Tiêu Chí Đánh Giá Kết Quả Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Bị Thu Hồi Đất Trong Quá Trình Cnh, Hđh


duyệt dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật dự toán, đấu thầu còn mất nhiều thời gian. Có nơi đất đã được thu hồi một vài năm sau mới triển khai khu tái định cư như Ban quản lý dự án Thăng Long cho đường vành đai III và cầu Thanh Trì, ban quản lý CDA trọng điểm (56 ha Trung Yên), Ban quản lý dự án giao thông công chính (khu di dân Đồng Tầu). Việc tiến hành bàn giao quản lý, phân bổ quỹ nhà tái định cư chưa được đổi mới, chưa tập trung một đầu mối để theo dõi tập hợp quản lý, còn phát sinh nhiều khó khăn trong việc tổ chức quản lý khu nhà tái định cư sau khi đưa các hộ dân vào.

Việc tổ chức đấu thầu, khai thác các quỹ đất 20%, quỹ nhà 30% của Thành phố còn nhiều lúng túng ở các dự án chưa được tổ chức thực hiện tốt. Còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ về cơ chế đầu tư, thanh toán vốn, bố trí cơ cấu căn hộ, quản lý chất lượng xây dựng và chưa được ưu tiên triển khai để phục vụ các yêu cầu tái định cư tại chỗ trên địa bàn.

Ở nhiều địa phương khác, những bất cập trên cũng đang là vấn đề có tính phổ biến như: một có là có được ngôi nhà tường xây, lợp ngói, còn 4 không là: không trạm y tế, không chợ, không trường học và không nước sạch.

- Đào tạo nghề cho những người bị thu hồi đất

Từ người nông dân sản xuất nông nghiệp, khi đất đai bị thu hồi, họ phải chuyển đổi nghề nghiệp. Do đó, vấn đề đào tạo nghề cho người lao động là một vấn đề quan trọng.

Việc mở rộng các thành phố, xây dựng các khu công nghiệp là cơ hội rất tốt cho việc thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động. Cũng theo tính toán của các chuyên gia của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thì 1 ha đất khi chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ có thể tạo việc làm cho từ 50 -100 lao động.

Tuy nhiên, lao động công nghiệp và dịch vụ là lao động đòi hỏi phải có tay nghề, có chuyên môn và nghiệp vụ, nói cách khác là phải được đào tạo bài bản. Song, dường như lao động nông thôn của nước ta gần như chưa được đào tạo gì. Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp do Tổng cục Thống kê công bố đầu năm 2010, cả nước có 83,2% số lao động nông thôn chưa qua đào tạo, chỉ có 18,7% lao động được đào tạo tay nghề theo trình độ sơ cấp hoặc công nhân kỹ thuật , 5,3


% có trình độ trung cấp kỹ thuật, 8,7% có trình độ cao đẳng, trình độ đại học và tương đương (Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 16/12/2010). Vì vậy, các khu công nghiệp thu hút được rất ít lao động nông thôn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã có những quy định cụ thể về việc hỗ trợ cho những người dân bị thu hồi đất trong việc đào tạo nghề mới và chuyển đổi đổi nghề nghiệp, nhằm giúp họ sớm tìm được việc làm ổn định với thu nhập tương đối khá hơn so với làm nông nghiệp (Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 2/4/1998, sau đó là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ). Ngoài quy định của Chính phủ, nhiều địa phương cũng có những quy định bổ sung nhằm tạo thêm điều kiện cho người lao động đi học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp. Chẳng hạn, tỉnh Hà Nam ngoài biện pháp hỗ trợ tạo việc làm còn dồn kinh phí đầu tư vào các dự án vay vốn hỗ trợ việc làm. Tỉnh Hải Dương thực hiện chính sách đào tạo miễn phí cho lao động bị thu hồi đất, hoặc Bình Dương mở hệ thống đào tạo nghề xuống tận huyện, xã. Thành phố Hà Nội quy định hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề với mức 3,8 triệu đồng/người, v.v… Nhiều địa phương đã lựa chọn xuất khẩu lao động như một hướng đi tích cực như Hưng Yên, Đà Nẵng.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng có quy định: mỗi ha đất thu hồi phục cho dự án, chủ dự án phải đào tạo tại chỗ và tuyển dụng ít nhất 10 lao động địa phương. Hưng Yên quy định doanh nghiệp thuê 100m2 đất sẽ phải nhận 1 lao động địa phương.

Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 9

Tuy nhiên, thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất lại diễn ra không hoàn toàn như vậy. Số người được đào tạo nghề, được giải quyết việc làm tại các khu công nghiệp là rất ít. Một điều tra tại tỉnh Ninh Bình cho thấy, trong tổng số hơn 14.000 lao động bị mất việc làm, chỉ có 17,61% có trình độ trung học phổ thông, số còn lại (82,39%) là có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống, chưa qua đào tạo nghề, không đáp ứng được yêu cầu của các cơ sở công nghiệp. Chính vì vậy mà số lao động được thu hút trực tiếp vào các dự án phát triển công nghiệp là rất thấp. Trong số 57 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động tại 3 khu công nghiệp của Ninh Bình, theo yêu cầu của UBND tỉnh Ninh Bình thì các


dự án này phải thu hút 20.825 lao động địa phương, nhưng thực tế qua 4 năm hoạt động (2006-2009), mới chỉ thu hút được 2.940 lao động (chiếm 14,11%). Một báo cáo của Sở Lao động và Thương binh - xã hội Vĩnh phúc cũng cho thấy, trong số 203 dự án đầu tư vào tỉnh, có 87 dự án thu hút tới 11.700 lao động, nhưng chỉ có khoảng 1000 lao động địa phương được thu nhận.( Xem: Tạp chí Công nghiệp Việt Nam, số ra ngày 12/11/2010).

Ở Hà Nội, phần lớn lao động ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp hầu hết là lao động phổ thông, trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.

Kết quả điều tra cho thấy, ở Hà Nội có tới 76,2% những người bị thu hồi đất được phỏng vấn là chưa qua đào tạo, tương đương với bình quân chung của cả nước. Số liệu này đã cho thấy một xu hướng chung, một khó khăn chung đối với tất cả các đối tượng lao động bị thu hồi đất khi đi tìm việc làm mới: không tìm được việc làm phù hợp. Sự không phù hợp ở đây chủ yếu là do cung không đáp ứng được cầu về mặt chất lượng, do người lao động không đáp ứng những yêu cầu của nhà tuyển dụng về trình độ chuyên môn. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều doanh nghiệp mặc dù trong dự án có cam kết tuyển dụng lao động địa phương vào làm việc, song đã phải tuyển dụng lao động từ nơi khác để đáp ứng yêu cầu cảu sản xuất

– kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, bản thân người lao động chưa được các cấp chính quyền thông tin, tuyên truyền đầy đủ về kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, khiến người lao động bị động, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc định hướng cho người dân học nghề, chuyển đổi nghề phù hợp sau khi bị thu hồi đất sản xuất. Đồng thời, người lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng của học nghề để chuyển nghề và tìm được việc làm mới. Vì vậy, số lượng lao động tham gia các khóa đào tạo do địa phương tổ chức còn có hạn, và rất ít lao động trong các hộ thuộc diện thu hồi đất được tuyển dụng vào các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có đất bị thu hồi hoặc các vùng lân cận.

Ở hầu hết các địa phương, số lượng lao động trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ lớn (35%). Trong sản xuất nông nghiệp, đây là lực lượng có kinh nghiệm, song khi bị


thu hồi đất thì đây là bộ phận có nguy cơ thất nghiệp kéo dài lớn nhất vì tuổi cao nên khả năng được tuyển dụng vào các doanh nghiệp rất ít và khó thích nghi với những công việc mới. Trong khi đó, ở độ tuổi này, số lao động chưa qua đào tạo rất nhiều và việc tham gia các khóa đào tạo chuyển nghề đối với họ cũng không dễ dàng như đối với lao động trẻ. Số lao động này thực tế rất khó tìm được việc làm mới. Hơn nữa, nhận thức của người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù mà không cố gắng vượt qua khó khăn tìm kiếm việc làm. Tâm lý chờ nhận sự ưu đãi của Nhà nước và các doanh nghiệp mà không có sự chuẩn bị nghề nghiệp mới đang tồn tại một cách phổ biến ở người lao động thuộc các vùng bị thu hồi đất. Hiệu quả sử dụng tiền đền bù rất thấp, rất ít hộ dùng tiền để tham gia vào các lớp học nghề.

Như vậy, vấn đề bất cập hiện nay là công tác quy hoạch ở vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp chưa gắn với chế độ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động; việc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ chưa thiết thực và đồng bộ; nguồn lực hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho lao động khu vực chuyển đổi chưa được đầu tư thích đáng. Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị … thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chuyển đổi ồ ạt mà phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế

- xã hội và vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.

2.2.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, HĐH

* Tiêu chí đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho người lao động sau khi bị thu hồi đất. đó là:

+ Thứ nhất, tỷ trọng số người lao động nông thôn khi thu hồi đất tìm được việc làm và được làm việc trong các khu công nghiệp và khu đô thị mới trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất. Con số này sẽ phản ánh hiệu quả của các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của doanh nghiệp và khả năng thích nghi của chính bản thân người lao động.


+ Thứ hai, tỷ trọng số lao động nông thôn được hỗ trợ, đào tạo lại nghề, chuyển đổi nghề nghiệp và tỷ trọng những người được đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất.

+ Thứ ba, tỷ trọng những người lao động nông thôn khi thu hồi đất không kiếm được việc làm ổn định, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất. Con số này phản ánh kết quả của công tác GQVL cho nông dân, nếu tỷ trọng những người lao động nông thôn khi thu hồi đất không kiếm được việc làm ổn định, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn càng lớn thì chứng tỏ các giải pháp của Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp là chưa hiệu quả và không gắn với thực tế của địa phương đó.

+ Thứ tư, tỷ trọng số người lao động nông thôn sau khi thu hồi đất được nhà nước hỗ trợ cho vay tiền đi xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất.

+ Thứ năm, mức độ phối hợp giữa chính quyền địa phương với chủ đầu tư các dự án trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nghề cho người nông dân bị thu hồi đất để có thể thu hút họ vào làm việc trong các dự án đầu tư.

+ Thứ sáu việc thực hiện các chính sách của Trung ương và địa phương về GQVL cho người nông dân khi thu hồi đất tập trung theo các hướng chính là: định hướng, quy hoạch phát triển quy hoạch khu công nghiệp, khu đô thị; các quy định tạo hành lang pháp lý , bảo đảm môi trường thu hút đầu tư, kinh doanh, phát triển kinh tế khu vực công nghiệp, đô thị; chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thông qua các dự án cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm để chuyển đổi cơ cấu kinh tế; chiến lược đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp.

* Tiêu chí đánh giá kết quả bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất. đó là:

+ Việc làm của người dân có đất bị thu hồi. Đây là vấn đề quan trọng đặc biệt đối với người lao động có đất bị thu hồi. Thông thường, người dân đang sinh sống


trong ngôi nhà của họ, với một công việc ổn định, nhất là nông dân, khi bị thu hồi đất buộc họ không những phải chuyển nơi ở, mà còn phải chuyển đổi nghề nghiệp. Vì vậy, vấn đề việc làm là vấn đề rất nan giải đối với người dân bị thu hồi đất.

+ Thu nhập của người lao động bị thu hồi đất. Số tiền đền bù nhận được do thu hồi đất đã thỏa đáng chưa? Khi thu hồi đất của người lao động nông nghiệp nhà nước đã có chính sách đền bù cho các thiệt hại của việc thu hồi này đối với họ.

+ Tỷ lệ phần trăm số hộ nông dân bị thu hồi đất được bố trí tái định cư một cách hợp lý để ổn định đời sống lâu dài; công tác tái định cư cho các trường hợp người dân bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở được tổ chức chu đáo. Các khu tái định cư đều được đảm bảo đầy đủ các điều kiện hạ tầng kỹ thuật thiết yếu như: điện, nước, thông tin liên lạc. Nhà nước quan tâm đến việc giúp người dân ổn định cuộc sống sau khi thu hồi đất thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ như: bàn giao sớm đất ở tại các khu tái định cư mới đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống điện, nước, đường giao thông để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Các điều kiện sinh hoạt, thiết bị giáo dục, y tế để bảo đảm chăm sóc sức khỏe, cho người dân tại khu tái định cư.

2.2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất

Tiếp tục giải phóng tiềm năng lao động, đất đai khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo động lực mới cho nông dân phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, nhất là trong kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, làng nghề, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn là giải pháp quan trọng để GQVL, tăng thu nhập cho nông dân sau thu hồi đất. Việc tìm ra các giải pháp hiệu quả, phù hợp phụ thuộc vào việc đánh giá đúng các nhân tố ảnh hưởng đến GQVL cho nông dân sau thu hồi đất. Các nhân tố đó là:

- Nhân tố về dân số

Dân số, lao động việc làm là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tăng trưởng dân số với tốc độ và quy mô hợp lý là nguồn cung ứng nhân lực vô giá. Tuy nhiên, nếu dân số phát triển quá nhanh, quy mô phát triển lớn


vượt khả năng đáp ứng và yêu cầu của xã hội, thì tăng trưởng dân số không phải là yếu tố tích cực mà lại là gánh nặng cho nền kinh tế.

Tỷ lệ sinh, tử , cơ cấu giới , tuổi của dân số đều ảnh hưởng đến quy mô của lực lượng lao động. Tỷ lệ sinh cao dẫn đến gia tăng nhanh chóng số lượng người trong độ tuổi lao động tương lai.

Ngoài ra, vấn đề di cư và các dòng di dân, đặc biệt là di dân từ nông thôn ra thành thị gây ra các áp lực kinh tế- xã hội và chính trị còn nguy hiểm hơn so với tr lệ gia tăng dân số nhanh chóng. Quá trình đô thị hóa gây ra hậu quả trực tiếp đến vấn đề việc làm, để có thể thu hút hết số lao động này, cần phải nhanh chóng tạo ra một số lượng lớn chỗ làm việc. Hơn nữa chất lượng của số lao động này về học vấn, đào tạo, trình độ nghề nghiệp không đáp ứng được với yêu cầu công việc trong khu đô thị , do đó tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng.

Ở nước ta nhân tố dân số đã được Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội từng thời kỳ. Đặt con người vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển xã hội, con người vừa là mục tiêu , vừa là động lực cho sự phát triển. Tuy nhiên, khi nguồn lực này tăng quá nhanh lại chưa sử dụng hết sẽ là lực cản, gây sức ép về đời sống và việc làm.

- Nhân tố vốn đầu tư

Vốn đầu tư có ý nghĩa to lớn đối với việc làm của người lao động: Vốn dùng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm máy móc, thiết bị, đào tạo đội ngũ người lao động... Khi lực lượng sản xuất càng phát triển, nền sản xuất càng coi trọng việc sử dụng máy móc thì lượng vốn đầu tư để có một chỗ làm việc càng nhiều hơn. Nền sản xuất có nhiều hình thức đầu tư, tức là có nhiều ngành nghề thì sẽ có điều kiện mở rộng qui mô việc làm. Trong điều kiện trình độ công nghệ không đổi, thì qui mô đầu tư tỷ lệ thuận với qui mô việc làm. Vốn lớn đem lại lợi thế cho doanh nghiệp và người sản xuất, thực tế là: muốn phát triển một ngành nào đó đều cần phải có một lượng vốn đầu tư tương ứng cho một chỗ làm mới.

Ở khu vực nông thôn nước ta hiện nay, về cơ bản các hộ nông dân đều thiếu vốn sản xuất. Do vậy, để tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn thì


cần phải giúp đỡ người nông dân có khả năng huy động mọi nguồn vốn vào sản xuất, đồng thời cần hướng dẫn cho người nông dân nâng cao khả năng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh và tăng thu nhập.

- Nhân tố về cơ cấu và trình độ phát triển ngành nghề

Những năm qua, những thành tựu trong tăng trưởng và phát triển kinh tế đã góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Cơ cấu kinh tế thay đổi tác động mạnh đến sự thay đổi cơ cấu lao động. Theo đó tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên tương ứng cũng đòi hỏi sự tăng lên về trình độ của người lao động. Do vậy, điều này cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến GQVL cho người lao động.

Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì nhu cầu về lao động tỷ lệ thuận với quy mô sản xuất (quy mô phát triển của nền kinh tế). Khi quy mô của nền kinh tế được mở rộng, khả năng thu hút vốn đầu tư của nền kinh tế và của doanh nghiệp cao sẽ tạo ra nhiều chỗ làm mới cho người lao động.

Trái lại, trong trường hợp quy mô sản xuất không đổi thì cầu về lao động tỷ lệ nghịch với trình độ phát triển của khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Khi khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển, nó có thể tạo ra được nhiều loại hình việc làm mới, tuy nhiên nó lại có khả năng thay thế một lượng lớn sức lao động sống của con người. Do vậy, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu lao động về mặt số lượng. .

Đối với lao động nông nghiệp, việc làm của họ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là yếu tố đất đai. Trong quá trình thu hồi đất để hình thành các khu công nghiệp và khu đô thị mới, đất đai canh tác nông nghiệp đã bị thu hẹp dần, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm cho nông dân, một bộ phận lao động nông nghiệp dôi dư, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn

- Nhân tố về trình độ của người lao động.

Việc nâng cao năng suất lao động, hiện đại hoá công nghệ sản xuất, tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu của nền kinh tế, của doanh nghiệp luôn gắn liền với

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí