CHƯƠNG II TỔNG QUAN
2.1. Vị trí địa lý kinh tế
Huyện Tân Uyên có tổng diện tích tự nhiên 613,44 km2 , nằm phía Đông Nam tỉnh Bình Dương, với vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp huyện Phú Giáo
Phía Đông có ranh giới chung với tỉnh Đồng Nai là sông Đồng Nai, một con sông lớn thứ 3 của Việt Nam, có lưu lượng 5 triệu m3.
Phía Tây giáp huyện Bến Cát
Phía Nam và Tây Nam giáp thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, Dĩ An và xã Tân Hạnh thuộc Thành Phố Biên Hòa. (các huyện Thuận An, Dĩ An là nơi tập trung các khu công nghiệp Nam Bình Dương).
Đây là điều kiện khá tốt để huyện Tân Uyên phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp chất lượng cao làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu, đồng thời phát triển nông nghiệp sinh thái phục vụ du lịch ven sông Đồng Nai, khai thác lợi thế thị trường có sức tiêu thụ lớn đối với các nông sản hàng hóa ( rau quả, thịt, cá…), đây là một lợi thế mới cần tập trung khai thác phát triển kinh tế-xã hội, đem lại hiệu quả cao hơn.
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Đất đai tự nhiên
Ngoài ao hồ thủy lợi và sông suối, đất Tân Uyên được chia thành bốn nhóm: Nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất phù sa.
Nhóm đất xám: 24.483,37 ha. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất ( chiếm 39,91% DTTN). Nhìn chung, nhóm đất xám có địa hình bằng có tới 89,4% diện tích (21.895,31 ha) ở độ dốc cấp 1; chỉ có 10,6% diện tích (2.588,06) có độ dốc cấp 2; đây là điều kiện khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là áp dụng các biện pháp cơ giới hóa trong nông nghiệp.
Nhóm đất này hiện đang được dùng để trồng cao su, điều, cây ăn quả, các loại cây hoa màu và các cây hàng năm khác, năng suất và chất lượng sản phẩm không cao do đặc điểm của chất xám là nghèo dưỡng chất, thành phần cơ giới thô, khả năng giữ nước và phân kém, muốn đạt năng suất và chất lượng sản phẩm cao cần đẩy mạnh thâm canh bón phân và tưới nước đầy đủ.
Nhóm đất đỏ vàng: 23.887,43 ha ( chiếm 38,92% DTTN). Đất đỏ vàng ở huyện Tân Uyên có địa hình tương đối phức tạp (có tới bốn cấp độ dốc): độ dốc cấp 1 có 11.404,62 ha (chiếm 47,76% diện tích nhóm đất đỏ vàng), độ dốc cấp 2 có 4.347,42 ha (chiếm 18,2% diện tích nhóm đất đỏ vàng), độ dốc cấp 3 có 5.353,72 ha (chiếm 22,42% diện tích nhóm đất đỏ vàng), phần diện tích còn lại là độ dốc cấp 4.
Nhóm đất dốc tụ: 5.901 ha ( chiếm 9.62% DTTN) nằm trên địa hình trũng và thấp cục bộ, đặc điểm của nhóm này là thường bị úng ngập trong mùa mưa, rất khó đa dạng hóa cây trồng và càng không nên trồng các loại cây lâu năm.
Nhóm đất phù sa: 4.908,88 ha ( chiếm 8% DTTN ). Toàn bộ diện tích nhóm đất này nằm trên địa hình trung bình và thấp, phân bố chủ yếu ở ven sông và một phần ven các suối, đây là loại đất thủy thần tốt nhất, cho phép thâm canh tăng vụ và đa dạng hóa cây trồng. Tuy nhiên do phân bố dọc sông, suối nên trong mùa lũ thường bị ngập úng thiệt hại lớn đến sản xuất và đới sống nhân dân trong vùng.
Cuối cùng là nhóm sông, suối, ao, hồ: Chiếm diện tích 2.173 ha trong đó chủ yếu là diện tích sông Đồng Nai, Sông Bé, diện tích các hồ đầm, kênh mương, ngoài tác dụng cung cấp nước tới giao thông thủy lợi, tạo cảnh quan du lịch… Còn có thể tận dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản đem lại nguồn lợi kinh tế cao.
2.2.2. Nguồn nước
Nguồn nước mặt: Sông Bé và sông Đồng Nai là hai con sông chính chảy qua lảnh thổ huyện Tân Uyên với các đặc điểm như sau:
Sông Bé: là sông phụ lưu lớn nằm bên trái sông Đồng Nai bắt nguồn từ vùng núi Tân Nguyên, nơi có độ cao 650-900m, tổng chiều dài 359km, diện tích lưu vực 7.650km2, chảy qua địa phận huyện Tân Uyên với chiều dài 100 km2 rồi đổ vào sông Đồng Nai ở địa phận xã An Lạc.
Phần thượng nguồn thuộc tỉnh Bình Phước, tại Thác Mơ đã xây dựng công trình thủy điện với dung tích hồ chứa 1,47 tỉ m3, công suất phát điện là 150.000 KW,lưu lượng xã vào mùa khô dưới tua bin 60m3/s sẽ góp phần điều tiết dòng chảy mùa khô. Ngoài ra, trong tương lai sẽ có hồ Phước Hòa dự kiến cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp. Trong đó, có một phần thuộc huyện Tân Uyên.
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ dãy Lang Biang của Nam Trường Sơn ở độ cao khoảng 2000m chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đông Nai, Bình Phước, Bình Dương, TPHCM và đỗ ra cửa biển Vũng Tàu.
Đoạn sông Đồng Nai thuộc địa phận Tân Uyên dài 58 km. Nguồn nước mặt ở Tân Uyên còn được cung cấp bởi hệ thống sông suối nhỏ như sông Vũng Cẩm, suối Cái Vàng, suối Sâu, suối Vĩnh Lai… Tuy nhiên, các suối này chỉ có nước trong mùa mưa, mùa khô lưu lượng nhỏ bởi với lượng mưa trung bình 1.600-1.700mm/năm phân bố không đều lại không có nguồn sinh thủy, lòng suối thấp. Để khai thác nguồn nước này ngành thủy lợi đã xây dựng một số hồ đập song mang lại hiệu quả không cao.
Tóm lại, nguồn nước mặt ở Tân Uyên được đánh giá là khá dồi dào cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, nguồn nước phân bố không đồng điều nên mức đô khai thác phục vụ sản xuất cũng như sinh hoạt bị hạn chế, đặc biệt đối với nông nghiệp do địa hình dốc, mặt rộng cao hơn so với mặt nước sông vào mùa khô nên gặp không ít khó khăn cho khai thác nguồn nước để phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm: huyện Tân Uyên được đánh giá là khu vực có nguồn nươc ngầm trung bình đến nghèo. Các giếng có lưu lượng 0,05-0,6 l/s. Tuy nhiên, bề dày tầng chứa nước từ 10-12m, chất lượng nước tốt, tổng khoáng hóa M=0,05-0,1 g/l (nước siêu nhạt), có thể khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
2.2.3. Thời tiết khí hậu
Khí hậu, thời tiết mang tính chất nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa, từ tháng 5-11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 – 1.700mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Độ ẩm không khí trung bình từ 79-80%. Số giờ nắng trong năm khoảng 2500- 2800 giờ. Được xem là khá thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335 mm, năm cao nhất có khi lên đến 500 mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50 mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29oC (tháng 4), tháng thấp nhất 24oC (tháng 1), chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông- Bắc, nhiều nắng bình quân (7,8 giờ/ngày). Điểm hạn chế về khí hậu thời tiết ở huyện Tân Uyên là mưa lớn, phân bố theo mùa; mưa tập trung, cường độ lớn thường trùng với thời điểm xả lũ từ hồ Trị An và triều cường của sông Đồng Nai làm cho các vùng đất trũng ven sông bị ngập lụt, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân các xã ven sông, đến mùa khô, lượng mưa không đáng kể làm cho phần đất cao xa nguồn nước bị khô hạn, sản xuất nông nghiệp bị đình trệ.
Tóm lại, Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nên nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày.
2.2.4. Đánh giá lợi thế và hạn chế.
Lợi thế:
-Về vị trí địa lý huyện Tân Uyên có lợi thế so sánh cao hơn so với các huyện khác trong tỉnh và ngoài tỉnh.
- Nằm trong khu vực Nam Bình Dương, vùng KTTĐPN và vùng TPHCM
- Tân Uyên có nhiều mỏ nguyên liệu caolin, sét chịu lửa, sét vật VLXD, đá xây dựng, cát làm vật liệu xây dựng và thủy tinh, than bùn và nằm gần dầu khí Bà Rịa -Vũng Tàu, bốc xít Đồng Nai.
- Tân Uyên có những điều kiện đất đai tương đối thuận lợi so với nhiều nơi. Địa
hình đất đai và địa chất công trình thuận lợi cho xây dựng cơ sở ha tầng, khu công nghiệp, phát triển các khu đô thị mới, đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, giá đất rẻ hơn nhiều so với TP.HCM.
- Tân Uyên có nguồn lao động trẻ, khỏe và gần các vùng cung cấp lao động kỹ
thuật.
- Tân Uyên có thể sử dụng lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động kỹ thuật
có tay nghề khá, nguồn đầu tư từ kinh tế tư nhân TP.HCM trong đầu tư phát triển kinh tế huyện.
gắt.
Hạn chế:
- Tân Uyên nằm sát các huyện thị có lợi thế tương tự nên cạnh tranh ngày càng gay
- Nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của Huyện còn nhỏ bé, nguồn
nhân lực chất lượng thấp chưa đáp ứng được sự phát triển của xã hội.
- Tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững, vốn trong nước quá nhỏ bé so với vốn nước ngoài.
- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội, an sinh xã
hội.
2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.3.1. Dân số.
Theo số liệu thống kê đến năm 2007 dân số toàn huyện Tân Uyên là 162.927 người, đây là một huyện đông dân thứ 2 trong 7 huyện thị của tỉnh Bình Dương ( chỉ sau thị xã Thủ Dầu Một) , mật độ dân số bình quân là 205 người/km đứng thứ 3 sau thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An và huyện Dĩ An. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương nói chung và của huyện Tân Uyên nói riêng.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên cùng với tốc độ tăng cơ học làm cho tốc độ tăng dân số chung của Huyện trong những năm 2003-2007 khá lớn. Theo báo cáo của phòng kinh tế Huyện dân số Huyện đến cuối năm 2007 là 162.927 người. Tốc độ tăng tung bình hàng năm là 5,45%.
Bảng 2. 1: Hiện Trạng Dân Số Huyện ĐVT: Người
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | Tốc độ tăng (%) |
124.142 | 126.840 | 129.641 | 137.612 | 153.519 | 5,45 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân trồng cao su tại huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương - 1
- Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân trồng cao su tại huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương - 2
- Tổng Mức Bán Lẻ Hàng Hóa Đvt: Tỷ Đồng
- Phương Hướng Phát Triển Công Nghiệp Huyện Tân Uyên
- Khái Quát Về Đời Sống Các Hộ Trồng Cao Su Được Điều Tra
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
Nguồn: số liệu thồng kê kinh tế-xã hội 7 huyện thị.
2.3.2. Lao động và việc làm.
Công tác giải quyết việc làm được đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả. Trong 5 năm 2003-2007 đã giải quyết việc làm cho 7.869 lao động, xóa hoàn toàn hộ đói nghèo. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2007 là khoảng 91.469 người. Tốc độ tăng lao động trong những năm gần đây ở Huyện là 10,75%.
Bảng 2. 2: Lao Động Trong Các Ngành Kinh Tế ĐVT: Người
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Tổng số | 60.760 | 67.350 | 74.360 | 84.013 | 91.469 |
Tỷ trọng (%) | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
Nông lâm thủy | 42.610 | 41.559 | 40.758 | 40.329 | 39.658 |
% | 70,1 | 61,3 | 54,8 | 48 | 43,4 |
Công nghiệp-xây dựng | 10201 | 16441 | 23432 | 31545 | 38914 |
% | 16,8 | 24,4 | 31,5 | 37,5 | 42,5 |
Dịch vụ | 7949 | 9350 | 10170 | 12139 | 12897 |
% | 13,1 | 13,9 | 13,7 | 14,5 | 14,1 |
Nguồn: Số liệu thống kê của 7 Huyện thị.
Trong những năm vừa qua dân số của Huyện chuyển dịch theo xu hướng tỷ trọng lao động trong các ngành nông lâm thủy sản giảm dần. Tỷ trọng các ngàng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ tăng nhanh trong những năm gần đây. Chứng tỏ Tân Uyên là một huyện ven đô đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ khá cao, điều này có ảnh hưởng rất mạnh đến phương hướng phát triển của Huyện trong tương lai.
2.3. Tình hình phát triển kinh tế
2.3.1. Tăng trưởng kinh tế.
Theo báo cáo BCH Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2005-2010, kinh tế huyện phát triển với tốc độ khá nhanh, thời kỳ 2002-2006 tốc độ tăng bình quân hàng năm (GDP) đạt 15,36%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 tăng 17,92% so với năm 2006.
Bảng 2. 3: GDP Huyện Thời Kỳ 2003-2007 ĐVT: Tỷ đồng
Tốc độ tăng
(%) | ||||||
GDP | 947,8 | 1097,6 | 1273 | 1479 | 1725 | 16,1 |
Nông lâm thủy | 364,9 | 384,1 | 407 | 419 | 446 | 2,6 |
CN&XD | 373,4 | 479 | 601 | 754 | 930 | 8,3 |
Dịch vụ | 209,5 | 234,5 | 265 | 306 | 349 | 5,2 |
2003 2004 2005 2006 2007
Nguồn: Phòng thống kê Huyện
Trong những năm qua ngành kinh tế huyện đã có tốc độ tăng trưởng khá cao. Đặc biệt là CN&XD có tốc độ tăng trưởng đạt tới 8,3%, dịch vụ cũng tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với CN&XD chỉ đạt 2,6%.
2.3.2. Cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế của huyện Tân Uyên chuyển dịch khá nhanh, chuyển biến về chất, từng bước chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông lâm thủy giảm mạnh, tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng cao hơn tỷ trọng nông nghiệp.
Bảng 2. 4: Cơ Cấu Kinh Tế Theo GDP ĐVT: %
2006 | 2007 | |
GDP | 100 | 100 |
Nông lâm thủy | 30 | 25,3 |
CN&XD | 45,1 | 49,7 |
Dịch vụ | 24,9 | 25 |
Nguồn: Phòng thống kê
Theo cơ cấu kinh tế, rõ ràng là tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng đang làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế huyện. Sự chuyển dịch này cho thấy tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khá cao. Cao hơn cả tỉnh mức trung bình cả nước (Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng của cả nước năm 2006 chiếm 41,03%).
2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
2.4.1. Công nghiệp-TTCN.
Tốc độ tăng GO công nghiệp bình quân hàng năm khá cao, trong thời kỳ 2003- 2007 đạt 31,1%, tăng 3,5 lần so với năm 2002, thấp hơn tốc độ tăng bình quân hàng năm ngành công nghiệp toàn tỉnh (35,6%).
Bảng 2. 5: Tốc Độ Tăng GO Công Nghiệp
Giá so sánh năm 1996. ĐVT: Tỷ đồng
1997 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | Tốc độ tăng (%) | |
2004-2007 | |||||||
GO công nghiệp | 125,2 | 446 | 652 | 1141 | 1864 | 2638 | 55,94 |
Kinh tế trong nước | 50,2 | 242 | 290 | 443 | 663 | 765 | 33,37 |
Trong đó: QD | 28 | 26 | 38 | 31 | 12 | ||
Ngoài QD | 214 | 264 | 405 | 632 | 753 | ||
Đầu tư nước ngoài | 75 | 204 | 362 | 698 | 1201 | 1873 | 73,95 |
Nguồn: Báo cáo BCH Đảng bộ Huyện.
Công nghiệp của khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt thấp hơn so với khu vực đầu tư nước ngoài.
Cơ cấu công nghiệp:
Bảng 2. 6: Cơ Cấu Công Nghiệp Theo Thành Phần
Giá thực tế. ĐVT: Tỷ đồng, %
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
GO Công nghiệp | 683 | 1099 | 1805 | 3573 | 5245 |
CƠ CẤU: | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |