Mối quan hệ nhà báo – nhân viên QHCC được hình thành qua quá trình hợp tác, làm việc cùng nhau. Cả hai bên, đặc biệt là nhân viên QHCC luôn muốn xây dựng mối quan hệ này theo hướng hợp tác, cởi mở, bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Trong quá trình nghiên cứu về mối quan hệ nói chung, các nghiên cứu của phương Tây đã đưa ra bốn yếu tố đóng vai trò như một cấu trúc cơ bản trong quan hệ truyền thông, đó là: sự tin tưởng, sự kiểm soát lẫn nhau, sự hài lòng và cam kết với nhau trong mối quan hệ. Chúng ta có thể tìm thấy 4 yếu tố này được trình bày rất rò trong nghiên cứu của J. E. Grunig & Huang (2000). Bên cạnh đó, những đặc điểm liên quan này xuất hiện thường xuyên và thống nhất trong các nghiên cứu về các mối quan hệ giữa người với người và mối quan hệ giữa các tổ chức: Tin tưởng (L. A. Grunig, J. E. Grunig, & Ehling, 1992; Stafford & Canary, 1991), Kiểm soát lẫn nhau (Burgoon & Hale, 1984, 1987; Canary & Spitzberg, 1989; Canary & Stafford, 1992; Ferguson, 1984; Stafford & Canary, 1991), Cam kết, trách nhiệm với nhau (Aldrich, 1975, 1979; Burgoon & Hale, 1984, 1987; Canary & Spitzberg, 1989; Canary & Stafford, 1992), và Sự hài lòng (Ferguson, 1984; L. A. Grunig et al., 1992). Ngoài ra, từ những nghiên cứu của Bond & Hwang (1986) Hwang, (1987) Yang (1981) về mối quan hệ trong xã hội Trung Hoa, Huang (2001) đã khái quát lại những đặc điểm của mối quan hệ thành 5 đặc điểm cơ bản sau đây:
Sự tin tưởng lẫn nhau
Khi tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC, Canary và Cupach (1988) đã quan niệm sự tin tưởng như là “một sự sẵn sàng thử thách bản thân mình bởi vì các đối tác quan hệ được coi là nhân từ và trung thực”. Còn Morgan và Hunt (1994) lại xác định sự tin tưởng là “hiện tại, khi một bên có sự tự tin về độ đáng tin cậy và tính toàn vẹn của
đối tác trao đổi”. Tổng hợp lại, trong mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC, sự tin tưởng thể hiện ra ở sự tự tin và sự sẵn sàng mở rộng chính mình để giao tiếp một cách công bằng và thẳng thắn với bên kia. Vì vậy, Hon và J. E. Grunig (1999) xác định sự tin tưởng là “mức độ tự tin và sẵn sàng của một bên để cởi mở bản thân mình với bên kia”.
Niềm tin luôn là một cấu trúc quan trọng trong lĩnh vực QHCC. Bruning và Ledingham (1999) đã khái quát sự tin tưởng như là 1 trong 9 khía cạnh trong hoạt động QHCC trong tổ chức, doanh nghiệp (Organizational Public Relations – OPR). Tương tự như vậy, L. A. Grunig,
J. E. Grunig và Ehling (1992) nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tin tưởng và sự tín nhiệm, bởi vì chính sự tin tưởng từ công chúng cho phép một tổ chức tồn tại.
Sự tin tưởng cũng là một khái niệm quan trọng trong mối quan hệ giữa các cá nhân (Canary & Cupach, 1988) và giữa các tổ chức. Một vài nghiên cứu đã xem xét sự tin tưởng và thiếu tin tưởng trong các mối quan hệ. Nghiên cứu cửa Huang (1999) đã chứng minh rằng ngoài sự kiểm soát lẫn nhau, sự tin tưởng là yếu tố quan trọng thứ hai trong OPRA (Đánh giá QHCC trong tổ chức, doanh nghiệp): Niềm tin giữa một tổ chức và công chúng của tổ chức ấy có thể gián tiếp điều chỉnh hiệu quả của các chiến lược giải quyết xung đột trong QHCC. Để cụ thể hơn, các dữ liệu thực nghiệm đã cho thấy rằng việc sử dụng truyền thông hai chiều cân xứng kể trên có thể tạo nên và củng cố sự tin tưởng trong OPR.
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam - 1
- Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam - 2
- Lý Luận Về Yếu Tố “Duy Tình” Trong Văn Hóa Phương Đông Và Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Quan Hệ Công Chúng Với Nhà Báo
- Phân Tích Sự Ảnh Hưởng Của Yếu Tố “Duy Tình” Trong Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Quan Hệ Công Chúng Và Nhà Báo Tại Việt Nam
- Kết Quả Khảo Sát Về Ảnh Hưởng Của Yếu Tố “Duy Tình” Trong Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Qhcc Và Nhà Báo Tại Việt Nam
- Quan Điểm Về Hình Thức Tặng Quà Bằng Phong Bì Đối Với Nhà Báo
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Mức độ kiểm soát lẫn nhau
Hai nhà nghiên cứu Stafford và Canary (1991) đã định nghĩa sự kiểm soát lẫn nhau trong mối quan hệ giữa con người hoặc giữa các nhóm người là mức độ mà người ta thỏa thuận xem ai là người nên quyết định các mục
tiêu của mối quan hệ và phép ứng xử. Khái niệm kiểm soát lẫn nhau cũng tương tự như các khái niệm khác được đánh giá là rất quan trọng trong giao tiếp như khái niệm “có đi có lại” trong nghiên cứu của Aldrich (1975, 1979), “sự phân chia quyền lực trong mối quan hệ” của Ferguson’s (1984), và “sự trao quyền” trong khái niệm của Moore (1986). Hon và J. E. Grunig (1999) xác định sự kiểm soát lẫn nhau là “mức độ mà các bên đồng ý về (những) người có quyền lực hợp pháp để ảnh hưởng đến ngưới khác”. Về bản chất, ý thức kiểm soát lẫn nhau giữa các bên đối lập nhau trong một mối quan hệ là rất quan trọng đối với tính phụ thuộc và tính ổn định trong mối quan hệ (Stafford & Canary, 1991). Hơn nữa, khái niệm về sự kiểm soát lẫn nhau là sự phù hợp trong việc thực hiện các mối quan hệ nằm trong QHCC, đặc biệt trong việc xây dựng quan hệ với giới truyền thông hoặc đạo đức nghề nghiệp của nhân viên QHCC.
Nghiên cứu của Huang (1999) đã chỉ ra rằng sự kiểm soát lẫn nhau là một trong hai yếu tố chính tác động gián tiếp đến QHCC trong chiến lược giải quyết xung đột (yếu tố chính khác là sự tin tưởng). Cụ thể hơn, Huang đã chứng minh rằng việc sử dụng truyền thông hai chiều cân xứng (two- ways symmetrical communication) có thể tạo ra sự kiểm soát lẫn nhau một cách hiệu quả trong các mối quan hệ. Sự kiểm soát lẫn nhau có thể tạo cảm hứng cho công chúng đối lập tìm kiếm các giải pháp sáng tạo và cùng có lợi hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên thứ ba để giải quyết cuộc xung đột. Tóm lại, để một mối quan hệ ổn định, tích cực, việc kiểm soát lẫn nhau giữa các bên nên tồn tại ở một mức độ nào đó.
Mức độ cam kết hợp tác trong mối quan hệ
Quan hệ cam kết (Relational commitment) trong mối quan hệ nhà báo và nhân viên QHCC được Hon và J. E. Grunig (1999) định nghĩa là “mức độ
30
mà một bên tin tưởng và cảm thấy rằng mối quan hệ là xứng đáng để để duy trì và thúc đẩy”. Trong nghiên cứu này, hai khía cạnh của sự cam kết cho một OPR đã được nhấn mạnh: cam kết tình cảm và cam kết duy trì. Morgan và Hunt (1994) định nghĩa sự cam kết trong quan hệ là một đối tác trao đổi tin rằng một mối quan hệ đang diễn ra với người khác là rất quan trọng để đảm bảo những nỗ lực tối đa trong việc duy trì nó, có nghĩa là các bên cam kết tin rằng mối quan hệ đó đáng để thúc đẩy và giữ gìn để đảm bảo rằng nó tồn tại lâu dài. Họ cũng trích dẫn Moorman, Zaltman, và Deshpande (1992), nhấn mạnh rằng sự cam kết cho một mối quan hệ là “một mong muốn lâu dài để duy trì một mối quan hệ có giá trị”, và kết luận rằng sự cam kết là trung tâm đối với mối quan hệ tổ chức và các đối tác khác nhau của nó.
Tương tự, sự cam kết được xem xét như là một chỉ số hiệu quả của các mối quan hệ nội bộ trong việc thiết lập các mối quan hệ. Ví dụ, sự cam kết lúc nào cũng gắn chặt với công dân có tính tổ chức cao, việc tuyển dụng và tiến hành đào tạo và việc hỗ trợ tổ chức (Morgan & Hunt, 1994). Trong các mối quan hệ dịch vụ, Berry và Parasuraman (1991) đã khẳng định rằng các mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng là sự cam kết lẫn nhau. Morgan và Hunt quan niệm về lòng trung thành với thương hiệu như là một hình thức cam kết.
Mức độ hài lòng trong mối quan hệ
Không giống như sự kiểm soát lẫn nhau và sự tin tưởng vốn xuất phát từ nhận thức của con người, sự hài lòng về mối quan hệ (relational satisfaction) trong mối quan hệ giữa con người nói chung, giữa nhà báo và nhân viên QHCC nói riêng gắn với tình cảm và cảm xúc. Hon và J. E. Grunig (1999) đã định nghĩa sự hài lòng của các mối quan hệ là “mức độ mà một bên cảm thấy thỏa mãn với các bên khác do sự kỳ vọng theo hướng tích
31
cực về mối quan hệ được tăng cường”. Tương tự như vậy, Hecht (1978) quan niệm sự hài lòng cũng giống như sự phản ứng của tình cảm một cách thuận lợi để làm tăng cường những mong muốn, suy nghĩ tích cực trong một hoàn cảnh thực tế nhất định. Họ cũng chỉ ra rằng việc nhận thức được sự duy trì cách cư xử của các đối tác làm tăng sự hài lòng của người đó với mối quan hệ, và do đó, họ kết luận sự hài lòng trong quan hệ có thể là dấu hiệu duy trì quan hệ hiệu quả.
Tầm quan trọng của sự hài lòng trong mối quan hệ nói chung và mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC nói riêng là một đặc tính quan trọng quyết định đến tính thân mật, gắn kết của mối mối quan hệ, điều này đã được thừa nhận rộng rãi (Ferguson, 1984; Millar & Rogers, 1976; Stafford & Canary, 1991). Theo đề nghị của Hendrick (1988), sự hài lòng của các mối quan hệ là một trong những lĩnh vực chính của việc đánh giá mối quan hệ, với nhiều biện pháp để đánh giá cảm xúc, suy nghĩ, hoặc hành vi trong các mối quan hệ thân tình.
Giữ thể diện cho nhau
Đặc điểm thứ 5 phản ánh mức độ gắn kết, thân thiết trong mối quan hệ giữa giữa tổ chức và các nhóm công chúng của nó nói chung, giữa nhân viên QHCC của doanh nghiệp và nhà báo nói riêng là việc giữ gìn thể diện hoặc sĩ diện, danh dự cho nhau. Đặc điểm này ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ trong không gian văn hóa phương Đông.
