Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn - 2


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Nước là một trong những yếu tố cần thiết hàng đầu đến đời sống của con người nói riêng và đến mọi sự sống trên trái đất nói chung.

Nước là một yếu tố không thể thay thế của sự sống. N•íc lµ tµi s¶n quý b¸u cđa c¸c hé gia ®×nh lµm kinh tÒ n«ng nghiÖp vµ c¶i thiÖn viÖc sö dông nguån n•íc lµ mét ph•¬ng ph¸p quan träng lµm ®a d¹ng ho¸ ph•¬ng kÒ vµ lµm gi¶m yÒu tè yÒu thÒ cđa c¸c hé n«ng d©n nghÌo. Mét ph•¬ng ph¸p sö dông hiÖu qu¶ h¬n nguån n•íc cho viÖc s¶n xuÊt l•¬ng thùc b»ng viÖc tiÒt kiÖm nguån n•íc quý gi¸ ®Ó ®¸p øng nhu cÇu cho c¸c ph•¬ng s¸ch kh¸c. T¨ng n¨ng suÊt cđa nguån n•íc ë vïng l•u vùc th•îng nguån ®•îc xem nh• lµ mét sù can thiÖp cèt yÒu sÏ n©ng cao c«ng t¸c qu¶n lý ®Êt ®ai mét c¸ch tæng quan.

Nước ngọt là nguồn tài nguyên quý hiếm của thế giới, lượng nước ngọt trên mặt bao gồm các ao, hồ, sông, suối và nước ngầm tầng nông chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng nước; toàn thế giới hiện có khoảng 430 triệu người thiếu nước dùng. Việt Nam cũng không ít vùng thiếu nước ngọt và cũng không ít vùng có nước nhưng bị ô nhiễm, khoảng hai phần ba số dân thiếu nước và chưa được dùng nước sạch.

Trên các vùng, nguồn nước ngọt có được nhờ vào nước mưa hằng năm, lượng nước đó phục vụ đời sống dân cư và các lĩnh vực sản xuất. Với đặc điểm lượng mưa hằng năm từng vùng khác nhau, nơi cao tới hơn 2.000 (mm) ly, nơi thấp chỉ 600 - 700 ly; nhưng lượng mưa đó không phân đều trong năm mà tập trung vào một số tháng trong năm, trong tháng cũng chỉ tập trung vào một số ngày. Có những trận mưa hàng trăm ly trong ngày gây nên lũ lụt và nạn xói mòn đất nghiêm trọng; đồng thời tình trạng mưa phân bố không đều trong năm cũng gây nên những đợt hạn hán khắc nghiệt kéo dài. Vụ hạn từ cuối năm 2004 đến 2005 kéo dài tới mười tháng ở các tỉnh cực nam Trung Bộ


và Tây Nguyên không những đã gây nên thiệt hại to lớn cho sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của cư dân trong vùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Với những đặc điểm thiên nhiên và thiên tai kể trên, đòi hỏi chúng ta muốn có nền sản xuất, nhất là nông nghiệp, bền vững và ổn định cuộc sống của nhân dân, phải xây dựng một chiến lược sử dụng nước có cơ sở khoa học kết hợp kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm trên thế giới và trong nước để sử dụng nguồn nước tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất.

Các nước trên thế giới và nước ta nhiều năm cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nhất là trong lĩnh vực chống xói mòn. Nhưng trong những năm của thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ 20, do khai thác thiên nhiên, phát triển kinh tế thiếu khoa học, lãng phí tài nguyên, làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, nạn lụt lội, hạn hán xảy ra hằng năm ngày càng trầm trọng, nạn thiếu nước ngọt cho cuộc sống và sản xuất đang trở thành nguy cơ số một của thế giới. Các nước cần tính đến chiến lược nhằm từng bước giải quyết một cách cơ bản vấn đề bức xúc này.

Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn - 2

Sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thời tiết, ánh sáng, độ ẩm, đất, nước. Trong đó, nước là yếu tố quan trọng nhất.

Tiếp cận nguồn nước, nói cách khác nguồn nước thuận lợi hay không ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sản xuất nông nghiệp, do đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Nguồn nước cũng tác động đến phương án sản xuất kinh doanh, do đó cũng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.

Xã Tân Lập là một xã miền núi của huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn, phần lớn diện tích của xã có khó khăn về nguồn nước do hệ thống thuỷ lợi và khả năng dự trữ kém. Do vậy, thu nhập của hộ cũng bị hạn chế.

Để có được những chính sách, giải pháp phát triển hệ thống thuỷ lợi nhằm phục vụ cho người dân, đề tài phải nghiên cứu rò những ảnh hưởng của khả năng


tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ, mà chủ yếu là từ nông nghiệp.Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài “nh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân

2.2. Mục tiêu cụ thể

1) Hệ thống hoá được những lý luận về phát triển sản xuất nông nghiệp và vai trò của nguồn nước đối với sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân miền núi

2) Đánh giá được tác động của nguồn nước tới sản xuất nông nghiệp và thu nhập của hộ

3) Đề ra được những giải pháp nhằm nâng cao khả nằng tiếp cận nguồn nước cho các hộ gia đình nông dân

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng tiếp cận các nguồn nước và thu nhập của hộ nông dân

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.2.1. Phạm vi không gian

Đề tài được tổ chức nghiên cứu tại xã Tân Lập - Chợ Đồn - Bắc Kạn

3.2.2. Phạm vi thời gian

Đề tài nghiên cứu những số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2005 - 2007 Số liệu sơ cấp năm 2007

3.2.3. Phạm vi nội dung

Nước có vai trò quan trọng đối với mọi mặt của đời sống. Tuy nhiên, nội dung đề tài chỉ giới hạn trong ảnh hưởng của nguồn nước sản xuất nông nghiệp tơi các phương án sản xuất kinh doanh và thu nhập của hộ.


4. Đóng góp mới của luận văn

Đây là một đề tài mới, một hướng nghiên cứu mới trong phát triển nông nghiệp nông thôn liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý để phát triển bền vững. Đề tài nghiên cứu sẽ chỉ ra được những ảnh hưởng của khả năng tiếp cận nguồn nước đến khả năng tăng thu nhập cho hộ nông dân.

Đề tài sử dụng hàm Cobb - Douglas để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của nguồn nước đến tăng thu nhập của người dân.

Đề tài chỉ ra được những giải pháp cơ bản nhằm tăng khả năng tiếp cận và hiệu quả sử dụng nguồn nước cho hộ nông dân miền núi xã Tân Lập - huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn.

5. Bố cục của luận văn

Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, có 3 chương gồm: Chương I: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương II: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và thực trạng vấn đề nghiên cứu tại xã Tân lập - Chợ Đồn - Bắc Kạn

Chương III: Một số giải pháp tăng khả năng tiếp cận nguồn nước và tăng thu nhập cho hộ nông dân tại xã Tân lập, huyện Chợ Đồn


Chương I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1.1. Tình hình tài nguyên nước của Việt Nam

Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển. Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.

Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).

Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3 chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%.

Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.


Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%).

Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%). Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6%) [14].

Việt Nam không giàu tài nguyên nước, đánh giá, kết luận này rất có giá trị, giúp chúng ta nhận thức lại một thực tế Việt Nam không giàu có về tài nguyên nước. Phụ thuộc nhiều vào nguồn nước bên ngoài

Chúng ta thường nghĩ Việt Nam là quốc gia giàu về tài nguyên nước (TNN). Hai hệ thống sông lớn Mê Kông, Hồng-Thái Bình của hai đồng bằng lớn Cửu Long và Bắc bộ cùng những dòng sông dọc bờ biển miền Trung khiến nhiều người cho rằng Việt Nam thừa nước. Thậm chí có người còn cho rằng, TNN ở Việt Nam là vô hạn và các hệ thống sông thiên nhiên tiếp tục cung cấp đủ nước chất lượng tốt cho tương lai. Thế nhưng, những số liệu mới nhất của Dự án nghiên cứu về nguồn tài nguyên nước của Việt Nam lại khẳng định điều ngược lại.

Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nước của các sông quốc tế. Chỉ 40% lượng nước mặt phát sinh trong nước, có 6 lưu vực sông lớn phụ thuộc


vào dòng chảy từ các nước khác. Cụ thể, gần 57% tổng lượng nước thuộc lưu vực sông (LVS) Cửu Long, hơn 16% thuộc LVS Hồng-Thái Bình. Hai hệ thống này đều có nguồn từ Trung Quốc và chảy qua không chỉ một quốc gia.

Theo tiêu chuẩn quốc tế, mức không đủ nước là dưới 1.700m3/người/năm,

nếu lượng nước sẵn có nằm trong khoảng 1.700m3-4.000m3/người/năm thì có khả năng xảy ra thiếu nước. Lượng nước bình quân đầu người của cả nước là 9.856m3/năm, với con số này Việt Nam dồi dào về TNN; tuy nhiên, lượng nước ở các lưu vực sông rất khác nhau, đặc biệt là trong mùa khô ở một số lưu vực sông kéo dài tới 9 tháng với lượng nước chỉ đạt 20-30% tổng lượng nước bình quân năm [14].

Theo tiêu chuẩn quốc tế, trong mùa khô, có 4 trong 16 lưu vực sông hiện thuộc nhóm “căng thẳng cao” là sông Mã, nhóm sông Đông Nam bộ, sông Hương và Đồng Nai và có 6 lưu vực sông thuộc nhóm “căng thẳng trung bình”. Trong đó, lưu vực sông Hồng có mức khai thác cao nhất trong nhóm trung bình. Hiện nay 80% lượng nước mùa khô của sông Mã được khai thác. Các sông ven biển Nam Trung bộ có mức khai thác sử dụng gần 75% lượng nước mùa khô. Tính trung bình toàn quốc, gần 82% lượng nước mặt được khai thác phục vụ nông nghiệp. Điều này cho thấy mức sử dụng nước cao và không bền vững [14].

Thực trạng trên làm gia tăng cạnh tranh đối với cả nước mặt và nước dưới đất (ngầm) trong mùa khô, ngày càng ít nước cung cấp cho cộng đồng, do đó 60% dân số sử dụng nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, thực tế khai thác nước ngầm ở mức cao đã gây nên sự sụt giảm nhanh mực nước ở các vùng quanh Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Tây Nguyên. Đó là chưa kể tới chất lượng nguồn nước sông và nước ngầm đang suy giảm nhanh do những hoạt động phát triển liên quan đến nước và đất.


Khoảng 8,5 triệu người ở các đô thị không được tiếp cận với nước sạch và đối với những người được tiếp cận với nước sạch thì tiêu chuẩn hiện hành là rất thấp theo tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù gần đây đã có rất nhiều nỗ lực, nhưng vẫn còn 21 triệu người ở nông thôn không được tiếp cận với nước vệ sinh và 41 triệu người không được cấp nước theo tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y tế [14].

1.1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước

Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21 sẽ làm gia tăng mạnh nhu cầu dùng nước và đồng thời tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Tài nguyên nước (xét cả về lượng và chất) liệu có đảm bảo cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai của nước ta hay không. Đây là một vấn đề lớn cần được quan tâm.

Trước hết, sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động của con người đến môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.

Ở nước ta, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm từ 12.800 m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m3/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8500 m3/người vào khoảng năm 2020. Tuy mức bảo đảm nước nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với Châu Á (3970 m3/người) và 1,4 lần so với thế giới (7650 m3/người), nhưng nguồn nước lại phân bố không đều giữa các vùng. Do đó, mức bảo đảm nước hiện nay của một số hệ thống sông khá nhỏ: 5000 m3/người đối với các hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã và chỉ đạt 2980 m3/người ở hệ thống sông Đồng Nai. Nước nào có mức bảo đảm nước cho một người trong một năm dưới 4000 m3/người thì nước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn 2000 m3/người thì thuộc loại hiếm nước [11]. Theo tiêu chí này, nếu xét chung cho cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng không ít

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 16/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí