Tình Hình Phát Triển Của Hệ Thống Thuỷ Lợi Ở Tỉnh Bắc Kạn


các vận động nội sinh phức tạp biểu hiện đa dạng như các hệ thống đứt gãy chằng chịt, các hiện tượng lún trượt, lở đất xảy ra thường xuyên.

Trong vùng nghiên cứu đã phát hiện được nhiều nguồn nước ngầm, nước khoáng có giá trị. Nước dưới đất tồn tại và vận động chủ yếu ở các đới dập vỡ, đứt gãy kiến tạo. Tầng chứa nước thường mỏng, phân bố không đồng nhất. Thành phần hoá học của nước dưới đất đa dạng và có nguồn gốc hình thành khác nhau. Đặc biệt là cao nguyên Đồng Văn - Mèo Vạc và một số vùng khác do có mực xâm thực rất sâu nên để trả lời câu hỏi có nước dưới đất hay không?, nước dưới đất tồn tại bao nhiêu mét?, nguồn hình thành và đặc điểm tàng trữ và vận động ra sao? Vẫn là một câu hỏi lớn cho các nhà địa chất thuỷ văn.

Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án là điều tra, phát hiện các nguồn nước dưới đất, đánh giá trữ lượng, chất lượng nguồn nước tìm được, phục vụ cấp nước sinh hoạt tại chỗ cho nhân dân. Cung cấp tài liệu cơ bản về địa chất, địa chất thuỷ văn, khả năng cung cấp nước dưới đất, làm cơ sở cho quy hoạch khai thác hợp lý nước dưới đất của địa phương. Ngoài ra, các lỗ khoan địa chất thuỷ văn đáp ứng được yêu cầu cấp nước được tiến hành kết cấu thành giếng khoan khai thác (như doa mở rộng đường kính, đặt ống chống, ống lọc đảm bảo giếng khoan khai thác bền vững), lắp đặt thiết bị khai thác (máy bơm, ống dẫn, đường điện) để đưa nước trong lỗ khoan lên bể chứa, bàn giao cho địa phương quản lý, khai thác phục vụ nhân dân.

Theo tài liệu tại phòng Địa chất cho biết: Cục Địa chất và Khoáng sản đã có nguồn tài liệu phong phú về địa chất - địa chất thuỷ văn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đó là thuận lợi cơ bản giúp Nhà nước giảm thiểu chi phí đầu tư. Ngoài ra, với đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ cao và được đào tạo cơ bản cả trong và ngoài nước, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động điều tra địa chất , chắc chắn dự án sẽ thành công và mang lại hiệu quả kinh - tế xã hội đáp ứng lòng mong mỏi của đồng bào các dân tộc miền núi. Kết quả dự án còn giúp các nhà chuyên môn nắm được quy luật hình thành và


vận động của nước dưới đất cũng như quy mô khai thác có thể áp dụng, giúp các cơ quan quản lý điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế khu vực.

Đựơc biết, đến năm 2006 dự án sẽ hoàn thành, khoảng 250.000 người dân thuộc các tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn được tiếp cận và sử dụng nước sạch, khoảng hơn 100 vùng dân cư, đô thị, di dân được dùng nước trên một diện tích gần 2.000km2. Đây là một đóng góp không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở 6 tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt khó khăn. Số vốn đề nghị để thực hiện dự án là hơn 25 tỷ đồng.

1.1.2.2. Tình hình nguồn nước của tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là nguồn của 5 con sông lớn chảy sang các tỉnh lân cận, đó là sông Phó Đáy, sông Năng chảy sang tỉnh Tuyên Quang về phía Tây, sông Bắc Giang chảy sang Lạng Sơn về phía Đông, sông Bằng Giang chảy sang tỉnh Cao Bằng về phía Bắc và sông Cầu chảy về tỉnh Thái Nguyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Theo thống kê sơ bộ của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 400 công trình cấp nước tập trung qui mô vừa và nhỏ, thiết kế theo hệ tự chảy tại các địa bàn đông dân cư, các trường học nơi vùng sâu vùng xa và khoảng 10.000 lu bể chứa, thiết bị tích trữ nước sạch và hệ thống giếng khoan đạt chuẩn vệ sinh, chưa kể các giếng nước do dân tự khơi. Với sự đầu tư của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hảo tâm và sự đóng góp của nhân dân, Bắc Kạn đã nhanh chóng đảm bảo cung cấp nhu cầu nước sạch hợp vệ sinh cho hơn 70% dân số, tăng 59% so với năm 1999, trong đó hơn 18.000 nhân khẩu nơi định canh định cư không còn thiếu nước sinh hoạt [10].

Là tỉnh vùng cao, dân trí thấp, kinh tế chậm phát triển, dân cư sống thưa thớt theo các lũng núi cao, nước sinh hoạt luôn là nhu cầu cấp thiết với người dân nơi đây. Hơn nữa, thổ nhưỡng tại Bắc Kạn phần nhiều là núi đá vôi, mùa hè các khe núi còn có nước chảy, bước sang mùa Thu hoặc mùa

Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn - 4


Đông và Xuân thì nước các khe núi thường cạn kiệt, người dân các bản vùng sâu phải đi bộ hàng km mới kiếm được nước về nấu ăn, còn tắm rửa, giặt rũ thì “mạnh ai ấy làm”. Đối với thanh niên và người có sức khoẻ thì còn leo núi đi xa bản làng tìm được khe nước để tắm giặt, còn trẻ em, người già thì rất ít có điều kiện tắm giặt trong mùa khô cạn, vì gùi được nước về nấu ăn đã khó, lấy đâu ra nước sạch đẻ vệ sinh cơ thể.

Trước hàng loạt khó khăn ở nơi vùng sâu, nhất là vùng khó khăn trong việc tiếp cân nguồn nước, tỉnh Bắc Kạn đã ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sự ổn định vững chắc nơi vùng sâu từ; giao thông, thuỷ lợi, điện lưới, trường học, trạm y tế đến chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp bà con thay đổi tập quán sản xuất, hình thành những thôn bản định canh định cư và dần chuyển nếp sinh hoạt cũ theo nếp sống mới. Trong đó, Bắc Kạn đã giành hơn 100 tỷ đồng đầu tư các công trình nước sạch sinh hoạt, giúp nhân dân có điều kiện thay đổi dần nếp sinh hoạt cổ truyền theo lối hợp vệ sinh. Phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm đối với các dự án về nước sạch, bà con chỉ đóng góp công sức và lao động thủ công, nhà nước cấp tiền mua vật tư, thiết bị, nhân công kỹ thuật. Sau bàn giao công trình cho dân hưởng lợi tự quản lý, duy tu và sử dụng, do đó đã phát huy tốt hiệu quả các công trình, nhất là hệ thống nước tự chảy nơi tập trung khu cụm dân cư. Nhờ có sự phối kết hợp nhịp nhàng gữa nhà nước và người dân hưởng lợi, hàng trăm công trình nước sạch tập trung tại khu cụm dân cư và hàng nghìn công trình cấp nước nhỏ lẻ hình thành nhanh chóng xây dựng xong tại hầu khắp các khu cụm dân cư vùng sâu, nhất là những địa hình núi đá vôi và cát tơ thường xuyên thiếu nước, góp phần cấp nước sạch đầy đủ cho hơn 18.000 nhân khẩu đã định canh định cư, góp phần tăng số dân của toàn tỉnh có nước sạch từ hơn 11% năm 1999 lên trên 70% năm 2008.


Có nước sạch sinh hoạt, ở các thôn bản vùng cao đã dần bắt nhịp theo nếp sống mới như ăn ở hợp vệ sinh, góp phần loại bỏ tận gốc các mầm bệnh ngoài da, đường ruột, sốt rét.

Là tỉnh đầu nguồn sông Cầu, Bắc Kạn đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường đang gia tăng, lưu lượng nước ở đầu nguồn ngày càng cạn kiệt, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, gây ra những tác động xấu tới môi trường và cảnh quan lưu vực sông Cầu

Tình hình ô nhiễm nguồn nước

Qua điều tra, khảo sát tổng quan hiện trạng ô nhiễm Arsenic (thạch tín) nguồn nước của Bắc Kạn do Trung tâm Thông tin Kỹ thuật tài nguyên môi trường tỉnh tiến hành đã cho thấy, tình trạng nhiễm thạch tín đang ở mức báo động... Hàm lượng thạch tín tại sông, suối... cao

Theo tài liệu của Phòng Môi trường (Sở TN & MT) khi phân tích mẫu nước tại vị trí đuôi nước thải gần các xí nghiệp chế biến khoáng sản. Kết quả cho thấy, nguồn nước tại các sông suối đều ô nhiễm thạch tín. Điều này cũng khẳng định, ở những vùng nhiều khoáng sản như Chợ Đồn, Ngân Sơn nguy cơ nhiễm thạch tín càng cao. Một vài xã ở cuối nguồn nước thải từ khu vực khai thác quặng ở xã Bằng Lãng như Tủm Tó, Bản Lắc hàm lượng Arsenic khi thử nhanh đều cao hơn mức quy định.

Đoàn Trung tâm Thông tin Kỹ thuật TN - MT đã tiến hành điều tra ở 8 huyện thị với 72/122 xã, phường, tập trung vào giếng khoan, giếng đào và những mạch lộ mà người dân sử dụng làm nước sinh hoạt. Cụ thể, 277 công trình lấy nước từ khe, mạch lộ, 3 vị trí lấy nước mặt, 306 giếng đào và 114 giếng khoan. Đoàn sử dụng bộ dụng cụ phân tích tại hiện trường, phiếu điều tra và gửi mẫu về phòng thí nghiệm... Kết quả là chỉ có duy nhất xã Bằng Lãng (Chợ Đồn) có hàm lượng thạch tín 0,05mg/l (vượt quá tiêu chuẩn quy định là 0,01mg/l). Những tài liệu nghiên cứu trước đó cũng khẳng định, tại


một số huyện, nguồn nước mặt, nước sinh hoạt đều nhiễm thạch tín ở nhiều mức độ, qua thời gian chúng sẽ ngấm vào mạch nước ngầm và lại được dùng làm nước sinh hoạt.

Bắc Kạn có nhiều sông suối như Sông Cầu, sông Năng, sông Phó Đáy, sông Bắc Giang, sông Na Rì, sông Hiến, sông Bằng Khẩu... chưa kể hàng trăm con suối, khe lạch khác.

Hiện nay, nguồn nước một số vùng trên địa bàn đã chịu ảnh hưởng của các chất thải, gây hiện tượng ô nhiễm, nguyên nhân gây ô nhiễm được các khoa học khẳng định, một phần do cấu tạo địa chất. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn do các nhà máy xả thải không qua xử lý, người dân sử dụng nhiều chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, đào lấp giếng không đúng tiêu chuẩn. Quan trọng hơn nữa là do hoạt động khai thác khoáng sản ngày càng phát triển trên địa bàn tỉnh.

Một trong những biện pháp được Trung tâm Thông tin Kỹ thuật Tài nguyên và môi trường phổ biến, là dùng phương pháp lọc bằng cách cho nước thô đi qua khối vật liệu bằng cát, than hoạt tính, vải lọc. Phương pháp này có thể lọc bớt các chất bẩn nhìn thấy như mănggan, kết tủa sắt, vi khuẩn và cả Arsenic. Điều này đặc biệt hữu dụng với rất nhiều hộ dân đang sử dụng giếng đào, giếng khoan ở các thị trấn, thị tứ của tỉnh.

Mặc dù, tình trạng nguồn nước nhiễm arsenic tại Bắc Kạn chưa quá nghiêm trọng như tại Hà Nam, An Giang... nhưng nếu người dân sử dụng trong thời gian dài thì khả năng mắc bệnh là không tránh khỏi. Cần phải có các giải pháp và chính sách hợp lý để xử lý tình trạng nhiểm asenic.

* Tình hình thuỷ lợi và phát triển nông nghiệp Miền Núi

Thuỷ lợi là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việc nghiên cứu khoa học công nghệ, đánh giá, khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.


Hệ thống thuỷ lợi được xây dựng ở các tỉnh miền núi còn rất ít so với nhu cầu của sản xuất. Hầu hết mới chỉ phục vụ tưới tiêu cho lúa và một ít cho cây trồng cạn và hoa màu. Tưới cho cây ăn quả, cây công nghiệp chưa được đề cập, còn yếu. Năng lực tưới mới chỉ đáp ứng 20% - 30% đất nông nghiệp hiện có. Đồng thời mới đạt 40% - 60% công suất thiết kế của các công trình thuỷ lợi [5]. Chi phí đầu tư ban đầu cho công trình thuỷ lợi ở miền núi gấp 2 - 3 lần ở đồng bằng cho 1 ha canh tác nông nghiệp. Địa hình miền núi phức tạp, lượng mưa không nhiều, lại phân bố không đều, bốc hơi lớn, đất có tính thấm mạnh, hệ số dòng chảy nhỏ, diện tích canh tác phân tán và không bằng phẳng nên rất khó khăn về nguồn nước và bố trí hệ thống tưới mặt ruộng. Các công trình thuỷ lợi ở Tây Nguyên được xây dựng sau giải phóng Miền Nam mới đảm bảo tưới

30.000 ha lúa đông xuân, 46.000 ha lúa mùa và 44.000 ha cà phê (khoảng 50 diện tích hiện có) và 15% so với diện tích đất ở 5 tỉnh Tây nguyên [5].

Mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp chính ở các tỉnh miền núi và Tây Nguyên là ổn định về lương thực, phát triển lợi thế về sản xuất hàng hoá, đó là phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản lượng cây cà phê, cây điều các tỉnh miền núi tăng gấp 3 lần. Diện tích cây ăn quả tăng gấp 5 lần, cây công nghiệp tăng gấp 5 lần, cây hoa màu tăng gấp 2,5 lần so với hiện nay. Yêu cầu về nước tưới và các biện pháp thâm canh khác cũng phải đầu tư rất lớn [5].

1.1.2.3. Tình hình phát triển của hệ thống thuỷ lợi ở tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh thượng nguồn của lưu vực sông Cầu, có địa hình phức tạp chủ yếu là núi cao. Hệ thống sông Cầu nằm trên địa bàn tỉnh có độ dốc lớn, rừng đầu nguồn và thảm phủ thực vật bị thoái hoá, khai thác mạnh nên hàng năm vào mùa mưa thường xảy ra lũ quét gây thiệt hại lớn về người và nhà cửa, hoa màu, tài sản, đất đai của nhân dân. Vào mùa khô mực nước trên các nhánh sông thường cạn gây khô hạn, thiếu nguồn nước cho sản xuất và


sinh hoạt của nhân dân. Với tỉnh Bắc Kạn, phần lớn nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp do vậy nguồn nước trên các nhánh sông có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành trung ương, tỉnh Bắc Kạn đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi để chủ động nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây ra. Với các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tài trợ, dân đóng góp đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 500 công trình gồm hồ chứa, đập dâng, hệ thống kênh mương, tưới chủ động bằng công trình 5.780 ha ruộng lúa.

a. Kết quả công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất của tỉnh Bắc Kạn trong 6 tháng đầu năm 2006

Từ đầu năm 2006 Sở Nông nghiệp và PTNT đã cùng các địa phương kiểm tra, chỉ đạo nạo vét các hệ thống công trình thuỷ lợi, tích luỹ nước trong các ao hồ, bảo dưỡng các máy bơm trên địa bàn, chủ động tốt công tác cày ải trước vụ xuân, hoàn thiện thủ tục XDCB để tiến hành thi công một số công trình trong thời gian tới và tiếp tục khảo sát thiết kế các công tình theo kế hoạch đầu tư của tỉnh.

b. Tình hình thiên tai và biện pháp khắc phục của địa phương

Về hạn hán: Trong 6 tháng đầu năm 2006 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, tình trạng khô hạn xảy ra trên diện rộng. Việc xảy ra khô hạn đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất vụ xuân. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chỉ đạo nhân dân tích nước vào các ao hồ, nạo vét tu sửa kênh mương để đảm bảo nguồn nước tưới, mặt khác chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với nguồn nước và kịp thời vụ.

Về lũ và công tác PCLB-TKCN: UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Chỉ thị số 08/2006/CT - UBND ngày 10/5/2006 về công tác PCLB - TKCN và


giảm nhẹ thiên tai; đã phê duyệt phương án PCLB - TKCN năm 2006 tại Quyết định số 913/QĐ - UB ngày 10/5/2006, kiện toàn BCH PCLB - TKCN của tỉnh và chỉ đạo các ngành, các cấp. Ngày 28/4/2006, tổ chức hội nghị tổng kết công tác PCLB - TKCN giai đoạn 2001 - 2005 và triển khai công tác PCLB -TKCN năm 2006. Phối hợp với Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh kiểm tra các hệ thống đo mưa, đo mực nước đảm bảo hoạt động tốt để phục vụ cho công tác PCLB trên địa bàn tỉnh [10].

c. Các vấn đề phát sinh trong lưu vực, khó khăn, tồn tại và kiến nghị của địa phương

Các vấn đề phát sinh trong lưu vực: Hiện nay diện tích rừng, thảm phủ thực vật mỏng, địa hình dốc khả năng giữ nước kém nên mùa mưa thường ngập úng, lũ quét, vào mùa khô các sông suối cạn kiệt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Ngoài ra hiện nay các cơ sở công nghiệp khai thác khoáng sản do công tác xử lý chất thải kém nên gây ô nhiễm nguồn nước trên một số nhánh sông suối (huyện Chợ Đồn, Na Rì, Ngân Sơn).

Khó khăn, tồn tại: Công tác quy hoạch thuỷ lợi chưa được thực hiện toàn diện trên địa bàn toàn tỉnh do vậy việc hoạch định, cân đối sử dụng nguồn nước lâu dài, đa mục tiêu chưa được tận dụng tối đa. Hiện nay tỉnh đang tiến hành lập quy hoạch phát triển thuỷ lợi toàn tỉnh, dự kiến hoàn thành cuối năm 2006.

d. Yêu cầu phối hợp đa ngành và liên tỉnh trong phát triển lưu vực

Để ổn định lưu vực sông sự phối hợp đa ngành, liên tỉnh là yếu tố cần thiết. Trong công tác quản lý nguồn nước cần có sự phối hợp giữa các ngành, các tỉnh để đảm bảo chất lượng nước và môi trường. Có các giải pháp công trình và phi công trình để ổn định lâu dài, cân bằng môi trường sinh thái. Về tổ chức quản lý, có chế chính sách phải có sự thống nhất, phù hợp với điều kiện tổng thể của lưu vực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022