Như trên đã đề cập, Huang (2001) đã khái quát lên đặc điểm thứ 5 này thông qua các công trình nghiên cứu của Bond và Hwang (1986), Hwang (1987), Yang (1981) về mối quan hệ trong xã hội Trung Hoa, cũng từ đó Huang khẳng định rằng những đặc trưng về quan hệ xã hội của các nền văn hóa nói chung, của nền văn hóa phương Đông nói riêng có ảnh hưởng đến
32
tính chất của các mối quan hệ ít nhiều. Những kết luận đó được minh chứng qua các nghiên cứu về quan hệ xã hội trong nền văn minh Trung Hoa, một trong những nền văn minh có ảnh hưởng lớn trong khu vực châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng.
Cụ thể, qua phân tích tâm lý xã hội của người dân Trung Hoa, Bond và Hwang đã nhận thấy ảnh hưởng từ các yếu tố, giáo lý của Nho giáo trong các mối quan hệ xã hội cũng như trong suy nghĩ, lối sống và tâm lý của người Trung Hoa. Họ nhận thấy rằng trong xã hội Trung Hoa, con người tồn tại thông qua và được xác định bởi các quan hệ của họ với những người khác. Những mối quan hệ này được cấu trúc một cách có thứ bậc, tôn ti, và trật tự xã hội được đảm bảo thông qua những yêu cầu về sự tôn trọng vai trò của mỗi bên trong các mối quan hệ.
Nghiên cứu này của Hwang cũng cho thấy rằng, muốn xây dựng mối quan hệ với người khác thì tình cảm là thứ cần được cho đi, và một trong những điều quan trọng nhất của việc giữ gìn và phát triển mối quan hệ đó là giữ thể diện, danh dự cho đối tác. Đó là những điểm mấu chốt để tạo dựng một mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội Trung Quốc nói riêng, cũng như một số nước phương Đông nói chung, trong đó có Việt Nam chúng ta.
1.2.2 Ảnh hưởng của yếu tố ”duy tình” tới mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Có rất nhiều yếu tố khác nhau gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa các nhóm người trong xã hội. Từ góc nhìn lý luận về QHCC, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ giữa tổ chức và các nhóm công chúng của nó. Cụ thể là các yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội, môi trường truyền thông, cấu trúc của tổ chức (organizational structure)… QHCC là một bộ phận không thể tách rời và
đồng thời cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng, tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và đặc biệt là văn hóa... Hoạt động truyền thông của các doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài chính vì vậy việc xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo cũng chịu tác động lớn bởi các yếu tố này. Các yếu tố này có tác động gián tiếp đến việc xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Nó có thể thúc đẩy hay kìm hãm việc xây dựng, phát triển mối quan hệ này.
Mọi mối quan hệ của con người trong xã hội đều bị chi phối bởi các đặc trưng văn hóa trong xã hội mà con người ta đang sống. Vì vậy, muốn tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo thì không thể bỏ qua những đặc trưng văn hóa ảnh hưởng đến mối quan hệ này, hay nói một cách khác hơn thì mối quan hệ này cần được nghiên cứu, tìm hiểu dưới góc nhìn văn hóa.
Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “văn hóa là một chỉnh thể phức hợp bao gồm các kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, phong tục và các năng lực, thói quen mà một con người tạo ra trong xã hội ” [33, page. 1]. Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một, nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản cuốn sách “Culture a critical review of concepts and definitions”. Trong đó hai tác giả đã trích dẫn ra khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau, từ đó có thể nhận thấy “văn hóa” là một khái niệm rất phức tạp và có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong cuốn sách này, A.L. Kroeber và Kluckhohn cũng đưa ra một định nghĩa: “Văn hóa là những mô hình hành động minh thị và ám thị được
truyền đạt dựa trên những biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người… Hệ thống văn hóa vừa là kết quả của một hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp theo” [28].
Tại Việt Nam, văn hóa cũng được nhiều học giả định nghĩa rất khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [19, tr.21]. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra. Còn cố chủ tịch Phạm Văn Đồng thì cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [19, tr.22].
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người,