Ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU‌‌


Tên bảng biểu

Trang

Bảng 2.1: Quy mô dư nợ 2010 – 2012 Bảng 2.2: Các thông số thống kê mô tả Bảng 2.3: Phân tích tương quan

Bảng 2.4: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình Bảng 2.5: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Bảng 2.6: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi

Bảng 2.7: Mức độ ổn định của mô hình

Bảng 2.8: Kết quả kiểm định mối tương quan giữa các phần dư Bảng 2.9: Kết quả mô hình

45


48


50


51


51


52


54


54


55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


DANH MỤC ĐỒ THỊ


Tên sơ đồ và đồ thị

Trang

Đồ thị 2.1: Tỷ trọng tổng tài sản của các khối NHTM.

Đồ thị 2.2: Tỷ trọng tín dụng của các khối NHTM đến tháng 12/2012 Đồ thị 2.3: Cơ cấu thị phần huy động các khối NHTM đến tháng

12/2012


Đồ thị 2.4: Thị phần tổng tài sản của các tổ chức tín dụng đến 12/2012 Đồ thị 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng (2010 - 2012)

Đồ thị 2.6: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của Việt Nam 2010-2012

Đồ thị 2.7: Quy mô các NHTMCP


Đồ thị 2.8: Phân bố giá trị tổng tài sản năm 2012 Đồ thị 2.9: Phân bố vốn chủ sở hữu năm 2012. Đồ thị 2.10: Phân bố số dư cho vay năm 2012

Đồ thị 2.11: Hình dạng phân phối phần dư

23


24


25


26


26


28


29


46


47


47


53


TÓM TẮT‌‌


Rủi ro tín dụng là mối quan tâm lớn của nhiều nhà phân tích khi nó tác động đến nhiều bộ phận trong nền kinh tế. Trong bối cảnh của Việt Nam, Luận văn nghiên cứu “Ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam” được thực hiện nhằm giúp các nhà đầu tư cùng những ai quan tâm đến ngành ngân hàng có cái nhìn sâu sắc về ngành này. Bài nghiên cứu thu thập số liệu từ 30 ngân hàng Việt Nam; sau khi phân tích số liệu, bài nghiên cứu tìm ra các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng như tăng trưởng tín dụng, quy mô dư nợ và tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động cho vay. Kết quả này khá phù hợp với kết quả tìm được khi nghiên cứu các nền kinh tế khác trên thế giới.


PHẦN MỞ ĐẦU‌


1. Lý do chọn đề tài


Hoạt động NHTM Việt Nam đang phát triển khá mạnh trong vài năm gần đây với giá trị vốn chủ sở hữu ngày càng lớn, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội. Tuy nhiên, đây là ngành có nhiều đặc thù riêng so với các ngành nghề khác, đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn sâu để có thể đánh giá đầy đủ hoạt động của từng ngân hàng. Về cơ bản, nguồn thu của ngân hàng hiện nay đến từ bốn hoạt động chính: thu lãi cho vay, thu phí dịch vụ, đầu tư tài chính và kinh doanh ngoại hối, trong đó, thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các hoạt động khác. Vì vậy, trước mắt, sự phát triển của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào sự phát triển có chất lượng của hoạt động tín dụng.

Ngoài việc tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát, tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng trước tiên và mạnh nhất đến hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu của Dell’Ariccia và Marquez (2006) cho thấy sau thời kỳ tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ xảy ra khủng hoảng trong ngành ngân hàng. Ví dụ như các cuộc khủng hoảng xảy ra tại Argentina năm 1980, Chile năm 1982, Thụy Điển, Na Uy và Ba Lan năm 1992, Mexico năm 1994, Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc năm 1997. Nghiên cứu của Mendoza và Terrones (2008) cũng nhận định không phải tất cả thời kỳ bùng nổ tín dụng đều đi đến khủng hoảng, nhưng nhiều cuộc khủng hoảng ở những nền kinh tế đang chuyển đổi hiện nay có quan hệ với sự bùng nổ tín dụng. Nhận định của các nhà nghiên cứu đi trước cho thấy hoạt động tín dụng là một vấn đề lớn cần được quan tâm nghiên cứu trong bất kỳ nền kinh tế nào.

Tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, nên rủi ro tín dụng luôn gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng. Ngân hàng lại là trung gian tài chính đảm nhận các chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, nên rủi ro tác động đến ngân hàng có thể ảnh hưởng đến cả nền kinh tế, không giới hạn ở qui mô quốc gia.


Nghiên cứu các tác động từ tăng trưởng tín dụng, cùng những nhân tố khác giúp sớm nhận diện các ảnh hưởng tiêu cực của chúng giúp các nhà quản lý ngân hàng kiểm soát tốt các hệ lụy từ việc đẩy mạnh cho vay. Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho các nhà đầu tư vào ngân hàng có được cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động ngân hàng, cũng như các rủi ro tiềm ẩn. Từ yêu cầu bức thiết trên, tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam”

Rủi ro của hoạt động tín dụng chịu ảnh hưởng từ những yếu tố nào? Làm sao để dự đoán rủi ro tín dụng trong khoảng thời gian tới? Đây là những câu hỏi mà kết quả nghiên cứu sẽ trả lời dựa trên số liệu thu thập từ các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Việt Nam chưa phát triển nhiều về cả kinh tế lẫn giáo dục. Hoạt động ngân hàng còn non trẻ, đang cần có nhiều nghiên cứu để hội nhập vào thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu ở Việt Nam khó thu thập số liệu đáng tin cậy. Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu do các ngân hàng công bố nhằm tìm ra các yếu tố liên quan đến rủi ro tín dụng, nhận diện mức độ tác động của từng yếu tố, giúp nhận diện một số dấu hiệu có thể dẩn đến rủi ro tín dụng.

2. Vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu‌‌


2.1 Vấn đề nghiên cứu


Hoạt động tín dụng luôn đem lại trên 70% thu nhập của các ngân hàng Việt Nam1, nên rủi ro tín dụng luôn đe dọa kết quả kinh doanh của ngân hàng, là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư và nhà quản trị ngân hàng. Kết quả phân tích hoạt động cho vay cho ta cái nhìn rõ về “sức khỏe” và triển vọng phát triển bền vững của từng ngân hàng.


1 Báo cáo ngành ngân hàng của VCBS (2011)


Các ngân hàng lớn trên thế giới đang có xu hướng giảm tỷ trọng thu nhập từ lãi trong tổng thu nhập (30-40%) để hạn chế rủi ro và phát triển ổn định trong khi tỷ trọng này còn khá cao tại các ngân hàng lớn ở Việt nam.

2.2 Câu hỏi nghiên cứu:‌


Các yếu tố thuộc đặc điểm của ngân hàng như tăng trưởng tín dụng, qui mô ngân hàng, tỉ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ thu nhập trước dự phòng so với tổng dư nợ ảnh hưởng lên rủi ro tín dụng của ngân hàng như thế nào?

3. Mục tiêu nghiên cứu


- Xác định mức độ giải thích của từng yếu tố thuộc đặc điểm của ngân hàng lên rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.

4. Phương pháp nghiên cứu


Để đạt mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên cơ sở thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi qui.

Thống kê mô tả được dùng để tập hợp dữ liệu và phân tích những yếu tố tổng quan về dữ liệu thu thập được.

Phân tích tương quan nhằm xác định mức độ tương quan giữa các biến để lựa chọn biến đưa vào mô hình. Bước này rất quan trọng trước khi phân tích hồi qui. Thông qua thống kê mô tả, tác giả sẽ loại bỏ các biến có tác động yếu hoặc không có ý nghĩa.

Phân tích hồi qui tuyến tính theo phương pháp bình quân tối thiểu. Đưa cùng một lúc nhiều yếu tố vào mô hình, sau đó tuần tự loại trừ bằng tiêu chuẩn loại trừ trong phân tích hồi qui để có được mô hình nhóm yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng có ý nghĩa nhất.


5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:‌


Luận văn sử dụng số liệu báo cáo tài chính của 30 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2010 đến 2012, để nghiên cứu các biến thuộc phạm vi đặc điểm nội tại của ngân hàng tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng hàng thương mại Việt Nam.

6. Bố cục của luận văn‌


Ngoài phần phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương với nội dung chính như sau:

Chương 1: Tổng quan về NHTM và rủi ro tín dụng ngân hàng.


Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam, thu thập, xử lý dữ liệu và kiểm định kết quả.

Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng từ mô hình nghiên cứu. Kết luận, nêu hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.‌‌


1.1 CÁC KHÁI NIỆM.‌


1.1.1 Khái niệm NHTM


Theo điều 20.2 và 20.7 Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được ban hành năm 1997, sửa đổi bổ sung năm 2004, “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan…. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gởi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán….”. NHTM có vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế quốc dân.


1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM‌

NHTM có 3 nhóm nghiệp vụ chính, là nghiệp vụ nợ, nghiệp vụ có và nghiệp vụ trung gian (thanh toán hộ khách hàng).

1.1.2.1 Nghiệp vụ tài sản nợ‌

Huy động tạo nguồn vốn dùng cho các hoạt động của ngân hàng, bao gồm các nguồn vốn sau:

+ Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:

- Vốn điều lệ có thể do Nhà nước cấp, do các cổ đông hay các bên liên doanh đóng góp. Mức vốn điều lệ tuỳ theo quy mô của NHTM được Chính phủ quy định cụ thể trong từng thời kỳ.

- Vốn bổ sung bao gồm lợi nhuận chưa phân phối, các khoản phải trả chưa đến hạn trả.

- Vốn dự trữ được hình thành từ các quỹ để lại quỹ dự phòng rủi ro, quỹ khấu hao tài sản cố định, các quỹ khác được để lại chưa sử dụng….

+ Nguồn vốn huy động gồm:

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí