – 2018 với các tiêu chính chính:

- Đa số các Ngân hàng Thương mại Cổ phần được thành lập trước năm 2007. Tiêu chí này cho thấy Ngân hàng được chọn đã trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2007-2009, góp phần phân tích tác động của nền kinh tế khi


gặp phải rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng. Ngoài ra, bài viết có lựa chọn một số Ngân hàng thành lập sau này, tuy nhiên đây là điều kiện cần để đảm bảo tính khái quát trong thị trường tài chính, trong đó các ngân hàng TMCP đang chiếm đa số.

- Ngân hàng có công bố đầy đủ thông tin của Báo cáo tài chính, đặc biệt là các Ngân hàng trong mẫu phải có công bố Báo cáo tài chính năm 2018. Đây là cơ sở để tác giả xem xét kết quả nghiên cứu gần sát với thực tế nhất, từ đó đưa ra những kết luận và khuyến nghị phù hợp về mặt thời gian, gia tăng vai trò của bài nghiên cứu.

- Đối tượng Ngân hàng nghiên cứu không phải là Ngân hàng đã từng bị Ngân hàng nhà nước mua lại, thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập nhằm tăng tính ổn định của Ngân hàng. Loại trừ cả Ngân hàng có vốn sở hữu 100% của Nhà nước.

Bài nghiên cứu trình bày dữ liệu theo dạng bảng với 264 quan sát với 12 biến, tác giả sử dụng dữ liệu dạng bảng để nhằm tăng tính động trong sự thay đổi dữ liệu chéo giữa thời gian và biến số. Dữ liệu dạng bảng sẽ làm tăng quy mô mẫu lên đáng kể từ đó giúp tác giả có thể quan sát nhiều hơn và phân tích được những hành vi phức tạp trong việc phân tích kết quả.

Bảng 3-2 Danh sách các Ngân hàng trong mẫu nghiên cứu


STT

Mã CK/Tên viết tắt

Tên ngân hàng

1

ABB

Ngân hàng TMCP An Bình

2

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

3

BAB

Ngân hàng TMCP Bắc Á

4

BID

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

5

CTG

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

6

EIB

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022