Kết Quả Khảo Sát Về Ảnh Hưởng Của Yếu Tố “Duy Tình” Trong Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Qhcc Và Nhà Báo Tại Việt Nam‌


Quốc nói riêng. Nghiên cứu phân tích các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện với 10 nhà báo từ các báo lớn của Hàn Quốc và 10 nhân viên QHCC từ các công ty lớn trên Hàn Quốc về mối quan hệ giữa họ.

Có 3 câu hỏi nghiên cứu được sử dụng để chỉ ra tính chất của quan hệ truyền thông giữa nhà báo và nhân viên QHCC liên quan đến chữ “Cheong”:

Câu hỏi 1: Các nhà báo và nhân viên QHCC cảm thấy sự tồn tại của tình cảm giữa họ ở mức độ nào? Họ cảm thấy sao về điều đó?

Câu hỏi 2: Nếu thực sự tồn tại một tình cảm giữa hai bên thì nó được biểu hiện như thế nào trong các hoạt động về nghề nghiệp của họ?

Câu hỏi 3: Khi hình thành nên tình cảm giữa nhà báo và nhân viên QHCC thì sẽ tạo ra những hiệu quả nào?

Câu hỏi nghiên cứu đầu tiên rằng các nhà báo và nhân viên QHCC có cho rằng tồn tại tình cảm “Cheong” giữa họ không. Đa số những người được phỏng vấn đều cảm thấy nó có tồn tại, và nó phát triển một cách tự nhiên qua những giao thiệp công việc, mặc dù nó cũng xuất hiện trong các phương diện văn hóa khác của Hàn Quốc. Câu hỏi nghiên cứu thứ 2 về việc làm thế nào mà tình cảm “Cheong” biểu hiện trong các hoạt động nghề nghiệp. Các cuộc phỏng vấn cho thấy rằng tình cảm “Cheong” hình thành nên âm điệu của các mối quan hệ chứ không phải nội dung tin tức mà nó cung cấp. Câu hỏi nghiên cứu thứ 3 về tác động và hiệu quả mà nó tình cảm “Cheong” mang lại. Các cuộc phỏng vấn đã giúp phát hiện ra rằng tình cảm “Cheong” không gây ra tham nhũng ở giới báo chí mà hiệu quả là cả 2 phía đều có thể phân định khía cạnh riêng tư và khía cạnh công việc khi họ gặp nhau. Do đó, nghiên cứu này chỉ ra rằng mối quan hệ được thấy giữa các nhà báo với các nhân viên QHCC dựa trên tình cảm “Cheong” có thể ảnh hưởng tích cực đến

44


quan hệ truyền thông. Một đóng góp quan trọng của nghiên cứu này là nó đã làm nổi bật lên một mẫu quan hệ truyền thông tích cực hơn mà không có bất kỳ sự nghi ngờ nào thường thấy trong quan hệ truyền thông phương Tây.

Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của công trình trên, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu với 10 nhân viên QHCC của các doanh nghiệp có thương hiệu và 10 nhà báo đến từ các cơ quan báo chí uy tín, được sắp xếp theo từng cặp có mối quan hệ với nhau. Tiêu chuẩn trong việc chọn người phỏng vấn là có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí nhà báo hoặc nhân viên QHCC, am hiểu về lĩnh vực chuyên môn, và nhiệt tình trong việc trả lời câu hỏi. Bảng hỏi được thiết kế thông qua việc ứng dụng những kết quả nghiên cứu của Dan Berkowitz, cũng như qua thực tiễn tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhân viên QHCC trong các doanh nghiệp tại Việt Nam và nhà báo.

Ngoài ra, luận văn còn dùng phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi (survey) với 100 nhân viên QHCC và nhà báo. Nội dung bảng hỏi được xây dựng dựa trên việc tham khảo về nội dung bảng hỏi trong nghiên cứu của Yi-Hui Huang, (giảng viên Khoa Quảng cáo và Quan hệ công chúng, Trường đại học Chính trị quốc gia Đài Loan) có nhan đề: “OPRA: A Cross-Cultural, multiple item scale for measuring organization public relationhips” (Huang, 2001). (Tạm dịch là: “OPRA: Thang đo đa hạng mục, liên văn hóa để đánh giá những mối quan hệ với các nhóm công chúng của một tổ chức”). Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Journal of Public Relations Research – một tạp chí khoa học hàng đầu và dah tiếng cao về chuyên ngành QHCC trên thế giới.

Bảng hỏi sử dụng các câu hỏi định tính và thang đo likert mức độ 5 từ Hoàn toàn đúng, đúng, trung lập, không đúng, hoàn toàn không đúng để

45


khảo sát ý kiến người trả lời về các mức độ ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” tới mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Đồng thời, tác giả cũng để nhiều câu hỏi mở với phần “ý kiến khác” để người trả lời có thể bày tỏ nhiều hơn quan điểm của mình. Trước khi tiến hành đưa vào khảo sát thực tế, bảng hỏi cũng đã được gửi cho 2 nhà báo và 2 nhân viên QHCC đọc và góp ý về nội dung cũng như cách diễn đạt.

Khảo sát “Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam” được thực hiện từ ngày 12/5 đến 30/6/2012. Đây là hình thức khảo sát trên mạng được tạo từ ứng dụng của Google docs tại đường link https://docs.google.com/spreadsheet/formResponse?formkey=dDNMYUdq TnpyOFBCbjV2b3QwbVh3VkE6MQ&theme=0AX42CRMsmRFbUy1iOD QwMzFlYi1iZjJhLTRmNmUtODQ0My1iNjJmYTUzNjQ2ZWE&ifq.

Đường link này được gửi tới người khảo sát qua qua email , đăng trên một số diễn đàn chuyên môn, đăng trên facebook. Người khảo sát chỉ cần nhấp chuột vào đường dẫn và thực hiện khảo sát, sau đó kết quả được tổng hợp trên bảng Excel.

Danh sách người trả lời do tác giả tự tập hợp dựa trên danh sách các nhà báo và nhân viên QHCC mà tác giả có quan hệ công việc và có mối quan hệ cá nhân. Ngoài ra, tác giả còn tận dụng phương pháp “snowball” (bông tuyết lăn) để nhận được sự gợi ý và giới thiệu của họ tới các đối tượng khác phù hợp cùng tham gia thực hiện khảo sát.

Đã có 100 người tham gia trả lời, trong số đó có 7 phần trả lời không hợp lệ do bị sai đối tượng và thiếu nhiều thông tin. Kết quả có 93 phần trả lời hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu. Trong đó có 64,5% người làm khảo sát hiện đang làm trong lĩnh vực Báo chí – truyền thông, 35,5% còn lại làm việc trong lĩnh vực QHCC. Những người thực hiện khảo sát đến từ các tòa soạn báo (26,9%), đài truyền hình (6,5%), đài tiếng nói (4,3%), doanh nghiệp tư nhân (44,1%), doanh nghiệp nhà nước (18,3%).


Trong 93 người tham gia khảo sát có 16,1% có trình độ sau đại học, 73,1% là trình độ đại học, còn lại là trình độ cao đẳng và thấp hơn. Điều này cho thấy sự đa dạng về trình độ, thành phần của đối tượng tham gia khảo sát, góp phần nâng tính chính xác, khách quan của kết quả mà khảo sát thu được.

Song song với việc thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi, các cuộc phỏng vấn sâu cũng được tiến hành từ ngày 15/5 đến 15/7/2012 và được thực hiện độc lập với nhau, thời gian và thời lượng cuộc phỏng vấn cũng không cố định. Việc phỏng vấn được diễn ra qua email, điện thoại, qua chat (yahoo, skype, gtalk) hoặc gặp mặt trao đổi trực tiếp. Các đối tượng này sẽ được ghép thành cặp (1 nhân viên QHCC và 1 nhà báo), với điều kiện là giữa họ có mối quan hệ làm việc tối thiểu là 1 năm. Tiêu chuẩn này rất quan trọng bởi phải mất ít nhất 1 năm thì tình cảm giữa nhân viên QHCC và nhà báo mới có thể đủ mạnh để đánh giá về yếu tố “duy tình” ảnh hưởng đến họ hay nói cách khác thời gian này đủ ngưỡng “cho phép họ đạt tới mức tích lũy trạng thái tình cảm cần thiết” (Choi, Kim, & Kim, 2000).

Đối với một nhân viên QHCC đặc biệt là nhân viên QHCC làm việc trong bộ phận QHCC của doanh nghiệp thì việc có xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông hay không có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong công việc của họ. Thậm chí đây còn được coi là yếu tố sống còn của những người theo nghề QHCC tại Việt Nam. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, nhân viên QHCC trở thành cánh tay phải của báo chí, là đầu mối trong việc thu thập thông tin. Ngược lại với người làm nghề QHCC, báo chí chính là kênh truyền tải thông tin hữu hiệu nhất đến công chúng mục tiêu của họ. Nói cách khác quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo là mối quan hệ không thể thiếu được với cả doanh nghiệp và cơ quan báo chí. Đây là mối quan hệ tương hỗ hay còn gọi là quan hệ cho và nhận, hai bên cùng có lợi.


2.2 Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam‌

2.2.1 Biểu hiện của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo

100% người được hỏi đều cho rằng thực sự tồn tại một dạng tình cảm giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Thực tế, sự tồn tại của tình cảm cá nhân trong mối quan hệ giữa 2 nhóm đối tượng này không phải là yếu tố mới mẻ tại Việt Nam. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà báo đã được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu ở Việt Nam, trong đó, các nghiên cứu đều chỉ ra các tính chất cơ bản của mối quan hệ này đó là sự phụ thuộc lẫn nhau nhưng cũng ngày càng bình đẳng với nhau, tính tôn ti – trật tự, tính mâu thuẫn – đối lập… Nhưng khi xem xét ở một mối quan hệ cụ thể là giữa các nhân viên QHCC (làm trong các doanh nghiệp) với nhà báo thì hầu như chưa có nghiên cứu nào mô tả cụ thể dạng tình cảm đang tồn tại giữa hai phía.


Nhận diện dạng tình cảm giữa nhân viên QHCC và nhà báo


Số lượng phiếu


Tỷ lệ

Là một dạng tình cảm cá nhân

5

5,4%

Từ quan hệ trong công việc mà hình

thành nên

30

32,3%

Tình cảm phải có để duy trì lợi ích công việc của cả 2 bên

25

26,9%

Cả ba đáp án trên

33

35,5%

Tổng số

93

100,0 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam - 6

Bảng 2.1: Nhận diện dạng tình cảm giữa nhân viên QHCC và nhà báo


Hầu hết những người được khảo sát đều đồng ý mối quan hệ tình cảm giữa nhà báo và nhân viên QHCC đều là sự tổng hòa từ 3 yếu tố (cả ba đáp án trên): tình cảm cá nhân, quan hệ từ công việc hình thành nên và đây là tình cảm phải có để duy trì lợi ích cho công việc của cả 2 (35,5%). Điều này cho thấy nhận thức về mối quan hệ đang tồn tại trong công việc hàng ngày của họ đã ngày càng tiến bộ và hiện đại hơn. Họ đã nhìn nhận mối quan hệ này ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ nhỉnh hơn so với những người có quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo thực chất là xuất phát từ công việc và nó được xây dựng lên để phục vụ cho công việc của đôi bên (32,3%). Như vậy, trên thực tế, quan điểm về mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo hầu như chưa có sự thống nhất mà vẫn có nhiều quan điểm khác nhau. Thậm chí, có rất ít người (5,4%) cho rằng tình cảm đang tồn tại giữa hai bên còn ẩn chứa tình cảm cá nhân.

Thông qua phỏng vấn sâu, 10/10 cặp đôi đều công nhận có mối liên hệ tình cảm nào đó giữa họ với nhà báo hoặc với nhân viên QHCC. Các cặp số 1, số 2 và số 8 thì cảm thấy mối liên hệ giữa họ được xuất phát từ công việc và cũng duy trì để phục vụ công việc nhiều hơn là việc nảy sinh một tình cảm thân thiết nào đó. Các cặp còn lại thì cảm thấy tình cảm này rò rệt hơn thông qua việc họ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và ý thức xây dựng mối quan hệ lâu dài. Thêm nữa, số ít cặp còn lại có mối liên hệ tình cảm xuất phát từ tình bạn/tình đồng hương nên các tương tác giữa họ trở nên thuận lợi hơn.


Nguồn gốc của yếu tố tình cảm trong mối

quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo

Số lượng

phiếu

Tỷ lệ

Du nhập từ nước ngoài vào

7

7,5%

Văn hóa VN với đặc trưng “duy tình”

25

26,9%

Nhu cầu cần thiết của xã hội

32

34,4%

Cả ba đáp án trên

28

30,1%

Khác

1

1,1%

Tổng số

93

100,0%

Bảng 2.2: Đánh giá về nguồn gốc của yếu tố tình cảm trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo


Thực tế quan hệ truyền thông ở Việt Nam vẫn chưa được định hình một cách rò rệt và chưa có sự áp dụng thống nhất một khung lý thuyết nghiên cứu nào, bởi vậy mối quan hệ này dường như vẫn còn được nhìn nhận một cách cảm tính. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ 34,3% người trả lời khảo sát nhận định rằng đây là mối quan hệ xuất phát từ nhu cầu cần thiết của xã hội. Còn nguồn gốc sâu xa của mối quan hệ này được xuất phát từ đặc trưng văn hóa duy tình chỉ có 26,9% cảm nhận được. Tuy nhiên, kết quả khảo sát trên cũng cho phép chúng ta tin tưởng vào mức độ nhận thức của những người khảo sát bao gồm những người làm trong lĩnh vực báo chí hoặc QHCC khi có một số lượng đông đảo (30%) tin rằng mối quan hệ này phải là sự tổng hòa của cả 3 yếu tố: du nhập từ nước ngoài, đặc trưng duy tình của văn hóa Việt Nam và nhu cầu của xã hội thì mới trọn vẹn.

Bối cảnh toàn cầu hóa khiến cho các doanh nghiệp ý thức hơn tới việc xây dựng hình ảnh của mình trong con mắt khách hàng, đối tác, nhà quản lý... và bộ phận QHCC nội bộ trong doanh nghiệp được hình thành để giữ vai trò, nhiệm vụ đưa hình ảnh, thông tin của doanh nghiệp ra bên ngoài. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cho hoạt động QHCC, một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Mỗi nhân viên QHCC trong bộ phận QHCC của doanh nghiệp đều hiểu rằng báo chí chính là cầu nối giúp đưa hình ảnh và thông tin của doanh nghiệp mình ra bên ngoài. Chính vì vậy, mỗi nhân viên QHCC nói riêng, bộ phận QHCC nội bộ của doanh nghiệp nói chung đều muốn xây dựng một mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với báo giới và nhiệm vụ của các nhân viên QHCC trong doanh nghiệp là đưa ra được những phương thức xây dựng mối quan hệ với nhà báo một cách hiệu quả nhất.



Biểu hiện của yếu tố tình cảm trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo

Số lượng phiếu

Tỷ lệ

Liên hệ với nhau khi có công việc liên quan

21

22,6%

Thường xuyên có sự giao lưu, gặp gỡ dưới nhiều hình thức

16

17,2%

Có mối quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau trong công việc

29

31,2%

Cả ba đáp án trên

27

29,0%

Tổng số

93

100,0%

Bảng 2.3: Biểu hiện của yếu tố tình cảm trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo

Qua tỷ lệ khảo sát có thể thấy, phần đa đều nhận định mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo thông qua biểu hiện về sự mật thiết và tương tác lẫn nhau trong công việc giữa 2 bên. Số ít hơn thì chỉ nhận thấy tình cảm giữa họ khác các mối quan hệ khác một chút đó là có sự liên hệ với nhau khi phát sinh các công việc liên quan. Ngoài ra, cũng khá nhiều người đồng tình, mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC đang được thể hiện ở cả 3 khía cạnh đưa ra. Một số cặp tham gia phỏng vấn sâu cũng cho rằng tình cảm thân thiết giữa họ hiện lên rò nét qua sự liên hệ cá nhân, liên hệ trong công việc. Như vậy, việc giữ liên lạc và gặp gỡ thường xuyên dường như đã trở thành “đặc điểm nhận diện” trong mối liên hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Đây cũng sẽ là một trong những phương thức quan trọng để duy trì và phát triển mối quan hệ này. Điều này hoàn toàn phù hợp với lối sống duy tình của người Việt ta: “áo năng may năng mới, người năng tới năng thân”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022