Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất

Mô hình nghiên cứu đề xuất:


Giao tiếp trong tổ chức

Đào tạo và phát triển

Phần thưởng và sự công nhận

Hiệu quả của việc ra quyết định

Sự cam kết gắn bó của nhân viên

Sự chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến

Định hướng và kế hoạch tương lai

Làm việc nhóm

Sự công bằng và nhấtquán trong chính sáchquản trị


Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Căn cứ vào mô hình nghiên cứu như trên, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau đây:

H1: Yếu tố “giao tiếp trong tổ chức” tác động cùng chiều đến sự cam kết gắn bó

của nhân viên với tổ chức.


H2: Yếu tố “đào tạo và phát triển” tác động cùng chiều đến sự cam kết gắn bó

của nhân viên với tổ chức.


H3: Yếu tố “phần thưởng và sự công nhận” tác động cùng chiều đến sự cam kết

gắn bó của nhân viên với tổ chức.

H4: Yếu tố “hiệu quả của việc ra quyết định” tác động cùng chiều đến sự cam kết

gắn bó của nhân viên với tổ chức.


H5: Yếu tố “sự chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến” tác động cùng chiều đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức.

H6: Yếu tố “định hướng và kế hoạch tương lai” tác động cùng chiều đến sự cam

kết gắn bó của nhân viên với tổ chức.


H7: Yếu tố “làm việc nhóm” tác động cùng chiều đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức.

H8: Yếu tố “sự công bằng và nhất quán trong chính sách quản trị” tác động cùng chiều đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức.

Dưới đây là bảng mã hóa thang đo được tác giả xây dựng cho đề tài nghiên cứu dựa trên mô hình đề xuất:

Bảng 1.1: Bảng mã hóa thang đo


GIAO TIẾP TRONG TỔ CHỨC

Mã hóa

thang đo

1. Anh (Chị) dễ dàng trao đổi, hỏi ý kiến lãnh đạo khi có vấn đề liên quan.

giaotiep1

2. Công ty khuyến khích anh (chị) tăng cường trao đổi thông tin giữa các bộ phận.

giaotiep2

3. Những thay đổi về chính sách liên quan đến nhân viên trong công ty

được thông báo kịp thời, rõ ràng và đầy đủ.

giaotiep3

4. Đồng nghiệp trong công ty thân thiện, hòa đồng với nhau.

giaotiep4

ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN


5. Anh (Chị) được đào tạo đầy đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc của mình.

daotao1

6. Công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo để nâng cao tay nghề, trình

độ chuyên môn cho người lao động.

daotao2

7. Công ty luôn tạo điều kiện cho anh (chị) cơ hội học tập, phát triển cá nhân.

daotao3

8. Anh (Chị) có nhiều cơ hội để thăng tiến trong công việc.

daotao4

PHẦN THƯỞNG VÀ SỰ CÔNG NHẬN


9. Công ty có các chính sách khen thưởng, kỷ luật hợp lý, tạo được động lực cho người lao động.

thuong1

10. Các tiêu chuẩn trong chính sách khen thưởng và công nhận được truyền đạt một cách rõ ràng, dễ hiểu đến người lao động.

thuong2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với công ty cổ phần may Trường Giang - 6


11. Công ty thực hiện các chế độ khen thưởng đúng như cam kết với nhân viên.

thuong3

12. Anh (Chị) được khen thưởng và công nhận dựa trên chất lượng công việc.

thuong4

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH


13. Anh (Chị) được phép tham gia đóng góp ý kiến cùng với cấp trên đưa

ra các quyết định quan trọng của bộ phận.

hieuqua1

14. Các quyết định quản trị quan trọng của công ty được ban hành kịp thời.

hieuqua2

15. Các quyết định của các cấp quản lý mang lại loiwju ích lâu dài cho công ty.

hieuqua3

16. Công ty thu thập nhiều nguồn thông tin và ý kiến trước khi ra quyết

định.

hieuqua4

SỰ CHẤP NHẬN RỦI RO BỞI SÁNG TẠO VÀ CẢI TIẾN


17. Ban lãnh đạo sẵn sàng tiếp nhận các ý tưởng đổi mới sáng tạo trong công việc được đề xuất bởi người lao động.

ruiro1

18. Ban lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ anh (chị) cả vật chất lẫn tinh thần để tiến hành thực hiện ý tưởng mới.

ruiro2

19. Anh (Chị) được khuyến khích thử các phương pháp làm việc khác so với những phương pháp trước đây mọi người đã làm.

ruiro3

20. Anh (Chị) được ban lãnh đạo chia sẻ, động viên đối với những nổ lực cải tiến chưa hiệu quả.

ruiro4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI


21. Các mục tiêu chiến lược của công ty được thông tin xuống các cấp chuẩn xác nhất.

dinhhuong1

22. Cấp trên cụ thể hóa mục tiêu thành những công việc cụ thể đưa xuống cấp dưới thực hiện.

dinhhuong2

23. Công ty có các chiến lược phát triển rõ ràng.

dinhhuong3

24. Các cấp quản lý luôn hoạch định trước những thay đổi có thể tác động đến tình hình kinh doanh của công ty.

dinhhuong4

LÀM VIỆC NHÓM


25. Anh (Chị) thích làm việc với những đồng nghiệp cùng bộ phận.

nhom1

26. Các bộ phận khác nhau sẵn sàng liên lạc và hỗ trợ nhau hoàn thành hiệu quả các mục tiêu đề ra.

nhom2

27. Có sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, cụ thể trong một nhóm.

nhom3

28. Công ty luôn khuyến khích anh (chị) làm việc theo nhóm.

nhom4

SỰ CÔNG BẰNG VÀ NHẤT QUÁN TRONG CHÍNH SÁCH QUẢN TRỊ


29. Cấp trên luôn quản lý, giám sát và đánh giá công bằng đối với mỗi nhân viên trong quá trình thực thi các chính sách

(chính sách tuyển dụng, đào tạo, phát triển, khen thưởng.)


congbang1


30. Xét nâng lương hay thăng chức đều rõ ràng và minh bạch.

congbang2

31. Tiền lương và phân bổ thu nhập giữa các thành viên trong công ty là công bằng.

congbang3

32. Các cấp quản lý luôn nhất quán trong việc thực thi các chính sách liên

quan đến nhân viên.

congbang4

SỰ CAM KẾT GẮN BÓ VỚI TỔ CHỨC


33. Anh (Chị) luôn cố gắng nâng cao kỹ năng làm việc để cống hiến nhiều hơn cho công ty.

camket1

34. Anh (Chị) sẵn sàng làm việc lâu dài với công ty.

camket2

35. Anh (Chị) cảm thấy tự hào là nhân viên của công ty.

camket3

36. Anh (Chị) hoàn toàn tin tưởng vào mục tiêu phát triển của công ty.

camket4

37. Anh (Chị) không có ý định thay đổi công ty khi có điều kiện thích hợp.

camket5


1.2. Cơ sở thực tiễn


1.2.1. Thực trạng về ngành dệt may ở trên thế giới

- Ngành dệt may thế giới chịu ảnh hưởng sâu sắc của các biến động kinh tế vĩ mô. Trung Quốc là công xưởng sản xuất dệt may lớn nhất thế giới với chuỗi cung ứng hoàn thiện và các lợi thế về máy móc cũng như nhân công giá rẻ. Các nước phát triển như: Mỹ; Ý; Hàn Quốc; Hong Kong;... chiếm lĩnh các khâu mang lại giá trị gia tăng cao hơn như thiết kế, marketing và xây dựng thương hiệu, thương mại hóa và xuất khẩu. Trung Quốc, Mỹ, Đức và Nhật Bản là những quốc gia tiêu thụ dệt may lớn nhất thế giới. Dự đoán trong 5 năm tới, các thị trường mới nổi với quy mô dân số lớn như Trung Quốc, Ấn Độ,... sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Trong khi đó, thị trường dệt may tại các nước phát triển, đặc biệt là các nước Châu Âu, có xu hướng bão hòa và tăng trưởng chậm lại.

- Trung Quốc đã soán ngôi thống trị xuất khẩu hàng dệt may và may mặc của Liên minh Châu Âu (EU) từ năm 2010 và hiện tại vẫn luôn duy trì vị trí đứng đầu trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa dệt may và may mặc toàn cầu, bằng việc tập trung vào sản xuất những sản phẩm xơ, sợi và vải mang tính gia tăng giá trị, ví dụ như loại sản phẩm có độ dai và tính bền cao hơn, tích hợp khả năng chống tia UV và khả năng chống thấm, chống ẩm. Quốc gia này vẫn sẽ duy trì và thống trị phân khúc sản phẩm gia tăng giá trị này ngay cả khi giá trị nền sản xuất đang có chiều hướng tăng lên nhanh chóng tại những quốc gia sở hữu nền công nghiệp dệt may và may mặc có giá trị thấp hơn như Bangladesh và Việt Nam. Trong năm 2018, Trung Quốc đạt giá trị

xuất khẩu hàng dệt may chiếm 37,1% và hàng may mặc chiếm 34,9% giá trị xuất khẩu toàn cầu. Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra vào tháng 07/2018 kéo theo rất nhiều lo ngại khi hai nước này là những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn và sâu rộng đối với nền kinh tế thế giới. Giới chuyên gia phân tích tài chính của Trung Quốc nhận định, cho đến nay thuế đánh vào bông sợi nước này có một tác động rất nhỏ đối với ngành dệt may của Trung Quốc bởi vì họ có rất nhiều cách thức khác nhau để tránh bị ảnh hưởng. Theo tình hình hiện tại, mức thuế 10% trên 200 tỷ USD mà Mỹ đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc phần lớn chưa chạm đến hàng dệt may, ngoại trừ đồ da và các loại phụ kiện như mũ, găng tay và túi xách. (Lê Hồng Thuận, 2017)

- Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong năm 2019, thương mại dệt may toàn cầu giảm, do nhu cầu suy yếu và tác động tiêu cực của căng thẳng thương mại. Theo WTO, trị giá xuất khẩu hàng dệt may thế giới (SITC 65) và may mặc (SITC 84) đạt 305 tỷ USD và 492 tỷ USD trong năm 2019, lần lượt giảm 2,4% và 0,4% so với năm 2018. Thương mại hàng hóa thế giới cũng giảm gần 3% theo trị giá và 0,1% được đo theo khối lượng 2018-2019, trái ngược với mức tăng trưởng 2,8% của năm 2018 so với năm 2017. Như vậy, kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thì năm 2019 là năm đầu tiên thương mại hàng hóa giảm và sự suy giảm đã xảy ra ngay trước đại dịch Covid-19. Theo ghi nhận của WTO, suy thoái kinh tế và căng thẳng thương mại leo thang, đặc biệt là cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những yếu tố đóng góp chính cho sự thu hẹp lại của dòng chảy thương mại. (Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại - Bộ Công Thương (VITIC))

- Đến năm 2020, rất nhiều chuyển biến xảy đến kinh tế-xã hội, đó là đại dịch Covid-19, đại dịch này đã và đang tác động nghiêm trọng đến cả hai phía cung và cầu của nền kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động dự trữ, giãn cách xã hội, tâm lý không chắc chắn về diễn biến tương lai cùng những chính sách thắt lưng buộc bụng của các hộ gia đình và hành động dè dặt trong đầu tư, chi tiêu của các doanh nghiệp. Về phía cung, Covid-19 cũng tác động đến nguồn cung khi gây nên sự đứt gẫy, gián đoạn chuỗi cung ứng, buộc nhiều nhà máy phải tạm thời đóng cửa, hạn chế mở các cửa hàng ở một số quốc gia, gây nên tâm lý dự trữ của người tiêu dùng.

- Khi đại dịch do Covid-19 nhen nhóm trong những ngày đầu năm 2020 rồi bùng phát không lâu sau đó đã dẫn đến việc hàng loạt các nhà máy dệt may của Trung

Quốc tạm ngưng sản xuất, đóng cửa các nhà máy, sau đó là việc đóng cửa các cửa hàng bán lẻ quần áo ở những quốc gia khác trên thế giới bởi lệnh giãn cách xã hội.

- Về tổng cầu dệt may thế giới, bước sang quý II/2020, tình hình thị trường dệt may thế giới nhìn chung vẫn chưa đón nhận nhiều dấu hiệu khả quan, cầu thị trường chưa chuyển biến nhiều. Cụ thể, niềm tin tiêu dùng các mặt hàng ở Mỹ, EU và Nhật Bản chưa có nhiều tín hiệu vui.

- Đến tháng 7/2020 tình trạng hoãn, hủy đơn hàng do đại dịch COVID -19 của các nhà bán lẻ tại Châu Âu và Mỹ – hai thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất của thế giới – cho tới nay vẫn đang tiếp diễn, gây không ít quan ngại cho nhiều quốc gia cung ứng.

- Một khảo sát của ITMF trên 700 công ty dệt may trên toàn thế giới cho thấy, các đơn đặt hàng hiện tại trên toàn cầu giảm trung bình 31%. Khoảng 959 nhà máy ở Bangladesh cho biết, do Covid-19 mà lượng đơn hàng xuất khẩu may mặc với số lượng 826,42 triệu chiếc, tương đương 2,67 tỷ USD đã bị hoãn, hủy, đẩy nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vào trạng thái “sống dở chết dở”. Ngoài việc tạm dừng các đơn đặt hàng mới, người mua cũng yêu cầu các nhà cung cấp không chuyển đơn quần áo đã may và trả chậm. Trong những trường hợp này, các nhà sản xuất đã phát sinh chi phí và có thể mắc nợ các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào. Ngay cả khi một số công ty đang chuyển sang sản xuất thiết bị bảo vệ cá nhân cho mục đích y tế, nhìn chung vẫn không đủ đối với nhiều nhà sản xuất vì các đơn hàng này không cung cấp đủ việc làm cho tất cả những người bị sa thải do ảnh hưởng của đại dịch. (Dự báo tình hình thị trường dệt may 6 tháng cuối năm 2020; 22/7/2020; Tập đoàn dệt may Việt Nam Vinatex)

1.2.2. Thực trạng ngành dệt may tại Việt Nam

- Ngành dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước, kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 35 tỷ USD, tăng trưởng bình quân CAGR 12% giai đoạn 2011-2018, hàng may mặc chiếm phần lớn (80%), do ngành may mặc là ngành sử dụng nhiều lao động nên sẽ dần chuyển dịch về phía những quốc gia có lực lượng lao động dồi dào, chi phí sản xuất thấp.

- Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là ngành gia công (CMT, FOB cấp 1) khiến giá trị xuất khẩu mặc dù rất lớn nhưng lợi nhuận thấp do biên lợi nhuận của mảng gia công thấp. Vấn đề lớn của ngành là mất cân bằng cung cầu trong chuỗi giá trị. Mảng sợi xuất khẩu nhưng mảng may lại phải nhập khẩu vải, nguyên nhân do

mảng dệt nhuộm ở Việt Nam chưa phát triển, khiến không tự chủ được nguyên liệu. (Sacombank-SBS, Báo cáo ngành dệt may T6-2019)

- Việt Nam hiện nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Trong năm 2019 và 2020, nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) quan trọng mà Việt Nam tham gia điển hình là CPTPP và EVFTA bắt đầu có hiệu lực và mang lại cơ hội thúc đẩy xuất khẩu lớn cho sản phẩm dệt may Việt Nam.

- Trong năm 2019, Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng đầu năm 2019 đạt 29,89 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại đạt 3,76 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2019, dưới tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xuất khẩu ngành Dệt may đã chịu những ảnh hưởng nhất định. Cụ thế, biến động tỷ giá đồng tiền do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã khiến giá hàng hóa gia công hàng dệt may tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, đồng thời sự thu hẹp nhập khẩu của các nước (do tăng trưởng giảm tốc khiến các đơn hàng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam giảm). Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng tạo sức ép đối với nguồn cung sản phẩm dệt may trong bối cảnh các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải trả chi phí cao hơn để mua vải từ Trung Quốc đồng thời vẫn phải chịu áp lực giảm giá từ các đơn hàng xuất khẩu. Tính đến tháng 11/2019, một số doanh nghiệp dệt may có số đơn hàng mới năm 2020 chỉ bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2019. Đặc biệt, việc tiêu thụ sợi và nguyên phụ liệu gặp rất nhiều khó khăn vì thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc (chiếm 60%) cắt giảm lượng nhập hàng. (Tình hình ngành dệt may năm 2019 và triển vọng 2020: cơ hội và thách thức từ các Hiệp định Thương mại Tự do; Bộ kế hoạch và đầu tư trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế-Xã hội quốc gia (NCIF)).

- Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi và bấy chấp những khó khăn nêu trên, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn tăng trưởng tích cực trong năm 2019, tăng 8,3%. Việt Nam đã vượt thị trường Đài Loan và trở thành nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ bảy thế giới vào năm 2019 (xuất khẩu 8.8 tỷ USD, tăng 8.3% so với năm 2018). Sự thay đổi này nhờ những nỗ lực nâng cấp ngành dệt may và tăng cường năng lực sản xuất dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam. (Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại - Bộ Công Thương (VITIC).

-Năm 2020, ngành dệt may có cơ hội tăng trưởng khá lớn nhờ triển vọng của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong đó đặc biệt là 2 Hiệp định EVFTA và CPTPP. Lũy kế 2T/2020, giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam giảm 2,3% so

với cùng kỳ năm 2019. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ các thị trường Trung Quốc (- 4,2%), Nhật Bản (-2,1%) và Hàn Quốc (-1,8%), nguyên nhân là do dịch bệnh bùng phát ở các thị trường này trong hai tháng đầu năm khiến tình hình tiêu thụ hàng may mặc gặp khó khăn. Trong khi đó, thị trường Mỹ và EU vẫn duy trì được mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019, lần lượt là 5,3% và 0,3%. Đến tháng 3/2020, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại Mỹ và EU, nhiều trung tâm thương mại phải đóng cửa, người dân hạn chế ra đường khiến tình hình tiêu thụ hàng may mặc sụt giảm. Thêm vào đó, các hoạt động luân chuyển hàng hóa gặp khó khăn do các biện pháp kiểm soát dịch đang được áp dụng. Từ ngày 17/03/2020, các khách hàng lớn ở Mỹ và EU đã thông báo giãn hoặc hủy đơn hàng may mặc của Việt Nam. Đối với các đơn hàng chưa sản xuất thì đã bị hủy. Đối với các đơn hàng đã sản xuất thì hoãn thời gian giao hàng từ 3 – 4 tháng để chờ đợi các tín hiệu phục hồi từ thị trường. Đối với đơn hàng đã giao, khách hàng yêu cầu lùi thời gian thanh toán thêm từ 60 – 90 ngày, thậm chí 120 ngày. Tình trạng giãn hoặc hủy đơn hàng khiến nhiều doanh nghiệp có khả năng bị mất thanh khoản do vốn bị tồn đọng ở nguyên phụ liệu và thành phẩm, trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả lương để giữ chân người lao động.

- Tính tới thời điểm 3/2020, tình hình dịch bệnh đã bắt đầu được kiểm soát tại thị trường Trung Quốc, nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp may và đầu ra cho các doanh nghiệp sợi đã dần ổn định trở lại. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh lại dần trở nên nghiêm trọng tại Mỹ và EU (hai thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới) và hiện chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Do đó, nhu cầu dệt may toàn cầu trong thời gian tới có nguy cơ sụt giảm mạnh và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

- Từ đầu tháng 2/2020, một số doanh nghiệp có nguyên liệu phù hợp đã chuyển đổi một phần năng lực sản xuất sang may khẩu trang vải kháng khuẩn. Đây là loại khẩu trang có thể sử dụng sau 30 lần giặt, gồm 3 lớp: 2 lớp vải bên ngoài và 1 lớp vải kháng khuẩn ở giữa. Thoạt đầu, các doanh nghiệp chỉ sản xuất khẩu trang để phục vụ thị trường nội địa. Theo Bộ Công Thương, có 20 doanh nghiệp dệt may đang sản xuất khẩu trang kháng khuẩn, dự kiến đến cuối tháng 03/2020, lượng khẩu trang cung ứng ra thị trường có thể đạt 57 triệu chiếc. Theo Bộ Y tế, dự kiến đến cuối 03/2020 Việt Nam cần có 30 triệu khẩu trang để phòng dịch. Như vậy, với năng lực sản xuất hiện nay, ngành dệt may hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu khẩu trang trong nước. Nhiều doanh nghiệp đã đề xuất phương án được Nhà nước hỗ trợ tìm đơn hàng để xuất khẩu khẩu trang.

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí