Mối Quan Hệ Có Tình Cảm Giữa Nhân Viên Qhcc Và Nhà Báo Sẽ Là Mẫu Quan Hệ Truyền Thông Tích Cực


cận họ, khiến cho việc xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Ở Việt Nam, đến nay có thể nói, quan hệ PR với báo chí cũng đã phát triển ở mức rất sâu rộng. Những tin bài có nội dung thông tin lấy từ các buổi họp báo, các thông cáo báo chí, các hoạt động PR... chưa ai thống kê được nhưng chắc chắn đã và đang chiếm tỷ lệ đáng kể trên rất nhiều tờ báo. Nhiều tờ báo mở ra các trang chuyên đăng các tin, bài PR và những tin, bài đó thường hay đi kèm với các chương trình quảng cáo, tài trợ từ các đơn vị, doanh nghiệp được đưa tin, bài tuyên truyền [54]. Do những lợi ích của việc tạo dựng quan hệ tốt với doanh nghiệp và nhân viên QHCC, nên nhiều nhà báo không ngần ngại đồng ý rằng họ thường xuyên chủ động liên hệ với các nhân viên QHCC khi cần thiết [51].

Những người làm báo lâu năm cũng phải thừa nhận, hoạt động QHCC nhiều khi rất hữu ích bởi có khá nhiều thông tin, nội dung cần tuyên truyền, giới thiệu qua các công ty truyền thông, các nhân viên QHCC là những thông tin đúng, khách quan và chúng cũng rất cần được biết tới như sự kiện khai trương một đường bay, một hãng hàng không mới; ra mắt các sản phẩm, dịch vụ mới đem lại lợi ích cho người tiêu dùng; các sự kiện kinh tế, văn hoá, lễ hội đặc sắc… Điều này cũng có thể khẳng định được trong thực tiễn, dù là mức độ thân thiết của nhân viên QHCC và nhà báo là vừa phải hay đã rất thân thiết thì cũng đều có sự tương tác rất thiện chí giữa hai bên.

Từ cả hai phía


Thông qua mối quan hệ thân thiết này, cả nhân viên QHCC và nhà báo đêu có cơ hội mở rộng thêm mối quan hệ xã hội của mình, phục vụ đắc lực cho công việc. Với nhân viên QHCC là những mối quan hệ với các cơ quan báo chí, các phóng viên nhà báo khác. Với nhà báo thì doanh nghiệp sẽ

60


giúp họ mở rộng thêm quan hệ với các doanh nghiệp khác, với các quan chức, các nhân vật quan trọng…Nhân viên QHCC thường có quan hệ trực tiếp với lãnh đạo của một doanh nghiệp, nên có thể giúp nhà báo cắt bớt những rườm rà hành chính không đáng có khi cần tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp. Do đặc quyền phụ trách truyền thông, họ có thể giúp phóng viên tiếp xúc với những cấp cao nhất của doanh nghiệp hay các chuyên gia có uy tín hàng đầu [13].

Đôi khi, mối quan hệ thân thiết giữa nhân viên QHCC và nhà báo của các doanh nghiệp có thương hiệu, cơ quan báo chí lớn… lại tạo ra được vỏ bọc hiệu quả, nâng cao uy tín cho cả hai bên.

“Khi hình thành mối quan hệ thân thiết thì cả nhân viên QHCC và nhà báo có nhận được sự hỗ trợ từ hai phía không?” - đây có lẽ là điều mà cả nhân viên QHCC và nhà báo quan tâm nhất khi tạo dựng mối quan hệ này. Điểm chung giữa các cặp đôi tham gia phỏng vấn sâu là họ luôn nhận được sự hỗ trợ lẫn nhau và điều này cũng chính là sợi dây gắn kết giữa họ. Sự hỗ trợ này xuất phát phần nhiều từ công việc của hai bên như: phía nhà báo cần có thêm thông tin từ phía doanh nghiệp để bổ sung cho bài viết hoặc tìm kiếm các đề tài liên quan, nhân viên QHCC cũng muốn tìm hiểu các thông tin sâu hơn về thị trường và các đối thủ (trong phạm vi mảng lĩnh vực mà nhà báo phụ trách) hoặc nhờ tư vấn đề việc đưa tin – đăng bài về sự kiện/sản phẩm/chương trình mới của doanh nghiệp.

Những cuộc phỏng vấn sâu được phân tích ở đây chỉ ra rằng mối thân tình giữa nhân viên QHCC và nhà báo không hề làm thoái hóa vai trò của giới báo chí, mà phát triển ý chí trong những hoạt động giao tiếp phục vụ cho nghề nghiệp. Trên hết, cả nhà báo và nhân viên QHCC đều có thể phân biệt rạch ròi mối quan hệ thân mật, cá nhân với mối quan hệ trong công

61


việc. Một lợi thế nữa của tình cảm thân thiết giữa các nhà báo và nhân viên QHCC là xung đột sẽ được giảm thiểu và mối quan hệ cá nhân sẽ tạo ra những triển vọng lâu dài mà cả hai cùng được hưởng lợi.

Chia sẻ về chủ đề này, các cặp đôi tham gia trả lời phỏng vấn đều bày tỏ sự thoải mái, vui vẻ. Rò ràng mối quan hệ giữa họ đang được duy trì tốt và họ cảm thấy được lợi ích cho công việc của mình. Cụ thể như: “tốt cho công việc cả hai bên”, “có thêm nhiều mối quan hệ mới, trong và ngoài giới, thậm chí nhà báo có thể giúp tôi tìm những công việc mới tốt hơn, có thu nhập cao hơn”, “việc đưa tin rò ràng là thuận lợi hơn và đáp ứng ngay cả khi phía công ty chúng tôi muốn đưa tin gấp”, “các bài viết về sự kiện được nhà báo đưa theo hướng tự nhiên, không lộ chiêu PR”, “Thông tin về sự kiện, chương trình sẽ được đưa tin theo chiều hướng tích cực”, “Nhận được sự tư vấn tích cực từ nhà báo trong hoạt động chuyên môn”...

Theo kết quả khảo sát ý kiến của 100 người đang hoạt động trong lĩnh vực QHCC và báo chí về vấn đề “Theo Anh/Chị, Nhân viên QHCC sẽ nhận được những lợi ích gì từ mối quan hệ thân thiết, có tình cảm với Nhà báo cho công việc của mình?” khảo sát đã nhận được nhiều ý kiến xác đáng:

Ý kiến 1: “Chắc chắn khi viết tin/bài hoặc có những vấn đề liên quan, người phóng viên sẽ dễ dàng liên tưởng ngay đến những đơn vị có mối quan hệ tốt hơn đối với họ, ngoài khía cạnh tiền bạc. Chưa kể, về mặt nội dung, những bài viết có sự ưu ái, đầu tư công sức chắc chắn sẽ có hiệu quả truyền thông lớn hơn”.

Ý kiến 2: “Chắc chắn sẽ có lợi hơn so với đối thủ khác nếu họ không biết chăm sóc nhà báo. Thông qua mối quan hệ với báo chí tốt hơn, thì ứng xử khi có sản phẩm mới/chiến dịch mới hoặc có thông tin thất thiệt sẽ kịp thời, hợp lý và thông minh hơn do có sự cố vấn từ những nhà báo thân quen. Những người trong nghề biết nên nói gì và nói vào lúc nào thì hướng được dư luận.”


62


Ý kiến 3: “Có tình cảm thì nhân viên quan hệ công chúng sẽ dễ dàng sắp xếp công việc và phân bổ nhiệm vụ cho nhiều kênh thông tin. Khi cần kíp có thể tráo đổi nhiệm vụ của họ mà không bị gây khó dễ.”

Ý kiến 4:“Nhân viên QHCC sẽ được nhà báo "tiết lộ" một số thông tin có lợi về xu hướng, trào lưu công nghệ hay các sự kiện lớn có liên quan. Những điều mà không phải ai cũng nắm được.”

Có thể nói, nhân viên QHCC và nhà báo ngày càng tiến bộ và cởi mở hơn trong nhận thức về việc xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt và mang lại lợi ích cho cả hai phía. Trên thực tế, có rất nhiều mối quan hệ chịu ảnh hưởng từ yếu tố “duy tình” đang được phát triển rất tốt, làm đẹp cho mối quan hệ truyền thông nước nhà. Ví dụ như các cặp đôi được lựa chọn để tham gia phỏng vấn sâu. Họ đã rất cởi mở và chân thành chia sẻ. Giữa họ không chỉ có công việc mà còn là những tình cảm quý mến mang tính chất cá nhân, sự chia sẻ lẫn nhau không có chút vụ lợi. Họ hiểu và tôn trọng tính chất nghề nghiệp của cả 2 bên và cùng duy trì mối quan hệ. Mối quan hệ này có khả năng thúc đẩy hiệu quả công việc cho cả hai nhóm, mang lại những lợi ích không phải lúc nào cũng nhìn thấy được. Đây thực sự là mối quan hệ truyền thông kiểu mẫu và rất cần được nhân rộng.

Mối quan hệ có tình cảm giữa nhân viên QHCC và nhà báo sẽ là mẫu quan hệ truyền thông tích cực


Số lượng phiếu


Tỷ lệ

Không đúng

4

4,3%

Trung lập

30

32,3%

Đúng

22

23,7%

Hoàn toàn đúng

37

39,8%

Tổng số

93

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam - 8

Bảng 2.8: Mối quan hệ có tình cảm giữa nhân viên QHCC và nhà báo sẽ là mẫu quan hệ truyền thông tích cực

Có đến hơn 60% người trong ngành QHCC và báo chí đều tin tưởng vào một mẫu quan hệ truyền thông tích cực đang hình thành từ mối quan hệ

63


giữa nhân viên QHCC và nhà báo sẽ là một tương lai không xa. Điều này được lý giải bởi thời gian gần đây, mối quan hệ này được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn nhằm mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn, đồng thời, nhận thức về quan hệ truyền thông tích cực của đông đảo công chúng cũng đang dần thay đổi.

Trong quan hệ truyền thông mới này, chắc chắn vai trò của nhân viên QHCC và nhà báo sẽ bình đẳng hơn, họ hoạt động vì lợi ích được chia đều cho cả hai bên. Các nguyên tắc nghề nghiệp sẽ được đưa ra dựa trên các lý thuyết đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Từ đây, chữ Tình sẽ có cơ hội để phát huy giá trị của mình, kéo gần hơn mối liên hệ qua lại giữa nhân viên QHCC và nhà báo, tạo nên một mối quan hệ không có sự cảnh giác, dè chừng và hạn chế tối đa những tiêu cực có thể xảy ra.

 Ảnh hưởng tiêu cực

Ở khía cạnh khác, mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo hiện nay cũng đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất định cho cả nhân viên QHCC và nhà báo. Điều này được lý giải như phân tích của ông Vũ Mạnh Cường (nhà báo, báo Gia đình và Xã hội) “PR ở VN là một thứ PR không chính thống, được “nhập khẩu” từ nước ngoài “trộn” với văn hóa truyền thống Việt Nam trở thành một thứ PR chưa rò diện mạo. Nếu như theo đúng lý thuyết thì bản chất PR là tốt, nhưng trước sự tấn công của một thứ PR “ngoại lai” như vậy báo chí không biết phải chống đỡ như thế nào”. Điều ông Cường băn khoăn và cũng chính là một tồn tại chưa thể giải quyết một sớm một chiều “Hiện nay các tòa soạn, các nhà báo chân chính đang sợ PR làm hư các phóng viên và cung cấp những thông tin không chính xác” [58].

Nguồn tin từ nhân viên QHCC vừa mang tính tích cực nhưng nó cũng ẩn chứa khá nhiều rủi ro, cho dù mối quan hệ giữa họ là thân thiết. Bởi

64


nguồn tin được xuất phát từ nhiều phía, nhiều tình huống mà bản thân nhân viên QHCC cũng không thể kiểm soát hết được.

Bởi vậy mới có thực tế, lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí không muốn phóng viên của mình quá lệ thuộc vào các thông cáo báo chí, các tư liệu chỉ do các công ty truyền thông, các phòng QHCC, nhân viên QHCC cung cấp. Nhiều người quan niệm rằng, dù thế nào, trong các thông tin từ đây luôn ẩn chứa khả năng thông tin thiếu khách quan, trung thực bởi hoạt động QHCC là luôn hướng báo chí, dư luận tin vào những mặt tích cực, được tô vẽ của chủ thể muốn thông tin, tuyên truyền, khuếch đại những cái hay của các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp và che lấp những khiếm khuyết, yếu kém của các đơn vị đó.

Tại hội thảo Hội thảo PR và Báo chí diễn ra vào tháng 02/2010 cũng nêu ra vấn đề rằng trong môi trường PR ở Việt Nam hiện nay, mối quan hệ này đang bị một số cá nhân làm cho xấu đi bằng nhiều cách thức, mà cụ thể và rò ràng nhất, đáng quan tâm nhất là chuyện "phong bì". Thực tế, có những công ty PR đã sử dụng sức mạnh của đồng tiền để mua chuộc báo chí, yêu cầu nhà báo phải đăng thông tin theo ý muốn của bên làm PR. Mặt khác, cũng có những nhà báo, phóng viên dựa vào quyền đăng bài của mình để "vòi vĩnh" chút "quà" từ các công ty PR.

Một tiêu cực khác gây ảnh hưởng không tốt từ sự thân thiết của nhân viên QHCC và nhà báo đó là sự cả nể hoặc tâm lý “có đi có lại”. Điều này dễ làm yếu lòng nhà báo và dễ che mờ đạo đức nghề nghiệp khi đứng giữa bên “lý” bên “tình”. Chị Trần Thị Hồng Hạnh - nhà báo đúc kết từ thực tiễn: “Nếu thân quá thì thông tin sẽ không còn được tự nhiên, méo mó. Người làm báo không có sự chừng mực với nhân viên QHCC thì nhân viên QHCC sẽ không tôn trọng mình. Nhà báo cần chừng mực và giữ vững đạo đức nếu

65


mình còn yêu nghề và có tự trọng với nghề” [phụ lục 2.5, tr.94]. Đồng tình với chị Hạnh, anh Trần Chung - nhà báo: “Nếu quá đà thì công chúng sẽ thiệt thòi bởi thông tin luôn nghiêng về phần có lợi cho doanh nghiệp” [phụ lục 2.3, tr.92].

Nhiều người trong nghề cũng thẳng thắn cảnh báo về mặt trái của mối quan hệ này. Anh Lê Tuấn Minh - nhân viên QHCC cho rằng: “Nhà báo sẽ đưa nhiều thông tin không khách quan do bị ảnh hưởng của nhân viên QHCC. Nhân viên QHCC sẽ đưa thông tin cho nhà báo mà thiếu kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng tin, họ chỉ muốn đưa nhiều thông tin lên mặt báo mà không tính toán được thông tin đó có lợi hay không” [phụ lục 2.6, tr.95]. Nguyễn Thị Thanh Hòa – nhân viên QHCC thì cảm thấy: “Đôi khi tôi không hề muốn đề đạt yêu cầu nào đó với nhà báo nhưng áp lực từ chỉ đạo của công ty khiến tôi phải vượt lên sự ngần ngại của bản thân và đau đầu tìm cách chia sẻ điều đó thật tự nhiên với nhà báo” [phụ lục 2.8, tr.97]. Một nhân viên QHCC khác thì thấy rằng, nhiều khi nhà báo cũng đưa ra những đòi hỏi hoặc có ý nghĩ hơi thực dụng và coi doanh nghiệp phụ thuộc vào việc đưa tin của họ [phụ lục 2.4, tr.93].

Thực tiễn cho thấy, nhiều bài báo, phóng sự đậm mùi “PR”. Đây cũng một phần từ kết quả của tình thân giữa nhân viên QHCC và nhà báo, khi nhà báo tìm nhiều cách để có thể đưa được thông tin của doanh nghiệp lên mặt báo hay các chương trình truyền hình. Các trường hợp này ngày càng được thực hiện một cách rất khéo léo và tinh vi, một phần do sự tư vấn của nhà báo để doanh nghiệp thực hiện nhưng có khi chính doanh nghiệp là người đề xướng các “thủ thuật” và chỉ mượn tay nhà báo để đăng tải.

Kết quả từ mối quan hệ thân tình giữa nhân viên QHCC và nhà báo được thể hiện ngay trên mặt báo hoặc các chương trình truyền hình khi xảy


ra các sự kiện hoặc có các chiến dịch PR. Ví dụ như chương trình giải trí đang ăn khách trên VTV3 có tên là “The Voice”. Không phủ nhận đây là chương trình được đầu tư công phu, xuất hiện nhiều tài năng và thu hút đông đảo khán giả. Tuy nhiên, khi chương trình xảy ra khủng hoảng truyền thông hoặc lộ những điểm yếu (dàn xếp kết quả, tình yêu đồng giới, thí sinh cướp mic trong buổi họp báo..) thì nó đã được sự trợ giúp khá đắc lực của những nhà báo có mối quan hệ thân thiết hoặc được đơn vị tổ chức là Cát Tiên Sa “nuôi”, do vậy, khủng hoảng được kiểm soát và “chìm xuồng” một cách nhanh chóng. Điều này được thể hiện qua việc trong khi một số tờ báo phản ánh những tiêu cực tại cuộc thi thì cũng có rất nhiều bài báo đưa ra những điểm tốt, những nhận định tích cực, những mặt “được” từ scandal của cuộc thi… đây là những bài báo được cho là đơn vị tổ chức Cát Tiên Sa thông qua mối quan hệ với báo chí để đăng tải nhằm giảm thiểu khủng hoảng cho chương trình (một số bài báo xem tại Phụ lục).

Đối với công chúng, họ không được tiếp cận nguồn tin chính xác để có thể nắm được bản chất của sự việc mà thường bị định hướng theo những thông tin khi mà doanh nghiệp và nhà báo đã bắt tay nhau để cùng “xử lý khủng hoảng” và công chúng luôn là người thiệt thòi. Ví dụ như sự cố sữa nhiễm Melamine, các doanh nghiệp sữa trong nước cũng như các hãng sữa nước ngoài tại thị trường Việt Nam đều chao đảo về sự cố này, tuy nhiên với khả năng xử lý khủng hoảng cùng mối quan hệ tốt với giới truyền thông mà nhãn hiệu Vinamilk của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk gần như không gặp bất kỳ một thông tin bất lợi nào trên báo chí. Người tiêu dùng Việt Nam vẫn hoàn toàn yên tâm với những sản phẩm sữa của Vinamilk. Hoặc như sự cố kho hàng trà Dr.Thanh của Tân Hiệp Phát bị phát hiện kém chất lượng, có vật thể lạ bị phanh phui trên báo khiến người tiêu dùng hoang

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022