Sự Cần Thiết Phải Phân Tích Ảnh Hưởng Nhóm Yếu Tố Thuộc Đặc Điểm Ngân Hàng Đến Rrtd‌


- Tiền gửi không kỳ hạn hay có kỳ hạn của cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác.

- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

- Tiền phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…

+ Vốn vay của Ngân hàng Trung ương của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, phát hành hợp đồng mua lại, giấy nợ phụ ...

+ Các nguồn vốn khác như các nguồn vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn uỷ thác đầu tư để cho vay theo các chương trình, dự án xây dựng cơ bản cụ thể.

1.2.1.2 Nghiệp vụ tài sản có

Sử dụng nguồn vốn huy động để kinh doanh tạo lợi nhuận.

+ Nghiệp vụ ngân quỹ.

- Tiền mặt tại quỹ cao hay thấp phụ thuộc vào môi trường hoạt động và thời vụ.

- Tiền dự trữ bắt buộc tính theo tỷ lệ trên nguồn vốn huy động và tiền đảm bảo thanh toán gửi tại Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng đại lý.

+ Nghiệp vụ cho vay và đầu tư rất đa dạng, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng và có tỷ lệ sinh lợi cao nhất, gồm có: tín dụng ứng trước, thấu chi, chiết khấu, bao thanh toán, cho thuê tài chính, đầu tư góp vốn liên doanh…

1.2.1.3 Nghiệp vụ trung gian

Phục vụ theo sự ủy thác của khách hàng như thanh toán, thu hộ, môi giới chứng khoán, ủy thác….‌

Giữa 3 nhóm nghiệp vụ này có một mối liên hệ gắn bó qua lại, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

1.1.3 Rủi ro tín dụng:


1.1.3.1 Khái niệm và cách đo lường rủi ro tín dụng.


Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là một trong những chức năng cơ bản của ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam thì hoạt động tín dụng chiếm hơn 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng chiếm từ 1/2 đến 2/3


tổng thu nhập của ngân hàng. Tuy vậy, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng lại tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng.


Rủi ro tín dụng hiểu một cách chung nhất là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, thể hiện qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Nói một cách khác là người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả khi đáo hạn.


Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả hay rủi ro sai hẹn.


Tuy nhiên, cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả năng xảy ra, do đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất; một ngân hàng mặc dù có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng cao nếu tập trung đầu tư vào một nhóm khách hàng hay một loại ngành nghề. Cách hiểu này giúp cho các ngân hàng chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro.


Về mặt định lượng: rủi ro tín dụng được phản ánh bởi chính số tiền nợ quá hạn, nợ đọng của mỗi ngân hàng.


Về mặt định tính: rủi ro tín dụng có quan hệ ngược chiều với chất lượng tín dụng. Theo đó, chất lượng tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp và ngược lại, chất lượng tín dụng thấp, nợ quá hạn cao thì rủi ro tín dụng là rất lớn và có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.


Theo Uỷ ban giám sát hệ thống ngân hàng Basel (2007), rủi ro tín dụng là việc khách hàng vay không trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Rủi ro tín dụng được lượng hóa


bằng khoản lỗ kỳ vọng, làm cơ sở để trích lập dự phòng (Uỷ ban giám sát hệ thống ngân hàng Basel 2004). Công thức tính: EL = PD x EAD x LGD Trong đó:

EL: Khoản lỗ mong đợi.


PD: Hệ số rủi ro căn cứ vào xếp loại khách hàng của tổ chức tín dụng. EAD: Số tiền có thể nhận được khi khách hàng phá sản.

LGD: tỷ lệ tài sản rủi ro được tính trên số tiền vay và loại tài sản cũng như giá trị tài sản đảm bảo.

Rủi ro tín dụng là yếu tố khó xác định. Hiện nay, chưa có sự thống nhất giữa các học giả về cách xác định rủi ro tín dụng. Laeven Majnoni (2002) cho rủi ro tín dụng là tỷ lệ dự phòng rủi ro chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Vì ông quan niệm rằng dư nợ cho vay chiếm chủ yếu trong tổng tài sản nên có thể dùng trực tiếp giá trị tổng tài sản để tính rủi ro. Theo ông, toàn bộ tài sản của ngân hàng đều phải gánh chịu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra chứ không chỉ đơn thuần giá trị các khoản vay. Jemenez và Saurian (2006) lại cho rằng rủi ro tín dụng phải được tính bằng tỷ lệ giữa nợ xấu chia cho tổng dư nợ cho vay. Cách này đòi hỏi ngân hàng phải công bố đầy đủ nợ xấu thì nghiên cứu mới đạt kết quả đáng tin cậy.

Hess và các cộng sự (2008) đã kết hợp 2 cách tính trên; rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng chia cho dư nợ cho vay. Foos và các cộng sự (2010) đã kết hợp các nghiên cứu trên và đề xuất cách tính mới để xác định rủi ro tín dụng. Theo họ, khách hàng vay thông thường không phát sinh rủi ro tín dụng ngay trong năm vay vốn nên việc trích lập dự phòng là trích lập cho các năm trước. Nếu xác định rủi ro bằng cách so sánh dự phòng với dư nợ vay trong cùng 1 năm là không hợp lý.

Trong Luận văn, rủi ro tín dụng được tính bằng cách sử dụng số tiền dự phòng rủi ro năm t chia cho dư nợ tín dụng năm t-1; cách này khá phù hợp với dữ liệu được thu thập tại Việt Nam. Dư nợ cho vay của các ngân hàng Việt Nam được chia làm 5 nhóm. Theo thông lệ, nợ xấu bao gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tuy nhiên,


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008) lại qui định nợ từ nhóm 2 trở đi phải trích lập dự phòng, mặc nhiên xem nợ nhóm 2 là nợ xấu. Vì sự thiếu đồng nhất về cách xác định nợ xấu, tác giả chọn cách tính rủi ro tín dụng của Foos và các cộng sự (2010) cho Luận văn, với toàn bộ dư nợ được thể hiện trên báo cáo tài chính, bao gồm: cho vay khách hàng cá nhân, cho vay khách hàng doanh nghiệp và cho vay các định chế tài chính.

Nghiên cứu rủi ro tín dụng được dành cho tương lai và dự báo tương lai luôn khó đảm bảo chính xác dù với bất kỳ phương pháp nghiên cứu nào. Nghiên cứu này đánh giá rủi ro tín dụng đối với từng ngân hàng dựa vào giá trị trích lập dự phòng năm t trên tổng dư nợ cho vay năm t – 1. Nếu các tổ chức tín dụng đều quan tâm đến việc đánh giá chất lượng danh mục cho vay nhằm trích lập dự phòng đúng và đủ, để đảm bảo đủ bù đắp tốn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra, thì tỷ lệ trích lập dự phòng trong tổng dư nợ cho vay sẽ thể

hiện mức độ rủi ro tín dụng tại các tổ chức tín dụng.


Công thức tính:



Rủi ro tín dụng (CRR) =

Giá trị trích lập dự phòng năm t

Tổng dư nợ năm t – 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 3


Khi một khoản vay bị thất thoát không thu hồi được, về nguyên tắc, ngân hàng phải dùng nguồn vốn chủ sở hữu để trả cho người gửi tiền, đến mức nào đó sẽ không đủ khả năng tự bù đắp các tổn thất này nữa và có thể bị mất khả năng thanh toán, tiếp theo sẽ bị phá sản.

1.1.3.2 Đặc điểm rủi ro tín dụng.


- Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng. Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội, đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro


chấp nhận. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gành chịu là hợp lý và kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng.


- Rủi ro mang tính gián tiếp: Rủi ro tín dụng xảy ra sau khi ngân hàng giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của ngân hàng. Do tình trạng thông tin bất cân xứng nên thông thường ngân hàng ở vào thế bị động, ngân hàng thường biết thông tin sau hoặc biết thông tin không chính xác về những khó khăn thất bại của khách hàng và do đó thường có những ứng phó chậm trễ.


- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: Đặc điểm này thể hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cũng như diễn biến sự việc, hậu quả khi rủi ro xảy ra.


1.1.3.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng.‌

Rủi ro tín dụng xảy ra rất phức tạp và đa dạng, chúng tôi phân biệt 2 loại nguyên nhân rủi ro xuất phát từ các hành động có thể kiểm soát và không thể kiểm soát.


* Những nguyên nhân có thể kiểm soát:

+ Quyết định cho vay sai lầm từ đầu từ khâu phân tích thu thập thông tin không đủ hay sai lầm, hoặc việc lập và ký hợp đồng có sai sót.

+ Không nhận ra các dấu hiệu cảnh báo.

+ Không có khả năng kiểm soát chặt các khoản vay.

+ Không xử lý kịp thời khi phát sinh khoản nợ có vấn đề.

* Những nguyên nhân không thể kiểm soát được:

+ Sự phá sản của các doanh nghiệp vay, hay hoạt động kém hiệu quả do quản lý không tốt, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn và năng lực cạnh tranh yếu...


+ Một số nguyên nhân bất ổn khác từ bên ngoài như khách hàng gặp khó khăn đột xuất nên chưa thể trả nợ ngay, hay tài sản cầm cố thế chấp bị mất giá trị ... khiến ngân hàng không thể thu hồi nợ...


Phân loại này giúp tập trung định hướng ngăn chặn rủi ro vào các nguyên nhân có thể kiểm soát, trước hết là các thể chế tạo hành lang và môi trường an toàn, hiệu quả cho hoạt động tín dụng, tiếp theo là các điều kiện cụ thể cho từng loại cho vay, từng đối tượng xin vay, để định ra các ràng buộc về vật chất và phi vật chất làm đảm bảo cho tiền vay tùy theo đặc tính về sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính cùng mức độ rủi ro của người vay. Đối với rủi ro bất khả kháng, ngân hàng phải trích lập dự phòng, đủ sức chống đỡ khi có phát sinh. Khả năng lập dự phòng càng cao, càng chủ động chống đỡ rủi ro.

1.1.3.4 Phân loại rủi ro tín dụng.


Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau:


- Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ.


+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.


+ Rủi ro đảm bảo: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.


+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý vay và các hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.


- Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 02 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.


+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.


+ Rủi ro tập trung: là trương hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.


1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG NHÓM YẾU TỐ THUỘC ĐẶC ĐIỂM NGÂN HÀNG ĐẾN RRTD‌

Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng.Vì vậy, rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.Ngân hàng lại là trung gian tài chính, nhận nhiệm vụ cất trữ tiền của cả nền kinh tế. Nên rủi ro tác động đến ngân hàng cũng sẽ lan toả ra cả nền kinh tế không chỉ ở qui mô một quốc gia.

Tác động đến ngân hàng thương mại:


Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu được đầy đủ vốn tín dụng đã chovay. Tuy nhiên, nguồn vốn dùng để cấp tín dụng được ngân hàng huy động trong nền kinh tế bằng hợp đồng có thời hạn.Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng bắt buộc phải tìm nguồn khác để thanh toán cả gốc lẫn lãi cho người gửi tiền, làm cho


vòng quay vốn của ngân hàng chậm lại, ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mình. Nếu rủi ro tín dụng xảy ra liên tục với quy mô lớn tới mức ngân hàng không thể có đủ tiền để thanh toán cho người gửi tiền, uy tín ngân hàng sẽ bị giảm sút ngay lập tức, những đối tượng khác có tiền gửi tại ngân hàng nhưng chưa đến hạn cũng sẽ lập tức đến ngân hàng rút toàn bộ tiền gửi của mình. Lúc này, ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khảnăng thanh toán, đưa đến bờ vực phá sản nếukhông có sự hỗ trợ kịp thời từ phía Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ.

Mỗi ngân hàng trong 1 quốc gia đều có liên quan đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và các tổchức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy,nếu một ngân hàng có kết quảhoạt động không tốt, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tácđộng dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng và bộ phận kinh tế khác. Nếu khôngcó sự can thiệp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽlây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng thương mại khác, làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khảnăng thanh toán.

Tác động đến nền kinh tế:


Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chínhchuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh nghiệp vàcá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyềnsở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì khôngnhững ngân hàng chịu thiệt mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi mộtngân hàng gặp khó khăn tài chính hay bị phá sản thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tiền gửi, ảnh hưởng tình hình tài chính của người gửi tiền cũng như hoạt động sản xuấtkinh doanh của họ. Chính vì có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế như vậynên một ngân hàng bị phá sản sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, bất ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xãhội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn....

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí