tảng tạo nên thành công của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp nên dành ra một khoản ngân sách hợp lý cho hoạt động tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại. Nếu gặp khó khăn trong công tác này, có thể tìm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía các cơ quan hữu quan của Nhà Nước như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch hoặc liên hệ tới những cơ quan ngoại giao của Đan Mạch ở Việt Nam như Đại sứ quán Đan Mạch.
Để tiến hành kinh doanh thành công tại một thị trường mới, một biện pháp nữa các doanh nghiệp nên thực hiện là tham dự những hội chợ thương mại. Và đây cũng là cách hiệu quả để tiếp cận với thị trường Đan Mạch. Ban đầu, doanh nghiệp có thể chỉ đến để tham quan hội chợ thương mại để có cơ hội gặp gỡ được các đối tác tiềm năng. Thông qua việc tham quan này, doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là nhà xuất khẩu vừa có thể nắm bắt được những thông tin về xu hướng phát triển mới nhất trong ngành kinh doanh của mình để có hướng sản xuất cho phù hợp với yêu cầu thị trường vừa có thể tìm hiểu về các đối tác tiềm năng. Với tư cách là nhà nhập khẩu, họ có nhiều cơ hội lựa chọn các mặt hàng cũng như những nhà xuất khẩu Đan Mạch phù hợp nhất. Tiếp đó, nếu có điều kiện, doanh nghiệp nên chủ động đưa hàng hóa của mình sang các hội chợ triển lãm để có thể giới thiệu hàng hóa của mình. Danh sách các hội chợ thương mại tại Đan Mạch có thể được tìm thấy tại trang web Fairlink: www.fairlink.se
3.3.2.3. Phối hợp với các doanh nghiệp khác thành lập các câu lạc bộ về VHKD
Thực tế cho thấy, công tác tìm hiểu thị trường ở những nước như Đan Mạch sẽ gặp phải nhiều khó khăn như khoảng cách địa lý, chi phí điều tra tốn kém, rào cản ngôn ngữ… Cho nên, để tiến hành nghiên cứu thị trường này thành công cũng không phải việc dễ dàng. Hơn thế nữa, ở Việt Nam, các công ty tồn tại chủ yếu dưới hình thức các công ty vừa và nhỏ, những cơ sở sản xuất kinh doanh cho nên công tác này lại càng khó khăn hơn.Vì vậy, thành lập các câu lạc bộ VHKD, trong đó tập hợp những kiến thức về văn hóa và thị trường các nước, sẽ giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau cũng như giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
3.3.3. Một số giải pháp khác
Cùng với việc tăng cường phổ biến kiến thức về VHKD trong các doanh nghiệp thì các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tivi, Internet cũng cần nhập cuộc để giúp phổ biến rộng rãi những kiến thức và hiểu biết về VHKD của các thị trường trên thế giới. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã trở thành kênh thông tin hữu ích trong nhiều lĩnh vực nhưng chưa đạt hiệu quả lớn trong việc cung cấp thông tin về VHKD. Vì vậy, cần chú ý hơn nữa việc xây dựng hệ thống kênh thông tin thông qua tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ phóng viên báo chí chuyên nghiệp, nhanh nhạy và đồng thời nâng cấp các phương tiện truyền tin. Có như vậy mới có thể tìm hiểu và cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về thị trường cũng như về các đối tác nước ngoài giúp các doanh nghiệp tham khảo.
Hiện nay, vấn đề ngôn ngữ cũng là một rào cản đối đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thương mại quốc tế nói chung và thương mại với Đan Mạch nói riêng. Hiện nay, ngôn ngữ được dùng để giao dịch thương mại phổ biến là tiếng Anh. Tuy nhiên, trình độ tiếng Anh của các thương nhân Việt Nam nói chung chưa cao. Điều này rất dễ gây nên những hiểu lầm hoặc sai phạm, đặc biệt là trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng. Cho nên nâng cao trình độ ngoại ngữ cho những người làm kinh doanh quốc tế cũng phải được đặt ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, cũng cần cần nâng cao trình độ tin học cho người làm kinh doanh để họ có khả năng tiếp cận với nguồn thông tin của nước ngoài. Hiện nay, rất nhiều làng nghề, cơ sở sản xuất thủ công hoặc các hộ kinh doanh cá thể muốn vươn ra thị trường nước ngoài nhưng lại gặp trở ngại về mặt tiếp cận thông tin thị trường. Thuê chuyên gia tư vấn thì chi phí đắt đỏ, còn nguồn thông tin phong phú và tiện lợi cho việc tra cứu lại là nguồn thông tin trên internet và thậm chí là phải tra cứu trên những trang web nước ngoài mới có. Nếu như họ không có trình độ ngoại ngữ và vi tính nhất định thì sẽ gặp bất lợi.
Ngoài các biện pháp trên, chúng ta còn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về “xung đột VHKD” bằng cách xây dựng nên các trung tâm tư vấn về VHKD dưới sự bảo trợ của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này. Gần
đây, các doanh nghiệp đã từng bước có ý thức về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng như tìm hiểu về VHKD của đối tác ngoại quốc nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và tìm nguồn thông tin chính xác ở đâu. Do vậy, những trung tâm như thế này sẽ là nơi tin cậy, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong giao thương quốc tế.
Như vậy, việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai quốc gia không phải là việc làm đơn giản, đặc biệt là với hai quốc gia cách xa nhau về địa lý và có nhiều khác biệt trong văn hóa như Việt Nam và Đan Mạch. Vấn đề đặt ra là cần có sự phối hợp đồng bộ từ Nhà Nước đến doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông để có thể giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có được những kiến thức về VHKD các nước nói chung và của Đan Mạch nói riêng. Có như vậy, Việt Nam mới có thể tiến xa hơn nữa trong quan hệ kinh tế thương mại với quốc gia Bắc Âu này.
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Văn Hoá Kinh Doanh Đến Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Đan Mạch
- Đánh Giá Nhận Thức Của Thương Nhân Việt Nam Về Văn Hóa Kinh Doanh Của Đan Mạch
- Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Đan Mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã giúp xóa bỏ dần những rào cản đối với các hoạt động giao thương quốc tế, giúp thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại mà nền kinh tế thế giới đang nỗ lực theo đuổi. Song, kinh doanh trên thương trường quốc tế vẫn gặp phải một khó khăn thường trực là những rào cản về VHKD. Sự khác biệt về văn hóa nói chung và VHKD nói riêng giữa các nước có ảnh hưởng rất nhiều đến việc giao dịch giữa các đối tác cũng như việc thâm nhập và mở rộng thị trường. Đây cũng là khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong quan hệ thương mại với Đan Mạch – đất nước cách xa về địa lý cũng như có nhiều khác biệt trong VHKD so với Việt Nam. Hiện nay, các thương nhân Việt Nam còn rất thiếu thông tin về thị trường cũng như chưa hiểu biết nhiều về VHKD Đan Mạch, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quan hệ thương mại với nước này. Vì vậy, việc tìm hiểu và nhận thức những tương đồng và khác biệt giữa VHKD Đan Mạch và VHKD Việt Nam cùng với những ảnh hưởng của nó là vấn đề cần thiết cho các nhà kinh doanh Việt Nam muốn đạt hiệu quả cao hơn trong quan hệ thương mại với quốc gia Bắc Âu này.
Qua việc nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Đan Mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam”, khóa luận đã phân tích, trình bày một cách khái quát những nội dung về VHKD cùng ảnh hưởng của nó trong quan hệ thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đã tập trung, đi sâu tìm hiểu những nét đặc trưng trong VHKD của Đan Mạch và đánh giá những ảnh hưởng của nó đến quan hệ thương mại giữa Đan Mạch với Việt Nam. Đồng thời, cùng với việc đánh giá những thành công và hạn chế trong hiểu biết của doanh nhân Việt Nam về VHKD Đan Mạch, người viết đã đề ra một số giải pháp về VHKD nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại giữa hai nước.
VHKD nói chung và VHKD Đan Mạch nói riêng vẫn là những vấn đề tương đối phức tạp và mới mẻ ở Việt Nam. Do hạn chế về mặt kiến thức và trình độ, khóa luận chắc chắn mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu bước đầu. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt
1. Bộ ngoại giao Việt Nam (12-06-2008) ,“Việt Nam - Đan Mạch đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại”, http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns080611090951.
2. Doanh nhân 360 (08/07/2008), “Tác động của yếu tố văn hóa trong hoạt động marketing của doanh nghiệp”,
http://www.doanhnhan360.vn/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/Kinh- doanh/Tac_dong_van_hoa_marketing_doanh_nghiep/.
3. Đại sứ quán Đan Mạch: http://www.ambhanoi.um.dk
4. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hoá kinh doanh và Triết lý kinh doanh, NXB Chính trị Quốc Gia.
5. Hồ sơ thị trường – VCCI: http://vcci.vn/hstt/Denmark.htm
6. Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam, Luận Án TS Kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
7. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (27/02/2009), “Các kênh phân phối hàng dệt may tại Tây Ban Nha”, http://chongbanphagia.vn/beta/diemtin/20090227/cac-kenh-phan-phoi-hang-det- may-tai-tay-ban-nha.
8. Saga, “Văn hóa tặng quà trong kinh doanh” (11/12/2007), http://www.saga.vn/TruyenthongvaPR/quanhekinhdoanh/9012.saga
9. Thời báo Kinh tế Sài Gòn online, “Đến lượt Bắc Âu rơi vào suy thoái”, Tấn Lộc (28/2/2009), http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/ghinhan/15881/
10. H.Giang – T.Hằng – L.Anh (01/01/2009), “Thu nhập bình quân trên 1.000 USD/người nhưng vẫn nghèo”, Tuổi trẻ online: http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/www.tuoitre.com.vn/Thu-nhap-binh-quan- tren-1000-USDnguoi-nhung-van-ngheo/2324315.epi.TBIC, “Chương trình B2B mang lợi ích đến cho doanh nghiệp Việt Nam và Đan Mạch”, Pedersen Indius, 28/08/2007,
http://www.tbic.vn/default/87/tbic_details.aspx?DataID=4461.
11. Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn
12. Việt báo.vn, “Văn hóa kinh doanh Trung Quốc”, Thu Lê (22/06/2006), http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Van-hoa-kinh-doanh-Trung-Quoc/50754481/411/.
II. Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh
1. Danishnet.com: http://www.danishnet.com
2. DENMARK.DK: http://www.denmark.dk
3. Donald Ball, Wendell McCulloch, Michael Geringer, Paul Frantz, Michael Minor (2007), International Business: The Challenge of Global Competition, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 9.
4. executiveplanet.com: http://www.executiveplanet.com
5. Export.gov: http://web.ita.doc.gov
6. FITA: http://www.fita.org/
7. Forbes: http://www.forbes.com
8. Lothar Katz, Negotiating International Business – The Negotiator’s Reference Guide to 50 Countries Around the World.
9. Kwintessentail: http://www.kwintessential.co.uk
10. new to denmark,dk: http://www.nyidanmark.dk
11. Nguyen Hoang Anh, Impacts of the culture on the business relationships between Viet Nam – Denmark: Preliminary results.
12. S. Tamer Cavusgil, Gary Knight, John R. Riesenberger (2007), International Business: Strategy, Management and The New Reality, NXB Prentice Hall.
13. The Danish Import Promotion Office DIPO, HSH – Norwegian Office of Import Promotion, The Swedish Chambers of Commerce (2005), Exporting to Scandinavia.
14. The World Factbook: https://www.cia.gov
15. W.L.Hill(2007), International Business, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 6
16. Worldbusinessculture.com : http://www.worldbusinessculture.com
17. World Economic Forum, “The Global Competitiveness Report 2008-2009” (08/10/2008), http://www.weforum.org/en/initiatives/gcp/Global%20Competitiveness%20Report/i ndex.htm