Cơ Sở Lý Thuyết Về Ảnh Hưởng Của Nhóm Yếu Tố Thuộc Đặc Điểm Ngân Hàng Đến Rrtd‌


Không chỉ ở quy mô quốc gia, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nềnkinh tế mỗi quốc gia đều gắn kết chặt chẽ vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm chota thấy cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp tại Mỹ (2008-2009) đã làm “rung chuyển” kinh tế toàn cầu.

Tóm lại,rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độkhác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay,nặng nhất là ngân hàng không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫnđến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngânhàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân

hàng nói riêng.Vì vậy, rủi ro tín dụng luôn được nhận được sự quan tâm của mọi thành phần trong nền kinh tế, đặc biệt là các nhà đầu tư quan tâm vào lĩnh vực ngân hàng.Vấn đề mua bán sáp nhập đang là một xu thế phổ biến khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn hó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận con đường bán cả công ty cho các doanh nghiệp có tiềm lực lớn để trang trải nợ nần hoặc phải quyết định bán khi doanh nghiệp vẫn còn có giá cao thay vì tiếp tục duy trì công việc kinh doanh càng ngày càng lụn bại cho đến lúc phá sản. Xu thế này đang lan nhanh sang ngành ngân hàng – ngành đang có mức độ cạnh tranh khốc liệt, và có nhiều biểu hiện thiếu hiệu quả ở những ngân hàng nhỏ. Bên cạnh đó, việc mua bán đối với các ngân hàng lớn cũng trở nên thuận lợi hơn khi các giao dịchliên quan đến cổ phần ngân hàng đã được thực hiện dễ dàng thông qua thị trường chứng khoán.Trong thời gian gần đây, càng có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng khi giá cổ phiếu của ngành đã giảm khá mạnh trước sự ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới.Nhưng làm thế nào để chọn ngân hàng đầu tư trong số rất nhiều ngân hàng tại Việt Nam?Làm thế nào để xác định giá trị nội tại của một ngân hàng?Để phân tích giá trị của ngân hàng trước khi quyết định đầu tư, ngoài tiêu chí chỉ số tài chính còn chỉ số nào khác không?Ngành ngân hàng có đặc thù riêng biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác.Phần lớn tài sản của ngân hàng là các khoản cho vay luôn


tiềm ẩn rủi ro tín dụng.Nên bài nghiên cứu đề xuất thêm công cụ để nhà đầu tư sử dụng trong quá trình nghiên cứu các ngân hàng.Đó là phân tích, dự báo rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong từng ngân hàng. Vì hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại tỷ trọng lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời đây cũng là hoạt động được Ngân hàng Nhà nước quản lý khá chặt chẽ nên nếu hoạt động tín dụng không lành mạnh sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động bình thường, cũng như khả năng sinh lời trong tương lai.

Đi sâu vào nghiên cứu các tác động từ việc tăng trưởng tín dụng, cũng như những nhân tố khác từ đó nhận diện sớm các tác động tiêu cực của chúng đến rủi ro tín dụng sẽ giúp các nhà quản lý ngân hàng kiểm soát tốt các tác động từ việc đẩy mạnh cho vay. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng giúp ích cho các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng có được cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động ngân hàng


1.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÓM YẾU TỐ THUỘC ĐẶC ĐIỂM NGÂN HÀNG ĐẾN RRTD‌

1.3.1 Các yếu tố thuộc đặc điểm Ngân hàng:‌


Trước kia, khi hoạt động ngân hàng còn đơn giản với các nghiệp vụ huy động vốn để cho vay và thanh toán, ngân hàng chỉ phải lo đẩy mạnh cho vay trong phạm vi giới hạn được phép với mong ước rủi ro đừng xảy ra để được hưởng trọn vẹn chênh lệch giữa lãi suất cho vay ra và lãi suất huy động vào. Khi cho vay, nhân viên ngân hàng cố gắng tuân thủ nghiêm túc các điều kiện tín dụng theo quy định của ngân hàng; lúc ấy, xem như họ đã làm tròn chức trách được giao.

Hiện nay, hoạt động ngân hàng đã phát triển mạnh với các nghiệp vụ đa dạng và phức tạp hơn trước. Tín dụng, tuy vẫn còn là hoạt động chủ lực của NHTM, nhưng phải chia sẻ nguồn vốn huy động được với các hoạt động mới phát sinh thêm sau này. Điều này còn nhằm khắc chế bớt thế độc canh nhiều rủi ro của hoạt động tín dụng, làm cho lợi nhuận của ngân hàng bớt bấp bênh và được ổn định hơn.


Trong cố gắng giảm thiểu rủi ro, các nhà quản trị ngân hàng định khung để gò hoạt động tín dụng tuân theo một số quy củ.

Các yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng được xem xét đến khi đánh giá mức độ RRTD như :

1.3.1.1 Tăng trưởng tín dụng (LG)‌

Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản vay qua các năm. Đây là biến được nhiều bài nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ với rủi ro tín dụng. Biến này cũng có nhiều cách tính khác nhau. Đa số các bài nghiên cứu tính tăng trưởng tín dụng bằng cách lấy dư nợ của năm sau trừ dư nợ của năm trước, tất cả chia cho năm trước (Liz và cộng sự 2000, Salas và Saurian 2002). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng không phải tất cả các ngân hàng có tăng trưởng tín dụng đều tiềm ẩn rủi ro tín dụng, chỉ các ngân hàng có mức tăng trưởng trên mức trung bình mới có thể có rủi ro tín dụng (Foos và các cộng sự 2010). Khi sử dụng cách tính thứ 2, các nhà nghiên cứu phải loại trừ rất nhiều ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng từ mức trung bình trở xuống ra khỏi quan sát. Điều đó có nghĩa là bài nghiên cứu phải sử dụng rất nhiều số liệu từ các ngân hàng để đảm bảo bài nghiên cứu có ý nghĩa.Cách tính này không phù hợp khi áp dụng cho bài nghiên cứu với số liệu chỉ giới hạn trong các ngân hàng tại Việt Nam.Vì vậy, đề tài này chọn cách tính thứ nhất để tính toán biến tăng trưởng tín dụng đưa vào nghiên cứu.

Công thức tính:



Tăng trưởng tín dụng (LG) =

Tổng dư nợ năm t - Tổng dư nợ năm (t – 1)

Tổng dư nợ năm (t – 1)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 4


1.3.1.2 Qui mô ngân hàng (SIZE):

Đây là biến có nhiều cách đo lường. Quy mô có thể là giá trị thị trường của ngân hàng (Jimenez và Saurina, 2006), là logarit của tổng dư nợ cho vay của ngân hàng (Foos và cộng sự, 2010).Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán chỉ phát triển ở


mức sơ khai nên chỉ có một số ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán, đồng nghĩa với việc chỉ có một số ít ngân hàng có có số liệu giá trị thị trường. Vì lý do này, đề tài chọn cách đo lường qui mô ngân hàng bằng logarit cơ số 10 của tổng dư nợ cho vay. Tác giả sử dụng hàm logarit để điều chỉnh giá trị biến qui vốn có giá trị rất lớn về giá trị tương đồng với các biến khác trong mô hình.

Công thức tính:


Qui mô ngân hàng (SIZE) = lg(Tổng dư nợ)

1.3.1.3 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhậphoạt động (CIR):

CIR là chi phí phi lãi (chi phí hoạt động) so với tổng thu nhập hoạt động (thu nhập lãi ròng cộng với thu nhập từ hoạt động khác). Tương tự bài nghiên cứu của Hess và cộng sự (2008), đề tài này cũng sử dụng chỉ tiêu CIR để đánh giá mỗi đồng thu nhập có được, ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu chi phí hoạt động.Chỉ tiêu này cũng được nhiều nhà nghiên cứu khác sử dụng như Pain (2003), Salas và Saurina (2002).

Công thức tính:



CIR =

Tổng chi phí – chi phí trả lãi

Tổng dư nợ

1.3.1.4 Tỷ lệ giữa thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tổng dư nợ tín dụng (EBP):

Đây là biến được sử dụng để kiểm tra hiện tượng che giấu thu nhập của các ngân hàng thông qua hình thức chuyển lợi nhuận vào chi phí dự phòng nhằm hạn chế tiền thuế phải nộp. Nhiều nghiên cứu cho thấy các ngân hàng thường sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng như 1 công cụ chủ yếu để che dấu thu nhập vì hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng chính là hoạt động tín dụng (Fonseca và Gonzalez, 2008; Hasan và Wall, 2004; Bhat, 1996)). Các nhà quản lý dễ dàng điều chỉnh các khoản dự phòng này tăng lên vào thời điểm kinh doanh thuận lợi để giảm lợi nhuận


báo cáo để chuyển lợi nhuận sang các năm có tình hình kinh doanh khó khăn (Wahlen, 1994).Fonseca và Gonzalez (2008) đã sử dụng tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng chia cho tổng tài sản để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng che dấu thu nhập bằng cách thay đổi dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng. Cavallo và Majnoni (2001) cũng dùng tỷ lệ này để nghiên cứu hiện tượng che dấu thu nhập của 1176 ngân hàng lớn trên thế giới. Bài nghiên cứu cũng tính biến này bằng cách sử dụng số liệu thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng chia cho tổng tài sản.

Công thức tính:



EBP =

Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng

Tổng dư nợ


1.3.2 Đánh giá ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm Ngân hàng đến RRTD‌


1.3.2.1. Ảnh hưởng của quy mô ngân hàng đến rủi ro tín dụng.‌

Phân tích ở phần trên cho thấy vốn điều lệ của ngân hàng quyết định quy mô hoạt động luôn cả quy mô tín dụng tức là mức tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Như thế, có vẻ như “ngân hàng nhỏ” ít rủi ro hơn “ngân hàng lớn” vì “ngân hàng nhỏ” luôn cho vay ít hơn “ngân hàng lớn”. Về số tuyệt đối, thiệt hại từ rủi ro có giá trị 10 tỷ đồng nặng nề hơn thiệt hại từ rủi ro có giá trị 10 triệu đồng tại cùng một thời điểm. Nhưng ý nghĩa kinh tế không đơn giản như vậy. Giả sử như vế đầu liên quan đến một ngân hàng có 10 tỷ đồng vốn điều lệ, còn vế sau liên quan đến ngân hàng khác chỉ có vốn điều lệ 10 triệu đồng, mức độ tác hại là như nhau; cả hai đơn vị đều bị phá sản vì tiêu mất hết vốn điều lệ.

Chủ ý của các nhà phân tích là muốn nhắc người làm tín dụng phải lo phân tán rủi ro. Theo các giới hạn tín dụng đã ban hành, ngân hàng có vốn điều lệ lớn từ

10.000 tỷ đồng trở lên, có thể cấp hàng ngàn tỷ đồng dư nợ cho một khách hàng. Rủi ro của khách hàng này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả ngân hàng lẫn xã


hội. Nếu thay vì tập trung hàng ngàn tỷ đồng cho một khách hàng duy nhất, ngân hàng rải khoản tiền ấy cho hai mươi khách hàng độc lập, khả năng xấu nhất là vài người trong số họ gặp rủi ro với tổng giá trị chỉ đến mức trăm tỷ đồng, dễ khắc phục hậu quả hơn nhiều.

Từ lâu, người ta đã hiểu là quy mô tín dụng tăng lên sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng. Khi đặt ra các mức giới hạn tín dụng trong ngân hàng, nhà lập pháp muốn thể hiện ý đồ ngăn ngừa rủi ro, không để ngân hàng tập trung cho một hay một nhóm khách hàng cụ thể vay quá nhiều. Họ cũng không cho các lãnh đạo ngân hàng dùng quyền lực buộc cấp dưới nới lỏng điều kiện cho vay cho bản thân họ cùng những người thân thuộc trong gia đình họ được vay số tiền lớn, rồi gây rủi ro cho ngân hàng về sau. Mọi quy định sẽ mất tác dụng khi thiếu khâu kiểm tra việc chấp hành nghiêm túc. Cơ chế kiểm soát luôn có sẵn; chính việc thực hiện lơi lỏng thường để lọt các vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng mà mọi người đều biết.

Khát vọng của lãnh đạo ngân hàng muốn không ngừng vươn lên tầm cao mới có thể là điều tốt lành khi đó không phải là sự nóng vội duy ý chí. Khi đang phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ, lãnh đạo có thể mơ ước, trong tương lai, ngân hàng đủ sức phục vụ doanh nghiệp lớn, rồi tổng công ty, tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia…. “Sức” ở đây, không chỉ đơn thuần là năng lực tài chính của ngân hàng (điều kiện cần), mà còn bao gồm tầm quản trị của các cấp quản lý cùng kỹ năng chuyên môn của nhân viên nghiệp vụ (điều kiện đủ). Việc quản lý nhiều khách hàng nhỏ lẻ làm tăng chi phí điều hành, giảm hiệu năng lao động; ngoài ra, phải lưu ý đến sĩ diện của người lãnh đạo. Hấp lực của quy mô lớn thường khiến họ bỏ qua các điều kiện đủ vừa nêu, cứ nghĩ đơn giản vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đâu biết rằng việc rút kinh nghiệm chỉ dành cho bên ngoài, không dành cho bản thân họ.

1.3.2.2. Ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng lên rủi ro tín dụng.

Nền kinh tế vận động theo chu kỳ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Trong giai đoạn hưng thịnh, nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế rất lớn trước viễn cảnh dễ làm ăn, gây áp lực lên khâu sử dung vốn của ngân hàng. Ngân hàng cũng tranh thủ mở rộng thị phần, đôi khi sẵn sàng hạ thấp chuẩn, nới lỏng điều


kiện cho vay, thẫm định chiếu lệ để giải ngân nhanh cho khách hàng. Lúc này, mầm móng rủi ro đã có trong thực tế, nhưng còn tiềm ẩn khi tín dụng còn tăng trưởng tạo điều kiện để món vay sau trùm lên món vay trước. Tín dụng tăng trưởng nóng luôn che đậy rủi ro từ việc hạ thấp chuẩn cho vay hay bỏ qua nhiều khâu khi xét duyệt.

Sang giai đoạn suy thoái, khi tăng trưởng tín dụng đã hạ nhiệt, lại thêm chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tín dụng chống lạm phát của Chính phủ, các nhược điểm trong cho vay trước đó dần dần lộ ra. Việc ngắt ngang nguồn vốn tín dụng ngân hàng khi doanh nghiệp quen vay mượn để hoạt động, lại thêm kinh doanh hết thuận lợi do ảnh hưởng từ môi trường kinh tế vĩ mô, người vay rơi vào khó khăn tài chính, cuốn ngân hàng đi theo vào vòng luẩn quẩn, khiến nợ xấu tăng nhanh.

Như vậy, rủi ro tín dụng phát sinh ngay từ khi tín dụng tăng trưởng cao gây ảo tưởng là điềm lành của sự phồn vinh, nhưng luôn tiềm ẩn rủi ro, sẽ lộ hết ra khi môi trường kinh tế vĩ mô đảo chiều. Doanh nghiệp khó hoạt động, buộc phải vi phạm hợp đồng tín dụng, gây khó khăn cho lưu chuyển vốn của ngân hàng, kết hợp với các loại rủi ro khác, sẵn sàng quật ngã nếu ngân hàng không chủ động phòng bị hữu hiệu và vững chắc.

1.3.2.3. Ảnh hưởng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động đến RRTD.

Berger và De Young (1997) đã tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của hiệu quả chi phí lên rủi ro tín dụng. Họ tìm thấy hiệu quả chi phí làm giảm các khoản nợ xấu và kết luận rằng: Hiệu quả chi phí có thể là chỉ số quan trọng cho các khoản nợ xấu trong tương lai và rủi ro của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thiếu hiệu quả sẽ chịu áp lực lớn từ rủi ro tín dụng. Tương tự như vậy, Hess và các cộng sự (2008) cũng chọn chỉ số CIR là một trong những nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng để nghiên cứu.Kết quả từ nghiên cứu của ông cũng cho thấy các ngân hàng kém hiệu quả có mức rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng khác.Vì vậy, bài nghiên cứu này cũng mong đợi một mối quan hệ thuận chiều giữa rủi ro tín dụng và CIR.


1.3.2.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ chi phí trước dự phòng RRTD trên tổng dư nợ với RRTD.‌

Hess và cộng sự (2008) cho rằng, lãnh đạo ngân hàng có khuynh hướng chuyển kết quả kinh doanh tốt hoặc xấu trong năm hiện tại sang niên độ tiếp theo, thông qua việc trích lập dự phòng để điều chỉnh lợi nhuận của năm hiện tại.


KẾT LUẬN CHƯƠNG I


Rủi ro tín dụng là rủi ro ngân hàng không thu hồi đầy đủ số tiền đã cho vay. Rủi ro này khi xảy ra sẽ làm cho ngân hàng giảm sút khả năng thanh toán đối với người gửi tiền, về lâu dài ngân hàng có khả năng mất thanh khoản, dẫn đến sụp đổ. Rủi ro này còn lan sang toàn bộ nền kinh tế gây khủng hoảng kinh tế trên diện rộng.

Rủi ro tín dụng trong ngân hàng có tính tất yếu khách quan, không thể tránh khỏi. Vì thế, các ngân hàng chỉ có thể kiểm soát, giảm thiểu, hạn chế rủi ro tín dụng ở một mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Cơ sở lý thuyết trong chương 1 đã khái quát các vấn đề về rủi ro tín dụng cũng như đề cập đến các nhân tố định hình hoạt động tín dụng ngân hàng làm cơ sở cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố này đến hoạt động tín dụng, sẽ được trình bày trong chương kế tiếp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022