Những Khoảng Trống Về Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất Cần Được Tiếp Tục Nghiên Cứu


đẩy mạnh việc giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất. Các lý thuyết về việc làm nêu trên đều tập trung nghiên cứu, xác định mối quan hệ cung cầu lao động tác động đến việc làm. Những lý luận đó chưa làm rõ vai trò của Chính phủ thông qua hệ thống các chính sách kinh tế kết hợp với chính sách xã hội để tạo việc làm ổn định cho người lao động sau khi bị thu hồi đất ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Tuy nhiên, nó có tác dụng gợi mở cho chúng ta khi phân tích thực trạng việc làm và đề ra những giải pháp phù hợp trong tạo việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất.

Mỗi báo cáo ở từng thời điểm cụ thể, với quy mô, phương pháp và cách tiếp cận khác nhau cũng đã khai thác khá triệt để bức tranh muôn màu của thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất và các vấn đề phát sinh xung quanh nó. Tựu trung lại các báo cáo cũng làm nổi bật được các đặc trưng, quy mô, mức độ cũng như các tác động về kinh tế - xã hội, đời sống - việc làm của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Việt Nam trong những năm qua.

1.2.2. Những khoảng trống về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất cần được tiếp tục nghiên cứu

- Các nghiên cứu trên chưa làm rõ được vai trò của Chính phủ thông qua hệ thống các chính sách kinh tế kết hợp với chính sách xã hội để tạo việc làm ổn định cho người lao động sau khi bị thu hồi đất. Đặc biệt chưa thống nhất về nội dung và các tiêu chí đánh giá kết quả của giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động nói chung và GQVL và bảo đảm đời sống cho nông dân sau khi thu hồi đất nói riêng. Những tác động tích cực và tác động tiêu cực khi thu hồi đất. Nhóm người nào được hưởng lợi trong việc thu hồi đất.

- Đối với các nghiên cứu đánh giá về cơ chế thu hồi đất, phần lớn các nghiên cứu nghiêng về quá trình quản lý và cung cấp các thông tin về thu hồi đất, trong khi đó mảng nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người nông dân khu vực thu hồi đất lại còn hạn chế, đặc biệt vấn đề tái định cư, đào tạo nghề hướng nghiệp - mảng then chốt để giải quyết tình trạng thiếu việc làm và ổn định đời sống ở khu vực bị thu hồi đất hiện nay hầu như chưa được phân tích một cách sâu sắc. Những "khoảng trống" từ các nghiên cứu đã thực hiện cũng như những kinh nghiệm và bài học rút


ra từ các nghiên cứu trên sẽ là cơ sở cho việc xây dựng định hướng nghiên cứu của đề tài luận án. Trong đó, luận án cần đạt được các yêu cầu sau:

- Phân tích quá trình thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai tại các địa phương phục vụ cho quá trình CNH, ĐTH, cũng như các chính sách hỗ trợ cho người lao động khi bị thu hồi đất và hiệu quả của các chính sách này.

- Nắm bắt nguyện vọng, nhu cầu và đề xuất của người dân bị thu hồi đất để có các chính sách hỗ trợ người dân bảo đảm thực hiện đúng đắn mục tiêu của các quyết định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

- Cần chỉ ra những khác biệt về sự tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội đến quy mô, mức độ của việc chuyển đổi đất nông nghiệp cũng như đến các vấn đề lao động - việc làm tại các địa phương hiện nay.

- Tiến hành khảo sát thực tế để đánh giá đúng thực trạng tình hình GQVL và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất ở tỉnh Nghệ An, qua đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu có tính khả thi phù hợp với điều kiện lịch sử mới ở Nghệ An hiện nay.

Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 5


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH


2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH

2.1.1. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự cần thiết khách quan phải thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai

2.1.1.1. Công nghiệp hóa, đô thị hóa

CNH, ĐTH là con đường phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Trong thời đại khoa học – công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, kinh tế tri thức dần đi vào cuộc sống và toàn cầu hóa là một xu thế không có gì cưỡng lại được, thì CNH, ĐTH là con đường giúp các nước chậm phát triển rút ngắn khoảng cách so với các nước đi trước.

Thực tiễn, phát triển của nhiều quốc gia trong những năm gần đây cho thấy: CNH, ĐTH là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất truyền thống, tiểu nông sang phương thức sản xuất mới hiện đại, do đó cũng làm thay đổi nội dung KT-XH nông thôn. Trong nền kinh tế hiện đại, CNH, ĐTH có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Về mặt kinh tế, CNH làm thay đổi phương thức sản xuất và cơ cấu nền kinh tế, chuyển nền kinh tế sang một bước phát triển mới về chất, đó là nền kinh tế dựa trên nền đại công nghiệp và dịch vụ chất lượng cao. Về mặt xã hội, đó là quá trình ĐTH. Trong nền kinh tế hiện đại, ĐTH không chỉ đơn thuần là sự hình thành các đô thị mới mà còn là một nấc thang tiến hóa vượt bậc của xã hội với một trình độ văn minh mới, một phương thức phát triển mới. Đó là cách thức tổ chức, bố trí lực lượng sản xuất, cơ cấu lại nền kinh tế.

* Công nghiệp hóa.

Khi tiến hành CNH ở Tây Âu đã hình thành nên khái niệm CNH, lúc này người ta coi CNH là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng


máy móc. Các khái niệm kinh tế nói chung và khái niệm CNH nói riêng mang tính lịch sử, thay đổi cùng thời đại.

Kế thừa văn minh nhân loại và kinh nghiệm của lịch sử tiến hành CNH và thực tiễn CNH ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy khóa VI và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định:

CNH là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và quản lý KT – XH từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

* Đô thị hóa.

Thuật ngữ ĐTH đã xuất hiện từ thời cổ đại, nó gắn liền với việc thừa nhận ngày càng phổ biến vai trò và tầm quan trọng của các đô thị đối với việc phát triển KT-XH, ĐTH là một quá trình KT –XH, lịch sử mang tính quy luật trên quy mô toàn cầu. Ngày nay, ĐTH chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp với nhiều hiện tượng và biểu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau của xã hội hiện đại. Do đó, nó là đối tượng nghiên cứu của không ít các ngành khoa học trong nỗ lực xây dựng các cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị. Theo đó, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về ĐTH.

Theo cách tiếp cận của nhân khẩu học và địa lý kinh tế thì ĐTH chính là sự di cư từ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị. Đó cũng là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia. Với cách tiếp cận này thì dưỡng như tỷ lệ phần trăm dân số đô thị trên tổng số dân là chỉ tiêu duy nhất để đo lường mức độ ĐTH. Và như vậy, nó sẽ không thể giải thích nổi tầm quan trọng và vai trò của ĐTH cũng như ảnh hưởng của nó đến sự phát triển KT-XH hiện đại.

Theo cách tiếp cận xã hội học, ĐTH được hiểu rộng hơn, đó là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của nhân loại; là sự thay đổi những phương thức hay


hình thức cư trú của nhân loại. Điều này có nghĩa là ĐTH không chỉ làm thay đổi phương thức sản xuất, tiến hành các hoạt động kinh tế mà còn là sự thay đổi lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và cá nhân, trong đó các quan hệ xã hội, các mô hình hành vi và ứng xử tương ứng với điều kiện sống CNH, ĐTH.

Theo quan điểm một vùng, ĐTH là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.

Theo quan điểm nền kinh tế quốc dân, ĐTH là quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị [36, tr.12].

Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm ĐTH, song ngày nay khi mà ĐTH gắn liền với CNH đang diễn ra mạnh mẽ và phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới thì nhiều nhà khoa học ngày càng ngả sang cách hiểu: ĐTH là quá trình mang tính quy luật gắn liền với sự chuyển dịch CCKT và cơ cấu xã hội từ nông nghiệp – nông dân – nông thôn sang công nghiệp – thị dân – đô thị, với những đặc trưng sau:

Một là, ĐTH không phải là kết quả mà là một quá trình lâu dài diễn ra trên một không gian lãnh thổ rộng lớn.

Hai là, tiền đề cơ bản của ĐTH là sự phát triển công nghiệp hay CNH, HĐH. Bởi lẽ, trong quá trình ĐTH có sự chuyển dịch CCKT từ dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Ba là, ĐTH là quá trình hình thành, nâng cấp và mở rộng quy mô đô thị với cơ sở hạ tầng hiện đại.

Bốn là, các làn sóng di cư nông thôn – đô thị làm tăng nhanh quy mô dân số đô thị, chuyển từ lối sống phân tán - mật độ dân số thưa sang lối sống tập trung - mật độ dân số cao, dẫn đến sự bố trí lại dân cư, thay đổi cơ cấu giai cấp, phân tầng xã hội.

Năm là, không gian đô thị ngày càng mở rộng và cùng với nó là sự thu hẹp đất nông nghiệp để nhường chỗ cho các KCN, dịch vụ, thương mại, du lịch, KĐT mới.

Sáu là, tốc độ và quy mô hội tụ kinh tế đô thị ngày càng gia tăng, thể hiện ở tốc độ và quy mô thu hút vốn đầu tư, số lượng và quy mô các đơn vị kinh tế...

Bảy là, chuyển từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị; từ văn hóa làng, xã sang văn hóa đô thị; từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.


Tám là, cùng với quá trình ĐTH là sự đổi mới cơ chế, chính sách phát triển và quản lý đô thị.

Mức độ ĐTH gắn liền với quá trình chuyển dịch CCKT, cơ cấu xã hội. Về mặt lý thuyết mức độ ĐTH thường được đo lường bằng các tiêu chí sau:

+ Mức độ tập trung dân số: mật độ dân số, quy mô dân số và tỷ trọng dân số trong khu vực đô thị.

+ Tỷ lệ phần trăm (%) lực lượng lao động phi nông nghiệp.

+ Mức độ hiện đại của cơ sở hạ tầng.

+ Tỷ lệ phần trăm (%) kinh tế phi nông nghiệp trong CCKT đô thị.

+ Vai trò trung tâm hành chính, văn hóa, chính trị, kinh tế tại các vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên, trong thực tế vì không đủ các thông tin chi tiết cần thiết để xác định và đo lường mức độ ĐTH, phân loại đô thị. Thông thường để đo lường mức độ ĐTH và phân loại đô thị có một cách phân loại chính thức dựa trên tiêu chí như quy mô và mật độ dân số đô thị. Theo đó, các đô thị ở nước ta hiện nay được phân thành 5 loại.

2.1.1.2. Sự cần thiết thu hồi đất để thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá, đô thị hoá

Trên thế giới, các quốc gia đã tiến hành thu hồi đất để đáp ứng nhu cầu CNH,ĐTH nhằm mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và phục vụ an ninh quốc phòng với nhiều hình thức và nội dung khác nhau.

Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, phát triển CNH,ĐTH thì Nhà nước đã tiến hành trưng thu, trưng mua lại quyền sử dụng đất canh tác và đất nhà ở của người dân dưới hình thức thu hồi đất có đền bù để xây dựng các KCN, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH, đảm bảo các nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia.

Như vậy, dù ở bất cứ hình thái xã hội nào thì việc phát triển CNH, ĐTH tất yếu phải chuyển đổi mục đích sử dụng một phần đất nông nghiệp, nông thôn để chuyển sang đất chuyên dụng phục vụ công nghiệp và phát triển đô thị.

Đất chuyên dùng tăng lên chủ yếu do xây dựng và phát triển các KCN, KĐT xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia.


Do đó việc thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH nhằm phát triển kinh tế đất nước là việc làm cần thiết khách quan vì :

Thứ nhất, thu hồi đất để có mặt bằng xây dựng KCN, KCX thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển KTXH. Điều kiện cơ bản tối cần thiết của CNH, HĐH là phải có mặt bằng để xây dựng các trung tâm nghiên cứu, triển khai và tạo lập các cơ sở công nghiệp. Mức độ thu hồi đất (trong đó có đất nông nghiệp) để phát triển các KCN, KCX gia tăng cùng với tốc độ của CNH, HĐH.

Tính đến cuối năm 2013 cả nước đã có 283 KCN và KCX được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên trên 76.000 ha, thu hút 6500 dự án đầu tư trong và ngoài nước. Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 cả nước có khoảng 80.000 ha đất được thu hồi dành cho mục đích sản xuất công nghiệp. [111, tr4].

Thứ hai, thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

Đất đô thị, theo Quy định tại Điều 1 Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về việc “Ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị” thì bao gồm các thành phố, thị xã, thị trấn.

ĐTH là việc sử dụng tổng hợp đất đô thị bao gồm phát triển đất của khu vực mới và điều chỉnh, cải tạo đất của khu vực. Biến đất sử dụng cho nông nghiệp thành đất sử dụng cho công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, văn hóa, giáo dục, kho bãi và các khu dân cư.

Xu hướng ĐTH ở nước ta ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Tính đến tháng 5 năm 2015 cả nước có 772 đô thị, tăng 1,54 lần so với năm 1990, trong đó có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 67 thành phố trực thuộc tỉnh, 601 thị trấn. Do đó số diện tích đất được chuyển đổi sang phát triển càng ngày càng gia tăng và chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Thứ ba, thu hồi đất để nâng cấp và xây dựng mới hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ yêu cầu phát triển KTXH và quốc phòng an ninh.


Để phát triển KTXH và đảm bảo quốc phòng an ninh cho quốc gia, Nhà nước còn phải nâng cấp xây dựng mới các kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước. Đó là hệ thống đường giao thông thủy bộ, sắt, sân bay, bến cảng, hệ thống lưới điện quốc gia, hệ thống bưu chính viễn thông, thủy lợi. Việc phát triển này cần thiết phải thu hồi một diện tích đất nông nghiệp không nhỏ ở vùng nông thôn, trung du, đồng bằng và hải đảo.

Các hệ thống kết cấu hạ tầng KTXH phát triển sẽ tạo những lợi thế quan trọng để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền trong nước cả về công gian, thời gian và trình độ phát triển.

Thứ tư, việc thu hồi đất nông nghiệp để ĐTH tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng lao động canh tác nông nghiệp sẽ mất việc làm trong giai đoạn trước mắt. Mặc dù sau đó có một bộ phận người lao động nông nghiệp sẽ tìm được việc làm ở những lĩnh vực khác như sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại... Song việc chuyển đổi này không dễ dàng vì đại bộ phận nông dân có trình độ thấp, khả năng tiếp cận với những ngành nghề kỹ thuật đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo lâu dài. Do đó sẽ vẫn còn một bộ phận không nhỏ người lao động nông nghiệp sẽ không có cơ hội tìm việc làm mới.

Nếu tính trung bình cứ 1 ha đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ có 13 lao động không có việc làm, thì với trên 50.000 ha đất bị thu hồi mỗi năm sẽ có 650.000 lao động nông nghiệp cần có việc làm mới hàng năm mà Nhà nước phải giải quyết. [4; tr4].

2.1.2. Tác động của quá trình CNH, ĐTH đối với người lao động bị thu hồi đất

2.1.2.1.Tác động tích cực từ các khu công nghiệp, khu đô thị đối với người lao động bị thu hồi đất

Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trong những năm gần đây cho thấy, công nghiệp hoá, đô thị hóa là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất; chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, nền kinh tế tiểu nông sang phương thức sản xuất mới, hiện đại và do đó cũng làm thay đổi nội dung

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí