Bảng 4.12. Kết quả các kiểm định chuẩn đoán 146
Bảng 4.13. Kết quả ước lượng hệ số dài hạn và hệ số điều chỉnh 148
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định Wald các hệ số phương trình sai phân 149
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị theo ADF mô hình 2 156
Bảng 4.16. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị theo PP mô hình 2 157
Bảng 4.17. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị theo DFGLS mô hình 2 158
Bảng 4.18. Ma trận hệ số tương quan các phần dư 160
Bảng 4.19. Kết quả ước lượng hệ số can thiệp trung hòa và hệ số bù đắp 161
Bảng 4.20. Kết quả ước lượng hệ số bù đắp với biến tương tác 166
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát và hoạt động can thiệp trung hòa của ngân hàng nhà nước Việt Nam - 1
- Những Đóng Góp Về Lý Luận Và Thực Tiễn Của Luận Án 1.6.1.những Đóng Góp Về Lý Luận Của Luận Án
- Rủi Ro Trong Nước Và Chi Phí Tích Lũy Dự Trữ Ngoại Hối
- Mối Quan Hệ Giữa Đô La Hóa Với Lạm Phát Và Tích Lũy Dự Trữ Ngoại Hối
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Hình 1.1. Biến động tổng dự trữ ngoại hối của Việt Nam từ quý I/2004 đến quý II/2017
..........................................................................................................................................2
Hình 1.2. Biến động cung tiền và lạm phát tại Việt Nam từ quý I/2004 đến quý II/2017
..........................................................................................................................................4
Hình 1.3. Quy trình nghiên cứu định lượng 10
Hình 2.1. Đáp lại cung tiền tệ tăng kéo dài 44
Hình 4.1. Tổng dự trữ ngoại hối trừ vàng của Việt Nam giai đoạn trước khủng hoảng 99
Hình 4.2. Tốc độ phát triển dự trữ ngoại hối trừ vàng của Việt Nam so với kỳ gốc qúy I/2004 101
Hình 4.3. Tổng dự trữ ngoại hối trừ vàng của Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2017 102
Hình 4.4. Tỷ lệ dự trữ ngoại hối / Nợ ngắn hạn của Việt Nam từ quý I/2004 đến quý II/2017 103
Hình 4.5. Tỷ lệ dự trữ ngoại hối /M2 của Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2016 105
Hình 4.6. Tỷ lệ đô la hóa nền kinh tế Việt Nam từ quý I/2004 đến quý II/2017 106
Hình 4.7. Diễn biến NFA của NHNN Việt Nam giai đoạn từ quý I/2004 đến quý II/2017.
......................................................................................................................................109
Hình 4.8. Diễn biến NFA và NDA của NHNN Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2006
......................................................................................................................................111
Hình 4.9. Diễn biến NDA và NFA của NHNN Việt Nam giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 113
Hình 4.10. Biến động NFA và số nhân tiền tệ giai đoạn khủng hoảng 114
Hình 4.11. Diễn biến NFA, NDA và M2 giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
......................................................................................................................................116
Hình 4.12. Đồ thị thể hiện tính bền vững của hoạt động can thiệp trung hòa tại Trung Quốc từ năm 2002 đến năm 2012 124
Hình 4.13. Sự thay đổi tích lũy dự trữ ngoại hối và sự thay đổi lượng can thiệp trung hòa trên GDP hàng năm của Ấn Độ từ năm 1994 đến năm 2006 127
Hình 4.14. Lợi nhuận và lỗ của NHTW Hàn Quốc từ năm 2000 đến năm 2009 129
Hình 4.15. Dòng vốn vào Thái Lan giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2006 130
Hình 4.16. Các công cụ hấp thu thanh khoản của NHTW Slovenia giai đoạn từ năm 1995
– 2005, được tính bằng phần trăm trên Tổng tài sản của NHTW 135
Hình 4.17. Kết quả kiểm định tổng tích lũy của phần dư và tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư 147
Hình 4.18. Diễn biến tốc độ vòng quay tiền tệ và độ lệch sản lượng tại Việt Nam….147
Hình 4.19. Diễn biến đô la hóa và chỉ số giá tiêu dùng từ quý I/2004 đến quý II/2017.
......................................................................................................................................153
Hình 4.20. Diễn biến Đô la hóa và dự trữ ngoại hối của NHNN từ quý I năm 2004 đến quý II năm 2017 165
Hình 4.21. Kết quả ước lượng cuốn chiếu hệ số can thiệp trung hòa và hệ số bù đắp 167
TÓM TẮT LUẬN ÁN
Dự trữ ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia theo đuổi cơ chế tỷ giá hối đoái cố định hoặc thả nổi có kiểm soát. Tuy nhiên, tích lũy dự trữ ngoại hối làm tăng tiền cơ sở và cung tiền mở rộng nếu không được NHTW can thiệp trung hòa đầy đủ dẫn đến lạm phát nền kinh tế tăng. Nhiều nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa tích lũy dự trữ ngoại hối và lạm phát cũng như hiệu quả can thiệp trung hòa đã được thực hiện. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xem xét vấn đề trong bối cảnh nền kinh tế mỗi quốc gia. Trong đó, một trong những đặc trưng tiêu biểu của nền kinh tế các nước đang phát triển là tình trạng đô la hóa. Vì vậy, luận án nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát và hiệu quả hoạt động can thiệp trung hòa của NHNN Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế có đô la hóa.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng ( Mô hình ARDL Bounds Test và Ước lượng 2SLS), kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy dự trự ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn thấp, đô la hóa ngày càng giảm. Quá trình tích lũy dự trữ ngoại hối ở Việt Nam làm tăng lạm phát trong dài hạn và có ảnh hưởng đến lạm phát trong ngắn hạn. Hoạt động can thiệp trung hòa tại Việt Nam vẫn chưa đạt hiệu quả cao với hệ số can thiệp trung hòa là 68% và hệ số bù đắp là 88%. Đô la hóa chưa ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả can thiệp trung hòa nhưng tác động ngược chiều với tích lũy dự trữ ngoại hối. Ngược lại, khủng hoảng tài chính toàn cầu lại có ảnh hưởng đến hoạt động này của NHNN. Công cụ can thiệp trung hòa được sử dụng chủ yếu ở Việt Nam và một số nước trên thế giới là nghiệp vụ thị trường mở. Và hầu hết các nước trên thế giới đều phải gánh chịu chi phí tài chính cao cho hoạt động can thiệp trung hòa.
Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất năm hàm ý chính sách cho Việt Nam. Thứ nhất, tăng cường tích lũy dự trữ ngoại hối và tiếp tục chống đô la hóa nền kinh tế. Thứ hai, cần sử dụng linh hoạt, phát huy hiệu quả tối đa các công cụ can thiệp trung hòa, đặc
biệt là nghiệp vụ thị trường mở. Thứ ba là giảm chi phí, nâng cao tính bền vững của hoạt động can thiệp trung hòa. Thứ tư là cần tăng cường dự báo, phân tích thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế, đề phòng xử lý khi khủng hoảng xảy ra. Cuối cùng, cần kiểm soát tốt dòng vốn vào và ra quốc gia trong quá trình hội nhập.
Từ khóa : Tích lũy dự trữ ngoại hối, lạm phát, đô la hóa, hiệu quả can thiệp trung hòa.
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN
1.1. BỐI CẢNH THỰC TIỄN VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toàn cầu hóa tài chính và sự mở rộng dòng vốn quốc tế đã mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia như phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực, chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng. Nhưng điều này cũng làm tăng nguy cơ khủng hoảng tài chính. Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến những cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng như khủng hoảng tài chính ở Đông Á năm 1997 hay khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Các mức độ nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng và sự phụ thuộc vào khu vực tài chính bên ngoài với những điều kiện liên quan của nó đã dẫn đến Chính phủ các nước phải tăng sự bảo hiểm cho chính quốc gia của họ (Denbee &ctg, 2016). Các quốc gia đang phát triển đã tích lũy được một số lượng đáng kể dự trữ ngoại hối để đối phó với một loạt các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới. Dự trữ cao giúp giảm tác động của cuộc khủng hoảng đối với tăng trưởng tại các thị trường mới nổi (Moghadam & ctg, 2010). Với xu thế đó, hiện nay, dự trữ ngoại hối tiếp tục được đánh giá cao trong an toàn tài chính toàn cầu. Theo IMF (2016), những mục tiêu chính của Mạng lưới An Toàn Tài Chính Toàn Cầu (The Global Financial Safety Net - GFSN) gồm: Cung cấp bảo hiểm cho các nước chống lại một cuộc khủng hoảng, tài trợ tài chính khi khủng hoảng xảy ra và khuyến khích các chính sách kinh tế vĩ mô. Trong đó, dự trữ ngoại hối là một thành phần truyền thống quan trọng của GFSN. Đây là công cụ đầu tiên để chống lại những cú sốc thanh khoản từ bên ngoài của mỗi quốc gia. Ngoài vai trò ổn định tài chính, dự trữ ngoại hối có thể có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh tế vĩ mô thông qua các kênh khác nhau, bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực. Chẳng hạn như việc nắm giữ dự trữ ngoại hối giúp ổn định tỷ giá, các quốc gia có thể tích lũy dự trữ ngoại hối để duy trì một tỷ giá hối đoái cố định (Pineau &ctg, 2006). Mặc khác, dự trữ ngoại hối là một biểu trưng sức khỏe tài chính, giúp các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi
xâm nhập thị trường quốc tế bằng cách tăng độ tin cậy của quốc gia và niềm tin của nhà đầu tư (Drummond &ctg, 2009; Hviding &ctg, 2004)… Tuy nhiên, tích lũy dự trữ ngoại hối làm tăng tiền cơ sở và cung tiền mở rộng nếu không được NHTW can thiệp trung hòa đầy đủ dẫn đến lạm phát nền kinh tế tăng (Heller,1979; Stenier, 2009;…). Can thiệp trung hòa xảy ra khi NHTW thực hiện đồng thời những giao dịch trên tài sản có nước ngoài và tài sản có trong nước để vô hiệu hóa tác động của những can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối đến cung tiền trong nước.
TỔNG DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM TỪ QUÝ I/2004 ĐẾN QUÝ II/2017
45.00
40.00
35.00
30.00
25.00
20.00
15.00
10.00
5.00
0.00
Tổng dự trữ ngoại hối
Tỷ USD
Hòa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhìn chung, dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tích lũy tăng lên (Hình 1.1)
2004Q1
2004Q3
2005Q1
2005Q3
2006Q1
2006Q3
2007Q1
2007Q3
2008Q1
2008Q3
2009Q1
2009Q3
2010Q1
2010Q3
2011Q1
2011Q3
2012Q1
2012Q3
2013Q1
2013Q3
2014Q1
2014Q3
2015Q1
2015Q3
2016Q1
2016Q3
2017Q1
Hình 1.1. Biến động tổng dự trữ ngoại hối của Việt Nam từ quý I/2004 đến quý II/2017
Nguồn : IFS 2018
Theo hình 1.1, đường xu hướng (Linear) diễn biến theo chiều hướng tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Từ quý I/2004 đến quý II/2017, tổng dự trữ ngoại hối trừ vàng của Việt Nam đã tăng lên từ 6,2 tỷ USD đến 37,5 tỷ USD. Đặc biệt, mười năm sau khi gia
nhập WTO, từ năm 2007 đến đầu năm 2017, tổng dự trữ ngoại hối trừ vàng của Việt Nam đã tăng kỷ lục gấp đôi từ 18,3 tỷ USD lên 37,5 tỷ USD. Theo khuyến nghị của IMF (2011), bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần có một quỹ dự trữ ngoại hối ít nhất tương đương giá trị 12 tuần nhập khẩu. Cho đến quý II năm 2017, dự trữ ngoại hối Việt Nam đã đáp ứng mức 12 tuần nhập khẩu nghĩa là đã ở ngưỡng an toàn thấp nhất theo khuyến nghị của IMF. Mặc dù Việt Nam đã “vượt khỏi vòng nguy hiểm” nhưng mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn khá mỏng để đối phó với những trường hợp rủi ro bất ngờ1. Do vậy, mục tiêu để đạt được ngưỡng an toàn cao hơn về dự trữ ngoại hối, xu hướng tích lũy dự trữ ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian tới là điều tất yếu. Điều này đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho NHTW các nước khi tích lũy dự trữ ngoại hối, phải làm sao tăng dự trữ nhưng không để lạm phát tăng, ảnh hưởng đến kinh tế. Đối với các hoạt động can thiệp trung hòa, theo báo cáo giải trình chất vấn tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 230/BC-NHNN 2014, NHNN khẳng định “đã tổ chức triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức thấp, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cao hơn cùng kỳ năm 2013, đưa dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng lên mức kỷ lục.”2 Điều đó có nghĩa là hoạt động can thiệp trung hòa đã thành công, làm ổn định thị trường tiền tệ khi NHNN tích lũy dự trữ ngoại hối. Nhưng lạm phát và cung tiền trong nước cũng diễn biến phức tạp theo xu hướng chung là tăng lên cùng chiều. Hình 1.2 cho thấy mức độ biến động tương đối đồng đều giữa cung tiền và lạm phát tại Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2017.
1 Theo nhận định của Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế châu Á quý III/2016 với chủ đề "Các nền kinh tế châu Á đã biết hướng đi của mình?"
2 Báo cáo giải trình chất vấn tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 230/BC- NHNN 2014.
BIẾN ĐỘNG CUNG TIỀN VÀ CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
TẠI VIỆT NAM TỪ QÚY I/ 2004 ĐẾN QUÝ II /2017
60
50
40
30
20
10
0
%M2_yoy
%CPI_yoy
%
Q1 2004
Q3 2004
Q1 2005
Q3 2005
Q1 2006
Q3 2006
Q1 2007
Q3 2007
Q1 2008
Q3 2008
Q1 2009
Q3 2009
Q1 2010
Q3 2010
Q1 2011
Q3 2011
Q1 2012
Q3 2012
Q1 2013
Q3 2013
Q1 2014
Q3 2014
Q1 2015
Q3 2015
Q1 2016
Q3 2016
Q1 2017
Hình 1.2. Biến động cung tiền và lạm phát tại Việt Nam từ quý I/2004 đến quý II/2017
Nguồn: IFS (2018) và tính toán của tác giả Sự tăng lên của cung tiền là một trong những nguyên nhân làm cho lạm phát tăng (Phạm Thị Thu Trang, 2009; Nguyen, 2015). Đặc biệt giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2007 đến năm 2008, cung tiền tăng mạnh, tiếp theo lạm phát cũng tăng mạnh ( Hình 1.2). Cung tiền tăng lên do nhiều yếu tố tác động, trong đó có yếu tố tích lũy dự trữ ngoại hối của NHNN. Phạm Thị Tuyết Trinh (2015) cho thấy, tích lũy dự trữ ngoại hối làm lạm phát bắt đầu tăng từ quý thứ 3 và đạt cân bằng mới từ quý thứ 7 ở mức 1,1% đơn vị. Điều này hàm ý việc mua vào ngoại tệ của NHNN ảnh hưởng đến cung tiền và lạm phát trong nền kinh tế. Như vậy, vấn đề kiểm soát lạm phát gắn với tích lũy dự trữ ngoại hối của NHNN không phải là không có biến động tiêu cực và chính sách can thiệp trung hòa có được duy trì ổn định hay không còn tùy thuộc vào tính bền vững
của hoạt động này.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng về tài chính và các lĩnh vực khác, những biến đổi về các chính sách vĩ mô và môi trường kinh tế tiếp tục gây ra nhiều khó
khăn, thách thức cho các nhà quản lý. Việc nắm rõ những tác động lan tỏa của việc tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát cũng như hoạt động can thiệp trung hòa đóng góp nhiều cho việc điều hành chính sách của NHNN, góp phần vào sự thành công và duy trì sự ổn định của chính sách, từ đó ổn định và phát triển kinh tế.
Trên đây là những ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Về mặt lý luận, luận án được nghiên cứu trên cơ sở phát hiện những khe hổng mà các nghiên cứu trước chưa đề cập đến.
Về tác động tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát, trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu phân tích mối liên hệ này dưới cấp độ quốc gia và nhóm quốc gia (Heller
,1979; Khan, 1979; Lin & Wang , 2005; Elhiraika & Ndikumana , 2007; Steiner , 2009; Borivoje & Tina, 2015; Chaudhry & ctg 2011; Chen & Huang, 2012; Zhou & ctg, 2013; Phạm Thị Tuyết Trinh, 2015; …). Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên, chưa có nghiên cứu nào xem xét tác động tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát trong bối cảnh đặc trưng nền kinh tế mỗi quốc gia. Trong đó, một trong những đặc trưng tiêu biểu của nền kinh tế các nước đang phát triển là tình trạng đô la hóa. Tại Việt Nam, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường đến nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong tình trạng đô la hóa. Đô la hóa tác động tích cực và tiêu cực đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác nhau. Trong đó, lạm phát, tích lũy dự trữ ngoại hối là những chỉ tiêu liên quan đến tình hình tiền tệ trong nước về cả nội tệ và ngoại tệ và do đó, những yếu tố này cũng bị ảnh hưởng bởi đô la hóa. Vì vậy, luận án sẽ đánh giá tác động của tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế có đô la hóa.
Về hoạt động can thiệp trung hòa, thực tế đã có một số nghiên cứu về hiệu quả can thiệp trung hòa của NHTW ở các quốc gia, chủ yếu ở các thị trường mới nổi như ở Châu Mỹ La Tinh (Aizenman & Glick, 2009; Ljubaj & ctg , 2010) và các quốc gia Châu Á (Glick & Hutchison, 2009; Ouyang & ctg, 2010; Wang, 2010; He & ctg, 2005; Takagi & Esaka, 2001; Cavoli& Rajan, 2006;…). Đây là những quốc gia có biến động lớn về dự trữ ngoại hối sau khủng hoảng hoặc hội nhập. Hầu hết nền kinh tế ở các nước này
đều có đô la hóa ở các mức độ khác nhau. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đã được thực hiện (Phạm Thị Tuyết Trinh & Nguyễn Thị Hồng Vinh, 2011; Phạm Thị Hoàng Anh & Bùi Duy Phú, 2013; Đặng Văn Dân, 2015) với kết quả cho thấy hoạt động can thiệp trung hòa của NHNN đã đạt một số hiệu quả nhất định trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả can thiệp trung hòa của NHTW trong bối cảnh nền kinh tế có đô la hóa. Đô la hóa làm ảnh hưởng đến hiệu quả việc điều hành, quản lý tiền tệ của NHTW. Hoạt động can thiệp trung hòa là một trong những hoạt động điều hành tiền tệ của NHTW nên cũng bị ảnh hưởng bởi đô la hóa. Do đó, nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá hiệu quả can thiệp trung hòa tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế có đô la hóa. Bên cạnh đó, trong giai đoạn nghiên cứu xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2007 và 2008 ảnh hưởng đến các nền kinh tế là khác nhau, phụ thuộc vào mức độ hội nhập của nền kinh tế đó với nền kinh tế toàn cầu (Hạ Thị Thiều Dao, 2012). Do đó, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHTW các nước cũng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, đăc biệt là các hoạt động liên quan đến dòng vốn vào vào ra quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động đó. Vì vậy, luận án cũng xem xét khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn năm 2007 – 2008 có ảnh hưởng hay không đến hiệu quả hoạt động can thiệp trung hòa của NHNN.
Từ ý nghĩa thực tiễn và lý luận trên, đề tài “ẢNH HƯỞNG TÍCH LŨY DỰ TRỮ NGOẠI HỐI ĐẾN LẠM PHÁT VÀ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP TRUNG
HÒA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM” đã được chọn. Việc phân tích phân tích tác động tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát và hiệu quả can thiệp trung hòa trong bối cảnh nền kinh tế có đô la hóa sẽ giúp cho các nhà quản lý có một cái nhìn toàn diện, rút kinh nghiệm cho quá trình điều hành chính sách tiền tệ quốc gia hiệu quả hơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Luận án nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát và hoạt động can thiệp trung hòa của NHNN. Dựa trên kết quả thu được, luận án đề xuất một số kiến nghị để đảm bảo ổn định chính sách tiền tệ quốc gia trong quá trình tích lũy dự trữ ngoại hối, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung, luận án nghiên cứu nhằm thực hiện bốn mục tiêu cụ thể có kết quả nghiên cứu liên quan mật thiết với nhau như sau:
Một là đánh giá thực trạng về dự trữ ngoại hối, đô la hóa và các công cụ can thiệp trung hòa tại Việt Nam để làm sáng tỏ tình hình thực tế về tích lũy dự trữ ngoại hối, đô la hóa và công cụ can thiệp trung hòa tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu ở hai mục tiêu sau và đề ra kiến nghị phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam.
Hai là đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế có đô la hóa để thấy được có hay không tác động lan tỏa của việc tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát trong quá trình tích lũy dự trữ ngoại hối của NHNN.
Ba là đánh giá hiệu quả hoạt động can thiệp trung hòa của NHNN trong bối cảnh nền kinh tế có đô la hóa và đánh giá mức độ ảnh hưởng của hai yếu tố đô la hóa, khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hiệu quả hoạt động can thiệp trung hòa của NHNN để thấy được hiệu quả can thiệp trung hòa và nguyên nhân làm thay đổi mức độ hiệu quả can thiệp trung hòa của NHNN, từ đó đề xuất những kiến nghị thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả can thiệp trung hòa của NHNN.
Bốn là nghiên cứu kinh nghiệm can thiệp trung hòa tại một số nước để đề xuất ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.