Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dự Trữ Ngoại Hối

46


là chi phí cơ hội. Kết quả cho thấy DTNH của Ấn Độ rất nhạy cảm với tính dễ tổn

thương của tài khoản tài chính và kém nhạy cảm với chi phí cơ hội.


Sehgal và Sharma (2008) nghiên cứu về hàm DTNH của Ấn Độ với biến phụ thuộc là DTNH/ GDP và các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH. Các yếu tố này có thể kể đến tỷ lệ nhập khẩu /GDP đại diện cho việc thanh toán các giao dịch với nước ngoài. Hai tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn /GDP và vốn đầu tư gián tiếp/GDP thể hiện sự biến động của tài khoản tài chính gây nguy cơ rủi ro thanh khoản cao, đại diện cho vai trò động cơ phòng ngừa của DTNH. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân (tính dựa vào 3 kỳ trước đó) phản ánh khả năng có thể gặp phải các cú sốc thương mại, cần can thiệp vào tỷ giá và đại diện cho vai trò động cơ thương mại của DTNH. Bên cạnh đó, các biến quy mô kinh tế (thể hiện bằng GDP) và chi phí cơ hội của nắm giữ ngoại hối cũng được đưa vào mô hình. Các tác giả thực hiện mô hình hồi quy bằng phương pháp đồng liên kết và VECM với dữ liệu của Ấn Độ theo quý từ quý 2/1992 đến quý 1/2006 và nhận thấy từ hàm nhu cầu DTNH tìm được, có bằng chứng việc nắm giữ ngoại hối tại Ấn Độ là cho cả động cơ thương mại lẫn động cơ phòng ngừa.

Nainwal và cộng sự (2013) cho rằng những yếu tố ảnh hưởng đến DTNH bao gồm thương mại quốc tế (thể hiện qua sự thặng dư/ thâm hụt của tài khoản vãng lai), đầu tư quốc tế (bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp) thể hiện ở luồng vốn lớn đi vào quốc gia là cơ sở cho nội tệ lên giá và tăng DTNH, sự thay đổi của giá cả (thể hiện qua chỉ số giá hay lạm phát), sức mạnh của nền kinh tế (thể hiện qua tài khóa cân bằng, nợ nước ngoài, quy mô và tăng trưởng GDP…) giúp nội tệ mạnh và cơ hội gia tăng DTNH, chính sách của chính phủ, các yếu tố chính trị. Vì vậy, nghiên cứu đã xây dựng hàm nhu cầu DTNH với các biến giải thích là độ mở thương mại (gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu), đầu tư nước ngoài (gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp), chỉ số giá bán sỉ, GDP, tỷ giá danh nghĩa và cung tiền rộng. Bằng dữ liệu của Ấn Độ trong suốt giai đoạn 1991 – 2011 và phương pháp OLS cho mô hình hồi quy đa biến tuyến tính với việc lấy log cho tất cả các biến, nghiên cứu đã tìm được hàm nhu cầu DTNH của Ấn Độ với các biến có ý nghĩa là chỉ số giá bán sỉ, tỷ giá danh nghĩa, cung tiền rộng, đầu tư nước ngoài trong đó, biến chỉ số giá bán sỉ đóng vai trò quan trọng nhất.

47


Afrin và cộng sự (2014) tiếp tục vận dụng mô hình của Edison (2003) để xây dựng mô hình nhu cầu DTNH của Bangladesh. Tuy nhiên, trong mô hình này, các tác giả chỉ sử dụng bốn yếu tố ảnh hưởng, loại bỏ yếu tố quy mô kinh tế do dữ liệu không có sẵn. Điều khác biệt là để đo lường sự biến động của tỷ giá, các tác giả sử dụng mô hình GARCH thay vì tính theo độ lệch chuẩn thông thường. Các biến số của mô hình là DTNH, tỷ lệ nhập khẩu/GDP, tỷ lệ cung tiền rộng M2/GDP, độ biến động của tỷ giá đều ở dạng log. Biến chi phí cơ hội được tính theo công thức là ln[(1+ lãi suất T-bill 91 ngày của Bangladesh)/(1+ lãi suất T-bill của Mỹ)]. Bằng kỹ thuật đồng liên kết Johansen cho dữ liệu theo quý thuộc giai đoạn 1997 – 2012 của Bangladesh, nghiên cứu đã xây dựng được hàm nhu cầu DTNH cho Bangladesh và nhận thấy rằng hai biến tính dễ tổn thương của tài khoản vãng lai và tính linh động của tỷ giá đóng vai trò quan trọng trong hàm nhu cầu DTNH của Bangladesh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Chowdhury và cộng sự (2014) cho rằng đối với Bangladesh, các dòng tiền từ viện trợ nước ngoài, kiều hối, doanh thu xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể thúc đẩy gia tăng mạnh DTNH. Vì vậy, nghiên cứu đã xây dựng mô hình nhu cầu DTNH gồm các biến giải thích là kiều hối, tỷ giá, lạm phát, chỉ số giá xuất khẩu, cung tiền rộng M2, viện trợ nước ngoài và GDP bình quân đầu người. Bằng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị ADF và đồng liên kết Engle Granger cho dữ liệu theo năm giai đoạn 1972 – 2011 của Bangladesh, các tác giả đã xây dựng được hàm nhu cầu DTNH với các biến có ảnh hưởng là tỷ giá, kiều hối, cung tiền rộng, chỉ số giá xuất khẩu và GDP bình quân đầu người.

Riêng tại Việt Nam, những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH còn khá ít ỏi, đặc biệt là xây dựng hàm nhu cầu DTNH càng hiếm hoi. Năm 2010, một nghiên cứu có liên quan là công trình dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa học “Nhà kinh tế trẻ - Năm 2010” của nhóm sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM được thực hiện khá chỉn chu. Công trình này nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng DTNH Việt Nam và xây dựng hàm nhu cầu DTNH cho Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã dựa trên hàm nhu cầu DTNH của Edison (2003) để xây dựng nên hàm nhu cầu DTNH của Việt Nam với các chỉ số đại diện cho các biến tương tự như Edison (2003) đã xây dựng, tuy nhiên loại bỏ yếu tố quy mô nền kinh tế do nhận định rằng quy mô kinh tế Việt Nam còn nhỏ nên không ảnh hưởng đến DTNH. Nhóm nghiên

Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam - 9

48


cứu sử dụng dữ liệu của Việt Nam giai đoạn 1996 – 2009 theo năm và theo quý. Bằng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị và đồng liên kết của Johansen cho dữ liệu theo năm, các tác giả đã xây dựng nên hàm nhu cầu DTNH trong dài hạn của Việt Nam. Trong hàm này, các biến có ảnh hưởng đến DTNH bao gồm tính dễ tổn thương của tải khoản vãng lai thể hiện ở tỷ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai/GDP, tính dễ tổn thương của tài khoản tài chính là tỷ lệ cung tiền rộng M2/GDP, tính linh động của tỷ giá hối đoái là độ lệch chuẩn của tỷ giá hối đoái trong 12 tháng và chi phí cơ hội là sai biệt giữa lãi suất tái cấp vốn của VND và lãi suất trái phiếu USD của chính phủ Mỹ theo công thức (1 + lãi suất tái cấp vốn VND)/ (1+ lãi suất trái phiếu USD của Mỹ). Đồng thời, nghiên cứu sử dụng mô hình VECM với dữ liệu quý để xem xét tác động trong ngắn hạn của các yếu tố này đến DTNH Việt Nam.

Phan Tiến Nam (2017) cho rằng tại Việt Nam, sai lệch tỷ giá có ảnh hưởng nhất định đến DTNH. Cụ thể, Việt Nam đang định giá thực thấp nội tệ nhằm khuyến khích xuất khẩu, làm cho tỷ giá sai lệch và việc khuyến khích xuất khẩu giúp nguồn thu xuất khẩu gia tăng là cơ sở cho DTNH gia tăng theo. Đồng thời, trong những giai đoạn dòng tiền từ kiều hối, đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào Việt Nam sẽ khiến nội tệ lên giá. Để có thể tiếp tục thực hiện chính sách định giá thực thấp nội tệ, NHNN cần cung ứng nội tệ ra thị trường để mua vào ngoại tệ, tiếp tục gia tăng DTNH. Tuy nhiên, lượng nội tệ này cần được NHNN trung hòa bằng cách phát hành các loại giấy tờ có giá với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất thu được từ tài sản ngoại tệ, dẫn đến chi phí can thiệp trung hòa lớn.

2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối


Qua các nghiên cứu thực nghiệm liên quan được lược khảo ở trên, năm yếu tố ảnh hưởng đến DTNH trong nghiên cứu của Edison (2003) đều xuất hiện ít nhiều trong tất cả các nghiên cứu sau đó. Hơn nữa, khá nhiều các nghiên cứu khác thừa nhận và vận dụng xây dựng hàm DTNH theo năm yếu tố ảnh hưởng này. Năm yếu tố này bao gồm quy mô nền kinh tế, tính dễ tổn thương của tài khoản vãng lai, tính dễ tổn thương của tài khoản tài chính, tính linh động của tỷ giá và chi phí cơ hội khi nắm giữ ngoại hối. Rõ ràng, đứng trên góc độ cơ sở lý thuyết về DTNH được trình bày tại mục 2.1, năm yếu tố nói trên được cho rằng ảnh hưởng đến DTNH là hoàn toàn hợp lý. Sự biến động của tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính dẫn đến sự biến

49


động của DTNH là điều không thể bàn cãi. Vì thế, tính dễ tổn thương của tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính thể hiện mức độ nhạy cảm với biến động của hai tài khoản này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến DTNH. Trong khi đó, quy mô nền kinh tế ảnh hưởng đến quy mô của hai tài khoản này và từ đó, tác động đến quy mô DTNH. Thêm vào đó, DTNH là công cụ điều tiết tỷ giá với thành phần chính yếu là ngoại tệ nên DTNH gắn chặt với tỷ giá và tính linh động của tỷ giá là điều đương nhiên. Còn về chi phí cơ hội, đây là một lý do khiến các quốc gia phải cố gắng đi tìm mức DTNHTU và chi phí cơ hội cao sẽ ảnh hưởng đến các quyết định và chính sách của quốc gia khi thực hiện DTNH. Vì vậy, chi phí cơ hội chắc chắn là một yếu tố ảnh hưởng đến DTNH của quốc gia. Ngoài ra, Nainwal và cộng sự (2013) cùng với Chowdhury và cộng sự (2014) còn cho rằng một số yếu tố vĩ mô cơ bản như lạm phát, chính sách điều hành kinh tế của chính phủ, chế độ chính trị… thể hiện tính ổn định và vững vàng của quốc gia có thể ảnh hưởng đến vị thế nội tệ và từ đó tác động đến DTNH.

Tóm lại, qua các nghiên cứu thực nghiệm liên quan và cơ sở lý thuyết về DTNH, các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH có thể liệt kê là quy mô nền kinh tế, tính dễ tổn thương của tài khoản vãng lai, tính dễ tổn thương của tài khoản tài chính, tính linh động của tỷ giá, chi phí cơ hội, tính ổn định của quốc gia. Các yếu tố này được phân tích cụ thể sau đây.

2.4.2.1. Quy mô nền kinh tế


Khi quy mô nền kinh tế gia tăng, các giao dịch quốc tế như giao dịch thương mại và giao dịch vốn cũng sẽ gia tăng về quy mô, nghĩa là tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính mở rộng độ lớn. Điều này hàm ý rằng DTNH sẽ tăng theo để đảm bảo đủ khả năng tài trợ nếu có cú sốc xảy ra. Theo Edison (2003) cùng với Prabheesh và cộng sự (2007), quy mô nền kinh tế được đo lường bằng các chỉ tiêu như quy mô dân số và GDP thực bình quân đầu người. Trong khi đó, với Gosselin và Parent (2005), Sehgal và Sharma (2008), Nainwal và cộng sự (2013) hay Chowdhury và cộng sự (2014), để đơn giản hơn, quy mô nền kinh tế được đo bằng GDP hay GDP bình quân đầu người.

2.4.2.2. Tính dễ tổn thương của tài khoản vãng lai

50


Tình trạng thặng dư hay thâm hụt của tài khoản vãng lai gây nên sự biến động gia tăng hay giảm sút tương ứng cho DTNH. Vì thế, tài khoản vãng lai càng dễ bị tổn thương càng dễ gây nên sự biến động lớn cho tài khoản này và tạo nên nhiều biến động cho DTNH. Như vậy, tính dễ bị tổn thương của tài khoản vãng lai thể hiện qua độ lớn của mức độ biến động tài khoản này. Trong khi đó, sự biến động của tài khoản vãng lai hay cán cân vãng lai lại phụ thuộc vào tình trạng biến động của các khoản mục tạo thành. Khoản mục quan trọng đầu tiên do chiếm tỷ trọng cao nhất chính là cán cân thương mại. Bên cạnh đó, đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nguồn kiều hối đi vào quốc gia trong khoản mục chuyển giao một chiều cũng là một nguồn quan trọng tạo nên sự gia tăng của DTNH. Tóm lại, sự biến động của cán cân thương mại và nguồn kiều hối là hai yếu tố quan trọng gây nên sự biến động của cán cân vãng lai/ tài khoản vãng lai và ảnh hưởng đến DTNH.

Sự biến động của cán cân thương mại: Mức độ biến động của cán cân thương mại được thể hiện qua sự tăng giảm của xuất khẩu và nhập khẩu và được đo lường qua hai chỉ số sau.

(i) Độ mở thương mại: Nền kinh tế quốc gia có độ mở thương mại càng lớn thì càng dễ tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài, dẫn đến mức độ biến động của cán cân thương mại cũng càng lớn và phải cần đến sự tài trợ của DTNH. Vì vậy, quốc gia có độ mở thương mại càng lớn thì càng dự trữ nhiều ngoại hối để đảm bảo phòng ngừa được các cú sốc từ bên ngoài. Độ mở thương mại có thể được đo bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu thực nghiệm, Edison (2003), Prabheesh và cộng sự (2007), Sehgal và Sharma (2008), Afrin và cộng sự (2014) đã sử dụng tỷ lệ nhập khẩu/GDP để đại diện cho độ mở thương mại.

(ii) Sự biến động của xuất khẩu: Nếu mức độ biến động của xuất khẩu là nhỏ, không đáng kể, trong khả năng đủ tài trợ nhập khẩu thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại và do thế cũng không ảnh hưởng nhiều đến DTNH. Còn mức độ biến động của xuất khẩu đủ lớn có thể ảnh hưởng đến cán cân thương mại và DTNH. Lúc này, nếu mức độ biến động của xuất khẩu đủ lớn nhưng theo chiều gia tăng thì nguồn cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối quốc gia sẽ dồi dào hơn và quốc gia có điều kiện tích lũy thêm DTNH dễ dàng, giúp DTNH gia tăng. Tuy nhiên, nếu mức độ biến động của xuất khẩu đủ lớn nhưng theo chiều

51


sụt giảm do ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế quốc gia đang khó khăn hay của các cú sốc bên ngoài quốc gia thì DTNH sẽ sụt giảm theo do nguồn cung ngoại tệ trên thị trường giảm sút và quốc gia phải sử dụng tới quỹ DTNH để hỗ trợ nhu cầu ngoại tệ, đặc biệt là từ nhu cầu nhập khẩu của quốc gia. Điều này cho thấy mức độ biến động của xuất khẩu có tương quan cùng chiều hoặc ngược chiều với DTNH tùy trường hợp. Trong nghiên cứu thực nghiệm, Gosselin và Parent (2005) đo lường sự biến động của xuất khẩu bằng độ lệch chuẩn của doanh thu xuất khẩu. Trong khi đó, Sehgal và Sharma (2008) đo lường sự biến động xuất khẩu bằng tốc độ tăng trưởng (thay đổi) của xuất khẩu.

Quy mô nguồn kiều hối: Khan và Ahmed (2005) cho rằng ở Pakistan và các nước đang phát triển, kiều hối là một nguồn quan trọng để gia tăng DTNH. Chowdhury và cộng sự (2014) cũng nhận xét tương tự như vậy, cho rằng kiều hối đóng góp khá nhiều vào DTNH của Bangladesh. Nguồn kiều hối càng dồi dào là cơ sở giúp DTNH càng gia tăng nhiều hơn. Các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trên cũng cho thấy biến kiều hối đều có ý nghĩa thống kê trong hàm nhu cầu DTNH. Khi nghiên cứu thực nghiệm, biến kiều hối được Khan và Ahmed (2005) thể hiện dưới dạng logarit và được Chowdhury và cộng sự (2014) thể hiện dưới dạng tỷ lệ % so với GDP.

2.4.2.3. Tính dễ tổn thương của tài khoản tài chính


Tính dễ tổn thương của tài khoản tài chính, nói cách khác là mức độ biến động của tài khoản tài chính hay cán cân tài chính phụ thuộc vào các yếu tố sau.

Độ mở tài chính: Theo Edison (2003), cũng tương tự như tài khoản vãng lai, nếu độ mở tài chính càng lớn thì tài khoản tài chính càng dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài, đồng nghĩa sự biến động của tài khoản tài chính càng lớn và nhu cầu DTNH gia tăng để đủ khả năng tài trợ cho độ biến động lớn của tài khoản này. Với Gosselin và Parent (2005), độ mở tài chính được đo lường bằng tỷ lệ giữa dòng vốn vào/ra và GDP. Cụ thể, trong nghiên cứu thực nghiệm, các tác giả đã dùng tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn/GDP đại diện cho độ mở tài chính. Tiếp sau đó, Sehgal và Sharma (2008) đã dùng cả hai chỉ tiêu tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn/GDP và tỷ lệ vốn đầu tư gián tiếp/GDP để đo lường độ mở tài chính hay sự biến động của tài khoản tài chính.

52


Cung tiền rộng M2: Cung tiền rộng M2 càng lớn đồng nghĩa với khả năng người dân trong nước sở hữu các tài sản nội tệ có tính thanh khoản dễ dàng chuyển sang tài sản ngoại tệ cảng nhiều, cho thấy khả năng tháo chạy khỏi dòng vốn nội tệ càng cao và vì vậy, có thể gây nên tổn thương lớn cho tài khoản tài chính và nhu cầu DTNH sẽ càng nhiều để đảm bảo đủ tài trợ cho sự tổn thương này. Khi nghiên cứu thực nghiệm, Edison (2003), Gosselin và Parent (2005), Prabheesh và cộng sự (2007) cùng với Afrin và cộng sự (2014) đều đo lường biến cung tiền rộng M2 bằng chỉ tiêu cung tiền rộng M2/GDP.

2.4.2.4. Tính linh động của tỷ giá


DTNH là công cụ được NHTW sử dụng để can thiệp vào tỷ giá nên DTNH gắn chặt với mức độ biến động của tỷ giá trong hoạt động kinh tế quốc gia là điều hiển nhiên. Nếu một quốc gia cho phép sự linh động của tỷ giá càng cao thì nhu cầu DTNH càng giảm xuống bởi vì NHTW không cần nhiều DTNH để can thiệp nhằm giúp tỷ giá ổn định. Vì vậy, tính linh động của tỷ giá thể hiện chế độ tỷ giá mà quốc gia theo đuổi có thể được đo lường bằng sự biến động thật sự của tỷ giá trong nền kinh tế. Nếu tỷ giá dao động tự do (biến động mạnh) thể hiện cho phép tỷ giá linh động cao, NHTW không cần DTNH để can thiệp nhằm cố định tỷ giá. Còn nếu tỷ giá dao động thấp thuộc chế độ tỷ giá cố định, nhu cầu DTNH sẽ tăng cao để duy trì tỷ giá cố định. Tính linh động của tỷ giá vì thế có mối quan hệ ngược chiều với DTNH về mặt lý thuyết.

Tuy nhiên, Edison (2003) cho rằng trong thực tế, nhiều quốc gia chấp nhận cho phép tỷ giá linh động cao (kể cả chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý) vẫn e ngại sự biến động mạnh của tỷ giá gây nên nhiều cú sốc cho nền kinh tế nên vẫn phòng ngừa bằng cách gia tăng nhu cầu DTNH để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết. Mức biến động của tỷ giá càng mạnh cho phép tỷ giá linh động càng cao thì các quốc gia này lại càng chủ động DTNH nhiều hơn. Do đó, tính linh động của tỷ giá cũng có thể có mối quan hệ cùng chiều với DTNH ở một số quốc gia.

Vì tính linh động của tỷ giá được thể hiện thông qua sự biến động của tỷ giá nên trong nghiên cứu thực nghiệm, biến số này được đo lường bằng độ lệch chuẩn của tỷ giá như Gosselin và Parent (2005), Prabheesh và cộng sự (2007) hoặc Afrin và cộng sự (2014) đã áp dụng.

53


2.4.2.5. Chi phí cơ hội


Tài sản ngoại hối phải đảm bảo các đặc tính là an toàn và thanh khoản cao nên lợi tức thu được từ đầu tư ngoại hối sẽ ít hơn nhiều so với đầu tư vào một công cụ thông thường khác có tính rủi ro cao hơn. Vì thế, chi phí cơ hội của việc nắm giữ ngoại hối là chênh lệch giữa lợi tức thu được từ đầu tư ngoại hối và lợi tức từ một công cụ đầu tư thay thế hoặc mở rộng ra theo hướng đơn giản, có thể lấy tỷ suất lợi nhuận của một công cụ đầu tư thay thế mang tính đại diện làm chi phí cơ hội cho việc nắm giữ ngoại hối. Như vậy, quốc gia càng nắm giữ nhiều ngoại hối thì càng phải chịu mức chi phí cơ hội cao. Do đó, Edison (2003) cho rằng với chi phí cơ hội càng gia tăng, các quốc gia có thể e ngại và không sẵn lòng DTNH nhiều và mức dự trữ sẽ thấp đi. Chi phí cơ hội là yếu tố khó đo lường chính xác và vì vậy, các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đo lường chi phí cơ hội. Edison (2003) hay Gosselin và Parent (2005) sử dụng chênh lệch giữa lãi suất cao của nội tệ và lãi suất thấp của ngoại tệ đại diện cho chi phí cơ hội. Khan và Ahmed, (2005) sử dụng chỉ một mức lãi suất trên thị trường tiền tệ như là chi phí cơ hội. Các nghiên cứu của Prabheesh và cộng sự (2007) hoặc Afrin và cộng sự (2014) lại tính chi phí cơ hội = (1+ lãi suất ngắn hạn nội tệ)/(1+ lãi suất ngắn hạn ngoại tệ).

2.4.2.6. Tính ổn định của quốc gia


Ở mỗi quốc gia, một nguồn ngoại tệ khá lớn vẫn được nắm giữ bởi dân chúng. Vì thế, một quốc gia ổn định có thể giúp vị thế nội tệ được nâng cao, nhu cầu chuyển đổi các tài sản ngoại tệ của người dân sang nội tệ gia tăng. Như vậy, cung ngoại tệ trên thị trường gia tăng và là cơ hội tốt để quốc gia tích lũy thêm DTNH từ nguồn ngoại tệ mà dân chúng nắm giữ. Tính ổn định của quốc gia bao gồm chủ yếu là tính ổn định về kinh tế và tính ổn định về chính trị.

Tính ổn định về kinh tế: Để đánh giá tính ổn định của một nền kinh tế, những yếu tố nền tảng thể hiện sức mạnh của nền kinh tế sẽ được xem xét như lạm phát, tăng trưởng GDP, tình trạng ngân sách, cách thức điều hành kinh tế của chính phủ… Trong đó, nghiên cứu của Nainwal và cộng sự (2013) nhấn mạnh đến yếu tố lạm phát và chính sách điều hành kinh tế của chính phủ.

Xem tất cả 313 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí