Giải Quyết Việc Làm Và Bảo Đảm Đời Sống Cho Người Lao Động Bị Thu Hồi Đất Trong Quá Trình Cnh, Đth


Thất nghiệp và thiếu việc làm là những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc ở nhiều nước hiện nay, nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

* Khái niệm giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm là bảo đảm cho mọi người có nhu cầu làm việc đều có cơ hội có việc làm. Trách nhiệm giải quyết việc làm thuộc về Nhà nước, các doanh nghiệp, của toàn xã hội và của người lao động; giải quyết việc làm cũng chính là tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình và xã hội.

Giải quyết việc làm chính là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, mà số lượng và chất lượng của tư liệu sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng đối với các tư liệu sản xuất đó; tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động. Số lượng sức lao động phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng dân số, các quy định về tuổi lao động và sự di chuyển của lao động; chất lượng lao động phụ thuộc vào sự phát triển của giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; tạo ra những điều kiện kinh tế - xã hội khác như các chính sách của Nhà nước, các giải pháp để mở rông thị trường tiêu thụ sản phẩm, các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và đạt hiệu quả cao….Giải quyết việc làm cần phải được xem xét cả từ 3 phía: Người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Giải quyết việc làm theo nghĩa rộng là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc làm. Giải quyết việc làm theo nghĩa hẹp là các biện pháp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm tạo ra chỗ việc làm cho người lao động duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp.

Do nhiều lý do khác nhau, nên số lượng việc làm bị hạn chế. Trong xã hội, thường có số lượng nhất định người không có việc làm. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến bản thân người lao động không có việc làm, mà còn tác động


rất lớn đến xã hội. Những người không có việc làm không những không có đóng góp của cải cho xã hội, mà ngược lại xã hội phải trợ cấp vật chất cho họ, tình trạng không có việc làm còn tạo ra sự căng thẳng về mặt xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của các cơ quan quản lý kinh tế, quản lý xã hội, mà còn của từng thành viên trong xã hội. Do vậy, giải quyết việc làm đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân người lao động, với sự tham gia của Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động.

- Về phía người lao động: Muốn tìm được việc làm phù hợp có thu nhập cao, họ phải có kế hoạch thực hiện và đầu tư cho phát triển sức lao động của mình, có nghĩa là phải tự mình hoặc dựa vào nguồn tài trợ từ phía gia đình, từ các tổ chức xã hội…để tham gia đào tạo, phát triển, nắm vững một nghề nhất định, đây là điều kiện cần thiết cho người lao động để có thể tham gia thị trường lao động.

- Về phía người sử dụng lao động: Bao gồm các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế - xã hội, cần có thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra để không chỉ giải quyết việc làm mà còn duy trì và phát triển chỗ làm việc cho người lao động. Đó chính là duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

- Về phía Nhà nước: Cần tạo hành lang pháp lý, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động, tạo môi trường pháp lý kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất là một bộ phận cấu thành trong cơ chế tạo việc làm cho người lao động.

Vì vậy, giải quyết việc làm theo nghĩa rộng là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế- xã hội của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc làm. Giải quyết việc làm theo nghĩa hẹp là các biện pháp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm tạo ra chỗ việc làm cho người lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp.

Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An - 7


* Khái niệm bảm đảm đời sống

Vấn đề đảm bảo đời sống là nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển con người, đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, là vấn đề được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam hết sức quan tâm. Có rất nhiều lý thuyết khác nhau về bảo đảm đời sống, tùy thuộc vào trình độ phát triển, quan niệm văn hóa xã hội, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng.

Bảo đảm đời sống là một khái niệm phức tạp, nó đòi hỏi sự thỏa mãn cộng đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của chính bản thân xã hội. Bảo đảm đời sống là cảm giác được hài lòng (hạnh phúc) hoặc (thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm vào đó, bảo đảm là cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được.

