Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Về Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Sau Khi Bị Thu Hồi Đất Trong Quá Trình Cnh, Đth Ở


5. Những đóng góp mới của luận án

- Qua đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu, điều tra thực tế có liên quan đến đề tài luận án, tìm ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho người dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH.

- Khảo sát sự thay đổi về việc làm và đời sống của những người nông dân sau khi bị thu hồi đất.

- Phân tích ảnh hưởng của việc thu hồi đất qua việc làm, thu nhập, chi tiêu, trình độ dân trí, điều kiện sống và sinh hoạt, … Từ đó thấy được mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của việc thu hồi đất đến việc làm và đời sống của người nông dân sau khi bị thu hồi đất.

- Phân tích những kênh tác động trực tiếp của việc thu hồi đất đến việc làm và đời sống của người lao động bị thu hồi đất nhằm đánh giá chính xác hơn đời sống hiện tại của người nông dân khi không còn đất. Từ đó đưa ra giải pháp giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất đạt hiệu quả cao. Đồng thời trong quá trình phân tích, đánh giá phát hiện ra những mặt mạnh cũng như điểm yếu trong công tác quản lý, giải quyết đền bù giải tỏa, tái định cư, vấn đề việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương 11 tiết.

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở nước ta.

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Chương 3: Thực trạng giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở tỉnh Nghệ An.

Chương 4: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở tỉnh Nghệ An.

Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 3


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH


1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT

1.1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất

Liên quan đến vấn đề bảo đảm đời sống đối với người dân có đất bị thu hồi có khá nhiều nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu, trong đó đáng chú ý là một số công trình sau đây:

- Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cư nông thôn - thành thị (Hanis - Todaro) [77]

Do quá trình đô thị hoá diễn ra đồng thời với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chính vì vậy, việc dân cư ở khu vực nông thôn, ngoại thành di chuyển vào thành thị là một xu hướng có tính quy luật trong quá trình phát triển của tất cả các nước, đặc biệt là đối với các nước phát triển trong giai đoạn hiện nay. Theo mô hình này thì người di cư sẽ xem xét các cơ hội khác nhau trong thị trường lao động dựa vào tối đưa hoá lợi ích dự kiến có được từ việc di cư bằng cách so sánh mức thu nhập dự kiến có được trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức thu nhập trung bình đẳng có ở nông thôn. Lúc này nếu thu nhập dự kiến (thu nhập kỳ vọng) cao hơn thu nhập thực tế hiện có thì họ sẽ quyết định di cư. Thu nhập dự kiến thu được của lao động di chuyển tuỳ thuộc vào khả năng có thể kiếm được việc làm ở thành thị, mức lương ở đó cũng nhu độ tuổi của người di cư. Lúc này Tòa án đã đề xuất với Chính phủ giảm mức lương ở thành thị, xoá bỏ những ảnh hưởng đến giá cả của các nhân tố sản xuất, tăng việc làm ở nông thôn, áp dụng công nghệ và có chính sách phù hợp sẽ là biện pháp tạo thêm việc làm.


Khi áp dụng mô hình này vào các nước đang phát triển cho thấy bên cạnh khu vực kinh tế hiện đại ở thành thị (khu vực chính quy) còn có một khu vực kinh tế thu hút một số ngành nghề như: thợ thủ công, dịch vụ sửa chữa nhỏ buôn bán nhỏ tự tạo việc làm hoặc kinh doanh có thuê nhân công và thoả thuận ngoài hệ thống luật pháp chính thức với giá nhân công rẻ. Đây chính là khu vực hiện nay đang thu hút một lực lượng lao động rất lớn của những nước này vào làm việc - khu vực phi chính thức. Thực tế cho thấy, việc phát triển khu vực kinh tế phi chính thức đã, đang và sẽ có những tác dụng rất to lớn trong việc GQVL, tăng thu nhập, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị. Đồng thời phải không ngừng đầu tư phát triển cho khu vực nông thôn để nâng cao mức sống của họ, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, giảm bớt khoảng cách về thu nhập giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn cũng như phát triển nhiều mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với khu vực nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm ở khu vực này.

- Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm [77]

Mô hình này chỉ ra rằng để sản xuất ra một sản lượng mong muốn, các nhà sản xuất sẽ phải đứng trước những lựa chọn lớn: một là để mua các yếu tố của quá trình sản xuất như lao động, nguyên vật liệu...thì có nhiều mức giá khác nhau, do đó phải lựa chọn mức giá nào cho phù hợp để có chi phí sản xuất là thấp nhất. Hai là để đạt được lợi nhuận cao nhất các nhà sản xuất sẽ phải lựa chọn loại công nghệ phù hợp, đó có thể là công nghệ hiện đại thì sẽ phải chi nhiều vốn hay công nghệ ở một mức độ để sử dụng nhiều lao động. Nếu công nghệ hiện đại, tốn nhiều vốn so với giá lao động thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động. Ngược lại, nếu giá lao động tương đối cao thì các hãng sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều vốn.

Việc áp dụng mô hình này ở các nước đang phát triển sẽ tạo được nhiều việc làm cho người lao động vì ở các nước này lực lượng lao động dồi dào nhưng lại thiếu vốn vì vậy công nghệ mà họ thường sử dụng là công nghệ sử dụng nhiều lao động để nhằm tận dụng tối đưa lợi thế này. Chính vì vậy, Chính phủ ở các quốc gia này cần đưa ra những chính sách nhằm điều chỉnh lại giá cả, thông qua việc hạ thấp giá trị tương đối của sức lao động sẽ góp phần không chỉ tạo thêm nhiều việc


làm hơn mà còn sử dụng tốt hơn các nguồn vốn khan hiếm nhờ áp dụng công nghệ phù hợp.

- ADB, (2007). Agricultural land conversion for industrial and commercial use: Competing interests of the poor. In ADB (Ed.), Markets and Development Bulletin (pp.85-93). Hanoi, Vietnam: Asian Developmen Bank. Chuyển đổi đất nông nghiệp để sử dụng công nghiệp và thương mại: Cạnh tranh lợi ích của người nghèo. Trong Ngân hàng Phát triển Châu Á (Ed.), Thị trường và Phát triển (pp. 85- 93). Hà Nội, Việt Nam: Asian Developmen Bank. Đã đề cập trong bối cảnh của sự mất mát ngày càng tăng của đất nông nghiệp do đô thị hóa và công nghiệp hóa ở nhiều vùng ngoại vi các thành phố lớn của Việt Nam, làm mất công ăn việc làm của người lao động nông nghiệp và đe dọa an ninh lương thực, ảnh hưởng đến sinh kế của hộ gia đình nông dân. Vì vậy chính sách của chính phủ có thể giúp các hộ gia đình bị mất hoặc đất thay đổi đa dạng hóa sinh kế của họ bằng cách cung cấp cho họ với một lô đất ở vị trí đắc địa để làm kinh doanh . Những người mất nhiều hơn 30 phần trăm đất nông nghiệp của họ sẽ được bồi thường bằng một thửa đất phi nông nghiệp, có thể được sử dụng như một tiền đề cho hộ kinh doanh như mở một cửa hàng, hoặc để cho thuê chỗ ở để duy trì đời sống các hộ gia đình bị mất đất.

- Tác động của việc mất đất nông nghiệp phân phối thu nhập của các hộ gia đình ở các khu vực ven đô Hà Nội, Việt Nam của tác giả Tuyên Quang Trần ( tuyentq@vnu.edu.vn ) MPRA giấy từ Thư viện Đại học Munich, Đức. Nghiên cứu này đã cung cấp những bằng chứng kinh tế đầu tiên mà mất đất do đô thị hóa và công nghiệp hóa không ảnh hưởng đến xác suất của một hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập đặc biệt như người nghèo, tầng lớp trung lưu hay giàu có trong khu vực ven đô thị Hà Nội, Việt Nam. Kết quả cũng cho thấy rằng đất nông nghiệp giữ được không tương quan thống kê với khả năng của các hộ gia đình đang ở trong một nhóm có thu nhập nhất định. Tuy nhiên, các yếu tố khác, bao gồm giáo dục của hộ gia đình, tiếp cận tín dụng, tài sản và đặc biệt là sự tham gia của phi nông nghiệp của họ trước khi bị mất đất nông nghiệp, đã được tìm thấy để tăng cơ hội của các hộ gia đình di chuyển lên các bậc thang thu nhập.


- Mối quan hệ giữa đất đai và sinh kế nông thôn ở Việt Nam. (Tuyen, T.Q., Lim, S., Cameron, M. P., & Huong, V.V. (2014). Farmland loss and livelihood outcomes: a mocroeconnometric analysis of household surveys in Vietnam. Journal of the Asia Pacific Economy, 19 (3), 423-444. Tác giả đã sử dụng dữ liệu mới thiết lập từ khảo sát hộ gia đình của tác giả trong một khu tiểu đô thị của Hà Nội, Việt Nam, nghiên cứu này là lần đầu tiên sử dụng phương pháp kinh tế lượng để điều tra mối quan hệ giữa mất đất nông nghiệp (do đô thị hóa và công nghiệp) và chiến lược sinh kế của hộ gia đình. Kết quả từ mô hình logit đã cung cấp các bằng chứng kinh tế đầu tiên mà mất đất tăng với khả năng của các hộ áp dụng một chiến lược chuyên về một hoạt động phi nông nghiệp duy nhất (không chính thức công ăn việc làm hoặc các doanh nghiệp hộ gia đình trả tiền) hoặc đa dạng hóa trong nhiều hoạt động. Điều này cho thấy nhiều hộ gia đình đã chủ động đối phó với các cú sốc mất đất. Như vậy chiến lược thích ứng trong bối cảnh mới có thể giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào đất nông nghiệp cũng như có thể giúp đỡ nâng cao phúc lợi của họ. Vì vậy, một ý nghĩa có thể ở đây là tăng của mất đất không nên được xem như một hiện tượng hoàn toàn tiêu cực bởi vì nó có thể cải thiện phúc lợi hộ gia đình bằng cách thúc đẩy các hộ gia đình để thay đổi hoặc đa dạng hóa sinh kế của họ. Bên cạnh đó, một số biến liên quan đến tài sản hộ gia đình như giáo dục, nông nghiệp, và thứ vị trí của ngôi nhà đã được tìm thấy có liên quan chặt chẽ với sự tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp. Dựa trên bằng chứng từ các phân tích kinh tế, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị chính sách có thể giúp đa dạng hóa các hộ gia đình hoặc chuyên hoạt động phi nông nghiệp hấp dẫn, trong bối cảnh đất nông nghiệp bị thu hẹp do đô thị hóa nhanh chóng trong khu vực tiểu đô thị của Hà Nội.

1.1.2. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH

1.1.2.1. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước về giải quyết việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH

- Về cuốn sách ảnh hưởng của đô thị hóa nông thôn ngoại thành Hà Nội (Thực


trạng và giải pháp) do GS.TS Lê Du Phong , TS Nguyễn Văn Áng và Hoàng Văn Hoa đồng chủ biên. (Trường Đại học kinh tế quốc dân phát hành năm 2002).

Ngoài việc hệ thống hóa những vấn đề về lý luận cơ bản, nhóm tác giả bước đầu xới xáo những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa. Trong đó giành đáng kể dung lượng để đề cập tình trạng một bộ phận nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp, tạm thời họ bị xáo trộn cuộc sống, đồng thời nêu lên những bức xúc trong quá trình đền bù khi Nhà nước thu hồi đất.

Nhóm tác giả cũng đề xuất hai giải pháp tổng quát, đó là: Bù đắp thiệt hại về đất sao cho người nông dân không cảm thấy thiệt thòi; Có chính sách hỗ trợ người nông dân trong quá trình chuyển sang các nghề phi nông nghiệp.

Từ hai giải pháp định hướng, tác giả đã đề xuất khá thuyết phục về chính sách đền bù thiệt hại về đất và căn cứ để xác định mức hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nông dân. Những đề xuất đó rất thiết thực, là căn cứ để các cơ quan trung ương nghiên cứu khi ban hành chính sách. Tuy nhiên, có thể do khuôn khổ thời gian và phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả mới quan tâm đến những người lao động nông nghiệp trong độ tuổi. Còn lại số người nông dân hết tuổi lao động trong khi trước đây họ vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp để tự nuôi sống mình đến nay họ chưa biết trông cậy vào đâu thì chưa được đề cập. Họ rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và cộng đồng thông qua chính sách an sinh xã hội. Đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.

- Sách “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” của PTS. Nguyễn Hữu Dũng, PTS. Trần Hữu Trung [17] tác giả đã khẳng định chính sách việc làm là một trong những nội dung cơ bản của công bằng xã hội và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Cùng với các chính sách xã hội khác, chính sách việc làm góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội. Bởi vậy chính sách việc làm mang tính chất xã hội, nhân văn và nhân đạo sâu sắc. Công bằng xã hội trong lĩnh vực việc làm thực chất là nhà nước tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội như nhau trong tìm kiếm và tự tạo việc làm. Do đó việc nghiên cứu chính sách giải quyết việc làm có ý nghĩa rất thiết thực. Phương hướng cơ bản có tính chất chiến lược để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và giải quyết việc làm ở nước ta là thực hiện tốt chiến lược


phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức lại toàn bộ lao động xã hội để phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế; kết hợp giải quyết việc làm tại chỗ là chính với phân bố lại lao động theo vùng lãnh thổ, xây dựng các vùng kinh tế - xã hội, dân cư mới để gắn lao động với đất đai và tài nguyên của đất nước; đồng thời mở rộng sự nghiệp đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có và phổ cập nghề nghiệp cho lao động xã hội, trước hết là cho thanh niên, nhằm hình thành đội ngũ lao động có cơ cấu, số lượng và chất lượng phù hợp với cấu trúc của hệ thống kinh tế mới và yêu cầu của thị trường lao động. Đa dạng hóa việc làm, đa dạng hóa thu nhập, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh phong phú và đa dạng trong mối quan hệ đan xen giữa các thành phần kinh tế; coi trọng khuyến khích các hình thức thu hút được nhiều lao động và phù hợp với quy luật phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta.

- " Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010" (2010) do tác giả Trần Thị Minh Ngọc làm chủ biên. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu, hạn chế trong quá trình GQVL cho nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ đó nhóm tác giả đề ra phương h- ướng và giải pháp cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả vấn đề GQVL cho nông dân: điều chỉnh cơ cấu đầu tư, phát triển các ngành kinh tế nhằm GQVL; đồng thời tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cho người lao động để tăng cơ hội tìm kiếm được việc làm và các giải pháp hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về việc làm cho người lao động [49].

- Cuốn sách do tác giả Nguyễn Thị Thơm và Phí Thị Hằng đồng chủ biên. Cuốn sách đã được các tác giả đã bàn về những vấn đề này sinh do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mọc lên khắp nơi đã làm cho đất đai sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, người nông dân mất tư liệu sản xuất chủ yếu đồng nghĩa với việc mất hoặc thiếu việc làm, gây nên nhiều , song trọng điểm vùng đồng bằng sông Hồng, nhóm tác giả đã đưa ra một số dự báo và giải pháp trong việc GQVL cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô


thị hoá: Nâng cao hiệu quả quy hoạch, mở rộng cầu lao động, nâng cao chất lượng cung lao động, phát triển thị trường lao động và giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách đối với lao động nông nghiệp bị thu hồi đất [90].

- "Báo cáo nghiên cứu về việc Làm nông thôn tại Việt Nam ", do Văn Phòng Hỗ trợ Tư vấn Phản biện và Giám định Xã hội (OSEC) trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thực hiện với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) thông qua Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA). Báo cáo gồm 2 phần chính: Phần I được xây dựng dựa trên việc phân tích kết quả điều tra lao động việc làm Việt Nam năm 2009 (LFS 2009) của Tổng cục Thống kê (GSO). Ngoài ra, báo cáo cũng dành một phần nội dung đáng kể để đánh giá tổng quan về hệ thống chính sách có liên quan.

Phần II của báo cáo là kết quả khảo sát tại 9 tỉnh gồm: Yên Bái, Hà Nam, ĩnh phúc, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Dơng, Vĩnh Long và Đồng Tháp nhằm tiếp tục nghiên cứu, đánh giá về các vấn đề có liên quan tới tình hình lao động, việc làm tại nông thôn Việt Nam để bổ sung cho các kết quả phân tích từ số liệu điều tra LFS 2009. Báo cáo: "Tác động của công nghiệp hoá và đô thị hoá đến sinh kế nông dân Việt Nam.' trường hợp một làng ven đô Hà Nội" do TS Nguyên Văn Sửu Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tập trung phân tích về các tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của người nông dân. Tuy chỉ nghiên cứu một trường hợp điển hình tại một làng ven đô Hà Nội, song báo cáo cũng chỉ ra nhiều đặc trừng cũng như những tác động phổ biến của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế người dân. Thực tế đã có những đổi thay rõ rệt trong thu nhập, cơ cấu ngành nghề của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, chiều hướng của sự chuyển dịch không đáp ứng được sự kì vọng của các cơ quan quản lý cũng như các hộ gia đình. Những giảm sút thấy rõ của thu nhập từ ngành nông nghiệp, và những hướng sinh kế mới chuyển đổi lại thiếu bền vững là những hệ. quả được nhận diện rõ rệt nhất. Thêm vào đó, những hệ quả xã hội khác từ việc thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình cũng diễn ra khá phức tạp nh ư sự bất ổn, rủi ro và bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo gia tăng.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí