Tổng Diện Tích Đất Tự Nhiên Xã Tân Lập Năm 2007


nước tập trung nhanh, thời gian lên thường bằng 1/4 thời gian lũ xuống. Lượng dòng chảy tập trung chủ yếu vào mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 70% tổng lượng nước trong năm, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước trong năm.

Do đặc điểm thuỷ văn trên mà hiện tượng lũ ống, lũ quét thường xuyên sảy ra trên con sông chảy qua trung tâm xã. Trong những năm gần đây, tại một số khu vực trong trungâm xã đã làm hệ thống kè rọ đá để bảo vệ đường đi và ruộng, nhưng sau mỗi mùa lũ đều bị phá hỏng nghiêm trọng. Dọc theo 2 bờ sông nước lũ phá hỏng rất nhiều vị trí gây nguy hiểm cho đường liên xã và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những khu vực ruộng dọc theo sông.

2.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên đất đai của xã

Kết quả điều tra cho thấy huyện Chợ Đồn có những loại đất chính sau: đất feralit màu vàng nhạt trên núi trung bình (FH) chiếm 13,38% diện tích, phân bố trên tất cả các đỉnh núi cao trên 700 m, trên nền đá mắcma axit kết tinh chua, đá trầm tích và biến chất. Tầng đất mỏng, đá nổi nhiều, đất ẩm và có tầng thảm mục khá dày. Đất feralit điển hình vùng đồi núi và núi thấp (Ff – Fk): chiếm 71,62% diện tích, phân bố tập trung ở phía bắc huyện Chợ Đồn. Khu vực núi đá vôi thường rất ít đất trong các hang hốc, tầng đất mỏng màu đen, đất rất tốt.

Nói chung, cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đất đai trong tỉnh còn khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông – lâm nghiệp.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Chợ Đồn là 91.115 ha, chiếm 19,04% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn. Trong đó: Đất nông nghiệp 63.505 ha, đất phi nông nghiệp là 6.408,5 ha, đất chưa sử dụng là 21.201,1 ha.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tân Lập là 3.116 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 121,458 ha, chiếm 3,8 %. Diện tích đất lâm nghiệp là


1.984,32 ha chiếm 63,6 % tổng diện tích đất tự nhiên của xã [9]. Qua bảng 2.2 cho thấy diện tích đất tuy nhều, tuy nhiên diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 3,9% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Tình hình phân bổ đất không đều, do đặc điểm của xã chủ yếu là đồi núi chiếm trên 80 %, xen kẽ giữa các dãy núi là đồi thấp.

Bảng 2.2: Tổng diện tích đất tự nhiên xã Tân Lập năm 2007

ĐVT: Ha


Chỉ tiêu

Diện tích

Tổng diện tích đất tự nhiên

3.116

I - Diện tích đất nông nghiệp

121,458

1 - Đất trồng lúa nước

72,628

+ đất 1 vụ lúa

17,645

+ Đất 2 vụ lúa

54,983

2 - Đất trồng cây lâu năm

5,12

3 - Đất trồng cây hàng năm

43,71

II - Đất lâm nghiệp

1.984,31

1 - Đất sản xuất

1.509,56

2 - Đất rừng phòng hộ

474,75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn - 6

(Nguồn: UBND xã Tân Lập)

Về tài nguyên đất:

Đất đai của xã Tân Lập được hình thành từ đá mẹ như: Phiến thạch sét, đá mắc ma axit, một số là đá mắc ma trung tính và đá biến chất. Nhìn chung phần lớn đât đai có hàm lượng mùn, kali ở mức nghèo, tổng số nhỏ hơn 1,0%

Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt toàn xã hiện có 0.64 ha đất thuỷ lợi và 14.77 ha nước sông suối và mặt nước chuyên dùng, đây là nguồn mặt nước để tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cân bằng sinh thái.


Nguồn nước ngầm; Mực nước ngầm của xã ở độ sâu trung bình từ 15 đến 25m, là nguồn cung cấp nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong toàn xã, chủ yếu được khai thác từ những giếng khơi và giếng khoan.

Tài nguyên rừng:

Tài nguyên của xã Tân Lập đa dạng và phong phú, có nhiều chủng loại cây gỗ quý với diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 1984.31 ha chiếm 63.68% tổng diện tích đất tự nhiên. Số diện tích rừng hiện nay chủ yếu là do các hộ gia đình, cá nhân quản lý.

Tài nguyên nhân văn:

Theo tài liệu thống kê số người trong độ tuổi lao động của xã Tân Lập chiếm khoảng 47.65% tổng dân số, đây là nguồn nhân lực dồi dào, cần cù chịu khó nhưng trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều, cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực ít. Mặt khác diện tích đất sản xuất nông nghiệp thường xuyên bị xói lở, bị rửa trôi bạc màu, và thường xuyên bị vùi lấp mỗi khi có lũ, dẫn đến đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản của xã

Lãnh thổ Bắc Kạn nằm trong hai kiểu kiến trúc địa chất có chế độ địa động khác nhau và do đó tạo nên bức tranh khoáng sản rất đặc trưng. Ở phía Tây sông Cầu là các thành trầm tích cổ hơn tạo nên một kiến trúc dương rò nét được gọi là phức nếp lồi Lô Gâm, ở đó tập trung hầu hết các mỏ chì, kẽm. Ở phía Đông sông Cầu là các thành trầm tích trẻ hơn tạo nên kiến trúc âm được gọi là vòng nguồn Rift nội lục sông Hiến, ở đó tập trung hầu hết các mỏ vàng. Chì, kẽm và vàng là những loại khoáng sản có tiềm năng nhất của Bắc Kạn.

Xã Tân Lập có đia hình chủ yếu là núi đá mắcma axit kết tinh chua, đá trầm tích và biến chất, nguồn khoáng sản của xã không phong phú, chưa có một mỏ khai thác khoáng sản nào.


2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã

Đơn vị hành chính: Huyện Chợ Đồn được chia làm 22 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Bằng Lũng và 21 xã, Nam Cường, Đồng Lạc, Quảng Bạch, Tân Lập, Ngọc Phái, Phương Viên, Bằng Phúc, Rã Bản, Đông Viên, Yên Mỹ, Đại Sảo, Yên Nhuận, Bình Trung, Nghĩa Tá, Lương Bằng, Bằng Lãng, Phong Huân, Xuân Lạc, Yên Thượng, Yên Thịnh, Bản Thi.

Xã Tân Lập là một xã nghèo nằm ở hướng Đông của huyện Chợ Đồn, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, xã chưa có đường giao thông trải nhựa

Tình hình kinh tế nông lâm nghiệp

Về nông nghiệp: Tình hình sản xuất nông nghiệp có sự phát triển trung bình do thời tiết không thuận lợi, thiên tai thường xuyên xảy ra, đặc biệt là hiện tượng lũ ống, lũ quét vào mùa mưa gây thiệt hại nặng nề đến diện tích đất canh tác của nhân dân. Khu vực trung tâm xã tập trung khoảng 20 ha ruộng, trong những năm vừa qua thường xuyên chịu ảnh hưỏng của hiện tượng thiên tai này. Diện tích ruộng bị ảnh hưởng do cát sỏi tràn vào dẫn đến không canh tác được và bị mất do xói lở trực tiếp. Do đó năng suất, sản lượng lương thực chỉ tăng ở mức trung bình.

Chăn nuôi tiếp tục phát triển,tổng đàn trâu đến năm 2006 là 621 con, đàn bò 331 con, đàn lợn 1116 con, đàn gia cầm khoảng 6000 con, bước đầu phát triển theo phương pháp chăn nuôi khoa học [9].

Lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp có dấu hiệu phát triển khả quan, diện tích đất trồng của xã đang dần được phủ xanh trở lại, do đó diện tích rừng trồng ngày càng được mở rộng.

Nghành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Nghành tiểu thủ công nghiệp của xã tuy có phát triển, nhưng vẫn còn rất chậm, chủ yếu là để tự phục vụ.

Dịch vụ thương mại phát triển chậm do vị trí địa lý và xã hội không thuận lợi.


Các dịch vụ chế biến nông sản thủ công, may mặc, xay xát, sửa chữa, mộc…đang dần được mở rộng và phát huy.

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Tổng dân số toàn huyện 50.669 người(Báo cáo UBND huyện năm 2007) với 7 dân tộc anh em (Tày, Dao, Kinh, Nùng, Hoa, Mông, Sán Chí) cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 70%. Số người trong độ tuổi lao động 33.102 người. Lương thực bình quân 451kg/người/năm.

Thực trạng phân bố dân cư và lao động của xã Huyện Tân Lập có 1.286 nhân khẩu với 288 hộ [9].

Trong những năm qua tình hình di cư tự do luôn diễn ra phức tạp, đáng chú ý là việc di cư ồ ạt từ các tỉnh biên giới phía Bắc đi các tỉnh Tây nguyên, trong đó chủ yếu là dân tộc Mông. Tình hình di cư tự do đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định chính sách phát triển KT - XH của các địa phương. Việc di cư không đơn thuần là mục đích sinh nhai mà còn tiểm ẩn mục đích chính trị.

Việc di cư thường lén lút vào ban đêm chánh sự kiểm soát của chính quyền, không tuân thủ theo các quy định của Nhà nước.

Số hộ nghèo của xã Tân Lập năm 2007 là 198/280 hộ, chiếm 70,7% [9].

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng của xã

a. Thực trạng giao thông

Hệ thống giao thông liên xã Tân Lập bắt đầu từ khu trung tâm xã ra đến đầu đường quốc lộ 254 chủ yếu là đường đất. Chiều rộng mặt đường từ 3 - 4m. Trên tuyến đường có nhiều chỗ bị hư hỏng, rất lầy lội khi có mưa và bụi khi nắng, dẫn đến nhân dân đi lại rất khó khăn. Đặc biệt là đoạn đường gần đến trụ sở UBND xã do mưa lũ đã bị sạt lở nghiêm trọng.

Nhìn chung hệ giống giao thông xã kém phát triển, chất lượng đường còn rất kém chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân trong xã. Hệ


thống đường giao thông liên thôn cũng rất nhỏ hẹp, đi lại khó khăn. Hiện tại hệ thống giao thông trong xã đang rất cần đầu tư nâng cấp để nhân dân đi lại được thuận tiện.

b. Thực trạng về công trình thủy lợi

Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các công trình giao thông, thuỷ lợi, Trường học, nước sạch, trạm Y tế, điện nông thôn...Trong những năm qua đầu tư mở mới được trên 100km đường liên thôn, xây mới 12 cầu treo, 35km công trình nước sạch, 50 công trình thuỷ lợi, 85% số hộ khu vực thị trấn và 65% số hộ khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch.

Bảng 2.3: Thống kê các công trình thuỷ lợi



STT

Tên công trình

Năm bàn

giao

Diện tích tưới tiêu của kênh

Độ dài kênh

Độ cao

Đập dài

Lúa xuân

Lúa mùa

1

Nà bản

2004

24 ha

24 ha

2.300m

1,65m

20m

2

Nà sắm

2004

35 ha

35 ha

2.700m

1,4m

9,8m

3

Nà đán

2007

0

2 ha

436,4m

1,35m

13m

(Nguồn: UBND xã Tân Lập)


Kiên cố hoá kênh mương là một chương trình, chủ truơng lớn của Chính Phủ nhằm nâng cao hệ thống kênh mương thuỷ lợi nội đồng năng cao năng suất tưới tiêu (tiêu ứng, chống hạn) phục vụ sản xuất nông nghiệp và góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường trong nông nghiệp

Khả năng tiếp cận nguồn nước được hiểu là tốc độ và độ tin cậy của hệ thống kênh mương đối với sự phát triển nông nghiệp, tiếp cận và sử dụng nguồn nước của người dân.

Trên địa bàn huyện Chợ Đồn đã có một số công trình thuỷ lợi được xây dựng nhằm phục vụ tưới cho đồng ruộng canh tác của thôn xã. Do vốn đầu tư công trình hạn chế nên công trình xây dựng không đồng bộ hoặc chỉ còn là các phai đập tạm.


Công tác quản lý thuỷ lợi hiện nay: Các công trình thuỷ lợi được đưa vào sử dụng đều giao cho địa phương có công trình hưởng lợi quản lý sử dụng.

Xã Tân Lập là một xã vùng sâu, vùng xã thuộc diện chính sách theo Quyết định 135 của Thủ tướng Chính phủ, nằm ở phía Bắc huyện lỵ, cách trung tâm thị trấn Bằng Lũng 25km, địa hình độc đạo, ngò cụt, không cóc đường giao thông liên xã, dân cư có 288 hộ, 1286 nhân khẩu, gồm 5 dân tộc anh em: Tày, Nùng, Dao, Mông và Kinh. Cum dân cư chia thành 8 thôn, trong đó có 3 thôn định canh, định cư, măt bằng dân trí còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chiếm 65,2% số hộ [9].

Tình hình kinh tế không đồng đều giữa các thôn, Thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước, đặc biệt từ khi thực hiện Quyết định 135 của Thủ tướng Chính phủ, bộ mặt của địa phương ngày càng được khởi sắc: Điện, đường, trường, trạm được đầu tư đưa vào sử dụng, chương trình nước sạch 8/8 thôn được hưởng lợi, hệ thống thuỷ lợi được đầu tư kiên cố hoá, cơ bản đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ sản xuất lúa nước hai vụ. điện lưới quốc gia đã đưa ánh sáng đến 7/8 thôn, sóng vô tuyến truyền hình đã được phủ khắp các hộ trong xã.

Thực hiện sử dụng nguồn vốn Chương trình 135 năm 2007, đầu năm 2008, xã Tân Lập tiếp tục triển khai xây dựng công trình kênh Nà Khâu thôn Bản Chang, với tổng chiều dài tuyến kênh là 1.107,39 m, trong đó tuyến kênh chính dài 553,12 m, tuyến kênh phụ dài 554,27 m để đưa vào sử dụng trong năm 2008 nhằm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của xã.


Bảng 2.4: Tình hình nguồn nước xã Tân Lập năm 2007


Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

Hồ tự nhiên

Cái

0

Hồ nhân tạo

Cái

0

- Kiên cố

M

139

- Không kiên cố

M

141

Tổng vốn đầu tư cho thuỷ lợi năm 2006

triệu đồng

814,18

DT chủ động nước

Ha

6

% Chủ động nước

%

0,73

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Chợ Đồn)

Bảng tình hình nguồn nước cho thấy trên địa bà xã không có hồ nước tự nhiên và hồ nước nhân tạo để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó hệ thống kênh mương của xã là rất ít, trong đó kênh mương kiên cố là 139 m, kênh mương không kiên cố là 814,18 m. Điều đó càng thêm phần khó khăn cho các hộ trong việc tiếp cận nguồn nước. Chính vì vậy diện tích chủ động nước của xã là rất ít, chỉ có 6 ha tương ứng với 0,73%.

c. Thực trạng về hệ thống thông tin

Về thông tin liên lạc: Huyện Chợ Đồn có 100% số xã có điện thoại đảm bảo liên lạc được, 19 xã có điểm bưu điện văn hoá xã, mật độ điện thoại đạt 5,6 máy/100 người dân. 100% số xã có thư, báo đến trong ngày

Xã Tân Lập có 01 điểm bưu điện văn hoá xã, nằm tại trung tâm xã, đảm bảo phục vụ thông tin liên lạc cho nhân dân xã. Là một xã nghèo vùng sâu vùng xa nên xã chỉ có điện thoại cố định, chưa được phủ song điện thoại di động.

d. Thực trạng hạ tầng phục vụ cho phát triển xã hội Giáo dục:

Xã Tân Lập có 01 trường tiểu học và 01 trường mầm non nằm cùng một địa điểm, trong đó phân hiệu có 2 lớp tiểu học nằm tại thôn Phiêng

Đeéng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn và khó khăn.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 16/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí