Khái Quát Về Đời Sống Các Hộ Trồng Cao Su Được Điều Tra


Riêng những hộ bị thu hồi đất thì chi phí xây dựng cơ bản được tính theo phương pháp khấu hao đều. Tùy theo Mục đích kinh doanh khác nhau mà có số năm khấu hao khác nhau.

Nhà trọ, xe hơi thì có số năm khấu hao 20 năm. Phụ tùng, thiết bị hành nghề, tạp hóa hóa nhỏ, những hình thức kinh doanh ngắn ngày thì được khấu hao 5 năm.

Khấu hao/năm = Tổng chi phí XDCB/ n n: số năm khấu hao

Phương pháp tính thu nhập:

Thu nhập bình quân hộ/tháng = tổng thu nhập trong tháng của hộ điều tra/ số hộ điều tra

Thu nhập bình quân người/tháng = tổng thu nhập/số lao động

Thu nhập của hộ trồng cao su = Doanh thu – Chi phí vật chất + Thu

nhập khác


Doanh thu/năm = Sản lượng * Đơn giá

Thu nhập của hộ bị thu hồi đất = Doanh thu – Chi phí

3.4.5. Phương pháp sử lý số liệu:

Sử dụng Word, Excel để tổng hợp và sử lý số liệu đã thu thập được từ các phòng ban cũng như từ quá trình điều tra.


CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1. Khái quát về đời sống các hộ trồng cao su được điều tra

Theo lời của chủ tịch nước Nguyễn Minh triết “Trồng cây cao su là một giải pháp tốt để thúc đẩy kinh tế phát triển, xóa đói giảm nghèo, giúp người dân định canh định cư, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa”. Chính vì vậy mà trong những năm vừa qua nhiều hộ dân ở huyện Tân Uyên đã chặt hoặc bỏ những cây trồng không mang lại hiệu quả kinh tế cao và thay vào đó là trồng cây cao su. Mấy năm vừa qua do nhu cầu cao su Thế giới tăng cao nên giá cao su cũng tương đối ổn định nên đời sống người dân đã được cải thiện rất nhiều.

Bảng 4. 1: Số Năm Cạo Mũ Của Các Hộ Điều Tra


Số năm cạo mũ

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Dưới 5

13

43,3

6-8

13

43,3

9-11

3

10

Trên 11

1

3,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân trồng cao su tại huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương - 6

Nguồn: Kết quả điều tra Theo kết quả điều tra thì đa số hộ điều tra điều có số năm cạo mũ khá thấp, điều

này chứng tỏ cây cao su chỉ mới phát triển hơn một thập niên nay ở địa phương. Nhờ có cây cao su mà cuộc sống của nhiều gia đình đã thay đổi rất nhiều. Trung bình mỗi ha cao su cho thu nhập từ 50- 60 triệu đồng/năm khi thời tiết thuận lợi. Bên cạnh đó, cây cao su đã và đang tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động. Nhiều hộ gia đình có diện tích đất trồng cao su lớn thì cuộc sống gia đình của những hộ này dường như có tất cả từ xe cộ,


quần áo ..., bây giờ nhiều hộ còn tổ chức nhiều chuyến du lịch giải trí trong nhiều ngày. Thực tế điều tra cho thấy cây cao su đã giải quyết việc làm cho hầu hết lao động ở địa phương, ngay cả các em học sinh cũng có thể giúp ba mẹ khi có thời gian rảnh rỗi để tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình, theo những người dân ở địa phương “có cao su là có tiền”. Hơn nữa cây cao su còn làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi nhờ hệ thống giao thông vận chuyển được đầu tư mới và nâng cấp nhiều. Nhờ có cuộc sống tương đối khấm khá nên hầu hết các hộ có con em trong độ tuổi đi học đều được cấp sách tới trường, thậm chí còn có nhiều hộ đầu tư cho con mình nhiều thời gian để học thêm các lớp ngoại ngữ, vi tính vì theo họ nó rất cần cho tương lai của các con họ sau này.

Nhìn chung, đời sống của những hộ trồng cao su ở Tân Uyên ngày càng trở nên khấm khá hơn. Cuộc sống của họ không còn phải lo lắng “cơm áo gạo tiền” như trước khi có cây cao su mà bây giờ là cuộc sống hưởng thụ “ăn ngon mặc đẹp”. Mặc dầu đa phần đều có trình độ dân trí không cao nhưng mọi người, mọi nhà đều có việc làm và nguồn thu nhập ổn định từ cây cao su.

4.2. Tình hinh thu hồi đất của các hộ điều tra.

Bảng 4. 2: Tình Hình Thu Hồi Đất Cua Các Hộ Điều Tra



`

ĐVT: Hộ

Diện tích đất bị thu hồi (ha)

Số hộ


Cơ cấu (%)

Dưới 0,5

1


2,5

Từ 0,5 – 1

5


12,5

1,1 – 2

18


45

2,1 – 3

9


22,5

3,1 – 4

4


10

Trên 4

3


7.5

Tổng số hộ điều tra

40


100

Nguồn: Kết quả điều tra.

Từ số liệu điều tra ở bảng trên, diện tích đất trồng cao su bị thu hồi khá lớn. Trong số 40 hộ được điều tra thì diện tích đất trồng cao su bị thu hồi là 85,96ha, trung bình mỗi hộ dân trồng cao su mất 2,149ha đất nông nghiệp. Số hộ có diện tích đất cao su bị thu hồi


nhỏ hơn 0,5ha chỉ là 1 hộ chiếm 2,5% trong tổng số hộ điều tra, 12,5% là tỷ lệ của các hộ bị thu hồi đất có diện tích đất từ 0,5ha đến 1ha. Đây là những hộ có quy mô sản xuất manh mún nhưng lại chịu ảnh hưởng không nhỏ từ quá trình thu hồi đất. Diện tích đất cao su bị thu hồi từ 1,1ha đến 2ha chiếm đa số với tỷ lệ cao nhất 45% trong tổng số các hộ được điều tra. Số hộ có diện tích đất bị thu hồi từ 2,1ha đến 3ha chiếm tỷ lệ khá lớn với 22,5% trong tổng số hộ điều tra. Những hộ có diện tích bị thu hồi trong khoảng 3,1ha đến 4ha chiếm 10% trong tổng số hộ được điều tra. Số hộ có diện tích trồng cao su lớn hơn 4,1ha thì có 3 hộ chiếm 7,5% trong tổng số hộ điều tra. Đây là những hộ có quy mô đất trồng cao su khá lớn, hầu hết những hộ này chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình thu hồi đất, việc tìm ra một công việc có nguồn thu nhập tương tự đang trở thành vấn đề nan giải đối với những hộ này.

Từ những phân tích trên chứng tỏ người dân ở đây đa phần có diện tích cao su khá lớn. Việc thu hồi đất trồng cao su sẽ làm cho người dân nơi đây rất khó khăn trong việc tìm ra một việc làm tốt và có thu nhập tương tự.

4.3. Nguồn thu nhập từ đền bù

Khi đất trồng cao su bị thu hồi, diện tích đất mất khá lớn và mất luôn nguồn thu nhập từ đất, nhưng bù vào đó các hộ nhận được số tiền đền bù tương đối dẫn đến cơ cấu thu nhập thay đổi, nhất là những hộ bị mất đất trồng cao su hoàn toàn thì cơ cấu thu nhập đã thay đổi hoàn toàn.

Bảng 4. 3: Tình Hình Thu Nhập Từ Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra

ĐVT: Hộ

Số tiền được đền bù


(triệu đồng)


Dưới 500

12

30

Từ 500 – 1000

21

52,5

Trên 1000 – 2000

6

15

Trên 2000

1

2,5

Tổng hộ điều tra

40

100

Số hộ Cơ cấu (%)


Nguồn: Kết quả điều tra.


Quá trình đền bù giải tỏa được tiến hành từ năm 2003, tức là đời sống của những hộ dân đã trải qua 5 năm sống trong các khu dân cư do Nhà nước cấp nhưng thực tế đa phần các hộ được điều tra đều không hài lòng về chính sách đền bù của Nhà nước. Theo người dân cây cao su là cây lâu năm lại cho nguồn thu nhập ổn định hằng năm việc thu hồi đất sẽ làm cho những đối tượng trồng cao su phải gánh chịu những mất mát cơ hội quá lớn so với số tiền đền bù mà họ có được.

Hình 4.1: Biểu Đồ Thể Hiện Thu Nhập Từ Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra (Triệu đồng)



15%

2,5%


Dưới 500


Từ 500 – 1000


Trên 1000 – 2000


Trên 2000

30%







52,5%


Nguồn:Kết quả điều tra


Căn cứ vào số liệu điều tra tổng hợp ở bảng trên, ta thấy số tiền đền bù cho những người dân trồng cao su là tương đối thấp. Mỗi ha đất nông nghiệp trồng cao su người dân ở đây chỉ được đền bù 300 triệu, số tiền này vào thời điểm năm 2003 có thể gọi là tương đối nhưng trong quá trình điều tra thực địa thì có một vài dự án trong Huyện được tiến hành cùng thời điểm lại có những khoản tiền đền bù bổ sung rất lớn cho người dân bị thu hồi đất. Do giới hạn của đề tài không điều tra được các hộ có các khoản tiền đền bù bổ sung nguồn thông tin trên có được là do những hộ điều tra cung cấp. Trong tổng số 40 hộ được điều tra thì có tới 12 hộ chỉ nhận được số tiền thấp hơn 500 triệu đồng chiếm 30%


trong tổng số hộ điều tra, một số tiền không đủ lớn để cho người dân trồng cao su có thể bảo đảm cho cuộc sống tương lai của các con và các thành viên trong gia đình họ, khó khăn trong việc tái định cư một nơi ở mới hoặc chuyển đổi việc làm. Những hộ nhận được số tiền tương đối hơn là từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì lại có tới 21 hộ chiếm tới 52,2% trong tổng số hộ điều tra. Như vậy chỉ riêng những hộ có nguồn thu nhập từ đền bù dưới mức 1 tỷ đã chiếm tới 82,2% trong tổng số hộ điều tra. Theo những người dân trồng cao su bị mất đất thì đây là mức đền bù quá thấp để họ có thể bảo đảm cuộc sống của gia đình hoặc nếu có muốn lập nghiệp ở nơi khác thì cũng không đủ tiền để mua đất ở nơi đó hoăc nếu có đủ tiền mua lại đất thì đó cũng là những nơi vùng sâu, vùng xa, đất xấu không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, thiếu thốn sơ sở vật chất cho sự phát triển. Điều này chẳng những ảnh hưởng tới cuộc sống của các hộ này mà còn ảnh hưởng tới việc học hành của con cái họ. Chính vì vậy mà họ quyết định ở lại khu tái định cư do nhà nước cấp với hy vọng có cuộc sống tốt hơn.

Các hộ có số tiền đền bù tương đối lớn là từ 1 tỷ đến 2 tỷ là 6 hộ chiếm 15% và cũng chỉ có 1 hộ có số tiền đền bù trên 2 tỷ chỉ chiếm 2,5% trong tổng số hộ điều tra. Đây là những hộ có diện tích đất trồng cao su khá lớn và có truyền thống trồng cao su nhiều năm ở huyện, những hộ này hiện đang có cuộc sống tương đối sung túc hơn các hộ khác nhờ có đủ số tiền để đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc buôn bán nhỏ.

4.4. Vấn đề sử dụng nguồn thu nhập từ đền bù.

Theo điều tra thì các hộ sau khi nhận được tiền đền bù từ mảnh đất bị thu hồi và từ cây cao su thi mục tiêu hàng đầu của các hộ điều tra không phải là mua đất để có thể tiếp tục sản xuất mà là xây và sửa lại nhà cửa. Do được cấp đất tái dịnh cư nên nên việc xây nhà là cấp thiết. Số hộ dùng tiền đền bù cho mục đích này chiếm tới 31,5% trong tổng số hộ được điều tra. Có thể lý giải cho hành động trên là do số tiền đền bù khá thấp không đủ tiền để những hộ này có thể mua đất ở nơi khác mà chỉ có thể sống tại những khu dân cư do Nhà nước cấp, hơn nửa tâm lý của người dân lo sợ nếu xài hết tiền thì không còn đủ tiền để xây nhà mới để có “nơi ăn chốn ở” và cũng vì lý do này mà nhiều hộ đã dành phần lớn số tiền đền bù này để xây nhà cho “bằng chị bằng em”.


Một mặt khác đa số những hộ trồng cao su được điều tra là những hộ ở các xã tương đối nghèo, trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển, do còn mang đậm chất nông thôn nên đa số các gia đình đều có khá đông con vì vậy mà nguồn thu nhập từ đền bù được các hộ này chia cho con cái trong gia đình như một trong những mục tiêu hàng đầu. Số tiền mà các hộ trồng cao su chia cho con cái và người thân trong gia đình mình chiếm 21,8% trong tổng số tiền đền bù, những hộ này luôn nghĩ nếu còn đất đai thì sau nay có thể chia cho con cái trong gia đình mình nhưng khi đất bị thu hồi thì việc chia lại tiền cho con cái trong gia đình mình như là chia lại một phần tài sản của gia đình.

Bảng 4. 4: Tình Hình Sử Dụng Tiền Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Số tiền

Cơ cấu (%)

Chia cho người thân

6.192

21,8

Mua đất

4.045

14,2

Xây và sửa lại nhà

8.962

31,5

Mua sắm đồ dùng trong nhà

621

2,2

Học nghề và học văn hóa

376

1,3

Đầu tư sản xuất

996

3,5

Mua bán ,dịch vụ

752

2,6

Tiêu xài khác

5.051

17,5

Gửi tiết kiệm

1.455

5,1

Tổng số tiền

28.450

100

Nguồn: Kết quả điều tra Thực tế cho thấy, do nhiều hộ có trình độ học vấn chưa cao nên chưa định hướng

được việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả dẫn đến tình trạng sử dụng tiền đền bù một cách hoang phí cho con cái nhiều tiền chi tiêu mà không biết rằng chính điều đó làm hư hỏng con cái, gây thêm nhiều tệ nạn xã hội, số tiền mà các hộ điều tra dành cho tiêu xài chiếm


36

tới 17,5% trong tổng số tiền đền bù. Do không còn đất trồng cao su và không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định nên những hộ này không có nguồn thu vì vậy số tiền đền bù được dành một phần lớn cho việc tiêu xài. Nhìn vào kết quả điều tra ở bảng trên ta dễ dàng thấy được số tiền đền bù dành cho việc tiêu xài lớn hơn gấp nhiều lần so với lượng tiền đền bù chi cho việc học nghề và học văn hóa. Rất ít trong số họ nhận thức được việc cho con học nghề mới sẽ tạo cuộc sống ổn định về sau. Số tiền chi cho việc học nghề và học văn hóa của 40 hộ điều tra là 367 triệu đồng chiếm 1,3% trong tổng số tiền đền bù, tiền chi cho học nghề tập trung vào những hộ lao động phổ thông hoặc có trình độ văn hóa tương đối cao, họ ý thức được khi có tiền thì mình có điều kiện nâng cao chuyên môn hoặc đầu tư cho con cái nâng cao trình độ học vấn để sau này có được việc làm tốt. Bên cạnh đó cung không ít hộ không ý thức được việc học thêm để chuyển nghề mà tiêu xài tiền phung phí, do tiền đền bù giải tỏa có được, nhưng nhiều người dân không tiếp tục đưa vào sản xuất, hoặc chi phí cho việc chuyển nghề, mà sử dụng vào việc xây nhà, mua sắm vật dụng gia đình. Đây là sự “giàu giả, nghèo thật”, vì người nông dân không còn đất, không còn cao su, trong lúc không có nghề nghiệp khác để kiếm sống. Ở nhiều nơi trong địa phương đã xảy ra những tệ nạn xã hội đáng tiếc, từ đó dẫn tới tình trạng thất nghiệp kéo dài của nhiều người trẻ đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chung của Huyện. Hình 4.2: Biểu Đồ Thể Hiện Vấn Đề Sử Dụng Tiền Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra

2,2%

1,3%

3,5%

CHIA CHO NGƯỜI THÂN MUA LẠI ĐẤT

2,6%

31,5%

17,8%

XÂY VÀ SỬA LẠI NHÀ MUA SẮM DỒ TRONG NHÀ HỌC NGHỀ

14,2%

21,8%

5,1%

ĐẦU TƯ SẢN XUẤT

MUA BÁN

DỊCH VỤ

TIÊU XÀI KHÁC

CÒN LAI HOẶC GỬI TIẾT KIỆM

Nguồn: Kết quả điều tra

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí