Một Số Công Trình Nghiên Cứu Tiêu Biểu Trong Nước Về Đảm Bảo Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất Trong Quá Trình Cnh, Đth


- Đề tài: Giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư sau khi Nhà nước thu hồi đất phát triển các khu công nghiệp tập trung và đô thị tại Bắc Ninh trong những năm tới của tác giả Vũ Đức Quyết, Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2005. Tác giả đã tập trung đánh giá khá kỹ về thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư vùng Nhà nước thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp tập trung và đô thị. Trên cơ sở những tồn tại về công tác đào tạo nghề, công tác giải quyết việc làm tại địa phương, tác giả đã đề xuất 3 mô hình sản xuất cho các hộ nông dân sau khi thu hồi đất phục vụ cho các khu công nghiệp và đô thị. Đề xuất thí điểm 3 dự án tại Bắc Ninh trình Chính phủ phê duyệt và Quốc hội thông qua. Song thời gian để các dự án được duyệt khá lâu (khoảng 7-10 năm). Trong thời gian chờ các dự án được phê duyệt, tác giả mạnh dạn đề xuất cho phép tỉnh Bắc Ninh được thí điểm thực hiện: Một là, thí điểm giao cho Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh tham gia xây dựng trường đào tạo nghề với sự tham gia của các doanh nghiệp…Hai là, thí điểm việc giao cho tổ chức Khuyến Công thực hiện việc thành lập và đưa vào vận hành vườn ươm công nghiệp, giao cho tổ chức Khuyến Nông thực hiện và đưa vào vận hành vườn ươm về nông nghiệp đô thị. Ba là, thí điểm việc thực hiện cơ chế, chính sách bồi thường chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm thay cho chính sách bồi thường và hỗ trợ thu hồi đất trước đây.

Các đề xuất của tác giả là khá mạnh dạn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các giải pháp, cá nhân tôi nhận thấy: Công tác đào tạo nghề là hết sức cấp bách, song vấn đề là ở chỗ sau đào tạo làm ở đâu và có làm đúng nghề mình được học hay không? đây là vấn đề bất cập đang diễn ra tại các địa phương đang trong quá trình công nghiệp hóa, trong đó có Bắc Ninh. Vì vậy, phải làm sao xác định được nhu cầu lao động cả về số lượng và ngành nghề, độ tuổi từ đó mới tìm ra quy mô đào tạo sát thực tế, bảo đảm phần lớn người được đào tạo sẽ có việc làm ổn định và làm đúng nghề.

Qua đề tài này nhận thấy: Những kiến nghị và đề xuất các giải pháp là rất đáng trân trọng, góp phần đẩy mạnh mục tiêu thu hút đầu tư. Tuy nhiên trong vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nông dân khu vực thu hồi đất để phát


triển các khu công nghiệp và đô thị cần phải được nghiên cứu tiếp theo về xác định nhu cầu đào tạo, đào tạo gắn với sử dụng và các chính sách bảo đảm đời sống cho người nông dân ở khu vực này.

- Đề tài: xây dựng một số mô hình tạo việc làm đối với lao động bị mất việc làm tại Các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất năm 2008 của tác giả Nguyễn Tiệp, trường Đại học Lao động Xã hội cũng là một báo cáo đưa ra nhiều vấn đề nổi cộm trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở nước ta hiện nay. Cũng như các báo cáo khác, thông qua quá trình thống kê, phân tích số liệu từ các cuộc điều tra, tác giả đã chỉ ra những khó khăn trong quá trình giải quyết vấn đề việc làm cho lao động tại các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp như chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do trình độ thấp, ngoài độ tuổi tuyển dụng của doanh nghiệp, sự ỷ lại của người lao động vào chính sách hỗ trợ của nhà nước các hỗ trợ của nhà nước cha thực sự hiệu quả. Ngoài việc phân tích những khó khăn của người dân tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tác giả cũng đưa ra và phân tích một số giải pháp tạo việc làm hiệu quả ở một số địa phương hiện nay điển hình như đào tạo nghề, thu hút lao động làm việc tại các KCN/KCX; triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế

- xã hội, mở rộng mạng lưới đào tạo nghề tại địa phương vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất gắn với GQVL cho người lao động. Báo cáo của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt 'Nam "Đánh giá thực trạng lao động việc làm ở các khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ nhóm nông dân mất đất (năm 2012) thông qua ba địa bàn được lựa chọn nghiên cứu là Hải Dương, Nam Định và Nghệ An. Báo cáo đi sâu phân tích các vấn đề về đời sống, việc làm cũng như hiệu quả của các hỗ trợ dành cho nhóm nông dân mất đất Theo đó, báo cáo chỉ ra những khó khăn là tìm kiếm, chuyển đổi việc làm, thất nghiệp và dư thừa lao động; thiếu hoặc không còn đất nông nghiệp để canh tác”. Bên cạnh việc đó, báo cáo chỉ ra các khó khăn của người dân thuộc diện thu hồi đất, phân tích các tác động khác của quá trình thu hồi đất đến điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương cũng như những chuyển dịch trong cơ cấu việc làm và thu nhập của các hộ gia đình. Trong đó chiều hướng chuyển dịch chính được chỉ ra là các công việc bấp


bênh từ hoạt động làm thuê ngoài. Tỷ lệ người dân được hưởng lợi từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp hay các, dịch vụ liền kề doanh nghiệp vì thế chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp. Khó khăn về việc làm, thu nhập thường trực cộng với sự gia tăng của các loại hình tệ nạn xã hội cùng sự biến đổi, Ô nhiễm môi trường làm cho nhiều người dân cảm thấy băn khoăn với các quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện nay. Đề án: "Một số giải pháp hỗ trợ ổn đinh đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho các hộ vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã đưa ra nhiều phân tích về quá trình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân bị thu hồi đất ở Hà Nội. Trên cơ sở phân tích về tình hình thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để đầu tư phát triển thủ đô và quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, GQVL cho người lao động tại các khu vực này, đề án đã đưa ra những dự báo về tình hình thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020, đề xuất các giải pháp về đào tạo nghề và việc làm cho nhóm đối tượng này. Theo phân tích, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Hà Nội đã tạo ra những chuyển dịch tích cực về cơ cấu kinh tế, lao động cũng như góp phần vào sự tăng trưởng của TP. Để hỗ trợ cho nhóm đối tượng mất đất nông nghiệp, TP cũng đã chú trọng thực hiện nhiều chính sách phù hợp từ hỗ trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật, tái định cư đến đào tạo nghề và giới thiệu việc làm qua đó bước đầu cũng đã góp phần ổn định đời sống và GQVL cho một bộ phận dân cư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu về vấn đề việc làm và thu nhập của người dân mất đất tại Huế qua báo cáo việc làm cho người lao động sau thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá ở TP Huế hiện nay của tác giả Hà Thị Hằng cũng đã cho thấy nhiều phát hiện quan trọng. Kết quả từ tổng hợp số liệu điều tra 100 hộ gia đình điển hình về thu hồi đất nông nghiệp của Thừa Thiên - Huế cho thấy nhiều bức xúc trong vấn đề việc làm của người lao động tại các địa phương này. Sự biến đổi việc làm của các hộ gia đình có lẽ nằm ngoài sự mong đợi và dự đoán của các nhà hoạch định chính sách, bởi có biến đổi việc làm nhưng không diễn ra theo xu hướng chuyển dịch sang ngành công nghiệp và dịch vụ biến đổi việc làm hiện hữu nhất tại đây lại là không có, hoặc thiếu việc làm. Tỷ lệ lao động có việc làm đã giảm xuống hơn 40% so với thời điểm trước


Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 4

thu hồi, những người còn duy trì được nghề cũ là 14,5%; 41,61% đã tìm được nghề nghiệp mới và trên 30% rơi vào tình trạng thất nghiệp. Số lao động tìm được việc làm mới lại chủ yếu là công việc bấp bênh, thu nhập thấp nh đạp xe xích lô, buôn bán nhỏ, phụ nề. Những người duy trì được hoạt động sản xuất nông nghiệp thì cũng hết sức khó khăn bởi đất đai chật hẹp. Những bất cập sau các quyết định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Huế cũng là thực trạng chung đã và đang xảy ra,. tại các địa phương khác trong cả nước.

- Luận án tiến sỹ Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm của Đỗ Thị Xuân Phương năm 2000 [78], tập trung nghiên cứu phát triển thị trường sức lao động hướng vào sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, xã hội hoá vấn đề giải quyết việc làm có sự quản lý của Nhà nước, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội các vùng nông thôn, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đổi mới hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong quản lý lao động và giải quyết việc làm…là những biện pháp cấp bách, vừa có ý nghĩa thiết thực trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài. Đổi mới tổ chức, bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý lao động việc làm, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy và đội ngũ cán bộ để trực tiếp thúc đẩy sự phát triển thị trường sức lao động, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm. Đề tài có tính chất gợi ý quan trọng cho chúng tôi khi nghiên cứu những giải pháp để thúc đẩy vấn đề giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động trong giai đoạn hiện nay.

Đề cập đến vấn đề đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tác giả Nguyễn Tiệp đã có một số công trình như: Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên [92]; Giải quyết việc làm và ổn định đời sống dân cư vùng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp [93], Một số giải pháp tạo việc làm gắn với giải quyết các vấn đề xã hội tại Hà Nội, Tạp chí Lao động - Xã hội của tác giả Nguyễn Tiệp. Tác giả chỉ ra thực trạng các vấn đề xã hội nảy sinh: thất' nghiệp, nghèo đói và các giải pháp tạo việc làm cho người lao động nhằm giảm thiểu các vấn đề xã hội nảy sinh. "Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Thành


phố Hà Nội", tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông - của tác giả Trần Thị Lan, tác giả đề cập đến vấn đề việc làm của nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội còn có những hạn chế số việc làm tạo ra cha nhiều, nông dân được làm việc trong các dự án thu hồi đất còn ít. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số quan điểm cần phải quán triệt và các giải pháp trong GQVL cho đối tượng trên.

- "Tạo việc làm ở nước ta - Từ chính sách đến thực tiễn", tạp chí Tạp chí kinh tế và phát triển - của tác giả Nguyễn Tiệp. Tác giả đánh giá các chính sách của Nhà nước trong việc tạo việc làm cho người lao động; những vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách GQVL cho lao động ở nước ta "Hà Nội giải quyết việc làm cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất", tạp chí Lao động và xã hội của tác giả Hồng Minh. Tác giả đã chỉ ra những biến đổi về xã hội sau giải phóng mặt bằng ở ngoại thành Hà Nội: thu nhập, lối sống, sử dụng tiền đền bù và thất nghiệp đối với người nông dân sau thu hồi đất. Các giải pháp tạo thêm việc làm", tạp chí Lao động và công đoàn của tác giả Nguyễn Tiệp. Bài báo đề cập đến vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc GQVL cho người lao động, những hạn chế và giải pháp khắc phục đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong việc tạo việc làm cho người lao động.

1.1.2.2. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước về đảm bảo đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH

- Sách thu nhập, đời sống, VL của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lơi ích Quốc gia của tác giả Lê Du Phong làm chủ biên (2007).

Tác giả đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn quan trọng cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trong quá trình thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Những phân tích cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy tính tất yếu của quá trình thu hồi đất đai để thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nư- ớc cùng những phát sinh trong quá trình này. Trên cơ sở những phân tích này cần xây dựng các giải pháp then chốt để hạn chế các vấn đề phát sinh bảo đảm quyền lợi của người dân cũng như phục vụ tốt cho lợi ích quốc gia. Nhìn chung, tác giả đã cung cấp


được nhiều tư liệu cần thiết cả về lý luận và thực tiên để luận giải cho các vấn đề liên quan đến quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay [75].

- Cuốn về “hậu giải phóng mặt bằng ở Hà Nội - Thực trạng và giải pháp” (2009) do tác giả Nguyễn Chí Mỹ và Hoàng Xuân Nghĩa đồng chủ biên. Đây là cuốn sách tập hợp các bài viết của nhiều tác giả khác nhau cùng đề cập đến vấn đề bảo đảm lợi ích cho Nhà nước, doanh nghiệp, người nông dân sau khi thu hồi đất và các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề nảy sinh hậu giải phóng mặt bằng ở Hà Nội và một số địa phương khác trong cả nước [48] .Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá " (2010).

- "Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp (Qua khảo sát các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình)" (2010) . Cuốn sách do tác giả Đỗ Đức Quân làm chủ biên. Qua khảo sát một số vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, các tác giả đã chi ra thực trạng nông thôn đồng băng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, chỉ ra tình trạng chung trong nông thôn hiện nay đó là hiện tượng thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, từ đó là cho một bộ phận dân c nông thôn mất việc làm, chất lượng môi trường bị suy giảm, mất cân đối và thiếu hụt các nguồn lực dành cho phát triển nông thôn... Vì vậy, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhóm giải pháp về kinh tế, nhóm giải pháp về xã hội và các giải pháp khác nhằm khắc phục các hạn chế trên [79].

- Luận án tiến sỹ Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với thị trường nhà ở và đất ở đô thị của Nguyễn Văn Hoàng năm 2010, đã phân tích rõ lợi thế của các doanh nghiệp chủ đầu tư trong việc dùng đất nông nghiệp thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và các khu đô thị mới hiện đại. Một trong những nguyên nhân mà các doanh nghiệp chủ dự án này được hưởng lợi quá lớn là do cơ chế thực hiện giao đất theo kiểu “ xin - cho”, thiếu sự đánh giá khách quan và đặc biệt là sự thiếu minh bạch của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai tại địa phương.

- Luận án tiến sỹ Quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội của Trần Thị Lan năm 2012 [43]: với đối tượng nghiên cứu là quan hệ lợi ích kinh tế nảy sinh trong quá


trình thu hồi đất của nông dân để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội. Luận án đã có những đóng góp lý luận và thực tiễn dưới góc độ phân tích kinh nghiệm của Hà Nội trong việc giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất, đề xuất cơ chế mới nhằm thực hiện một cách hài hoà lợi ích kinh tế của các chủ thể có liên quan đến thu hồi đất của nông dân cho xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội, để nhanh chóng tạo mặt bằng giúp triển khai đúng đúng tiến độ các dự án đầu tư, khắc phục được những hiện tượng khiếu kiện kéo dài, ổn định tình hình xã hội và bảo đảm phát triển bền vững. Tuy nhiên, luận án này chưa đề cập, xem xét, phân tích một cách có hệ thống, lô gic về vấn đề giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người dân có đất bị thu hồi.

- Luận án tiến sĩ kinh tế của NCS Nguyễn Văn Nhường: "Chính sách an sinh xã hội đối với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các cụm công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh)", chuyên ngành Quản lý kinh tế Trường Đại học kinh tế Quốc dân năm 2010. Tác giả đi sâu vào phân tích những nội dung lý luận về chính sách an sinh xã hội đối với nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, đồng thời đánh giá thực trạng đời sống người dân bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp tại Bắc Ninh. Qua việc chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân bằng sử dụng mô hình SWOT, tác giả đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện chính sách về an sinh xã hội đối với người nông dân. bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp.

- Nghiên cứu vấn đề này còn phải kể đến một số bài báo đề cập đến các giải pháp để thực hiện giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người nông dân khi bị thu hồi đất như: “ Quan điểm, giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa và phát triển khu công nghiệp” của tác giả Trần Văn Chử đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội, số 330/2008; “ Đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá với việc bảo đảm điều kiện sống và làm việc của người lao động” của TS. Nguyễn Hữu Dũng đăng trên Tạp chí LLCT, số 11/2005; Công tác thu hồi đền bù giải phóng mặt bằng sau khi có luật đất đai năm 1993 của tác giả Nguyễn Thị Cúc đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước, tr.10, 13,22/2004. ... trong các bài báo này, tác giả đã phân tích một cách khách quan quá trình công nghiệp hóa,


hiện đại hóa tất yếu phải thu hồi đất của người nông dân để xây chính sách giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho người lao động bị thu hồi dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, đề cập đến quan điểm và các giải pháp giải quyết việc làm, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân, giải pháp đền bù thu hồi đất và giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên cơ chế, chính sách của nhà nước để giải quyết vấn đề này còn nhiều lỗ hổng, thiếu đồng bộ, bất hợp lý như giá đất đền bù đất không theo giá thị trường, tổ chức đến nơi ở mới tái định cư điều kiện an sinh xã hội kém chất lượng, cơ chế đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi chưa thực sự gắn với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tại các địa phương thu hồi đất dẫn đến kết quả doanh nghiệp chỉ tuyển dụng được rất ít lao động địa phương.

1.2. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1. Những kết quả về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH đã có sự thống nhất giải quyết

Tất cả các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài kể trên đều đã bao quát những vấn đề về việc làm, GQVL và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH,ĐTH; quan điểm và giải pháp GQVL và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH nhằm nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho người dân, giảm thiểu các vấn đề xã hội nảy sinh, đặc biệt là tình trạng thất nghiệp hiện nay. Việc thu hồi đất và giải quyết việc làm cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất hiện đang là bài toán khó của Chính phủ và các địa phương trong việc bảo đảm phát triển bền vững. Nếu không đánh giá tổng quát, khoa học về sự tác động của thu hồi đất đến việc làm của người nông dân sẽ không tìm ra „'cái đích" cho việc ổn định chính trị, kinh tế - xã hội ở nhiều nơi trong cả nước.

Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã đánh giá thực trạng sự tác động, sự cần thiết cũng như các nhân tố ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm của người nông dân bị thu hồi đất; trên cơ đó đó đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2022