Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam - 2

3.1Nhận xét chung về công tác quản lý và hạch toán vật liệu tại Công Ty 70

Qua 10 năm xây dựng và trưởng thành, Công Ty Dệt Hà Nam đã không ngừng phấn đấu, phát triển thể hiện tiềm năng của mình. Có thể nói Công Ty Dệt Hà Nam một trong những doanh nghiệp trẻ nhất, phát triển nhanh nhất, đóng góp thu nộp ngân sách rất lớn của tỉnh Hà Nam. Điều đó thể hiện những những cố gắng hết sức của tập thể cán bộ, công nhân trong Công ty. Bộ phận được nhắc đến đầu tiên cho thành quả lớn lao này đó là bộ phận kế toán. Cùng với sự lớn mạnh của Công ty, công tác kế toán cũng không ngừng hoàn thiện và phát triển để đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế.

Bộ phận kế toán của công ty thường xuyên được hoàn thiện và tổ chức lại ngày càng hợp lý và hiệu quả cho phù hợp với quy mô và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cùng với sự phát triển đó, công tác kế toán nói chung, kế toán nguyên vật liệu nói riêng cũng không ngừng cải tiến về mọi mặt góp phần đáng kể vào việc quản

lý, hạch toán mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 70

3.1.1Ưu điểm 70

3.1.2 Bên cạnh những ưu điểm kể trên, Công ty Dệt Hà Nam còn có một số hạn

chế cần được khắp phục và hoàn thiện hơn là 73

3.2 Những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu

sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam 75

3.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý vật liệu chính theo kho 75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

3.2.2 Hoàn thiện về công tác dự trữ vật liệu 76

3.2.3 Hoàn thiện thủ tục nhập – xuất kho vật liệu 77

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam - 2

3.2.6 Hoàn thiện về hình thức sổ kế toán 78

Ghi hàng ngày.....................................................................................................................(5) 7

Ghi định kỳ 79

Đối chiếu 79

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

1 Kết luận 80

2 Kiến nghị 80

2.1 Đối với Công ty 80

2.2 Đối với ban Giám Đốc Công ty 81

2.2Đối với phòng kế toán 81


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế nước ta đang ngày càng đổi mới và phát triển, đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải chú trọng, quan tâm đến tình hình sản xuất kinh doanh của mình một cách sâu sắc nhất là trong quá trình tạo ra sản phẩm. Một quá trình sản xuất được tiến hành liên tục khi nó đảm bảo nguyên vật liệu (NVL) một cách đều đặn, đầy đủ về số lượng, đúng quy cách phẩm chất và đạt tỷ lệ đúng với yêu cầu. Ngược lại nếu không cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ thì toàn bộ quá trình sản xuất sẽ bị ngưng trệ gây ảnh hưởng lớn đến việc tạo ra sản phẩm nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung.

Tổ chức tốt việc đảm bảo NVL sẽ góp phần sử dụng tiết kiệm NVL trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và làm tăng lợi nhuận. Để thực hiện tốt việc sử dụng và tiết kiệm NVL, doanh nghiệp phải có một khâu hạch toán, tổ chức NVL một cách khoa học và hợp lý. Đó là một trong những công cụ quan trọng để quản lý tình hình tăng - giảm và bảo quản dự trữ NVL, nhằm tránh tình trạng ứ đọng hoặc khan hiếm hay sử dụng thất thoát gây ảnh hưởng đến giá thành, tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam từ hơn thập kỷ qua kéo theo sự thay đổi sâu sắc trong các doanh nghiệp nhất là trong phương thức quản lý. Đất nước đang trên đà phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh đã đặt ra cho doanh nghiệp những khó khăn, thử thách mới và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường. Thế thì doanh nghiệp phải làm gì để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Đó là câu hỏi chung đặt ra cho mỗi doanh nghiệp.

NVL – công cụ dụng cụ còn ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm và doanh thu. Trong tổng giá thành sản phẩm sản xuất ra thì chi phí về NVL chiếm tỷ trọng khá lớn. Nên việc sử dụng tiết kiệm NVL và sử dụng

đúng mục đích, đúng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán bởi tính chu chuyển nhanh chủng loại phong phú…Do đó việc cung cấp NVL có đầy đủ, kịp thời hay không có ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của đơn vị. Tuy nhiên NVL quyết định chất lượng và quyết định luôn giá thành sản phẩm. Bởi vậy tập trung quản lý chặt chẽ NVL ở tất cả các khâu thu mua, bảo quản dự trữ và sử dụng NVL nhằm hạ thấp chi phí việc tiết kiệm để giảm tiêu hao NVL cho sản phẩm và cải tiến định mức tiêu hao và định mức NVL là một yêu cầu cần thiết và tất yếu cho tất cả các đơn vị. Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

1.2 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Như chúng ta đều biết để sản xuất ra cái bàn thì cần phải có gỗ, cái áo thì cần phải có vải…Do vậy yếu tố đầu vào là một trong những thành phần quan trọng để tạo ra một sản phẩm, mà yếu tố đầu vào quan trọng nhất vẫn là nguyên vật liệu. Tuy nhiên để tạo ra một sản phẩm với giá thành hợp lý và giảm giá thành một cách tối đa thì cần phải có phương pháp hạch toán phù hợp với tình hình thực tế. Công ty dệt Hà Nam là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh bông, vải, sợi mặt hàng sản xuất chủ yếu chính vẫn là sản xuất sợi, mà NVL chính là bông. Do vậy để tình hình sản xuất sản phẩm được nhịp nhàng và có hiệu quả thì cần phải có một khâu quản lý và sử dụng NVL một cách hợp lý, để thực hiện tốt được điều này thì kế toán cần phải có phương pháp, kiến thức hạch toán NVL một cách tốt nhất.

2 CÁC MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đề tài này được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:

Hệ thống hóa được vấn đề lý luận chung về công tác kế toán NVL trong

doanh nghiệp.

Tìm hiểu và nghiên cứu những đặc điểm của doanh nghiệp có liên quan

đến vấn đề nghiên cứu.

Phân tích đánh giá thực trạng và xu hướng hạch toán, kế toán NVL sản xuất sợi của Công ty dệt Hà Nam .

Tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến thực trạng đó và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL sản xuất sợi tại Công ty dệt Hà Nam.

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty dệt Hà Nam” thông qua các số liệu được thể hiện trên các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, các thẻ kho... và các thông tin liên quan khác.

4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

4.1 Về nội dung

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi là quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích thích hợp để xử lý số liệu từ các phiếu nhập kho, xuất kho, các thẻ kho…và các số liệu ở các tài liệu khác, hình thành các hệ thống, các chỉ tiêu kinh tế nhằm đánh giá thực trạng NVL trong công ty. Do vậy hoàn thiện công tác kế toán NVL trước hết là việc chuyển dữ liệu trên các phiếu nhập kho, xuất kho thành những thông tin hữu ích cho đề tài nghiên cứu. Mục tiêu cơ bản cuối cùng của việc hoàn thiện công tác kế toán NVL là đưa ra các phương pháp, biện pháp hạch toán phù hợp với doanh nghiệp. Vì thế khi tiến hành nghiên cứu đề tài hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty dệt Hà Nam tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

Xem xét một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

dệt Hà Nam trong các năm gần đây nhất (2006, 2007, 2008)

Kế toán chi tiết NVL

Kế toán tổng hợp NVL

Tuy nhiên Công ty dệt Hà Nam là công ty chủ yếu nhập khẩu NVL bông từ nước ngoài. Do vậy mà nội dung cần nghiên cứu ở đây là phải hạch toán chính xác và phù hợp các khoản thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu với cơ quan thuế.

4.2 Về không gian và thời gian

Thời gian: Các số liệu trong 3 năm 2006, 2007, 2008 Không gian: Tại Công ty dệt Hà Nam

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Trong qua trình thực hiện đề tài tôi đã thực hiện nghiên cứu theo các phương

pháp chủ yếu sau:


Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tiến hành tìm hiểu những tài liệu liên quan tới vấn đề công tác kế toán NVL trong các doanh nghiệp như ở thư viện, internet, giáo trình “kế toán tài chính 1” của thày giáo TS.Phan Đình Ngân, THS.Hồ Phan Minh Đức-Đại học Huế-Đại Học Kinh Tế-xuất bản năm 2007…Tôi đọc và hệ thống những cơ sở lý luận về hoàn thiện công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp. Đồng thời qua đây tìm hiểu phương pháp hạch toán NVL, nghiên cứu để hiểu rò các số liệu kế toán của đơn vị thực tập, tích lũy kiến thức cho bản thân.

Phương pháp hỏi trực tiếp

Phương pháp này tìm hiểu tình hình tăng, giảm NVL và công tác kế toán của đơn vị thực tập, cũng như thu thập những số liệu cần thiết cho đề tài nghiên cứu.

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một số nghiệp vụ phát sinh về tình hình tăng giảm

NVL tháng 9-2008 của Công ty dệt Hà Nam .

6. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về hạch toán nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty dệt Hà Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất sợi tại Công ty Dệt Hà Nam.

Phần III: Kết luận và kiến nghị

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN NGUYÊN LIỆU,

VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP


1.1 TỔNG QUAN VỀ HÀNG TỒN KHO NGUYÊN VẬT LIỆU

Nếu ta gọi vốn bằng tiền là một yếu tố tài sản lưu động thiết yếu nhất, thì hàng tồn kho là một yếu tố tài sản quan trọng nhất, thường chiếm một giá trị lớn trong toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Theo phân loại trong hệ thống kế toán mới, hàng tồn kho ngoài các thành phần tài sản như: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, sản phẩm còn có giá trị sản phẩm dở dang (sản phẩm đang chế tạo) và các công trình lao vụ, dịch vụ chưa hoàn thành (trong các đơn vị hoạt động các ngành nghề kinh doanh dịch vụ)

Yêu cầu quản lý vốn lưu động là sử dụng một số vốn vừa phải, đủ để đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục, đảm bảo từ khâu dự trữ đến khâu sản xuất và lưu thông phân phối nhịp nhàng, tăng nhanh được vòng quay của vốn trên phương châm vốn ít mà tạo hiệu quả kinh tế cao.

Trong việc sử dụng vốn lưu động từ hao phí NVL có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó thường chiếm một tỷ trọng rất lớn, vì vậy việc tiết kiệm để giảm tiêu hao NVL cho sản phẩm, cải tiến định mức tiêu hao và định mức dự trữ NVL là một yêu cầu cần thiết và tất yếu cho tất cả các doanh nghiệp.

1.2 NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm

Vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hóa. Trong các doanh nghiệp, vật liệu được sử dụng cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp.

1.2.1.2 Đặc điểm: Nguyên vật liệu có hai đặc điểm

Thường chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất - kinh doanh nhất định và trong chu kỳ sản xuất đó thì hình thái vật chất ban đầu sẽ bị biến đổi và tiêu hao hết để cấu thành thực thể của sản phẩm hoặc để phục vụ cho quá trình chế biến sản phẩm.


Giá trị của các loại NVL sẽ được tính hết một lần vào chi phí sản xuất

kinh doanh trong kỳ. Từ đặc điểm này, NVL được xếp vào loại tài sản lưu động.

Từ những đặc điểm trên cho thấy NVL có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất cần phải tăng cường công tác quản lý NVL và góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm sản xuất ra.

1.2.2 Đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

Trong khâu sản xuất: NVL được coi là yếu tố căn bản cho doanh nghiệp sản xuất cần phải tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán các quá trình thu mua vận chuyển, dự trữ và sử dụng NVL. Việc tổ chức công tác hạch toán NVL là điều kiện quan trọng không thể thiếu được trong quản lý vật liệu, ngăn ngừa các hiện tượng như mất mát, lãng phí trong các khâu của quá trình sản xuất. Qua đó góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, hạ giá thành sản phẩm.

Trong khâu thu mua: NVL cần đảm bảo về các mặt như số lượng, chất lượng và thời gian cung cấp. Yêu cầu này đòi hỏi kế hoạch thu mua phải hợp lý, đáp ứng yêu cầu sử dụng. Cần lựa chọn nguồn cung cấp với giá cả thích hợp đáp ứng đúng, đầy đủ và kịp thời nhu cầu về vật tư, đồng thời tiết kiệm chi phí vận chuyển.

Trong khâu dự trữ: Do số lượng và chủng loại của NVL thường xuyên biến động nên việc dự trữ vật tư phải phù hợp để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tránh hiện tượng thiếu NVL do dự trữ quá trình vận chuyển và bảo quản.

Khâu vận chuyển và bảo quản: Cần tổ chức tốt hệ thống kho tàng, bao bì…và có phương tiện vận chuyển phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng loại vật tư nhằm hạn chế tới mức thấp nhất sự hao hụt, mất mát xảy ra trong quá trình vận chuyển và

bảo quản.

Khâu sử dụng: Cần quản lý tốt việc sử dụng NVL, sao cho đúng mục đích, đúng với đặc điểm quá trình sản xuất, đúng với định mức tiêu hao vật tư đã đặt ra, tránh tình trạng việc sử dụng lãng phí, không đúng mục đích sản xuất.

1.2.3 Nhiệm vụ của kế toán

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý nói chung và yêu cầu quản lý vật liệu nói

riêng, kế toán vật liệu trong các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Thực hiện phân loại, đánh giá vật tư phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn

mực kế toán đã quy định và phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp, tạo điều kiện

cho bộ phận kế toán có thể theo dòi được việc dự trữ, bảo quản vật tư, phát hiện và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt, mất mát hoặc những thứ vật tư kém phẩm chất đồng thời đưa ra biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp thiếu hoặc thừa vật tư. Xác định đúng số vật tư đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó phân bổ hợp lý giá trị NVL, đã tiêu hao cho các đối tượng sử dụng.

Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu, từ khâu lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, mở sổ kế toán chi tiết. Tổ chức chứng từ, tài khoản chứng từ, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động tăng giảm của vật liệu, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, xác định đúng đắn trị giá vốn thực tế, đồng thời đảm bảo được sự thống nhất trong công tác kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Định kỳ cần tiến hành kiểm kê và đánh giá vật liệu, theo chế độ quy định. Lập báo cáo tổng hợp tình hình hiện có về vật tư phục vụ cho công tác lập kế hoạch thu mua, dự trữ vật tư sao cho có hiệu quả nhất. Cần thiết việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về vật tư đã đặt ra để có các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

1.2.4 Nguyên tắc hạch toán nguyên vật liệu

Doanh nghiệp có thể tổ chức hạch toán NVL theo một trong hai phương pháp:

+ Phương pháp kê khai thường xuyên

+ Phương pháp kiểm kê định kỳ

Tuy nhiên ở Công ty dệt Hà Nam tổ chức hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Do vậy, khóa luận này chỉ trình bày phương pháp kê khai thường xuyên.

Phương pháp kê khai thường xuyên

Là phương pháp theo dòi và phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Các tài khoản kế toán hàng tồn kho phản ánh được số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa. Do đó giá trị vật tư, hàng tồn trên sổ kế toán được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022