Những Đặc Điểm Kinh Tế-Kỹ Thuật Chủ Yếu Của Công Ty Cổ Phần May

- Tổ cơ điện:

Quản lý các hệ thống điện của công ty và xử lý các vấn đề về điện. Theo dõi nắm bắt quá trình cung cấp điện của công ty Điện lực, có kế hoạch báo cáo kịp thời cho ban lãnh đạo của công ty.

2.1.4. Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yếu của Công ty Cổ phần may

Trường Giang


2.1.4.1.Sản phẩm, thị trường và năng lực

Xác định chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu nên Công ty chú trọng đến thị hiếu của khách hàng, dựa vào yêu cầu của đối tác mà sản xuất. Một kinh nghiệm trong cạnh tranh là phải ưu tiên xây dựng và phát triển những sản phẩm thuộc về thế mạnh của mình.

Công ty sản xuất theo hợp đồng mà đối tác yêu cầu nên sản phẩm mà công ty gia công phụ thuộc vào đơn đặt hàng mà hai bên cam kết.

Các sản phẩm chủ yếu như: áo Jacket, quần yếm, quần áo đi mưa, áo thể thao , áo sơ mi, bộ trượt tuyết...Với những hàng hóa của công ty được phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Có thể nói công ty đã thành công khi nhận được sự tín nhiệm của khách hàng.

Với những gì mình đang có và hướng nỗ lực không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm trong tương lai. Công ty Cổ phần May Trường Giang sẽ khiến người tiêu dùng, đối tác và thị trường hài lòng.

Thị trường chủ yếu: Hoa kỳ, EU, Đài Loan, Nhật, Canada, Hàn Quốc.


Năng lực sản xuất: 400.000 sản phẩm/năm.


Hiện tại số lao động của Công ty là 394 người. Trong đó, lao động quản lý chiếm 33 người và 361 lao động trực tiếp.

2.1.4.2.Cơ sở vật chất- kỹ thuật

Đối với một doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn như công ty cổ phần may Trường Giang thì ngoài yếu tố con người được ưu tiên hàng đầu thì máy móc thiết bị là tài sản vô cùng to lớn khác của công ty. Máy móc thiết bị là công cụ giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, khi công nghệ ngày càng phát triển trong thời đại ngày nay thì máy móc ngày

càng vượt xa năng xuất lao động của một thủ công bình thường vơi chi phí thấp hơn.

Nhận thấy được tầm quan trọng của máy móc thiết bị, công ty may Trường Giang liên tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, đa số máy móc được nhập khẩu từ Nhật và một ít được nhập từ Việt Nam. Cụ thể, máy móc thiết bị của công ty được thể hiện dưới bảng sau đây:

Bảng 2.1: Bảng thống kê máy móc thiết bị


STT

Tên thiết bị

Số lượng (cái)

Nước chế tạo

Giá trị còn lại (%)

1

Máy may 1 kim điện tử Brother

275

Nhật

95

2

Máy 1 kim điện tử Juky

166

Nhật

95

3

Máy may 2 kim Brother

10

Nhật

78

4

Máy 2 kim Sunstar

06

Nhật

88

5

Máy 2 kim Juky

16

Nhật

82

6

Máy vắt sổ Juky

25

YNhật

91

7

Máy vắt sổ Pegasus

33

Nhật

80

8

Máy vắt sổ Siruba

26

Nhật

80

9

Máy thùa tròn juky

27

Nhật

90

10

Máy đính cúc Juky

20

Nhật

80

11

Máy đính cúc

04

Đài Loan

87

12

Máy đính bọ Juky

15

Nhật

96

13

Máy đính bọ Brother

04

Nhật

77

14

Máy vắt gấu Juky

09

Nhật

85

15

Máy dập cúc

18

Nhật+T.Quốc

90

16

Máy cắt vòng

02

Nhật

88

17

Máy cắt tay KM

20

Nhật+Đài Loan

82

18

Nồi hơi Naomoto

08

Nhật

91

19

Bàn hút Naomoto

15

Nhật

79

20

Máy đánh bông

03

Nhật

78

21

Máy dò kim Haxima

05

Nhật

90

22

Máy san chỉ

07

Nhật

86

23

Máy nén khí

05

Nhật

69

24

Máy đánh nhãn Suntas

08

Nhật

91

25

Máy ép chữ

06

Mỹ

80

26

Máy cắt lót

05

Hàn Quốc

90

27

Máy vắt lai

10

Nhật

90

28

Máy ủi NAOMTO, Macpo

68

Nhật

89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với công ty cổ phần may Trường Giang - 8

(Nguồn: Phòng kế hoạch – vật tư)

Nhận xét:


Từ khi ra đời cho đến nay công ty đã trang bị các loại máy móc thiết bị tương đối hiện đại, đa phần nhập khẩu từ Nhật. Với điều kiện cơ sở vật chất tương đối tốt công ty hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, có thể cạnh tranh ở thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Trong thời gian tới công ty sẽ đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm để từ đó nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thương trường quốc tế.

Có thể thấy rằng việc cung ứng trang thiết bị trong Công ty là tương đối đầy đủ. Hệ số sử dụng trang thiết bị khá cao, chứng tỏ Công ty đã có sự đầu tư, quan tâm đến việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguyên vật liệu. Điều đó không chỉ làm giảm chi phí trang bị máy móc thiết bị, chi phí sửa chữa mà còn thể hiện ý thức bảo vệ, bảo quản tài sản của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Với cơ sở vật chất kỹ thuật như vậy giúp cho nhân viên có điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt công việc trong phạm vi mình phụ trách cũng như có khả năng sáng tạo, mang lại hiệu quả tốt nhất với năng suất cao nhất cho công ty.

2.2. Tình hình lao động của công ty cổ phần may Trường Giang giai đoạn 2018- 2020

Lao động là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhận biết được tầm quan trọng của đội ngũ lao động trong phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty luôn chú ý bố trí sắp xếp lao động để có hiệu quả kinh doanh là cao nhất. Do tính chất công việc đòi hỏi sự tinh xảo, tỉ mỉ và sự chăm chút trong suốt nên trong Công ty số lao động nữ chiếm số lượng nhiều hơn lao động nam.

Hiện nay lao động của Công ty được chia thành hai loại lao động chủ yếu là lao

động gián tiếp và lao động trực tiếp.


-Lao động gián tiếp bao gồm những người làm công tác lãnh đạo quản lý, công tác kỹ thuật, công tác chuyên môn, công tác nghiệp vụ và công tác hành chính.

- Lao động trực tiếp là tất cả các lao động tham gia trực tiếp vào quá trình vận

hành để sản xuất ra thành phẩm cho công ty.


Tình hình lao động được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Số lượng (người) và cơ cấu lao động của Công ty



Tiêu thức


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

Chênh lệch

2019/2018

2020/2019

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Tổng số lao động

470

100

451

100

394

100

(19)

(4,04)

(57)

(12,64)


Theo giới tính

Nam

52

11.06

49

10,86

45

11,42

(3)

(5,77)

(4)

(8,16)

Nữ

418

88,94

402

89,14

349

88,58

(16)

(3,83)

(53)

(13,18)


Theo tính chất công việc.

Gián tiếp

32

6,81

32

7,1

33

8,38

0

(11,11)

1

3,125

Trực tiếp

438

93,19

419

92,9

361

91,62

(19)

(4,34)

(58)

(13,84)


Theo trình


độ lao động

Trên Đại học

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Đại học

7

1,49

7

1,55

7

1,78

0

0

0

0

Cao đẳng

5

1,06

3

0,67

3

0,76

(2)

(40)

0

0

Trung cấp

12

2,55

13

2,88

14

3,55

1

8,3

1

7,69

LĐPT

446

94,9

428

94,9

370

93,91

(18)

(4,04)

(58)

(13,55)


(Nguồn: Phòng Tổ chức-hành chính)


Nhận xét:


Dựa vào số liệu thống kê từ bảng trên, ta thấy tình hình lao động của công ty đã và đang có những chuyển biến mạnh trong những năm gần đây, cụ thể là số lượng lao động đang giảm dần. Cụ thể, năm 2020 tổng số lao động của công ty giảm 76 lao động (giảm 16,17%) so với năm 2018 và giảm 57 lao động (12,64%) trong tổng số lao động so với năm 2019.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này bắt nguồn từ năm 2017, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện chính sách mở cửa hội cho các ngành nghề, lĩnh vực, và điều đáng lưu tâm đặc biệt là các doanh nghiệp may được xây dựng ngày càng nhiều, áp lực cạnh tranh lên công ty Trường Giang lớn. Từ đây, công ty thu hẹp quy mô sản xuất cùng với sự thất thoát nguồn lao động sang đối thủ đã dẫn đến tình trạng lao động như trên. Kéo theo tình trạng này, đến cuối năm 2019 và tiếp tục diễn ra trong năm 2020 một biến cố lớn xảy đến đó là đại dịch bệnh COVID-19 đã làm cho nguồn cung cấp đầu vào và thị trường đầu ra gặp muôn vàn khó khăn, thách thức khiến công ty phải chủ động tiếp tục thu hẹp quy mô sản xuất để đảm bảo hiệu quả năng suất và tình hình hoạt động của công ty tiếp tục duy trì. Ngoài các nguyên nhân chính đã nêu, một số các nguyên nhân nữa đó là tình trạng nghỉ thai sản, về hưu,… của công ty tương đối nhiều.

- Cơ cấu lao động theo giới tính:


Do đặc thù kinh doanh của công ty là công ty dệt may, nột điều dễ dàng và rất rõ nhận thấy đó là số lượng lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nam, cụ thể: trong năm 2018 lao động nam 52 người (11,06%) trong khi đó lao động nữ là 418 người (chiếm 88,94%) tổng số lao động. Đến năm 2019, số lượng lao động nam là 49 người và lao động nữ là 402 người. Hiện nay, lao động nam là 45 người và lao động nữ là 349 người. Nhìn chung, tỷ lệ lao động nam và lao động nữ của công ty trong những năm gần đây không có sự biến động mạnh.

- Cơ cấu lao động theo tính chất công việc:


Dựa vào bảng phân bổ lao động ở trên, ta thấy có sự chênh lệch rất rõ ràng giữa số lượng lao động thuộc các bộ phận sản xuất trực tiếp so với số lượng lao động làm việc tại các bộ phận gián tiếp. Qua các năm, số lượng lao động của bộ phận gián tiếp không có nhiều thay đổi (năm 2019 số lao động gián tiếp giữ nguyên so với năm 2018 và năm 2020 tăng 1 lao động gián tiếp so với năm 2019), tuy nhiên điểm thay đổi lớn nhất là số lượng người lao động trực tiếp năm 2020 (tính đến thời điểm hiện tại) là 361 người, giảm 58 người (giảm 13,84%) so với năm 2019 do tình hình kinh tế và dịch bệnh kéo dài, cùng với các nguyên nhân khác (nhảy việc, nghỉ hưu, thai sản,…).

- Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn:


Tại công ty Cổ phần may Trường Giang, số lượng lao động phổ thông chiếm phần lớn và tập trung nhiều tại các bộ phận sản xuất trực tiếp. Trong năm 2020, công ty có 370 lao động phổ thông (chiếm tỷ lệ cao nhất 91,93%) trong tổng số lao động toàn công ty; lao động có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 3 người (chiếm

0,76%); ngoài ra lao động có trình độ trung cấp chiếm 3,55% (14 người) và lao động có trình độ Đại học/trên Đại học chiếm 1,78% (7 người). Một sự chuyển biến phải kể đến ở đây là tỷ lệ lao động trung cấp của công ty ngày càng tăng và lao động trình độ cao đẳng giảm dần. Trước đây, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng lớn hơn tỷ lệ lao động trình độ trung cấp. Nhưng những năm gần đây, lao động trung cấp tăng và ngược lại, lao động cao đẳng giảm; cụ thể: giai đoạn 2018-2020 lao động trung cấp tăng và tiếp tục tăng từ 12 lao động năm 2018, lên 13 lao động năm 2019 và năm 2020 là 14 lao động. Đối với lao động cao đẳng, giai đoạn 2018-2020 giảm từ 5 lao động xuống còn 3 lao động.

- Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi cũng là nhân tố được quan tâm của công ty.


Bảng 2.3: Số lượng lao động phân theo độ tuổi từ năm 2018-2020

(Đơn vị: Người)


Chỉ tiêu

2018

Tỷ lệ %

2019

Tỷ lệ %

2020

Tỷ lệ %

Từ 18-25 tuổi

10

2,12

6

1,33

4

1,02

Từ 26-35 tuổi

125

26,6

100

22,17

72

18,27

Từ 36-45 tuổi

239

50,85

234

51,88

209

53,05

Trên 45 tuổi

96

20,43

111

24,62

109

27,66

Tổng

470

100

451

100

394

100

(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính)


Nhận xét:

- Năm 2020 lao động 36-45 tuổi chiếm 209 người (53,05%) tổng số lao động, giảm 25 người so với năm 2019 và giảm 30 người sao với năm 2018. Nguyên nhân sự suy giảm này chủ yếu là vấn đề sức khoẻ của người lao động không đảm bảo và các nguyên nhân khác.

- Lao động trong độ tuổi từ 18-25 tuổi cũng biểu hiện sự suy giảm qua các năm. Năm 2018 số lao động trong độ tuổi này chiếm 10 người, nhưng qua năm 2019 giảm còn 6 người và đến hiện tại giảm còn 4 người. Nhận định của tác giả, tỷ lệ và sự sự suy giảm lao động trong độ tuổi này xuất phát từ việc công ty không có nhu cầu tuyển dụng lao động mới, hoặc các chính sách lương thưởng của người lao động còn nhiều bất cập cần được giải quyết hơn nữa,…

- Lao động trong độ tuổi từ 26-35 chiếm tỷ lệ lớn và cũng có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Năm 2020 số lao động này chiếm 18,27% (72 người) so với tổng số lao động của công ty, giảm 28 người so với năm 2019 là 100 lao động và giảm 53 người so với năm 2018. Đây là lực lượng lao động trẻ và kinh nghiệm của công ty, nhưng lại gặp phải những vấn đề tiêu cực, cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục.

-Lao động có độ tuổi trên 45 có sự biến động trong giai đoạn 2018-2020. Năm 2018 số lao động trên 45 tuổi có 96 lao động (chiếm 20,43%) tổng số lao động, đến năm 2019 số lao động này tăng lên 111 người (chiếm 24,62%) tổng lao động, qua đến năm 2020 số lao động này giảm còn 109 người (chiếm 27,66%) tổng số lao động. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi này càng ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động của công ty. Lao dộng càng lớn tuổi càng có kinh nghiệm, tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc, đảm bảo chất lượng sản phẩm hơn so với lao động trẻ thiếu kinh nghiệm.

2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Trường Giang giai đoạn 2017-2019

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017-2019:

(Đơn vị:Triệu đồng)



Chỉ tiêu

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

So sánh

2018/2017

2019/2018

+/-

%

+/-

%

Doanh thu

59.866

64.385,5

63.608,8

4.519,5

7,55

(776,7)

(1,21)

Tổng chi phí

57.814,5

61.281,3

60.432

3.466,8

6,00

(849,3)

(1,39)

Lợi nhuận gộp

2.051,5

3.104,2

3.176,8

1.052,7

51,31

72,6

2,34

Lợi nhuận

sau thuế

1.571,9

2.381,8

2.512,2

809,9

51,52

130,4

5,48


(Nguồn: Phòng Kế toán)


Nhận xét:


Những năm gần đây thị trường dệt may Việt Nam có nhiều chuyển biến cả tích cực lẫn tiêu cực, đặc biệt là đối với chính sách mở cửa cho các doanh nghiệp may của tỉnh Quảng Nam (năm 2017) làm cho môi trường cạnh tranh thêm khốc liệt, để ứng phó và tồn tại trên thị trường, công ty may Trường Giang phải liên tục đưa ra các chính sách và các phương pháp làm việc hiệu quả, tìm kiếm gia tăng những đối tác đầu

vào và khách hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, giai đoạn 2017-2019 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều biến động như bảng trên, cụ thể:

- Năm 2017 doanh thu của công ty đạt 58.866 triệu đồng với tổng chi phí sản xuất kinh doanh là 57.814,5 triệu đồng, sau khi hoàn thiện các khoản nộp thuế thì lợi nhuận sau thuế cuối cùng của công ty là 1.571,9 triệu đồng.

- Chuyển qua năm 2018 doanh thu tăng lên 64.385,5 triệu đồng (tăng 7,55% so với năm 2017), cùng với đó chi phí sản xuất kinh doanh cũng tăng lên 61.281,3 triệu đồng (tăng thêm 3.466,8 triệu và tăng 6% so với năm 2017). Chỉ tiêu thể hiện rõ nhất sự tăng trường của công ty chính là lợi nhuận sau thuế, năm 2018 lợi nhuận sau thuế đạt mức tăng trưởng mạnh, tăng 51.52% so với năm 2017 và đạt 2.381.8 triệu đồng.

- Tuy nhiên trong năm tiếp theo- năm 2019, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công có sự thay đổi, doanh thu giảm xuống còn 63.608,8 triệu đồng (giảm 1,21% so với năm 2018) cùng với tổng chi phí sản xuất kinh doanh cũng giảm từ 61.281,3 triệu đồng xuống còn 60.432 triệu đồng (giảm 1,39%). Cả doanh thu và chi phí đều giảm, nhưng mức giảm doanh thu có phần ít hơn so với chi phí, vì vậy lợi nhuận của công ty năm 2019 vẫn tiếp tục tăng trưởng 5,48% so với năm 2018 (tăng

130.4 triệu đồng). Sở dĩ có sự biến động này xảy đến là do sự thay đổi quy mô sản xuất của công ty với số lượng lao động ngày càng giảm (theo phân tích tình hình lao động của công ty mục 1.5).

2.4. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa đến sự cam kết gắn bó của nhân viên

2.4.1. Đặc điểm mẫu điều tra


Bảng 2.5: Đặc điểm mẫu nghiên cứu


(Đơn vị: Người)


TIÊU CHÍ

PHÂN LOẠI

SỐ CÂU TRẢ LỜI

TỶ LỆ (%)

TÍCH LŨY (%)

GIỚI TÍNH

Nam

33

17,4

17,4

Nữ

157

82,6

100


ĐỘ TUỔI

Từ 18-25 tuổi

4

2,1

2,1

Từ 26-35 tuổi

30

15,8

17,9

Từ 36-45 tuổi

140

73,7

91,6

Trên 45 tuổi

16

8,4

100

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022