Kết quả của áp dụng mô hình sẽ giúp đưa ra các hàm ý chính sách không chỉ để đánh giá mức độ rủi ro, khả năng đáp ứng các chuẩn mực của Basel II mà còn cho thấy những ý nghĩa quan trọng của việc sử dụng mô hình Stress Test (ST) như một công cụ KSRR theo định hướng cảnh báo sớm nguy cơ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Luận án sử dụng kết hợp các kết quả phân tích định tính với những kết quả nghiên cứu định lượng sẽ là những cơ sở quan trọng để nghiên cứu và luận giải những giải pháp góp phần triển khai áp dụng thành công Basel II trong hoạt động KSRR của NHNN đối với các NHTM Việt Nam.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp mới về lý luận
Thứ nhất, Luận án làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về KSRR của NHTW đối với hoạt động của các NHTM theo 3 trụ cột của Basel II, đặc biệt là trụ cột 2. Luận án kế thừa mô hình kiểm tra sức chịu đựng để áp dụng vào đánh giá 10 NHTM giai đoạn 2010-2017.
Thứ hai, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc nghiên cứu việc áp dụng Basel II vào KSRR trong hoạt động của các NHTM của NHTW ở một số nước trên thế giới
5.2. Đóng góp mới về thực tiễn
Một là, Luận án phân tích và đánh giá thực trạng KSRR của NHNN Việt Nam đối với hoạt động của các NHTM, giai đoạn 2010 - 2017.
Hai là, Luận án phân tích và đánh giá thực trạng KSRR theo Basel II của NHNN Việt Nam đối với hệ thống NHTM giai đoạn 2010 - 2017.
Ba là, Luận án đề xuất các giải pháp áp dụng và kiến nghị chính sách để NHNN Việt Nam thực hiện tốt việc KSRR đối với hoạt động của các NHTM theo Hiệp ước Basel II, đặc biệt là chi tiết hóa quy trình triển khai tuân thủ và áp dụng các công cụ KSRR và mô hình đánh giá khả năng chịu dựng rủi ro (Stress Test) của các NHTM.
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel II - 1
- Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel II - 2
- Những Vấn Đề Đặt Ra Được Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Đặc Điểm Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại
- Mục Đích Của Kiểm Soát Rủi Ro Của Ngân Hàng Trung Ương Đối Với Hoạt Động Của Ngân Hàng Trung Ương Theo Basel Ii
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro trong hoạt động của NHTM, KSRR theo Basel II của NHTW đối với NHTM; làm rõ nội dung và mục tiêu KSRR theo Basel II của NHTW đối với NHTM, đúc rút những bài học kinh nghiệm về KSRR theo Basel II cho Việt Nam từ việc nghiên cứu điển hình tại một số quốc gia trên thế giới. Các nhận định, đánh giá của luận án sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, đặc biệt là các nhà lập chính sách của NHTW và các nhà quản lý NHTM có cái
nhìn tổng thể, đầy đủ về KSRR trong hoạt động của các NHTM theo Hiệp ước Basel II.
Luận án có thể được coi là một tài liệu tham khảo đối với công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung, KSRR trong hoạt động của NHTW đối với NHTM nói riêng; luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngân hàng; tài liệu tham khảo cho các học viện, viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục bảng, hình, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro theo Basel II của Ngân hàng Trung ương đối với các ngân hàng thương mại.
Chương 3. Thực trạng kiểm soát rủi ro theo Basel II của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hệ thống ngân hàng thương mại.
Chương 4. Giải pháp tăng cường áp dụng kiểm soát rủi ro theo Basel II của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hệ thống ngân hàng thương mại.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu về kiếm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại
Nghiên cứu về KSRR của ngân hàng trung ương (NHTW) đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) là chủ đề mang tính thời sự và thu hút được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, vì đây là một trong những yêu cầu cấp bách của nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể nói rằng, những rủi ro trong hoạt động của các NHTM ở các nước đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế, thậm chí đã dẫn đến khủng hoảng tài chính của các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng trên không chỉ là những vấn đề yếu kém trong hoạt động kinh doanh, sự quản lý của hệ thống các NHTM mà còn có vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý, KSRR của NHTW với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng, tài chính.
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về QTRR tại các ngân hàng thương mại
Các công trình nghiên cứu trong nước
Trần Thị Việt Thạch (2016), “Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Agribank”, Luận án kinh tế, Học viện Tài chính [86]. Trên cơ sở hệ thống các vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Basel II tại NHTM, luận án chỉ ra các lợi ích của việc quản trị RRTD theo Basel II tại NHTM và các điều kiện để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel II. Qua thực trạng quản trị RRTD tại Agribank giai đoạn 2010-2015, Luận án đã chỉ ra mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel II về quản trị RRTD tại Agribank. Luận án đề xuất giải pháp và kiến nghị theo lộ trình từ năm 2016 đến năm 2020 để Agribank đạt chuẩn Basel II về quản trị RRTD vào cuối năm 2020. Các giải pháp được xây dựng trên nền tảng lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, thực tiễn tại Agribank và đảm bảo sự phù hợp với chủ trương của Chính phủ và NHNN Việt Nam.
Nguyễn Tuấn Anh (2012), Quản trị rủi ro tín dụng của Agribank, Luận án tiến sĩ [2]. Với cách tiếp cận truyền thống, nội dung luận án tập trung đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Agribank trong giai đoạn 2005-2010 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD tại Agribank, các giải pháp của luận án tập trung xử lý
các vấn đề còn tồn tại trong quản trị RRTD song chưa đáp ứng được việc tuân thủ Basel II về quản trị RRTD.
Trần Việt Dung (2016), Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân [16]. Luận án đã xây dựng các điều kiện cần thiết để áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng; rút ra những bài học kinh nghiệm của một số nước trong việc thực hiện các quy định của Hiệp ước vốn Basel II; phân tích những khó khăn mà hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt trong quá trình áp dụng các quy tắc trên cả ba trụ cột trong Hiệp ước vốn; đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt các quy định của Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, việc đưa ra các giải pháp KSRR của NHTW đối với các NHTM theo Basel II chưa được đề cập trong công trình.
Tạ Ngọc Sơn (2010), “Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế [69]. Công trình đã đi sâu nghiên cứu về quản lý rủi ro lãi suất (QLRRLS) nhưng chưa đề cập đến KSRR tại các NHTM Việt Nam theo các tiêu chuẩn của Basel. Luận án đã đề xuất các điều kiện để áp dụng phương pháp quản lý rủi ro lãi suất bằng phương pháp giá trị có thể tổn thất (Value at Risk- VaR) tại các NHTM Việt Nam, bao gồm: (1) Cơ sở lãi suất chuẩn tại Việt nam được áp dụng để đo lường rủi ro lãi suất, trong đó kiến nghị giá trị lãi suất VNIBOR (Vietnam InterBank Offered Rate) cho các kỳ hạn nhỏ hơn 1 năm và lãi suất trái phiếu Chính phủ (Government Bonds) cho các kỳ hạn lớn hơn 1 năm, (2) những thay đổi cần có trong hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) để tăng sức mạnh và tăng tính tương thích với các phần mềm quản lý rủi ro lãi suất đang chào bán trên thế giới, (3) khả năng tự nghiên cứu viết riêng cho mình phần mềm QLRRro lãi suất tại mỗi NHTM Việt Nam, (4) sự cần thiết phải kiểm chứng các giá trị VaR. Tuy nhiên, định hướng QLRRLS tại các NHTM Việt Nam cần cụ thể hơn, cần phải rõ cho khoảng thời gian nào, các mục tiêu cần đạt được trong QLRRLS của các NHTM Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế và lộ trình thực hiện các giải pháp như thế nào.
Nguyễn Minh Sáng và các cộng sự (2013), “Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam”[68]. Bài viết đã chỉ ra 06 điểm hạn chế trong quy trình QTRR của các ngân hàng, trong đó nhấn mạnh tới hạn chế liên quan tới nguồn lực con người, công nghệ; sự yếu kém trong khả năng phối hợp QTRR giữa các bộ phận trong ngân hàng; và nhận thức của NHTM về tầm
quan trọng của hoạt động QTRR là những rào cản lớn nhất đối với hiệu quả QTRR trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Nguyễn Hồng Hà (2017) bài viết “Ứng dựng chuẩn Basel II vào quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam: Trường hợp LienvietPostbank”, [129]. Bài viết phân tích hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và thử thách đặc biệt trong điều kiện hội nhập. Một trong những vấn đề đặt ra đối với toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam là tình trạng RRTD dẫn đến nợ xấu, bởi trình độ quản trị còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp, thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ,… Vì vậy, để QTRR tín dụng có hiệu quả cần phải xây dựng một mô hình quản trị theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện hội nhập. Các nguyên tắc Basel về quản lý rủi ro tín dụng chính là nền tảng xây dựng mô hình QTRR tín dụng tại các NHTM Việt Nam nói chung và LienvietPostbank nói riêng. Bài viết nêu lên sự cần thiết áp dụng các chuẩn mực Basel trong QTRRTD tại LienvietPostbank, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của Basel II trong quản lý rủi ro tín dụng,.., từ đó đề xuất một số giải pháp hạn chế đến mức thấp nhất nợ xấu tại LienvietPostbank trong hiện tại và tương lai.
Đào Thị Thanh Tú (2014),“Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Học viện Ngân hàng [129]. Tác giả cho rằng: Trong xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và QTRR nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó. Bài viết đã đưa ra 4 nguyên tắc về QTRR hoạt động và 08 giải pháp nâng cao QTRRHĐ.
Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Về khía cạnh lựa chọn chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả trong ngân hàng, nghiên cứu của Michael McAleera và cộng sự (2013) [117] đã chỉ ra rằng, chiến lược QTRR mạo hiểm mang lại mức chi phí trung bình về vốn rẻ hơn, và giúp tối thiểu hóa chi phí về vốn hàng ngày thường xuyên hơn trong cả thời kỳ dự báo so với chiến lược QTRR cẩn trọng. Tuy nhiên, chiến lược QTRR mạo hiểm có thể gây ra những vi phạm và đẩy một Tổ chức Ký nhận uỷ thác (ADI) tới việc bị cấm kinh doanh tạm thời hoặc vĩnh viễn. Do đó, chiến lược QTRR cẩn trọng được xem xét áp dụng đối với một ADI nếu nó muốn nằm trong “vùng xanh an toàn” của Basel II.
Về đánh giá tính hiệu quả của Basel II đối với việc đo lường rủi ro, nghiên cứu của Gunnar Wahlstroms (2012) [109] chỉ ra rằng, mặc dù việc xây dựng và ban hành
Basel II trên thực tế là rất tốt, nhưng vẫn còn sự quan ngại đáng kể về những cách thức đo lường rủi ro của Basel II có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động của ngân hàng.
Về ước lượng tác động của yếu tố rủi ro hoạt động tới hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước và tư nhân (trường hợp cụ thể ở Thổ Nhĩ Kỳ), nghiên cứu của Ali Bayrakdaroğlu và cộng sự (2013) [92] đã sử dụng phương pháp phân tích hệ thống mờ (FAHP - Fuzzy Analytic Hierarchy Process) để ước lượng các yếu tố rủi ro hoạt động. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ngân hàng có cấu trúc nguồn vốn khác nhau sẽ có sự đối phó khác nhau đối với những yếu tố rủi ro hệ thống và không có một công thức chung nào áp dụng cho toàn bộ các ngân hàng.
Về khía cạnh đánh giá tính hiệu quả của các chính sách điều tiết tín dụng, nghiên cứu của Sebastian Poledna và cộng sự (2013) [121] chỉ ra rằng, trong cả 03 chính sách quản lý điều tiết tín dụng (Credit Regulation Policies) gồm chính sách không quản lý (chỉ áp đặt giới hạn đòn bẩy tối đa); chính sách theo Basel II; và chính sách phòng hộ hoàn hảo thì không có chính sách nào là tối ưu đối với mọi đối tượng. Những nhà đầu tư trung lập về rủi ro thì ưa thích chính sách không quản lý với mức đòn bẩy tối đa thấp; ngân hàng thì ưa thích chính sách phòng hộ hoàn hảo; những nhà quản lý quỹ thì ưa thích chính sách không quản lý với mức đòn bẩy tối đa cao. Theo tác giả thì không ai ưa thích chính sách điều tiết tín dụng theo Basel II. Mặc dù trong bài nghiên cứu này, tác giả không đưa ra giải pháp xây dựng một chính sách tín dụng hoàn hảo nhưng nhấn mạnh rằng yếu tố quan trọng nhất chính là phải minh bạch hơn. Theo đó, một thị trường tín dụng minh bạch mới được xây dựng, ở đó lãi suất cho vay được xác định dựa trên rủi ro của người cho vay và người đi vay.
Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về việc áp dụng các chuẩn mực/ các trụ cột của Basel II tại các NHTM
Các công trình nghiên cứu trong nước
Phạm Huy Hùng (2015) “Các yêu cầu của chuẩn mực Basel II về đánh giá rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” đã chỉ ra những bất cập hiện nay trong công tác xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) tại các NHTM Việt Nam, trong đó xác định rõ những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế này gồm: (i) chưa có khung pháp lý rõ ràng cho XHTDNB; (ii) hạ tầng công nghệ thông tin tại các NHTM không đồng đều; (iii) chất lượng nguồn nhân lực thấp; (iv) chất lượng thông tin đầu vào thiếu minh bạch và hệ thống cơ sở dữ liệu không đáng tin cậy. Một số giải pháp, kiến nghị được đưa ra, tuy nhiên cần được nghiên cứu cụ thể, chi tiết hơn bởi những giải pháp trong bài nghiên cứu này mang tính định hướng là
chính. Phương pháp xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) hạn chế ở phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng. Kết quả XHTDNB boộ mang tính chủ quan và chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượng hoá rủi ro, hỗ trợ ngân hàng tính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và vốn yêu cầu tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong QTRR danh mục, đánh giá tín dụng, xác định khẩu vị rủi ro… của ngân hàng.
Đinh Xuân Cường và cộng sự (2014), “Đòn bẩy để các Ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận Hiệp ước vốn Basel II”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, tập số 30, số 3 [10]. Bài viết đã nhấn mạnh những khó khăn của các TCTD Việt Nam khi áp dụng Basel do tình trạng thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích, đo lường RRTD. Theo nghiên cứu này, hầu hết các ngân hàng thuộc top trên đã đáp ứng được tiêu chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn (>8%) nhưng cách tính vốn ở Việt Nam cũng còn khá nhiều vấn đề như cách xác định tỷ lệ tài sản rủi ro hay tổng tài sản có nên tỷ lệ vốn này (CAR) có thể chưa thật sự chính xác.
Nguyễn Đức Trung (2012), “Đảm bảo an toàn hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng [81]. Luận án đã luận giải một cách có hệ thống các vấn đề về đảm bảo an toàn ngân hàng trên góc độ vĩ mô và vi mô và các nội dung cơ bản của các Hiệp ước Basel. Luận án đã khảo sát và đánh giá việc đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011 và đề xuất các giải pháp theo lộ trình để đảm bảo an toàn cho các NHTM Việt Nam theo Basel II giai đoạn 2012 - 2021. Tác giả chủ yếu tập trung vào trụ cột 1 của Hiệp ước Basel II là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) và đưa ra hai (02) hệ thống giải pháp đảm bảo an toàn vốn dựa trên 02 góc độ khác nhau: Góc độ quản trị từ chính các NHTM và góc độ từ NHNNVN. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu mới chỉ đề cập tới thực trạng đảm bảo mức CAR của hệ thống NHTM Việt Nam và đưa ra giải pháp. Phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, nghiên cứu chưa đề cập chuyên sâu đến trụ cột 2 và 3.
Luận án của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2012): “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel”, Luận án Tiến sĩ
kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội [74], phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn xung quanh những chuẩn mực QTRR được nêu trong Hiệp ước Basel, đi sâu phân tích thực trạng hoạt động QTRR của các NHTM Việt Nam theo ba trụ cột của Basel II từ khi Việt Nam chính thức có hệ thống ngân hàng hai cấp đến nay (từ 1988). Luận án mới đề cập đến QTRR trong kinh doanh của các NHTM, chưa đề cập đến KSRR nói chung trong các NHTM Việt Nam hiện nay. Luận án chưa chỉ ra được lộ trình áp dụng các chuẩn mực QTRR trong kinh doanh theo Hiệp ước Basel đối với các NHTM Việt Nam. Do vậy, đây vẫn là khoảng trống để tác giả tiếp tục nghiên cứu KSRR tại các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel hiện nay. Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra thống kê, phương pháp chuyên gia, còn thiếu các mô hình phân tích mang tính định lượng.
Nghiên cứu của tác giả Tô Thị Ánh Dương (2006)“Những giải pháp để hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel” [17] đã đề cập một cách quy mô nhất và hoàn chỉnh nhất từ trước tới nay về nội dung Hiệp ước vốn Basel và thực trạng áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu trụ cột 2, tác giả chỉ đặt trọng tâm vào công tác thanh tra, giám sát, đánh giá an toàn như là một chức năng của NHNN Việt Nam đối với hệ thống NHTM, mà chưa làm rõ được sự quan trọng của việc thanh tra, giám sát, đánh giá nội bộ của chính những NHTM đó.
Một số bài viết như: “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các ứng dụng trong quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II” [73] của tác giả Lê Thanh Tùng (Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 15 - năm 2014, trang 18-21), trên cơ sở lý luận và các khuyến nghị của Ủy ban Basel trong Hiệp ước Basel II về hệ thống XHTDNB, tác giả đã đề xuất các giải pháp để xây dựng và ứng dụng hệ thống XHTDNB theo phương pháp IRB của Hiệp ước Basel II. “Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh (Tạp chí Ngân hàng số 24 tháng 12/2012, trang 20-26), nội dung bài viết đưa ra các nhận định về tính chất mới của rủi ro trong kinh doanh ngân hàng cũng như những bất cập của hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó các tác giả đã có một số đề xuất đối với công tác kiểm soát nội bộ tại các NHTM đáp ứng yêu cầu ngăn ngừa và KSRR. “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế” của Nguyễn Thị Vân Anh (Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 20- tháng 10/2014 trang 36-39), trên cơ sở khảo sát và rút ra giá trị tham khảo từ