Trong xã hội hiện đại, khái niệm bảo đảm đời sống thường đồng nhất với khái niệm ổn định tối ưu. Trong đó, mối quan tâm chính của bảo đảm đời sống là tạo ra một trạng thái cân bằng về vật chất và tinh thần. Sự tối ưu hóa mức độ ổn định được thể hiện trong sự đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng mà mỗi cộng đồng xã hội, mỗi gia đình hay mỗi cá nhân có được.

Nội dung khái niệm bảo đảm đời sống mở rộng toàn diện, như gắn quan niệm bảo đảm đời sống với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, sinh thái… được đặc trưng bởi: ổn định về việc làm, thu nhập, nhà ở, thiết bị sinh hoạt, thiết bị giáo dục, y tế.

Để định lượng khái niệm bảo đảm đời sống, hệ thống chỉ tiêu dựa vào các nội dung cốt lõi của bảo đảm đời sống là việc làm, nhà ở và môi trường, sức khỏe, giáo dục và thông tin, an toàn. Những biện pháp thực hiện gắn liền với địa bàn dân cư, với trách nhiệm các ngành và vai trò cung cấp thông tin, kết cấu hạ tầng xã hội của Nhà nước.

Như vậy, có thể hiểu bảo đảm đời sống là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu cầu xã hội, trước hết là những nhu cầu vật chất cơ bản tối thiểu của con người. Sau đó, là điều kiện nảy sinh các nhu cầu tinh thần. Mức đáp ứng đó càng cao thì bảo đảm đời sống càng cao.


Theo chúng tôi, nói tới bảo đảm đời sống là phải nói tới sự tổng hợp của cả bốn nhân tố:

Một là, việc làm. Đây là vấn đề quan trọng đặc biệt đối với con người. Thông thường, người dân để sinh sống cần phải có một công việc ổn định. Vì vậy, vấn đề việc làm là vấn đề quan tâm hàng đầu của người dân.

Con người cần việc làm, họ muốn có khoản tiền kiếm được từ công việc, vì vậy họ cung cấp sức lao động của mình. Các ngành kinh tế chỉ có thể vận hành quá trình sản xuất có hiệu quả với sự tham gia của con người . Con người cũng là đối tượng sẽ tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ do các ngành kinh tế sản xuất ra. Vì vậy, các ngành cần đến lao động để phát triển cũng như người lao động cần cung cấp sức lao động của mình.

Hai là, thu nhập. Thu nhập là khoản tiền lương từ lao động được con người sử dụng cho việc mua sắm các vật dụng đồ dùng sinh hoạt, xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

Ba là, nhà ở. Nơi an chốn ở giúp con người duy trì cuộc sống.

Bốn là, điều kiện sinh hoạt, thiết bị giáo dục, y tế để bảo đảm chăm sóc sức khỏe, trí tuệ cho con người.

Như vậy, bốn nhân tố việc làm – thu nhập – nhà ở - điều kiện sinh hoạt, thiết bị giáo dục, y tế là hạt nhân cơ bản bảo đảm đời sống của mỗi cộng đồng, quốc gia và dân tộc. Điểm chung dễ nhận thấy trong các quan niệm về bảo đảm đời sống đều gắn liền với yếu tố việc làm, thu nhập. Việc bảo đảm đời sống của con người trong bất cứ xã hội nào luôn gắn với một quan hệ trực tiếp giữa phát triển kinh tế gắn với giải quyết việc làm và thu nhập trong một quốc gia. Và do vậy, bảo đảm đời sống thường được xác định thông qua các chỉ tiêu kinh tế.

Mặt khác, khái niệm bảo đảm đời sống còn được mở rộng hơn. Nó chính là điều kiện sống được cung cấp đầy đủ nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, giải trí cho nhu cầu của con người. Điều kiện này dễ làm cho con người đạt được hạnh phúc, an toàn gia đình, ổn định về vật chất và khỏe mạnh về tinh thần.


Trong xã hội hiện đại, bảo đảm đời sống còn được gắn liền với an sinh xã hội. Bảo đảm đời sống là đáp ứng được những nguồn lực cần thiết, như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ. Đồng thời, con người phải được sống trong một môi trường tự nhiên trong lành, bền vững, không bị ô nhiễm; một môi trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, không bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội.

Từ sự phân tích trên chúng ta có thể đi đến một khái niệm tổng quát: Bảo đảm đời sống là sự đáp ứng những nhu cầu tối thiểu về vật chất và tinh thần của con người như việc làm, thu nhập, điều kiện sống và thiết bị sinh hoạt, giáo dục, y tế, môi trường an toàn, bình đẳng và được tôn trọng.

2.2. GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH

2.2.1. Tầm quan trọng của giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi thu hồi đất

2.2.1.1. Giải quyết việc làm góp phần ổn định và phát triển kinh tế

Đối với nước ta, tạo thêm việc làm cho người lao động, kiềm chế thất nghiệp ở tỷ lệ thấp là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô mà Nhà nước thường xuyên quan tâm thực hiện.

Sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và nguồn vốn. Trong đó, việc sử dụng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển đó.

Việc làm là trạng thái phù hợp về số lượng và chất lượng giữa tư liệu sản xuất và sức lao động. Còn lao động là hoạt động có mục đích của con người, hoạt động diễn ra giữa con người và thế giới tự nhiên. Trong khi lao động, con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào thế giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi những vật chất đó làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của mình. Đây chính là thực chất của quá trình sản xuất.

Trong các yếu tố cấu thành quá trình lao động sản xuất, yếu tố lao động và sức


lao động là nhân tố quan trọng nhất, nó là nhân tố chủ thể, sáng tạo ra và sử dụng các nhân tố còn lại của quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Con người làm việc trước hết để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình của họ và qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, tạo việc làm cho người lao động, tức là bảo đảm đồng thời các lợi ích: Nhà nước, cá nhân người lao động và doanh nghiệp. Ngược lại nếu không có việc làm thì người lao động không tạo ra thu nhập, không cống hiến được sức lực của mình dẫn đến giảm nhu cầu hưởng thụ cản trở sự phát triển của kinh tế.

Do đó, muốn tạo ra động lực phát triển kinh tế thì trước hết phải tạo ra động lực trong lao động. Việc làm phù hợp với khả năng của từng: Người chính là tạo động lực trong lao động, thúc đẩy quá trình sản xuất, tạo đà cho sự phát triển kinh tế.

Đối với nông dân sau thu hồi đất, tạo việc làm cho họ sẽ tạo ra sự ổn định về mặt kinh tế cho bản thân nông dân nói riêng và cho xã hội nói chung.

Việc làm tạo ra thu nhập, tạo ra công việc hợp pháp để nông dân có thể kiếm sống và thích nghi với hoàn cảnh sống mới. Ngoài ra, nó còn tạo ra nguồn thu bổ sung cho ngân sách nhà nước từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Do vậy, việc hoạch định và thực hiện không tốt chính sách tạo việc làm cho nông dân khi thu hồi sẽ dẫn đến những hậu quả, những thiệt hại trực tiếp về kinh tế: Không sử dụng hết tiềm năng lao động để phát triển kinh tế xã hội, không tạo ra thu nhập cho nông dân để từ đó kích cầu cho sản xuất và tiêu dùng ở khu vực nông thôn...

2.2.1.2. Giải quyết việc làm góp phần ổn định chính trị - xã hội

Bị thu hồi đất, nông dân đang sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn sẽ tìm cách di chuyển vào khu vực thành thị để tìm việc làm, tăng thu nhập cũng như tiếp cận với đời sống hiện đại. Năm 2007 có khoảng 1,1 triệu lao động di cư vào thành thị thì đến năm 2013 có đến 1,6 triệu người di cư đến thành thị tìm kiếm việc làm. Dòng di chuyển quá lớn của lao động từ nông thôn ra TP trong khi số lượng VL tại các khu vực đô thị không thể tăng nhanh để có thể thu hút hết sự tăng lên của dân số trong độ tuổi lao động và do di dân có thể làm tăng thêm các tệ nạn xã hội:


mại dâm, cờ bạc, trộm cắp... ở họ thường xuất hiện tư tưởng bất cần đời, dễ bị lợi dụng, dễ bị sa ngã, đã tạo môi trường thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển. Khi đó tệ nạn xã hội là nguồn gốc phát sinh ra tội phạm, đồng thời tội phạm gắn liền với tệ nạn xã hội. Tệ nạn nghiện ma tuý, mại dâm thường kéo theo lừa đảo, trộm cắp, cướp giật, thậm chí giết người. Tệ nạn ma tuý, mại dâm cũng như các tệ nạn xã hội khác thường tạo ra những đường dây, những tổ chức xã hội đen cấu kết để thực hiện những hành vi phạm tội. Vì vậy tệ nạn xã hội gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, gây nên những tâm lý bất bình ổn và bức xúc trong nhân dân.

Khi con người sa vào tệ nạn xã hội thì các giá trị chuẩn mực đạo đức bị sai lệch thậm chí không còn, các thiết chế văn hoá tốt đẹp của con người, của gia đình, dòng họ, của cộng đồng dần bị phai mờ thay vào đó là những lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng thụ, những hành vi mất nhân tính, chà đạp lên danh dự nhân phẩm của con người, làm hoen ố đến bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Do vậy, tạo việc làm cho nông dân sau thu hồi đất sẽ góp phần ổn định chính trị, xã hội; khắc phục các tệ nạn nảy sinh trong xã hội; tạo cho người lao động có cơ hội độc lập về kinh tế và phát triển các mối quan hệ xã hội; tạo niềm tin cho nông dân trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2.2.1.3. Giải quyết việc làm góp phần xoá đói, giảm nghèo

Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến xoá đói, giảm nghèo và xác định đây là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một

trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xoá đói, giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, bởi vì sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới luôn luôn đặt ra nhiệm vụ: mỗi bước phát triển kinh tế - xã ~hội là một bước cải thiện đời sống của nhân dân; chính vì thế, đây không chỉ là việc thực hiện truyền thống, đạo lý của dân tộc "thương người như thể thương thân" mà còn là nhiệm vụ để bảo đảm ổn định xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Xoá đói, giảm


nghèo không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động tự vươn lên thoát nghèo. Xoá đói, giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng t- ương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và bảo đảm sự ổn định cho giai đoạn tới.

2.2.2. Nội dung, tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, HĐH

2.2.2.1. Nội dung giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, HĐH

* Nội dung và chủ thể giải quyết việc làm cho người lao động sau khi bị thu hồi đất:

GQVL là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội để đảm bảo cho mọi người có nhu cầu tìm việc làm đều có việc làm và có thu nhập. Theo nghĩa nêu trên, nội dung của giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất :

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể về việc thu hồi đất gồm: quy hoạch đất nông nghiệp và xây dụng kế hoạch giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất.

Trước khi tiến hành thu hồi đất, Nhà nước dựa trên quy hoạch tổng thể về kế hoạch sử dụng đất do Chính phủ ban hành để thực hiện việc thu hồi như: tổng diện tích đất thu hồi, vị trí đất thu hồi. Sau đó, Nhà nước tiến hành điều tra, đánh giá xã hội ban đầu để nắm được chính xác đặc điểm cộng đồng dân chuyển cư, nguồn lao động của cộng đồng người sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án, thống kê, phân tích thực trạng cơ cấu và chất lượng nguồn lao động của nhóm dân cư đó theo tuổi, theo trình độ học, theo nghề nghiệp, theo đặc điểm gia đình và theo mức sống; đánh giá tổng quát những ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống, việc làm của người nông dân.

- Xây dựng môi trường pháp lý, các điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết nhằm phát triển thị trường lao động. Dựa trên việc đánh giá những tác động của thu hồi

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí