Các Biện Pháp Xây Dựng Mối Quan Hệ Tình Cảm Giữa Nhân Viên Quan Hệ Công Chúng Và Nhà Báo


mang. Ngay lập tức, công ty này đã bắt tay với báo chí để dập tắt khủng hoảng và chỉ sau đó ít lâu, người dùng không còn thấy các thông tin bất lợi cho Dr.Thanh nữa và cho đến nay, nhãn hàng trà này vẫn được người tiêu dùng ưa thích. Để giải quyết vấn đề này, một số tòa soạn báo đã có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn những chiêu thức PR không lành mạnh, như: phân ra 2 mảng rò ràng là mảng "Doanh nghiệp viết" và mảng "Phóng viên viết". Như vậy, nhà báo sẽ ít bị chi phối hơn bởi PR.

Như một số nhà báo trong nghề chia sẻ trường hợp nhân viên QHCC và nhà báo bắt tay nhau để cùng “moi” tiền của doanh nghiệp. Họ thống nhất “định giá” việc đăng tin hoặc thực hiện các chiến dịch truyền thông cho doanh nghiệp, nhưng nhờ khả năng xử lý của nhà báo mà khoản tiền họ thu về là không nhỏ. Đây quả thực là một tiêu cực đáng xấu hổ, tuy nhiên nó chỉ có thể giải quyết được bằng cách quản lý chặt chẽ của doanh nghiệp.

Tiểu kết chương 2


Thông qua việc khảo sát thực tế hai nhóm đối tượng là nhân viên QHCC và nhà báo bằng hình thức sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, luận văn đã thu được nhiều kết quả quan trọng.

Về nhận thức và đánh giá của số đông công chúng về thực trạng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo hiện nay cho thấy, hầu hết đều đồng ý rằng có sự tồn tại của yếu tố tình cảm giữa hai bên, thông qua các biểu hiện hàng ngày của họ (thường xuyên gặp gỡ, tặng quà…). Tuy nhiên, để mô tả rò hơn về dạng tình cảm này thì nhiều người vẫn còn cho rằng nó đơn thuần chỉ là quan hệ công việc ở mức độ thân thiết, bởi nó xuất phát từ nhu cầu công việc của cả hai phía mà không thấy được mối quan hệ này còn được gây dựng bằng tình cảm cá nhân. Thêm nữa, những gì diễn ra trên thực

tiễn cũng khiến một bộ phận người tham gia khảo sát tin rằng cả 2 nhóm đối


tượng trên có quan hệ mật thiết trong công việc và đây là điều đáng mừng bởi nó mang lại lợi ích cho cả 2 bên. Về phía nhân viên QHCC, họ dễ dàng có được nguồn tin từ nhà báo cũng như các thông cáo báo chí của họ được quan tâm hơn và họ cũng thuận lợi trong việc đăng tải tin tức về doanh nghiệp. Hơn thế, trong các trường hợp gặp khủng hoảng truyền thông thì báo chí sẽ là cánh tay phải đắc lực giúp doanh nghiệp tránh được các thông tin bất lợi và giảm thiểu thiệt hại. Ở góc độ chi phí, tình thân giữa nhân viên QHCC và nhà báo sẽ giúp họ giảm thiểu được các chi phí quảng cáo. Về phía nhà báo, cơ quan báo chí cũng thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc mời doanh nghiệp tài trợ cho đơn vị. Thêm nữa, giới báo chí thông qua nhân viên QHCC sẽ có được nguồn thông tin từ doanh nghiệp, thị trường một cách nhanh chóng để phục vụ cho công việc của mình. Từ cả hai phía, họ sẽ đều nhận được sự hỗ trợ lẫn nhau, được mở rộng mối quan hệ thông qua các mối quan hệ sẵn có của đối phương. Tất cả những lợi ích lẫn nhau này hướng tới việc xây dựng một mẫu quan hệ truyền thông tích cực được số đông ủng hộ.‌

Tuy nhiên, mối quan hệ thân tình giữa nhân viên QHCC và nhà báo cũng gây ra những hậu quả tiêu cực như nguồn tin cả hai bên mang đến cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, hoặc tâm lý “cả nể”, “có đi có lại” khiến nguồn tin được đăng tải sẽ bị méo mó và nghiêng về phần có lợi cho doanh nghiệp, chữ Tình bị lạm dụng làm mờ đi nguyên tắc và đạo đức của cả hai bên khi thực hành nghề nghiệp…

Từ thực tiễn mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo, rất cần có các giải pháp để phát huy các yếu tố tích cực và tiết chế hoặc loại bỏ hoàn toàn những tiêu cực đang tồn tại nhằm hướng đến một mẫu quan hệ truyền thông tích cực. Điều này sẽ được làm rò trong chương 3.


CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TÌNH CẢM GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ NHÀ BÁO

3.1 Cách xây dựng và duy trì tính tích cực của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo

Để xây dựng được mối quan hệ với báo chí không khó, nhưng duy trì và phát triển nó trở thành một mối quan hệ thân thiết thì không phải một sớm một chiều là có thể thực hiện được. Khi đã tạo dựng được mối quan hệ này thì việc tạo ra lợi ích cho cả 2 phía là điều không thể phủ nhận. Mặt khác, trong bối cảnh phát triển quan hệ truyền thông ở Việt Nam, việc tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 nhóm đối tượng này sẽ tăng thêm sợi dây gắn kết cho doanh nghiệp – báo chí, tạo ra nhiều hiệu ứng tốt trong quan hệ xã hội nói chung. Như vậy, thật sự cần thiết cho việc duy trì yếu tố “duy tình” cho mối quan hệ này ở Việt Nam.

Có thể nói, sự phát triển của mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo không chỉ là mối quan tâm của xã hội mà bản thân những người trong nghề cũng luôn mong muốn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, có được sự chân thành từ cả hai phía. Tổng hợp những ý kiến nhận được qua khảo sát và từ thực tiễn, luận văn đưa ra các giải pháp như sau:

3.1.1 Duy trì việc gặp gỡ và liên lạc thường xuyên giữa hai nhóm

Các nhân viên QHCC sử dụng nhiều phương thức đa dạng để duy trì và phát triển mối quan hệ với các nhà báo, họ không quên duy trì các cuộc gặp gỡ trực tiếp và thường xuyên với nhà báo. Ở Hàn Quốc, người ta tin tưởng rằng phải mất ít nhất 1 năm thường xuyên gặp gỡ và có sự trao đổi qua lại thì tình cảm mới hình thành giữa nhân viên QHCC và nhà báo, đây là khoảng thời gian cần thiết cho phép họ đạt tới mức tích lũy trạng thái tình


cảm cần thiết (Choi, Kim, & Kim, 2000). Bên cạnh đó, các nhân viên QHCC cũng cho biết họ nhận thấy tình cảm nảy sinh với nhà báo khi gọi điện 3 lần 1 tuần và gặp nhau ít nhất 1 lần 1 tháng. Một nhân viên QHCC tại Hàn Quốc cho biết: “Đầu tiên, tôi thấy rất không thoải mái khi phải gặp mặt trực tiếp với các phóng viên. Đến khi tôi liên tục nói chuyện với họ qua điện thoại hoặc e-mail … hầu hết mọi ngày khoảng 1 năm, tôi thấy mức độ thân thiết tăng lên rò rệt [23].

Dựa trên kết quả khảo sát trong luận văn của Vũ Thị Thu Hà (2012) và các khảo sát được thực hiện, có thể thấy mức độ gặp gỡ được nhiều nhân viên QHCC lựa chọn để hẹn gặp nhà báo là 1 tháng/lần [51]. Đối với phương án lựa chọn tần suất 1 tuần/lần có vẻ là quá nhiều so với quỹ thời gian ngày càng eo hẹp của cả nhân viên QHCC và nhà báo.

Thông qua việc phỏng vấn sâu các cặp nhân viên QHCC và nhà báo cho biết, tần suất gặp gỡ của họ khá thường xuyên, ngay khi phát sinh công việc hoặc khi đối phương có lời mời. Thậm chí, họ tự tạo ra các cơ hội để gặp gỡ nhằm tăng cường hơn nữa tình cảm giữa họ. Một số cặp thì không đề cao việc tăng tần suất gặp gỡ mà lại coi trọng việc hai bên liên lạc với nhau thường xuyên như thế nào. Nhưng hầu hết đều cảm thấy có mối liên hệ hơn mức bình thường sau một thời gian dài hợp tác cùng nhau trong công việc – dù là có liên lạc thường xuyên hay không. Một số cặp cho rằng tình cảm thân thiết giữa họ hiện lên rò nét qua sự liên hệ cá nhân, liên hệ trong công việc. Cũng có cặp cho rằng, họ cảm thấy tình cảm này trong suốt thời gian liên lạc truyền thông với nhau, qua tình thân ái được tạo dựng một cách tự nhiên từ những cuộc trò chuyện.

Về địa điểm gặp gỡ, 64,5% thành viên tham gia khảo sát không thiên về dạng địa điểm nào cố định mà cho rằng lựa chọn bất cứ địa điểm nào


thuận lợi và phù hợp cho cả nhân viên QHCC và nhà báo là được. Có khi là nhà hàng sang trọng cho những sự kiện lớn, quan trọng nhưng cũng có khi là các quán nước vỉa hè để tạo sự tự nhiên. 18% ý kiến ủng hộ địa điểm là các quán café - một địa điểm trung gian và phù hợp cho nhiều lý do gặp gỡ. Ngoài ra, những cặp đôi thân thiết hơn được phỏng vấn sâu cho biết, họ sẵn sàng trao đổi với nhau tại quán trà đá vỉa hè, các quán bia hoặc quán nhậu, thậm chí ở những bữa tiệc liên hoan... bên cạnh việc gặp gỡ trao đổi tại tòa soạn hoặc công ty. Điểm chung của nhiều người trả lời khảo sát đó là họ cảm thấy những địa điểm mang tính hướng ngoại, tự nhiên dường như là yếu tố giúp cuộc trò chuyện trở nên thân mật, hiệu quả hơn.

Về tần suất liên lạc, các kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu cũng khuyến cáo, việc này nên diễn ra càng thường xuyên càng tốt. Việc liên lạc phổ biến nhất là qua điện thoại, email, chat với mức độ được ủng hộ là liên lạc hàng tuần. Thông qua câu hỏi khảo sát “Anh/Chị cho rằng tần suất liên lạc giữa nhân viên QHCC và nhà báo như thế nào là hợp lý?” thì có 50,5% nghĩ rằng sẽ liên lạc với đối phương khi có công việc liên quan hoặc gửi thiệp chúc mừng dịp lễ/tết/ngày kỷ niệm, điều này cho thấy họ chưa đánh giá được tầm quan trọng của việc giữ gìn mối liên hệ thường xuyên để tạo ra một mối quan hệ thân thiết. 32% cho rằng việc thường xuyên gửi email trao đổi mới là phương thức tối ưu.

Hiện nay, các loại hình blog cá nhân, mạng xã hội nở rộ cũng chính là phương tiện giúp nhân viên QHCC có thể trao đổi, tương tác hai chiều với nhà báo. Nhân viên QHCC có thể đọc các bài báo của nhà báo, đọc các thông tin được đưa lên trang cá nhân để cập nhật thông tin về họ, có thể gửi đi các “bình luận” (comment) để thể hiện thái độ quan tâm và tăng cường mức độ thân thiết của mối quan hệ. Có rất nhiều người làm nghề quan hệ


công chúng, tiếp xúc thường xuyên với phóng viên qua điện thoại, qua thư điện tử, qua các cuộc gặp gỡ với họ ở các sự kiện báo chí, lại chưa bao giờ đọc các bài viết của họ, trừ phi các bài viết đó đề cập đến khách hàng của chúng ta. Những người như vậy sẽ không bao giờ có được niềm tin và sự kính trọng từ phía phóng viên [16].

Bên cạnh đó, để tạo được thiện cảm tốt với các nhà báo, nhân viên QHCC cũng không quên gửi lời chúc hay những món quà tới nhà báo trong những dịp quan trọng... Đặc biệt qua khảo sát đối với các nhân viên QHCC cho thấy, nếu nhà báo là nhà báo nữ thì lại càng nhận được sự quan tâm lớn từ phía các nhân viên QHCC trong những ngày dành riêng cho chị em như 8/3, 20/10... Ngoài ra, những sự kiện mang tính chất cá nhân như cưới hỏi, sinh nhật, thăng chức… là những cơ hội tốt để nhân viên QHCC bày tỏ tình cảm thân thiết của mình.


Quan điểm về việc nhân viên QHCC nên duy

trì việc tặng quà nhà báo

Số lượng

phiếu

Tỷ lệ

Tặng quà vào các dịp Lễ, Tết và các sự kiện cá nhân của Nhà báo (sinh nhật, cưới hỏi, được

thăng chức...)


31


33,35

Chỉ cần tặng vào 2 dịp lớn là: Ngày Nhà báo

Việt Nam 21/6 và Tết nguyên đán

37

39,8%

Không cầu kỳ quà cáp, sợ nhà báo nghĩ là “mua

chuộc”

18

19,4%

Không có ý kiến

7

7,5%

Tổng

93

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam - 9

Bảng 3.1: Quan điểm về việc nhân viên QHCC nên duy trì việc tặng quà nhà báo


Như đã nói ở trên, văn hóa tặng quà đã ăn sâu vào lối sống duy tình của người dân Việt, trong cả mối quan hệ làm việc của họ cũng như thế. Giữa nhân viên QHCC và nhà báo lại càng nên duy trì việc tặng quà, việc này vừa thể hiện tình cảm, sự thiện chí của phía nhân viên QHCC vừa tạo ra sự ràng buộc vô hình với nhà báo. Tuy nhiên khảo sát quan điểm về việc nhân viên QHCC nên duy trì việc tặng quà nhà báo, có đến 19.4% không ủng hộ việc tặng quà vì cho rằng nó “cầu kỳ” và sẽ khiến một số nhà báo – đứng trên cơ sở đạo đức nghề nghiệp – cho rằng đó là sự mua chuộc. Các tỷ lệ còn lại chia tương đối đều cho việc: một là tích cực tặng quà cho nhà báo không chỉ ngày kỷ niệm của ngành, ngày lễ tết mà còn các sự kiện cá nhân chiếm 33,3%; hai là chỉ tặng vào 2 dịp lớn là Tết nguyên đán và ngày Nhà báo Việt Nam 21/6 chiếm 39,8%. Đây cũng là phương thức phổ biến để duy trì quan hệ với nhà báo trong các doanh nghiệp hiện nay.

Phương thức tặng quà đã được lựa chọn, tuy nhiên giá trị quà tặng cũng là một vấn đề “đau đầu”. Khảo sát bằng bảng hỏi cho thấy, rất nhiều ý kiến đồng tình với văn hóa phong bì làm quà tặng ở Việt Nam. Thông qua câu hỏi “nhân viên QHCC tặng quà cho nhà báo bằng cách nào là hợp lý?”, có gần 40% người được hỏi sẽ tặng phong bì cho nhà báo, quan điểm 25.8% người trả lời là sẽ tặng các món quà đơn giản nhưng ý nghĩa. Điều này khá ăn nhập với mục tiêu nghiên cứu của luận văn, vì chúng ta đang thực sự cần những mối quan hệ được xây dựng bằng tình cảm chân thật nhất từ 2 phía chứ không quá coi trọng tính hình thức, hào nhoáng. Ngoài ra, cũng có số ít cho rằng đã tặng quà nhà báo thì nên chọn quà sang trọng, đắt tiền để biểu thị cho sự tôn trọng mối quan hệ của 2 bên và đưa nhà báo lên 1 tầm quan trọng khác. Ngoài 3 lựa chọn trên, có đến 21.5% người tham gia khảo sát muốn tìm cho mình phương án tặng quà khác, rất tiếc là không có câu trả lời

cụ thể.


Trong kết quả phỏng vấn sâu, cũng với câu hỏi trên dành cho các cặp đôi nhân viên QHCC và nhà báo, hình thức tặng quà đối với các cặp đôi thân thiết này cũng có sự khác biệt thú vị so với các mối quan hệ nhân viên QHCC và nhà báo thông thường. Ngoài mẫu số chung là “phong bì” thì họ cũng thường tặng nhau những món quà thú vị và ẩn chứa nhiều tình cảm. Đối với các nhà báo, nhân viên QHCC là nữ thì vào các dịp kỷ niệm, ngày lễ họ thường được nhận hoa hoặc các giỏ hoa quả. Nếu các nhân viên QHCC có thể tìm hiểu được các dịp đặc biệt hơn của nhà báo (kỷ niệm ngày cưới, thăng chức, bảo vệ luận án…) để tặng quà thì sẽ càng tăng thêm thiện ý của đối phương.

Đối với nhà báo Ngô Lê Phương thì chị nhận được sự quan tâm khá đặc biệt từ phía nhân viên QHCC, các món quà họ tặng đôi khi không trùng vào bất cứ dịp gì, là các sản phẩm của công ty hay đơn giản là đặc sản ở các vùng miền mà họ có dịp đi công tác mua về. Đôi khi là voucher giảm giá thời trang hoặc hàng điện tử. “Kỷ niệm mà tôi nhớ nhất là bạn ấy đã tặng vợ chồng tôi một cặp vé xem phim vào ngày kỷ niệm 3 năm ngày cưới của chúng tôi”[phụ lục 2.10, tr.99]. Chị cho rằng, việc nhận những quan tâm một cách tự nhiên từ phía nhân viên QHCC khiến chị có cái nhìn thiện cảm hơn với họ và hết lòng hỗ trợ khi họ có đề nghị.

Nhà báo Hồng Hạnh chia sẻ quan điểm: “Nhiều món quà rất đáng yêu và tôi cũng thích. Tôi cảm thấy những món quà cho ngày lễ kỷ niệm thì không có vấn đề gì. Thường là hoa, bánh kẹo, hoa quả.... Phong bì là một chuyện bình thường, tuy nhiên khi số tiền trong phong bì vừa phải thì tôi sẽ nhận thay cho quà rất vui vẻ. Còn nếu nó chứa đựng một đề nghị nào đó thì tôi không nhận” [phụ lục 2.5, tr.94].

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022