Phân Tích Sự Ảnh Hưởng Của Yếu Tố “Duy Tình” Trong Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Quan Hệ Công Chúng Và Nhà Báo Tại Việt Nam


những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”, còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng” [19, tr.22].

Sở dĩ văn hóa có nhiều cách hiểu và được nhiều học giả nghiên cứu đến vậy bởi những ảnh hưởng to lớn của nó đến mọi mặt trong đời sống xã hội của con người, trong cách ăn, mặc, ở, đi lại, đối xử, giao tiếp... Mọi mối quan hệ trong xã hội của con người đều cần được nhìn dưới góc nhìn văn hóa, truyền thống để thấy rò được những đặc trưng, ảnh hưởng đến mối quan hệ đó và mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC trong doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2012) đã khẳng định: “Văn hóa là một biến số quan trọng trong nghiên cứu về quan hệ công chúng” [40, tr.157]

Giữa xã hội phương Đông và phương Tây còn có sự khác biệt về các nhìn nhận vai trò của cá nhân trong xã hội. Phương Đông coi trọng vai trò của cộng đồng, phương Tây coi trọng vai trò của cá nhân. Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa gốc nông nghiệp, xã hội Việt Nam hàng ngàn năm nay là một xã hội nông nghiệp. Vì thế, căn tính nông dân và văn hóa tiểu nông đã ăn sâu trong đời sống, tiềm thức, lối sinh hoạt và ứng xử của con người Việt Nam, trong đó, các giá trị gia đình và cộng đồng luôn được đặt lên trên các giá trị cá nhân... Một trong những đặc trưng văn hóa của người Việt Nam đó là văn hóa “duy tình” (Trần Quốc Vượng, 2005). Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, tác giả Trần Quốc Vượng đã nhận định: “Con người vừa là chủ thể nhưng vừa là khách thể của văn hóa. Có nhìn nhận văn hóa như một chỉnh thể thống nhất, chúng ta mới lý giải được mối quan hệ hữu cơ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, giữa


con người với tự nhiên...”. Như vậy, các mối quan hệ của con người trong xã hội trong đó có QHCC đều bị chi phối, ảnh hưởng bởi văn hóa.

Phải đến cuối thế kỷ XX, QHCC chuyên nghiệp mới chính thức có mặt tại Việt Nam, nhưng những hoạt động cơ bản của QHCC đã được hiện hữu trong đời sống của cha ông ta từ xa xưa, đặc biệt là trong văn hóa giao tiếp của người Việt [40]. Cha ông ta đã ý thức được tác dụng thay đổi nhận thức của con người thông qua giao tiếp, và đã được đúc kết thành các câu thành ngữ như: “nói ngọt lọt đến xương”, “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay”... Rò ràng, văn hóa ngàn đời nay của người Việt Nam luôn coi trong việc giao tiếp, ứng xử một cách khéo léo để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xây dựng một mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, sự gắn kết giữa một cộng đồng hòa thuận. Trong các mối quan hệ xã hội của mình, người Việt Nam thường “nhìn trước ngó sau”, “ăn ở như bát nước đầy”... Đồng thời, người Việt Nam sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng. Chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra mối quan hệ và củng cố tình thân.

Từ những đặc trưng trong văn hóa và tính cách của người Việt đã có những ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ truyền thông tại Việt Nam nói chung và quan hệ giữa nhà báo – nhân viên QHCC nói riêng. Khi xây dựng được một mối quan hệ thân thiết, bền chặt với nhà báo, yếu tố tình cảm của mối quan hệ này sẽ giúp cho công việc của cả nhân viên QHCC và nhà báo gặp nhiều thuận lợi hơn. Nhà báo có thể vì cái tình với nhân viên QHCC mà cố tình nhắc đến tên doanh nghiệp trong những tin bài của mình hay cố tình bỏ


qua, làm ngơ hoặc “giơ cao đánh khẽ” đối với những vụ bê bối, khủng hoảng hay những vấn đề khúc mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải. Và cũng vì cái tình của mối quan hệ, vì muốn giữ thể diện cho nhau nên nhà báo đi dự họp báo của doanh nghiệp, tham gia các hoạt động khai trương, động thổ, các ngày kỷ niệm quan trọng của doanh nghiệp và đưa tin, bài. Có thể nói, tại mỗi quốc gia, vùng miền với môi trường văn hóa, xã hội đặc trưng thì lại có những đặc trưng riêng để xây dựng các mối quan hệ xã hội trong đó có quan hệ nhà báo và nhân viên QHCC.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Các nước phương Tây, với đặc trưng văn hóa “duy lý” các mối quan hệ nhà báo và nhân viên QHCC được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, hài lòng, cam kết, kiểm soát lẫn nhau. Tuy nhiên tại các nước phương Đông, thì ngoài những yếu tố trên, việc giữ thể diện, danh dự, uy tín cho nhau, và đặc biệt là tình cảm với nhau lại là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ, trong đó có quan hệ nhà báo và nhân viên QHCC. Hơn thế nữa, trong mỗi một quốc gia với những đặc trưng văn hóa và môi trường xã hội khác nhau thì việc xây dựng mối quan hệ lại có những sự khác biệt riêng đòi hỏi những người làm việc trong ngành QHCC phải am hiểu về văn hóa và xã hội để có thể xây dựng, duy trì và phát triển tốt đẹp các mối quan hệ.

Mối quan hệ nhân viên QHCC – nhà báo là một vấn đề rất được quan tâm trong lĩnh vực QHCC nói chung và khi nghiên cứu về quan hệ truyền thông nói riêng nó trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều học giả truyền thông nổi tiếng thế giới như: J.E.Grunig, Cutlip, Dozier, Hunt, Curtin, Yi- Hui Huang, Samsup Jo... Trong những công trình nghiên cứu của mình, các học giả này đã chỉ ra được bản chất, những đặc trưng, đặc điểm cũng như phương thức xây dựng lên mối quan hệ nhân viên QHCC – nhà báo. Tuy

Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam - 5


nhiên, do những ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, chính trị nên các đặc trưng, đặc điểm và phương thức xây dựng quan hệ nhà báo – nhân viên QHCC tại các quốc gia được nghiên cứu cũng có những điểm khác biệt. Ví dụ như ở Hoa Kỳ cũng như các nước phương Tây, mối quan hệ giữa các nhà báo và nhân viên QHCC được coi là không tốt, thiếu sự tin tưởng và thậm chí là coi thường nhau. Ở một mức độ nhất định có khoảng cách xã hội tồn tại giữa hai nhóm này [21, p.431]. Tuy nhiên ở các nước phương Đông, mối quan hệ này lại có nhiều khác biệt do bối cảnh của văn hóa. Tại Việt Nam và một số nước khác trong khu vực (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…), hiện trạng mối quan hệ nhân viên QHCC - nhà báo có những đặc trưng riêng do bối cảnh xuất hiện của ngành QHCC, môi trường truyền thông và đặc trưng của văn hóa bản địa...

Xuất phát từ việc chịu ảnh hưởng của đặc trưng văn hóa phương Đông đó, ở nhiều nước châu Á khác cũng tồn tại chữ Tình trong mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ giữa nhân viên QHCC nói riêng. Ở Hàn Quốc, có một đặc trưng trong văn hóa được gọi là “Cheong” (tương tự chữ “tình” trong tiếng Việt) đã tạo nên một đặc điểm chung của mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC. “Cheong” có thể được coi là sợi dây tinh thần, hình thành vô thức qua những tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp và qua sự trải nghiệm chung (Kim, 1995). Như vậy, “Cheong” nảy sinh khi có sự tiếp xúc, gặp gỡ thường xuyên giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Nó làm cho mối quan hệ trở nên thân thiết hơn, tạo nên những thuận lợi trong công việc của cả hai nhóm và đặc biệt nó không hề làm ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp trong công việc của hai nhóm đối tượng này [23]. “Cheong” cũng là nền tảng cho các mối quan hệ giữa người Hàn với nhau (Choi, 2000), mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa vợ chồng, giữa các thành viên trong gia đình,


giữa bạn bè, giữa những người hàng xóm được hình thành và củng cố qua tình cảm duy nhất này.

Cũng như vậy, ở Trung Quốc, người ta sẽ dùng 4 nguyên tắc vàng là Guanxi, Mianzi, Renqing Bao làm nền tảng cho sự ứng xử giữa báo chí với doanh nghiệp (Kwang-kuo Hwang, 1987). Cụm từ "Guanxi" (mối quan hệ) trong tiếng Trung Quốc được cấu thành bởi 2 ký tự. Ngoài nghĩa là “mối quan hệ” ra, âm tiết “guan” còn có nghĩa là cửa, hoặc rào, và âm tiết “xi” dùng để chỉ sợi dây, một quan hệ hay một liên hệ nào đó. Do vậy, “Guanxi” nghĩa gốc có nghĩa là “qua cửa và gắn kết với nhau” (Lee và Dawes, 2005). Khái niệm Guanxi dùng để chỉ những mối liên hệ tương hỗ nhau trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống trong văn hóa Trung Hoa, từ tình ruột thịt đến bạn bè và từ chính trị đến thương mại.

Mối quan hệ giữa nhân viên QHCC – nhà báo là vấn đề đã được các học giả về truyền thông trên thế giới nghiên cứu trong nhiều năm qua và vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu do những biến đổi của nó theo những xu thế mới. Tại mỗi quốc gia, do đặc trưng về văn hóa, môi trường truyền thông, thể chế chính trị... mà mối quan hệ này có những đặc trưng riêng biệt cần được nghiên cứu. Tại Việt Nam, mối quan hệ truyền thông giữa nhân viên QHCC và nhà báo hiện nay đã bắt đầu được các doanh nghiệp quan tâm chú trọng, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hẳn một bộ phận phụ trách vấn đề xây dựng quan hệ với báo giới. Tuy nhiên, việc xây dựng mối quan hệ này vẫn còn diễn ra thực trạng “mạnh ai nấy làm” bởi nó chưa được nghiên cứu dưới sự ứng dụng của hệ thống lý thuyết về truyền thông trên thế giới. Chính vì vây, hiện trạng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo trong các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu. Đó là việc nghiên cứu về thực trạng mối quan hệ này đang chịu sự ảnh


hưởng từ văn hóa mà cụ thể là văn hóa “duy tình” ra sao, mức độ ảnh hưởng tới cả nhân viên QHCC và nhà báo như thế nào, làm sao để phát huy tính tích cực của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ để tăng thêm hiệu quả công việc và thỏa mãn nghề nghiệp ở mức độ cao nhất cho cả hai bên…Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho những người thực hành QHCC nhận diện được hiện trạng của mối quan hệ này từ đó có những chiến lược xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với nhà báo cởi mở, tin tưởng và hiệu quả hơn.

Tiểu kết chương 1

Nội dung chương 1 đã phần nào làm rò khái niệm “duy tình” cùng những biểu hiện của nó trong các mối quan hệ xã hội nói chung, đó là việc lấy chữ Tình làm trọng, giữ gìn thể diện cho nhau và coi trọng cộng đồng. Đây không chỉ là đặc trưng của văn hóa Việt Nam nói riêng mà nó cũng tồn tại trong văn hóa của các nước phương Đông khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…

Mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo cũng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa trong hoạt động của mình, đặc biệt là văn hóa “duy tình”. Thông qua việc phân tích yếu tố văn hóa cho thấy, mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo được đặt trong bối cảnh văn hóa nào thì sẽ mang đặc trưng văn hóa ở bối cảnh đó.

Dựa trên hệ thống lý thuyết QHCC trên thế giới và những đặc trưng của văn hóa “duy tình” để nghiên cứu mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo trong các doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm khảo sát sự tồn tại và mức độ ảnh hưởng của yếu tố duy tình tới mối quan hệ kể trên, đồng thời tìm ra những giải pháp phù hợp để phát triển mối quan hệ đó ngày càng sâu, rộng. Kết hợp giữa các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn mối quan hệ giữa


nhân viên QHCC và nhà báo trong chương 1, bằng khảo sát thực tiễn, chương 2 và chương 3 sẽ giải quyết các câu hỏi nghiên cứu (CHNC) sau:‌

CHNC 1: Có hay không sự hiện diện của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam? Nếu có thì yếu tố “duy tình” đó đang ở mức độ như thế nào?

CHNC 2: Ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ nghề nghiệp giữa nhân viên QHCC và nhà báo thể hiện như thế nào?

CHNC 3: Nếu cần phải tiết chế sự ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” đó thì cần tiết chế ra sao để giữ được hiệu quả cao nhất trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo?


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ “DUY TÌNH” TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ NHÀ BÁO TẠI VIỆT NAM

2.1 Quá trình thiết kế nghiên cứu


QHCC là một lĩnh vực hoạt động truyền thông có tính toàn cầu nhưng cũng bị chi phối mạnh mẽ bởi các nền văn hóa bản địa của các quốc gia [39]. Do đó, trong luận văn này, hệ thống lý thuyết về QHCC trên thế giới được tác giả tiếp thu một cách có chọn lọc và điều chỉnh theo môi trường văn hóa và môi trường truyền thông tại Việt Nam để đảm bảo được sự phù hợp nhằm thu được những kết quả nghiên cứu tốt nhất.

Trên cơ sở đó, bảng hỏi cho việc phỏng vấn sâu được thiết kế dựa trên việc kế thừa kết quả nghiên cứu năm 2004 của Dan Berkowitz (Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Iowa, Thành phố Iowa, Hoa Kỳ) và Jonghyuk Lee (Viện cố vấn quan hệ công chúng, Tạp chí “Prain and Rhee”, Seoul, Hàn Quốc) có nhan đề: “Media relations in Korea: Cheong between journalist and public relations practioner” (tạm dịch: Yếu tố tình cảm trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Hàn Quốc). Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Public Relations Review – một tạp chí khoa học hàng đầu về chuyên ngành QHCC trên thế giới.

Nghiên cứu này đã vận dụng khái niệm của từ “Cheong” - nền tảng vững chắc cho các mối quan hệ của người Hàn - để phân tích mối quan hệ giữa các nhân viên QHCC và nhà báo ở Hàn Quốc. Khái niệm “Cheong” và “Tình” rất gần gũi với nhau vì nó cùng được sinh ra từ các nền văn hóa có tính tương đồng cao. Nghiên cứu này nhằm khám phá vấn đề: làm sao có thể vận dụng từ “Cheong” để xem xét lại mối quan hệ giữa nhà báo và nhân

viên QHCC nói chung, và tìm hiểu thêm về quan hệ truyền thông ở Hàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022