Sự Cần Thiết Nghiên Cứu Dự Trữ Ngoại Hối Tối Ưu Ở Việt Nam

6


xây dựng hàm nhu cầu DTNH cho tám nước mới nổi Châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan; Khan và Ahmed (2005) xây dựng hàm nhu cầu DTNH cho Pakistan; Prabheesh và cộng sự (2007) hoặc Sehgal và Sharma (2008) cũng như Nainwal và cộng sự (2013) đã xây dựng nên hàm nhu cầu DTNH cho Ấn Độ nhằm ước lượng mức DTNHTU; Afrin và cộng sự (2014) hoặc Chowdhury và cộng sự (2014) xây dựng hàm nhu cầu DTNH cho Bangladesh. Tại Việt Nam, cũng có nghiên cứu vận dụng phương pháp này để xây dựng hàm nhu cầu DTNH cho Việt Nam nhưng khá ít ỏi. Điển hình là một công trình dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa học “Nhà kinh tế trẻ - Năm 2010” của nhóm sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM vào năm 2010. Công trình này nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng DTNH Việt Nam và xây dựng hàm nhu cầu DTNH cho Việt Nam dựa trên mô hình của Edison (2003).

Song song với hai phương pháp trên, một phương pháp thứ ba cũng được triển khai từ khá lâu, có nền tảng lý thuyết khoa học và vẫn được nhiều nghiên cứu vận dụng cho đến nay. Đó là phương pháp dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH để ước lượng mức DTNHTU. Người khởi xướng phương pháp này là Heller (1966). Ông cho rằng lợi ích của DTNH là dùng để tài trợ nhằm tránh xảy ra thâm hụt trong cán cân thanh toán và không bị mất khoản chi phí để điều chỉnh sự cân bằng trở lại của cán cân thanh toán, hay khoản chi phí điều chỉnh này là lợi ích của việc nắm giữ ngoại hối. Còn khoản chi phí cơ hội chính là chi phí của việc nắm giữ ngoại hối. Mức DTNHTU chính là mức DTNH mà tại đó, tổng các khoản chi phí điều chỉnh và chi phí cơ hội là nhỏ nhất. Vận dụng cách thức tiếp cận “chi phí – lợi ích” của Heller (1966), nhiều nghiên cứu đã đưa ra các mô hình khác nhau để ước lượng mức DTNHTU nhưng trong đó, có hai mô hình được nhiều nghiên cứu về sau thừa nhận và vận dụng là mô hình của Frankel và Jovanovic (1981) và mô hình của Ben- Bassat và Gottlieb (1992). Mô hình của Frankel và Jovanovic (1981) khá đơn giản, chỉ có hai biến quan trọng là sự biến động ngẫu nhiên của DTNH (đại diện cho lợi ích của DTNH) và thu nhập bị mất đi (chi phí của DTNH) nên được nhiều nghiên cứu về sau vận dụng. Một số nghiên cứu điển hình như nghiên cứu của Ramachandran (2004) ước lượng mức DTNHTU của Ấn Độ; Silva và Da Silva (2004) nghiên cứu mức DTNHTU của Brazil; Hee-Ryang Ra (2007) xác định mức

7


DTNHTU của Hàn Quốc; Shijaku (2012) ước lượng mức DTNHTU của Albania; Sinem và Nebiye (2014) tính toán mức DTNHTU của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Ben-Bassat và Gottlieb (1992) xây dựng mô hình ước lượng mức DTNHTU có tính đến rủi ro vỡ nợ quốc gia. Đây là một yếu tố đặc trưng của các quốc gia đang phát triển và mới nổi nên mô hình của Ben-Bassat và Gottlieb (1992) có thể áp dụng cho các quốc gia này. Các nghiên cứu điển hình vận dụng mô hình của Ben-Bassat và Gottlieb (1992) có thể kể đến là Ozyildirim và Yaman (2005) ước lượng mức DTNHTU của Thổ Nhĩ Kỳ; Tecnica (2012) ước lượng mức DTNHTU của Colombia; Prabheesh (2013) xây dựng mô hình và ước lượng mức DTNHTU của Ấn Độ; Tule và cộng sự (2015) ước lượng mức DTNHTU của Nigeria. Riêng tại Việt Nam, có lẽ do phương pháp dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH để ước lượng mức DTNHTU tính toán khá phức tạp nên mặc dù tác giả đã cố gắng tìm kiếm nhưng vẫn chưa thấy nghiên cứu nào vận dụng phương pháp này để ước lượng mức DTNHTU cho Việt Nam.

Rõ ràng các nghiên cứu về DTNHTU ở Việt Nam còn quá ít. Thêm vào đó, về phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các quy định và công bố về DTNHTU cũng chưa được thực hiện. Nghị Định 50/2014/NĐ-CP về quản lý DTNH nhà nước cũng chỉ mới đưa ra yêu cầu NHNN định ra hạn mức về vấn đề đầu tư DTNH hợp lý nhằm đảm bảo tính an toàn, thanh khoản và sinh lời. Nghị Định này hoàn toàn chưa đề cập đến yêu cầu NHNN xác định mức DTNHTU. Do vấn đề DTNHTU còn chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam nên trong quá trình tìm kiếm các nghiên cứu về DTNHTU, tác giả cũng nhận thấy rằng hầu như chưa có một cơ sở lý thuyết về DTNHTU được tập hợp và trình bày đầy đủ, mang tính khoa học tại Việt Nam.

1.1.3. Khe hở nghiên cứu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Thông qua các nghiên cứu liên quan để tìm hiểu về DTNHTU và ba phương pháp chính ước lượng mức DTNHTU, về mặt không gian nghiên cứu, tác giả nhận ra rằng mặc dù các nghiên cứu về DTNHTU ở các quốc gia trên thế giới đã có rất nhiều nhưng nghiên cứu về DTNHTU tại Việt Nam còn quá ít, kể cả về phía NHNN. Từ đó, một số khe hở nghiên cứu về DTNHTU ở phương diện không gian nghiên cứu tại Việt Nam được tác giả nhìn nhận như sau.

8

Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam - 4


Thứ nhất, nghiên cứu về mức DTNHTU mặc dù đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng tại Việt Nam, lĩnh vực này vẫn chưa được chú ý và chưa được nghiên cứu nhiều. Chính vì thế, cho đến hiện tại, tác giả vẫn chưa tìm ra tài liệu hay nghiên cứu nào của Việt Nam trình bày đầy đủ về cơ sở lý thuyết của DTNHTU và các phương pháp ước lượng mức DTNHTU. Vì vậy, để góp phần làm đầy khe hở này, với các tài liệu thu thập được cùng với phạm vi hiểu biết của mình, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về DTNHTU và các phương pháp ước lượng mức DTNHTU trong luận án một cách rõ ràng và chi tiết nhất trong khả năng.

Thứ hai, trong các phương pháp đo lường theo kinh nghiệm để ước lượng mức DTNHTU, phương pháp đo lường ARA EM do IMF đưa ra xuất hiện chưa lâu. IMF chỉ vừa hoàn thiện và hướng dẫn áp dụng trong năm 2016. Trong khi đó, phương pháp đo lường này là dành cho các nước mới nổi, được IMF đo lường và thực nghiệm trên dữ liệu của các nước mới nổi nên hoàn toàn có thể áp dụng cho một nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, vì được khuyến nghị áp dụng chưa lâu nên tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào tại Việt Nam đề cập đến phương pháp này và thực nghiệm phương pháp này. Do đó, luận án sẽ thực nghiệm phương pháp này cho Việt Nam để đề xuất thêm một phương pháp xác định mức DTNHTU cho quốc gia.

Thứ ba, trong phương pháp ước lượng mức DTNHTU theo cách tiếp cận chi phí – lợi ích của DTNH, mô hình của Ben-Bassat và Gottlieb (1992) có tính đến yếu tố rủi ro quốc gia hay rủi ro vỡ nợ là một đặc trưng của các nước đang phát triển hoặc mới nổi. Do vậy, ước lượng mức DTNHTU theo mô hình của Ben-Bassat và Gottlieb (1992) có thể áp dụng với một nước đang phát triển như Việt Nam. Trong khi đó, tác giả cũng chưa tìm ra một nghiên cứu nào tại Việt Nam thực nghiệm mô hình này. Với những lý do này, trong phương pháp ước lượng mức DTNHTU cho Việt Nam theo cách tiếp cận chi phí – lợi ích của DTNH, luận án thực nghiệm mô hình của Ben-Bassat và Gottlieb (1992) nhằm giới thiệu thêm một cách thức xác định mức DTNHTU cho Việt Nam.

1.1.4. Sự cần thiết nghiên cứu dự trữ ngoại hối tối ưu ở Việt Nam


Như mục 1.1.1. đã phân tích, từ năm 2010 trở đi, tốc độ gia tăng DTNH của Việt Nam rất mạnh đã tạo nên nguồn DTNH khá dồi dào. Vì vậy, trong phiên họp Chính

9


phủ thường kỳ vào tháng 04/2015, lần đầu tiên chính phủ đã đưa ra đề nghị rằng NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho ngân sách vay từ nguồn DTNH của quốc gia nhằm bổ sung vốn cho đầu tư phát triển. Vấn đề này đã làm dấy lên nhiều luồng ý kiến đồng tình và không đồng tình. Tuy nhiên, đề nghị này của chính phủ cho thấy được một vấn đề: NHNN nên nắm giữ trong tay một lượng DTNH ở mức hợp lý như thế nào hay lượng DTNHTU ở mức nào để sẵn sàng thể hiện đúng vai trò của DTNH. Nếu DTNH vượt trên mức này thì NHNN và Chính phủ có thể sử dụng phần vượt trội để đầu tư vào các hoạt động cần thiết nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, với việc phân tích khe hở nghiên cứu tại mục 1.1.3, DTNHTU và các phương pháp ước lượng mức DTNHTU chưa được chú ý và nghiên cứu nhiều tại Việt Nam, điều này cho thấy nghiên cứu về DTNHTU tại Việt Nam là rất cần thiết.

Chính vì thế, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ với mong muốn là Việt Nam sẽ chỉ nắm giữ lượng DTNH hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước trong từng giai đoạn và dành nguồn tài lực cho các hoạt động cần thiết khác nhằm thúc đẩy đất nước tăng trưởng và phát triển. Thêm vào đó, tác giả cũng mong muốn đề tài nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý thuyết về DTNHTU của Việt Nam và đề xuất những phương pháp ước lượng mức DTNHTU phù hợp cho Việt Nam.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1.2.1. Mục tiêu chung


Mục tiêu chung của luận án là lựa chọn phương pháp ước lượng mức DTNHTU phù hợp cho Việt Nam, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước từ kết quả thực nghiệm của phương pháp được lựa chọn.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể


Để hoàn thành mục tiêu chung, luận án cần đạt được các mục tiêu cụ thể:


Thứ nhất, luận án làm rõ ba phương pháp chính ước lượng mức DTNHTU trên thế giới hiện nay.

10


Thứ hai, dựa trên bối cảnh và dữ liệu kinh tế Việt Nam, luận án thực nghiệm ba

phương pháp chính cho Việt Nam, cụ thể:


(i) ước lượng mức DTNHTU của Việt Nam bằng phương pháp đo lường theo kinh nghiệm.

(ii) ước lượng mức DTNHTU của Việt Nam bằng phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH.

(iii) ước lượng mức DTNHTU của Việt Nam bằng phương pháp dựa theo chi phí –

lợi ích của DTNH.


Thứ ba, luận án lựa chọn phương pháp ước lượng mức DTNHTU phù hợp cho Việt Nam từ ba phương pháp chính này. Trên cơ sở kết quả thực nghiệm của phương pháp được lựa chọn đồng thời so sánh mức DTNHTU được ước lượng với mức dự trữ ngoại hối thực tế (DTNHTT), luận án đưa ra các gợi ý chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


Với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như trên, các câu hỏi nghiên cứu lần lượt được đặt ra như sau:

Một là, ba phương pháp chính ước lượng mức DTNHTU hiện nay trên thế giới có cách thức thực hiện như thế nào?

Hai là, dựa trên bối cảnh và dữ liệu kinh tế Việt Nam, khi tiến hành thực nghiệm

ước lượng mức DTNHTU:


(i) cần thực hiện những cách thức đo lường phù hợp nào đối với phương pháp đo lường theo kinh nghiệm?

(ii) cần xây dựng và thực hiện mô hình như thế nào đối với phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH?

(iii) cần sử dụng cách thức thực nghiệm mô hình như thế nào đối với phương pháp

dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH?


Ba là, phương pháp nào trong ba phương pháp chính là phù hợp với Việt Nam? Những gợi ý chính sách nào liên quan đến kết quả thực nghiệm của phương pháp phù hợp nên được đề xuất cho cơ quan quản lý nhà nước?

11


1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


1.4.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của luận án chính là ước lượng mức DTNHTU. Từ việc xác định đối tượng nghiên cứu như trên, luận án đi sâu vào tìm hiểu các phương pháp ước lượng mức DTNHTU trên thế giới hiện nay bao gồm ba phương pháp chính là đo lường theo kinh nghiệm, dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH, dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH và ước lượng mức DTNHTU của Việt Nam theo từng phương pháp, đồng thời lựa chọn phương pháp phù hợp cho Việt Nam.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu


Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu là Việt Nam vì nghiên cứu hướng đến mục tiêu ước lượng mức DTNHTU của Việt Nam.

Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu được xác định trong giai đoạn 2005 – 2017. Trong giai đoạn này, dữ liệu được lấy theo năm hoặc quý tùy thuộc vào từng phương pháp ước lượng mức DTNHTU.

Sở dĩ mốc thời điểm 2005 được lựa chọn vì sự sẵn có đồng nhất của các dữ liệu kể từ thời điểm này. Ngoài ra, ở mốc thời điểm 2005, Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu hơn với thế giới với bối cảnh thương mại quốc tế được gia tăng để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO vào 2007 và thị trường chứng khoán cũng khởi sắc, luồng vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài cũng ra vào Việt Nam nhộn nhịp hơn. Vì vậy, sự biến động của tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính cũng mạnh hơn, cần sự tài trợ từ DTNH như là tấm đệm thanh khoản nên nhu cầu DTNH gia tăng. Đồng thời, mốc thời điểm gần với hiện tại có thể thu thập đầy đủ dữ liệu cho mô hình nghiên cứu là 2017. Do đó, ở thời điểm thực hiện nghiên cứu là cuối 2018 và đầu 2019, giai đoạn 2005 – 2017 được lựa chọn làm thời gian nghiên cứu là phù hợp để thực hiện đề tài ước lượng mức DTNHTU của Việt Nam.

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊU CỨU


1.5.1. Phương pháp nghiên cứu


Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án bao gồm cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

12


1.5.1.1. Phương pháp định tính


Luận án sử dụng các phương pháp liệt kê, phân tích, so sánh, tổng hợp các lý thuyết và nghiên cứu trước đây nhằm thực hiện mục tiêu cụ thể thứ nhất và một phần mục tiêu cụ thể thứ hai, bao gồm hình thành cơ sở lý thuyết về DTNH, mức DTNHTU và làm rõ ba phương pháp chính ước lượng mức DTNHTU bao gồm đo lường theo kinh nghiệm, dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH, dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH đồng thời xây dựng mô hình thực nghiệm phù hợp cho Việt Nam theo từng phương pháp.

Luận án cũng sử dụng phương pháp thống kê, mô tả và phân tích kết quả nghiên cứu, so sánh mức DTNH thực tế và tối ưu, so sánh các phương pháp ước lượng để thực hiện mục tiêu cụ thể thứ ba là lựa chọn phương pháp phù hợp cho Việt Nam và gợi ý chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước.

1.5.1.2. Phương pháp định lượng


Để thực hiện mục tiêu cụ thể thứ hai, nhằm ước lượng mức DTNHTU của Việt

Nam theo ba phương pháp, luận án sử dụng:


Phương pháp phân tích chỉ số đơn giản với các chỉ số được hình thành từ các tiêu chuẩn sẵn có nhằm thực hiện ước lượng mức DTNHTU và thảo luận kết quả đối với phương pháp đo lường theo kinh nghiệm.

Các phương pháp kinh tế lượng được thực hiện bằng phần mềm Stata 13.0 đối với hai phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH và dựa theo chi phí

– lợi ích của DTNH, cụ thể như sau.


Một là, thực hiện phương pháp ARCH. Phương pháp này dùng để tính sự biến động của xuất khẩu và sự biến động của tỷ giá là các biến giải thích trong mô hình ước lượng mức DTNHTU với phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH. Đồng thời, phương pháp ARCH này còn được sử dụng để tính sự biến động của vốn đầu tư gián tiếp là biến giải thích trong mô hình tính xác suất vỡ nợ quốc gia nhằm ước lượng mức DTNHTU với phương pháp dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH. Sự biến động được đại diện bằng độ lệch chuẩn tính theo phương pháp này sẽ chính xác hơn cách tính độ lệch chuẩn lấy theo một số kỳ nhất định bởi phương pháp này

13


tự động gán trọng số tốt nhất cho các quan sát chứ không chia trung bình như cách tính độ lệch chuẩn theo một số kỳ nhất định.

Hai là, thực hiện phương pháp Lọc HP (Hodrick – Prescott Filter). Phương pháp này dùng để tính tốc độ tăng trưởng GDP tiềm năng của Việt Nam nếu không xảy ra khủng hoảng 2008 và so sánh với tốc độ tăng GDP thực tế để nhằm xác định chi phí tổn thất vỡ nợ của quốc gia trong mô hình ước lượng mức DTNHTU với phương pháp dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH.

Ba là, thực hiện phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị Dickey-Fuller mở rộng (ADF test), mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp OLS và mô hình hồi quy ARDL. Mô hình thực nghiệm dùng để tính toán mức DTNHTU nên thuộc dạng mô hình dự báo. Với mô hình dự báo, các chuỗi thời gian phải dừng nhằm đảm bảo hồi quy không bị giả mạo và việc dự báo được chính xác. Vì vậy, phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị ADF được sử dụng để kiểm định tính dừng của các biến. Có thể có các trường hợp xảy ra: (i) Nếu tất cả các biến (biến phụ thuộc và các biến độc lập) đều dừng ở bậc I(0) thì có thể sử dụng phương pháp OLS cho mô hình hồi quy đa biến để ước lượng mô hình dự báo trong dài hạn. (ii) Nếu tất cả các biến dừng ở bậc I(1) thì kiểm định đồng liên kết của Johansen có thể được áp dụng để xây dựng mô hình dự báo bằng phương trình đồng liên kết thể hiện mối quan hệ trong dài hạn giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. (iii) Nếu tất cả các biến không cùng dừng ở bậc I(0) hoặc I(1) thì mô hình hồi quy ARDL có thể được sử dụng và và phương trình cân bằng trong dài hạn của mô hình ARDL chính là mô hình dự báo.

Trong mô hình ước lượng mức DTNHTU với phương pháp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng đến DTNH, sau khi kiểm định tính dừng các biến trong mô hình, tất cả các biến đều dừng ở bậc I(0) nên phương pháp OLS cho mô hình hồi quy đa biến được sử dụng để xác định mô hình ước lượng mức DTNHTU cho dài hạn.

Khi ước lượng mức DTNHTU với phương pháp dựa theo chi phí – lợi ích của DTNH, vì các biến trong mô hình tính phí bù đắp rủi ro không cùng dừng ở bậc I(0) hoặc I(1) nên mô hình hồi quy ARDL được áp dụng để tìm ra hàm tính phí bù đắp rủi ro hay hàm xác suất vỡ nợ của quốc gia là phương trình cân bằng trong dài hạn của mô hình ARDL.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023