Ảnh Hưởng Thu Hồi Đất Đến Việc Làm Và Đời Sống Của Người Lao Động Bị Thu Hôi Đất Ở Nghệ An


năng khai thác đất, mặt khác cũng tạo những khả năng khác nhau về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống của các hộ bị thu hồi đất.

3.1.4. Ảnh hưởng thu hồi đất đến việc làm và đời sống của người lao động bị thu hôi đất ở Nghệ An

3.1.4.1. Ảnh hưởng thu hồi đất đến việc làm của người dân

Theo phân tích trên, số lao động bị mất việc làm do xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian qua là khá lớn. Cụ thể (bảng 3.4):

Bảng 3.4: Tình hình lao động bị mất việc làm do thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị hoá giai đoạn từ năm 2001 đến ngày 30.6.2014

TT

Đơn vị huyện,

thành thị

Tổng số diện tích

đất bị thu hồi (ha)

Tổng số lao động bị mất

việc làm (người)

1

Thành phố Vinh

368,3

1599

2

Thị xã Cửa Lò

2156,03

2245

3

Nghi Lộc

2145,02

4550

4

Diễn Châu

2808,05

4264

5

Quỳnh Lưu

2872,48

4367

6

Hưng Nguyên

1363,62

2932

7

Nghĩa Đàn

2638,60

3043


Tổng:

14352.1

23000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 13

Nguồn: Sở Lao động –Thương binh và Xã hội Nghệ An

Từ năm 2001 đến nay, tổng số diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 6.396,95 ha trong tổng số 14352,1 ha diện tích đất bị thu hồi, tổng số lao động bị ảnh hưởng đến đời sống do thu hồi đất để xây dựng khu, cụm công nghiệp và KĐT trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 23000 lao động. Trong giai đoạn 2001 đến ngày 30.6.2014, bình quân khi thu hồi 1 ha đất để phục vụ quá trình CNH, ĐTH của tỉnh làm 13 người mất việc làm do mất đất sản xuất và trung bình mỗi hộ nơi thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm. Không xét đến thành phần đang đi học trong độ tuổi lao động, chỉ xét riêng thành phần thất nghiệp được điều tra từ các hộ thì cứ 2 ha đất mất đi trung bình lại có 1 người phải rơi vào tình trạng thất nghiệp hoàn toàn. Đấy là chưa xét đến thành phần những người lao động theo thơi vụ manh tính cầm chừng và thành phần những người có việc làm nhưng thu nhập không quá 1triệu/ tháng.


Theo kết quả điều tra của tác giả tại một số huyện, thành, thị có tốc độ CNH, ĐTH nhanh của tỉnh Nghệ An cho thấy: số người trong độ tuổi lao động trên 35 tuổi chiếm tới 34,4% trong tổng số lao động nhưng hầu hết thành phần này đều không không có việc làm, đây là nhóm tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình, ở độ tuổi của họ vấn đề học và chuyển đổi nghề mới không dễ dàng. Không chỉ có thành phần trung niên khó tìm việc làm mà thành phần thanh thiếu niên cũng khó tìm kiếm được một việc làm có nguồn thu như ý muốn do không có trình độ chuyên môn. Qua đó thấy được vấn đề lao động và việc làm đang trở thành vấn đề nóng bỏng và bức xúc cần được giải quyết ngay cho huyện, thành thị nói riêng và cho toàn thể những hộ bị thu hồi đất trong địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung. (Bảng 3.5)

Bảng 3.5: Tình hình việc làm của các hộ trước khi bị thu hồi đất và sau khi bị thu hồi đất


Chỉ tiêu


ĐVT

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trước thu hồi

Sau khi thu hồi

Trước thu hồi

Sau khi thu hồi

Tổng số hộ

Hộ

30

40



Tổng số nhân khẩu

Người

125

198



- Trong độ tuổi LĐ

89

131

100

100

Có việc làm

66

63

74,2

48,1

+ Lao động có việc ổn định

66

45

74,2

34,4

+ Lao động theo thời vụ

0

18

0

13,7

Không có việc làm

23

68

25,8

51,9

+ Đang học

22

22

24,7

16,8

+ Thất nghiệp

0

44

0

33,6

+ Mất khả năng lao động

1

2

1.1

1,5

- Số nhân khẩu bình

quân/hộ

4

5



- LĐ chia theo ngành nghề

30

40

100

100

Nông nghiệp

Hộ

30

3

100

7,5

Phi nông nghiệp

Hộ

0

34

0

85

Hộ không hoạt động

Hộ

0

3

0

7,5

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả vào tháng 7/2013


Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người bị thu hồi đất một phần là do sự phát triển của các ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, sau khi bị thu hồi đất, người nông dân bị mất tư liệu sản xuất, mất nguồn thu từ đất, bản thân người lao động, vốn xuất phát từ nông dân, có nhiều hạn chế về năng lực và trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn nghề nghiệp, chưa hình thành được tác phong công nghiệp nên không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Không ít người, sau một thời gian được nhận vào làm việc tại các nhà máy, các khu công nghiệp, do không đáp ứng được yêu cầu nên lại thất nghiệp. Điều này gây khó khăn cho cuộc sống của chính bản thân người lao động, đồng thời cũng gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu hút lao động và ổn định sản xuất.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạnh thất nghiệp hiện nay của người dân mất đất cũng cần phải nhắc đến một vấn đề cũng rất đáng lưu ý là nhận thức của người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, vào tiền đền bù mà không tự tìm cho mình, cố gắng vượt qua khó khăn tìm kiếm việc làm. Tâm lý trông chờ sự ưu đãi từ Nhà nước và các doanh nghiệp mà không có sự chuẩn bị nghề nghiệp mới đang tồn tại một cách khá phổ biến ở người lao động. Hơn nữa các doanh nghiệp khi thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp đều cam kết sẽ giải quyết việc làm cho lao động địa phương nhưng thực tế số người tìm được việc làm chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Sau khi bị thu hồi hoàn toàn đất canh tác thì hầu hết các hộ dân ở đây đều phải chuyển đổi việc làm, do bị mất hết đât canh tác nên những hộ này không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp mà chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong số 40 hộ bị thu hồi đất được điều tra thì có tới 34 hộ hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, chủ yếu là làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp, khá hơn một chúc thì mở tiệm buôn bán hoặc nếu có điều kiện thì xây dựng các khu nhà trọ cho thuê. Chỉ có 3 hộ vẫn giữ nguyên nghề cũ do mua được thêm đất bên ngoài. Điều đáng nói là vẫn còn 3 hộ chưa có thu nhập từ bất kỳ ngành nghề nào, những hộ này sống chủ yếu là dựa vào nguồn thu nhập từ đền bù và từ tiền tiết kiệm dành dụm


được trước khi thu hồi đất. Do không có nguồn thu nên các hộ này đang đối mặt với cảnh “ dở khóc, dở cười”, khi tiền đền bù như “gió vào nhà trống” mà chẳng kiếm nổi việc làm. Nếu chính quyền địa phương có những chính sách kịp thời thì sớm muộn những hộ này cũng sẽ trở thành hộ nghèo và trở thành gánh nặng cho xã hội.

3.1.4.2. Ảnh hưởng thu hồi đất đến đời sống của người dân

- Thu nhập của người dân

Khi đất đai bị thu hồi người nông dân do quen với tác phong nông nghiệp nông thôn, hơn nữa họ bị giới hạn về trình độ nên khó tìm được một công việc thích hợp trong các khu công nghiệp.Vì vậy thu nhập các hộ bị thu hồi đất phần lớn là bị sụt giảm rất nhiều so với trước kia.

Bảng 3.6: Thu nhập bình quân/tháng của người có đất bị thu hồi



Mức thu nhập

Trước khi thu hồi đất

Sau khi thu hồi đất

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ

(%)

Dưới 500.000 đồng

15

5,13

21

7,1

Từ 500 đến dưới 1 triệu đồng

132

44,6

136

45,9

Từ 1,0 đến dưới 1,5 triệu đồng

110

37,2

119

40,2

Từ 1,5 đến dưới 2 triệu đồng

20

6,8

12

4,1

Trên 2 triệu đồng

19

6,4

8

2,7

Tổng số

296

100,00

296

100,00

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả vào tháng 7/2013

Thu nhập của người lao động trước và sau thu hồi đất có sự biến động: Số có thu nhập dưới 500.000 đồng/tháng tăng từ 5,13% lên 7,1% - đây là sự phản ánh tình trạng thiếu việc làm. Tuy nhiên, số có thu nhập từ 500.000 – 1.000.000 đồng/tháng cũng tăng từ 44,6,% lên 45,9 % - nó cho thấy mức thu nhập của người lao động sau khi thu hồi đất đã được cải thiện (bảng 3.6).

Tuy vậy, tình trạng về thu nhập hiện nay theo các số liệu điều tra cho thấy mặc dù có tăng lên so với trước đây nhưng còn nhiều điểm bất cập và hạn chế. Cụ thể: mức thu nhập như vậy nhìn chung vẫn là thấp so với mức trung bình của thu nhập


người lao động trong các khu công nghiệp. Những người lao động có mức thu nhập dưới 200.000 đồng/ người/ tháng vẫn còn chiếm cao ( 10,4 %). Nếu chuẩn nghèo mới của quốc gia được áp dụng (300.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị và 300.000 đồng đới với khu vực nông thôn) thì tỷ lệ nghèo đói của khu vực dân cư có khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh khá cao. Thu nhập hiện tại của người lao động bình quân 1 triệu dồng/ tháng họ sẽ rất khó khăn trong việc đảm bảo đời sống, chưa kể việc cần thiết đảm bảo đời sống tinh thần, việc làm ổn định lâu dài.

Theo số liệu điều tra và phỏng vấn trực tiếp tại các hộ gia đình mất đất, cho thấy, thu nhập sau khi gia đình bị mất đất nhìn chung có tăng lên, nhưng tỷ lệ hộ gia đình có sự gia tăng thu nhập thực sự chỉ khoảng 16 -17%, tỷ lệ số hộ gia đình có thu nhập tăng hơn hoặc bằng thu nhập trước đây chiếm chỉ khoảng 65 %. Trong khi đó nhiều hộ gia đình mức thu nhập vẫn bị giảm đi nhiều ( khoảng 8 - 9%). Bên cạnh đó tỷ lệ hộ sử dụng tiền bồi thường cho sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp và kể cả gửi ngân hàng so với tổng số hộ được nhận tiền không cao. Khoảng 40 % số hộ nhận tiền được từ bồi thường đã không được người dân sử dụng vào mục tiêu “ làm kinh tế” để bảo đảm cuộc sống lâu dài, mà sử dụng vào những công việc khác như xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ dùng, phương tiện đi lại.

- Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến chi tiêu

Khi bị thu hồi hoàn toàn đất, vấn đề chi tiêu trở thành một bài toán khó cho những hộ này, đặc biệt là đối với những hộ không có nguồn thu nhập hoặc có nguồn thu nhập nhưng không ổn định. Chi tiêu là một trong những chỉ tiêu đánh giá đời sống của người dân khi bị ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất phục vụ cho CNH,ĐTH. Nếu hộ nào chi tiêu nhiều hơn điều đó đồng nghĩa với thu nhập của những hộ đó đã tăng lên, đời sống cả những hộ này cũng khấm khá hơn, đầy đủ hơn. Những hộ chi tiêu ngày càng giảm, hoặc tằn tiện trong chi tiêu có nghĩa là vấn đề thu nhập của hộ đó đang là vấn đề cần phải giải quyết, đời sống của những hộ này cũng vì vậy mà trở nên khó khăn hơn, cuộc sống không còn thoải mái, điều quan trọng là những hộ này có thể trở nên bi quan hơn, mất lòng tin hoặc bất mãn với chế độ hiện tại.


Bảng 3.7: Tình hình chi tiêu bình quân của các hộ điều tra

ĐVT: triệu đồng



Chi tiêu

Số tiền

Trước khi thu hồi đất

Sau khi thu hồi đất

BQ hộ/ năm

56,2

82,3

BQ nhân khẩu/ năm

12,5

24,2

BQ hộ/ tháng

4,7

6,9

BQ nhân khẩu/ tháng

0,9

1,7

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả vào tháng 7/2013

Qua kết quả điều tra cho thấy chi tiêu của những hộ sau khi bị thu hồi đất cao hơn 1,3 lần so với trước khi thu hồi đất. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của những gia đình này khi đất nông nghiệp không còn, tiền bồi thường mất đất cũng hết, lúc đó họ sẽ không còn phương kế sinh sống, nguy cơ tiềm ẩn cho sự nghèo đói cận kề. Thực tế ở Nghệ An nói riêng cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đã cho thấy nhiều hộ gia đình sống trong những ngôi nhà rất to, nhưng hàng ngày đã phải đi làm thuê kiếm sống, hoặc rơi vào tình trạng nghèo đói. Điều này có nghĩa là nhiều gia đình dùng tiền bồi thường để xây dựng và mua sắm sinh hoạt, đời sống trước mắt có tăng lên, nhưng về lâu dài cuộc sống của họ sẽ không đảm bảo. Một tỷ lệ không nhỏ (khoảng 10%) người dân được nhận tiền bồi thường đất đã không cón nghị lực, lại thiếu kiến thức, thiếu nghề nghiệp, thiếu văn hóa, lười lao động, không biết tính toán chi tiêu, khi nhận tiền bồi thường , họ đã không đầu tư vào cả hai việc nói trên ( đầu tư kinh doanh và đầu tư mua sắm phương tiện sinh hoạt ) mà tiêu xài hoang phí, thậm chí còn cờ bạc, nghiện hút.v.v…và vì vậy, không lâu, số tiền của họ nhận được đã hết, họ trở thành tay trắng, không nhà cửa, không việc làm, không thu nhập.

- Ảnh hưởng của thu hồi đất đến điều kiện về nhà ở

Quá trình thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị làm cho chất lượng cuộc sống của người dân có sự thay đổi. Điều này thể hiện rõ ở một số chỉ báo về kiểu loại nhà ở, tỉ lệ có những tài sản sinh hoạt và chất lượng các hoạt


động giáo dục và việc chăm sóc sức khỏe. Chất lượng nhà ở được thể hiện cụ thể qua kiến trúc của nhà trệt hay tầng…

Do hầu hết những hộ bị thu hồi đất đều dành phần lớn số tiền đền bù của mình vào việc xây nhà mới vì vậy nhà ở hiện nay của các hộ điều tra trong vùng quy hoạch đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây. 97,5% hộ bị thu hồi đất được điều tra có nhà mái ngói, hơn nữa còn có một số hộ xây nhà tầng, chiếm 5% trong tổng số hộ điều tra, đây là những hộ có số tiền đền bù khá lớn và hiện nay đang sống gần các khu công nghiệp, đời sống các hộ này tương đối ổn định.

Mặc dù những hộ bị thu hồi đất nhà ở của họ tương đối khang trang, đẹp nhưng cuộc sống và nguồn thu nhập thiếu sự ổn định. Bởi khi có tiền đền bù thì họ sinh ra bài bạc, rượu chè, ăn chơi hoang phí...

Tuy nhiên, số hộ này chỉ chiếm 3,3% trong tổng số hộ được điều tra nhưng qua đó ta cũng thấy được đời sống người nông dân cũng đã được nâng lên cao rất nhiều.

- Ảnh hưởng của thu hồi đất đến điều kiện sinh hoạt và phương tiện đi lại của người dân

Bảng 3.8: Đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại



Tài sản

Trước khi thu hồi

Sau khi bị thu hồi

Tỉ lệ (%)

Số

lượng

Số hộ

Số

lượng

Số hộ

Không bị

thu hồi

Bị thu

hồi

Xe đạp

22

16

41

32

53,3

80

Xe máy

81

30

102

40

100

100

Xe hơi

0

0

2

2

0

5

Ti vi

100

30

102

40

100

100

Tủ lạnh

23

23

25

25

76,7

62,5

Điện thoại

69

30

95

38

100

95

Máy giặt

12

12

6

6

40

15

Máy điều hòa

0

0

1

1

0

2,5

Máy vi tính

1

1

3

3

3,3

7,5

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả vào tháng 7/2013

Khi nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao thì người dân không chỉ trang bị những phương tiện sinh hoạt căn bản để phục vụ cho đời sống hằng ngày


mà còn mua sắm những đồ dùng sinh hoạt có tính năng hiện đại như máy giặc, máy vi tính hay có hộ còn mua cả xe hơi ...

Những hộ không bị thu hồi đất thì có cho nguồn thu nhập ổn định, chính vì vậy mà họ có điều kiện trang bị cho gia đình mình gần như đầy đủ những phương tiện sinh hoạt hằng ngày. Riêng chỉ có 30 hộ không bị thu hồi đất được điều tra nhưng số lượng người sử dụng điện thoại di động lên tới 69 cái. Điều đó chứng tỏ công nghệ thông tin đang tiếp cận khá gần gũi với những người dân nơi đây. Những phương tiện sinh hoạt mà người dân đang thiếu hoặc có rất ít đó là máy vi tính, máy điều hòa và xe hơi... Tuy nhiên, do đa số những hộ này sống ở thôn quê nên các nhu cầu trên cũng không cần thiết đối với họ.

Ngược lại những hộ bị thu hồi đất do có sẵn tiền đền bù nên nhiều hộ đã sắm cả xe hơi cho gia đình, máy điều hòa, ngoài ra họ còn sắm nhiều hơn máy tính cho con cháu mình làm việc cũng như học hành... Bên cạnh đó, cũng không ít hộ do dùng tiền đền bù đầu tư quá nhiều vào xây dựng nhà cửa và chia lại cho con cháu nên chưa thể sắm được máy giặc hay tủ lạnh... là những vật dụng rất hữu ích cho cuộc sống hiện đại. Nhìn chung tiện nghi trong sinh hoạt của người nông dân bị thu hồi đất đã được trang bị tương đối đầy đủ những vật dụng cần thiết, đảm bảo cuộc sống của gia đình.

- Ảnh hưởng của thu hồi đất đến giáo dục

Khi hỏi về chất lượng giáo dục cả điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng dạy học của địa phương điều tra thì có 29 hộ trả lời là tốt hơn, 5 hộ trả lời là xấu hơn và có 6 hộ trả lời là không có sự thay đổi trong tổng số 40 hộ điều tra. Điều này phản ánh đúng công tác giáo dục của địa phương vì hàng năm đều có trường mới được xây dựng. Chất lượng giáo viên ngày càng được nâng cao bằng việc cử đi học thêm những lớp bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ, cập nhập những phương pháp giảng dạy mới. Về nội dung đào tạo cũng gần ngày càng được hoàn thiện, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cũng được nâng cấp qua từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, cũng có những hộ cho rằng chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất còn xấu, đó là những hộ dân có con đi học ngoài địa phương hoặc hộ đang ở khu dân cư không có điều kiện phát triển kinh tế.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí