Ảnh Hưởng Của Việc Thu Hồi Đất Đến Đời Sống Những Hộ Mất Đất, Mất Cao Su


Thật vậy, Theo điều tra của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, có gần 58% người dân dùng tiền đền bù để xây dựng nhà ở; đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp chỉ chiếm 1,27%, cho học nghề là 2,55%. Rõ ràng là “ôm” một bọc tiền nhưng đại bộ phận nông dân bị thu hồi đất vẫn thất nghiệp. Đây cũng là thực trạng chung của các hộ điều tra

Khi đất đai bị thu hồi thì người dân trồng cao su cũng dùng tiền đền bù cho việc mua thêm đất, những hộ được điều tra ở đây do được sống tại khu tái định cư nên chủ yếu là dùng tiền đền bù để mua lại đất nền với mục đích kinh doanh hoặc để dành chia lại cho các con sau này. Đây là mục tiêu hết sức cần thiết có thể đảm bảo cuộc sống sau này của những hộ bị thu hồi đât. Tuy nhiên, số tiền mà những hộ này dành cho việc mua lại đất chỉ chiếm 14,2% trong tổng số tiền đền bù, những hộ dành tiền đền bù để mua đất đa số là những hộ nhân được số tiền đền bù khá lớn.

Sau khi chi tiêu cho một số nhu cầu cần thiết thì gửi tiết kiệm cũng là mộ giải pháp được nhiều người quan tâm. Đối với những người đã lớn tuổi, gửi tiết kiệm nhằm đảm bảo đời sống cho bản thân, số tiền được gửi tiết kiệm cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn (5,1%) trong tổng số tiền được đền bù của các hộ điều tra.

Như vậy do nhận số tiền đền bù chưa tương xứng nên những hộ trồng cao su bị thu hồi đất chỉ có thể sử dụng nguồn thu nhập từ đền bù cho nhưng nhu cầu cơ bản của cuộc sống, mặt khác cũng cho thấy tầm nhìn trong ngắn hạn của người dân do bị giới hạn về trình độ văn hóa, khi có tiền đền bù thì sử dụng một cách vô tội vạ, hoang phí dẫn đến không đảm bảo cuộc sống trong tương lai. Vì vậy, việc định hướng xử dụng vốn sau đền bù giải toả cho các hộ dân là nhiệm vụ cấp thiết mà các cấp lãnh đạo cần quan tâm thực hiện nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu pha lãng phí của một bộ phận nhân dân như hiện nay. Bên cạnh đó, cũng có những hộ sử dụng nguồn thu nhập từ đền bù tương đối hiệu quả, cuộc sống gia đình cũng đã bắt đầu ổn định.

4.5. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống những hộ mất đất, mất cao su

4.5.1. Lao động và việc làm của những hộ điều tra.

Đời sống luôn gắn liền với việc làm, có việc làm mới tạo ra nguồn thu nhập nhằm bảo đả cuộc sống hiện tại của những hộ bị mất đất nói chung và những hộ mất cây cao su nói riêng. Lao động là một phương tiện để sinh hoạt, là nguồn chân chính của những thu


nhập đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của mỗi thành viên và toàn xã hội. Như vậy sự biến động lao động ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi thu nhập của hộ. Qua điều tra, tình hình lao động của hộ được thể hiện qua bảng sau :

Bảng 4. 5: Tình Hình Lao Động Của Các Hộ Bị Thu Hồi Đất Trồng Cao Su Và Những Hộ Không Bị Thu Hồi Đất Trồng Cao Su Được Điều Tra.

Số lượng Tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu ĐVT

Không bị thu hồi


Bị thu hồi

Không bị thu hồi


Bị thu hồi

Tổng số hộ Hộ 30 40

Tổng số nhân khẩu Người 125 198


- Trong độ tuổi LĐ

89

131

100

100

Có việc làm

66

63

74,2

48,1

+ Lao động có việc ổn định

66

45

74,2

34,4

+ Lao động theo thời vụ

0

18

0

13,7

Không có việc làm

23

68

25,8

51,9

+ Đang học

22

22

24,7

16,8

+ Thất nghiệp

0

44

0

33,6

+ Mất khả năng lao động

1

2

1.1

1,5

- Số nhân khẩu bình quân/hộ

4

5



- LĐ chia theo ngành nghề

30

40

100

100

Nông nghiệp

Hộ

30

3

100

7,5

Phi nông nghiệp

Hộ

0

34

0

85

Hộ không hoạt động

Hộ

0

3

0

7,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân trồng cao su tại huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương - 7

Nguồn: Kết quả điều tra.

Theo kết quả điều tra, số lượng người trong độ tuổi lao động của những hộ bị thu hồi đất trồng cao su là khá lớn 131 người nhưng số người có việc làm thì chiếm chưa được phân nữa người trong độ tuổi lao động (63 người chiếm 48,1% trong tổng số người trong tuổi lao động). Trong số những người có việc làm thì chỉ có 45 người (chiếm 34,4%


trong tổng số người có việc làm) tìm được việc làm ổn định tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình, còn lạ là những người làm việc mang tính thời vụ (18 người), những người có việc làm thời vụ chủ yếu là phụ hồ cho các công trình, nạo hột đều, lái xe thuê ... thì nguồn thu nhập của họ rất bấp bên, không ổn định. Do vậy đời sống của những người này cũng rất thiếu thốn.

Theo một khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới đây, trung bình mỗi hộ nơi thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm và mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm. Không xét đến thành phần đang đi học trong độ tuổi lao động, chỉ xét riêng thành phần thất nghiệp được điều tra từ các hộ thì cứ 2ha đất mất đi trung bình lại có 1 người phải rơi vào tình trạng thất nghiệp hoàn toàn. Đấy là chưa xét đến thành phần những người lao động theo thơi vụ manh tính cầm chừng và thành phần những người có việc làm nhưng thu nhập không qua 1 triệu/ tháng. Theo số liệu tổng hợp từ quá trình điều tra thì số người trong độ tuổi lao động trên 35 tuổi chiếm tới 34,4% trong tổng số lao động nhưng hầu hết thành phần này đều không không có việc làm, đây là nhóm nhóm tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình nhưng nay trở lại trở thành người “ngồi chơi xơi nước”, ở độ tuổi của họ vấn đề học và chuyển đổi nghề mới không dễ dàng. Không chỉ có thành phần trung niên khó tìm việc làm mà thành phần thanh thiếu niên cũng khó tìm kiếm được một việc làm có nguồn thu như ý muốn do không có trình độ chuyên môn. Qua đó thấy được vấn đề lao động và việc làm đang trở thành vấn đề nóng bỏng và bức xúc cần được giải quyết ngay cho từng địa phương nói riêng và cho toàn thể những hộ bị thu hồi đất trong địa bàn huyện nói chung.


Hình 4.4: Tình Hình Lao Động Của Các Hộ Bị Thu Hồi Đất Và Các Hộ Không Bị Thu Hồi Đất

1,5%


+ Lao động có việc ổn định

+ Lao động theo thời vụ

+ Đang học


33,6%

34,4%

16,8%

13,7%

+ Thất nghiệp



Biểu đồ lao động của hộ bị thu hồi đất

+ Mất khả năng lao động



0.0

1.1%

24.7%

74.2%

0.0%


Biểu đồ lao động của hộ không bị thu hồi đất



Nguồn: Kết quả điều tra


Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người bị thu hồi đất một phần là do sự phát triển của các ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, sau khi bị thu hồi đất, người dân trồng cao su bị mất tư liệu sản xuất, mất nguồn thu từ đất, bản thân người lao động, vốn xuất phát từ nông dân, có nhiều hạn chế về năng lực và trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn nghề nghiệp, chưa hình thành được tác phong công nghiệp nên không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Không ít người, sau một thời gian được nhận vào làm việc tại các nhà máy, các khu công nghiệp, do không đáp ứng được yêu cầu nên lại thất nghiệp. Điều này gây khó khăn cho cuộc sống của chính bản thân người lao động, đồng thời cũng gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu hút lao động và ổn định sản xuất.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạnh thất nghiệp hiện nay của người dân mất đất cũng cần phải nhắc đến một vấn đề cũng rất đáng lưu ý là nhận thức của người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, vào tiền đền bù mà không tự tìm cho mình cố gắng vượt qua khó khăn tìm kiếm việc làm. Tâm lý chờ nhận sự ưu đãi từ Nhà nước và các doanh nghiệp mà không có sự chuẩn bị nghề nghiệp mới đang tồn tại một cách khá phổ biến ở người lao động. Hơn nữa các doanh nghiệp khi thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp đều cam kết sẽ giải quyết việc làm cho lao động địa phương nhưng thực tế số người tìm được việc làm chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Sau khi bị thu hồi hoàn toàn đất cao su canh tác thì hầu hết các hộ dân ở đây đều phải chuyển đổi việc làm, do bị mất hết đât canh tác nên những hộ này không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp mà chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong số 40 bị thu hồi đất được điều tra thì có tới 34 hộ hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, chủ yếu là làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp, khá hơn một chúc thì mở tiệm buôn bán hoặc nếu có điều kiện thì xây dựng các khu nhà trọ cho thuê. Chỉ có 3 hộ vẫn giữ nguyên nghề củ do mua được thêm đất bên ngoài. Điều đáng nói là vẫn còn 3 họ chưa có thu nhập từ bất kỳ ngành nghề nào, những hộ này sống chủ yếu là dựa vào nguồn thu nhập từ đền bù và từ tiền tiết kiệm dành dụm được từ khi còn cây cao su. Do không có


nguồn thu nên các hộ này đang đối mặt với cảnh “cười ra nước mắt”, khi tiền đền bù như “gió vào nhà trống” mà chẳng kiếm nổi việc làm. Nếu chính quyền địa phương có những chính sách kịp thời thì sớm muộn những hộ này cũng sẽ trở thành hộ nghèo và trở thành gánh nặng cho xã hội.

Trái ngược lại với những hộ bị thu hồi đất, những hộ không bị thu hồi đất hiện đang sống cùng với cây cao su thì đang có cuộc sống tương đối sung túc, có cuộc sống thoải mái cả về vật chất lẫn tin thần nhờ thu nhập tương đối cao và ổn định từ cây cao su. Trong số 30 hộ được điều tra từ những hộ trồng cao su thì có 89 người trong độ tuổi lao động, ngoài 22 người trong độ tuổi lao động đang phải đi học để có việc làm tốt trong tương lai thì số còn lại 66 người đang có việc làm ổn định từ cây cao su (trừ 1 người mất khả năng lao động). Như vậy cây cao su đã giải quyết việt làm cho đại đa số người dân sống ở nông thôn, thậm chí nhiều người ngoài độ tuổi lao động vẫn có thể tự tạo ra nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân mình.

4.5.2. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến thu nhập hiện tại của các hộ điều tra

Khi đất đai bị thu hồi người dân trồng cao su do quen với tác phong nông nghiệp nông thôn, hơn nữa họ bị giới hạn về trình độ nên khó tìm được một công việc thích hợp trong các khu công nghiệp. Vì vậy thu nhập các hộ bị thu hồi đất phần lớn là bị sục giảm rất nhiều so với trước kia.

Bảng 4. 6: Tình Hình Thu Nhập Bình Quân Hiện Tại Của Các Hộ Điều Tra

ĐVT: Triệu đồng Số Tiền


Hộ không bị thu hồi

Hộ bị thu hồi

BQ hộ/năm

125,9

32,3

BQ người trong tuổi LĐ/năm

15,9

3,2

BQ hộ/tháng

14

2,6

BQ người trong tuổi LĐ/tháng

1,7

0,3

Hộ có thu nhập Max/năm

345,3

124,8

Hộ có thu nhập Min/năm

24,4

0

Chỉ tiêu


Nguồn: Kết quả điều tra


Kết quả điều tra thực tế đã cho thấy thu nhập của người dân bị thu hồi đất thấp hơn rất nhiều lần so với những hộ trồng cao su. Thu nhập bình quân hộ trong một năm của những hộ bị thu hồi đất chỉ bắng gần ¼ thu nhập của những hộ đang sống bằng cây cao su. Điều này cho thấy mất mát của những nông hộ trồng cao su là rất lớn, theo tính toán từ kết quả điều tra cứ trung bình mỗi ha đất cao su đang trong thời kỳ thu hoạch sẽ cho người dân 58 triệu thu nhập mỗi năm. Vì vậy, nếu còn cây cao su và không bị thu hồi đất thì người dân có thể bảo đảm cuộc sống của gia đình mình . Do mất đất, mất cây cao su người dân lại không có trình độ chuyên môn nên việc kiếm việc làm là rất khó khăn mà nếu có may mắn tìm được việc làm thì thu nhập của họ vẫn thấp hơn so với lúc còn cây cao su, có nhiều hộ gia đình 6-7 nhân khẩu nhưng chỉ trông chờ đồng lương ít ỏi của người con làm công nhân trong xí nghiệp, thu nhập giảm làm cho cuộc sống gia đình của những hộ này rất khó khăn trong vấn đề chi tiêu hàng ngày. Thu nhập bình quân của những người trong độ tuổi lao động hiện tại đang có cây cao su là 15,9 triệu đồng/năm trong khi đó thu nhập bình quân của những người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất chỉ đạt được 3,2 triệu đồng/năm. Một trong những vấn đề cần giải quyết cấp bách hiện nay là trong các hộ điều tra có một vài hộ từ khi bị thu hồi đất cho đến nay vẫn chưa có nguồn thu nhập nào, những năm qua các hộ này phải sống dựa vào số tiền đền bù còn và tiền tiết kiệm của gia đình dành dụm trước kia, trái lại hộ điều tra được đang có thu nhập thấp nhất thuộc đối tượng không bị thu hồi đất cũng đạt được mức thu nhập 24,4 triệu đồng/năm. Trong khi đó hộ có thu nhập cao nhất không bị thu hồi đất có mức thu nhập lên đến 345,3 triệu đồng/năm ngược lại hộ được xem là có đời sống tôt nhất hiện nay của các hộ bị mất đất cũng chỉ có mức thu nhập 124,8 triệu đồng/năm, dĩ nhiên đối với những hộ còn cao su thu nhập cao hay thấp còn tùy thuộc vào diện tích cao su hiện tại, bên cạnh đó thu nhập của những hộ mất đất còn phụ thuộc vào loại hình công việc hiện tại nhưng qua đó cũng thấy được thu nhập của những hộ trồng cao su trước kia bây giờ bị thu hồi đất thì có nguồn thu nhập giảm rất nhiều. Vấn đề mấu chốt ở đây của việc thu nhập giảm là họ không thể tìm ra một việc làm thích hợp và ổn định có thu nhập tương tự như trồng cao su được, hiện nay để có một việc làm để sống qua ngày cũng đang là cả vấn đề đối với nhiều hộ chứ nói chi tới việc làm có thu nhập cao bảo đảm cuộc sống. Khi hỏi về cuộc sống


hiện tại thì đa phần người dân bị thu hồi đất đều cho biết là hầu hất các công trình đầu tư hạ tầng như điện nước, công trình giao thông đều tốt hơn trước riêng chỉ có thu nhập là thấp hơn trước rất nhiều. Do vậy mà đời sống của những hộ này cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

4.5.3. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến chi tiêu của các hộ điều tra.

Khi bị thu hồi hoàn toàn đất trồng cao su, người dân mất nguồn thu từ cây cao su, do vậy vấn đề chi tiêu trở thành một bài toán khó cho những hộ này, đặc biệt là đối với những hộ không có nguồn thu nhập hoặc có nguồn thu nhập nhưng không ổn định. Chi tiêu là một trong những chỉ tiêu đánh giá đời sống của người dân khi bị ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Nếu hộ nào chi tiêu nhiều hơn điều đó đồng nghĩa với thu nhập của những hộ đó đã tăng lên, đời sống cả những hộ này cũng khấm khá hơn, đầy đủ hơn. Những hộ chi tiêu ngày càng giảm, hoặc tằng tiện trong chi tiêu có nghĩa là vấn đề thu nhập của hộ đó đang là vấn đề cần phải giải quyết, đời sống của những hộ này cũng vì vậy mà trở nên khó khăn hơn, cuộc sống không còn thoải mái, điều quan trọng là những hộ này có thể trở nên bi quan hơn, mất lòng tin hoặc bất mãn với chế độ hiện tại.

Bảng 4. 7: Tình Hình Chi Tiêu Bình Quân Của Các Hộ Điều Tra

ĐVT: triệu đồng


Số tiền


Hộ không bị thu hồi đất

Hộ bị thu hồi đất

BQ hộ/ năm

82,3

56,2

BQ nhân khẩu/ năm

20,2

11,4

BQ hộ/ tháng

6,9

4,7

BQ nhân khẩu/ tháng

1,7

0,9

Chi tiêu


Nguồn: kết quả điều tra.

Căn cứ vào kết quả điều tra được, ta thấy chi tiêu của những hộ không bị thu hồi đất cao hơn hẳn những hộ bị mất đất, số tiền chi tiêu của những hộ không bị thu hồi đất trồng cao su cao gấp 1,5 lần số tiền chi tiêu của các hộ bị mất đất, mất cây cao su. Điều này là do những hộ trồng cao su luôn có nguồn thu nhập cao và ổn định, mọi người có

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí