- Bên cạnh ngành may mặc, các doanh nghiệp sợi có luỹ kế 2T/2020, giá trị xuất khẩu sợi của Việt Nam giảm 16% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh bùng phát Trung Quốc (thị trường xuất khẩu sợi lớn nhất của Việt Nam) khiến các nhà máy dệt tại Trung Quốc phải ngưng hoạt động từ 10–15 ngày trong tháng 02/2020 từ đó làm giảm nhu cầu nhập khẩu sợi của Việt Nam. Tháng 03/2020, các doanh nghiệp dệt Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trở lại, như vậy các doanh nghiệp sợi Việt Nam sẽ không còn bị tác động trực tiếp ở đầu ra. Tuy nhiên, vấn đề đáng do ngại là nếu tình hình dịch bệnh kéo dài khiến nhu cầu dệt may toàn cầu sụt giảm, các doanh nghiệp sợi cũng sẽ gián tiếp bị ảnh hưởng.
- Đối với các doanh nghiệp dệt, có phần khả quan hơn trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Lâu nay dệt nhuộm luôn là điểm nghẽn trong chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp dệt khá ít (chỉ chiếm 18% trong tổng số lượng các doanh nghiệp dệt may) và chủ yếu sản xuất để phục vụ nội địa. Khi chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu bị gián đoạn trong 2T/2020, các doanh nghiệp dệt ít bị ảnh hưởng hơn so với doanh nghiệp sợi và doanh nghiệp may nhờ tận dụng được nguồn sợi trong nước và không phụ thuộc vào xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài khiến nhu cầu dệt may toàn cầu sụt giảm, các doanh nghiệp dệt sẽ gián tiếp bị ảnh hưởng.(Trương Thị Phúc Nguyên, 2020)
- Thông tin mới đây nhất, thặng dư thương mại dệt may 9 tháng năm 2020 đạt 13,76 tỷ USD, giảm 12,11% so với cùng kỳ, theo báo cáo của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), 9 tháng đầu năm 2020, toàn ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được 25,584 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ. Thặng dư thương mại dệt may 9 tháng đạt 13,765 tỷ USD, chiếm 53% tỷ lệ giá trị gia tăng, giảm 12,11% so với cùng kỳ. (Thế Hoàng, 2020)
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần may Trường Giang
2.1.1. Giới thiệu công ty cổ phần may Trường Giang
- Tên gọi Tiếng Việt: Công ty Cổ Phần May trường Giang
- Tên gọi quốc tế: TRUONG GIANG GARMENT JOINT- STOCK COMPANY
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Tiến Triển Trong Nghiên Cứu Văn Hoá Doanh Nghiệp
- Các Mô Hình Nghiên Cứu Tác Động Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Đến Sự Cam Kết Gắn Bó Của Nhân Viên
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất
- Những Đặc Điểm Kinh Tế-Kỹ Thuật Chủ Yếu Của Công Ty Cổ Phần May
- Kết Quả Kiểm Định Hệ Số Cronbach’S Alpha Biến Độc Lập
- Kết Quả Kiểm Định Kmo Và Bartlett’S Test Biến Độc Lập
Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.
- Tên viết tắt: TGC
- Mã số thuế: 4000107832
- Địa chỉ: 239 Huỳnh Thúc Kháng, phường An Xuân, Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
- Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Như Nguyệt
- Điện thoại: (84) 235.3824297 – (84) 510.3825430
- Fax: (84) 235.3851416
- Email: co.truonggiangtk@vnn.vn
- Logo:
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần may Trường Giang
Công ty có tiền thân là Xí Nghiệp May Tam Kỳ được thành lập theo quyết định số: 1375/QĐ-UB ngày 31/5/1979 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng với tổng diện tích là: 13750 m2.
Trước khi giải phóng đây là kho quân sự của chế độ Mỹ Ngụy, sau ngày giải phóng ban chỉ huy quân sự tiếp quân làm bệnh xá 42 và đến năm 1978 bàn giao lại để xây dựng xí nghiệp may Tam Kỳ.
Lúc mới thành lập là lúc trong thời kỳ bao cấp nên Xí nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Chuyên sản xuất các mặt hàng bảo hộ lao động nội địa như: Găng tay, quần áo bảo hộ lao động với các máy móc, thiết bị cũ kỹ từ các xí nghiệp phía Bắc thanh lý lại với số lượng là 80 máy và thu hút khoản 100 lao động địa phương với khoản 2 chuyền may.
Trong quá trình ổn định và phát triển từ năm 1987, Xí nghiệp May Tam Kỳ liên kết với Uỷ ban nhân dân Thị xã Tam Kỳ đầu tư mới khoản 160 thiết bị trị giá khoản 190.000USD, nâng tổng số chuyền may lên 6 chuyền, thu hút thêm gần 200 lao động. Tính đến thời điểm đó, Xí nghiệp đã mở rộng thị trường ra các nước như Liên Xô cũ, các nước Đông Âu và bắt đầu tham gia xuất khẩu gia công hàng hoá theo Hiệp định 1965 của Liên Xô trước đây, trong thời gian này Xí nghiệp chủ yếu sản xuất các các sản phẩm như: áo sơ mi, pluse, drap, áo Jacket,…
Giai đoạn 1989-1990 Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, Xí nghiệp May Tam Kỳ chuyển hướng kinh doanh sang các nước tư bản chủ nghĩa với các sản phẩm chủ lực như áo Jacket 01 lớp và 02 lớp, quần thể thao sang các nước Hồng Kong, Nhật Bản, Đài Loan, Khối EU,... Đồng thời, gia công hàng xuất khẩu, mở rộng quy mô để đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu xã hội.
Quyết định số 2114/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 388/HĐBT về việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, ngày 24/12/1993 Xí nghiệp May Tam kỳ được đổi tên thành Công ty May Trường Giang . Sau khi đổi tên Công ty tiến hành đầu tư thêm 5 chuyền may máy móc thiết bị hiện đại thay thế cho các máy móc thiết bị lạc hậu đồng thời giải quyết thêm 302 lao động địa phương có công ăn việc làm. Trong suốt quá trình hoạt động trong những năm bắt đầu nền kinh tế thị trường, công ty đã gặp vô vàn khó khăn về thị trường, vốn,… nhưng với nổ lực của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của công ty đã từng bước khắc phục và vượt qua thử thách thành công, đưa công ty ngày càng phát triển và điều quan trọng là giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động và nộp ngân sách Nhà nước.
Trên cơ sở phát triển, có được thị trường và thu hút nhiều khách hàng tìm đến với Công ty. Vào năm 2004 Công ty đầu tư xây dựng một nhà xưởng mới, đầu tư thêm
máy móc thiết bị hiện đại của Nhật với 6 chuyền may nữa nâng tổng số chuyền may là 17 chuyền, thiết bị lên đến gần 900 và hơn 900 lao động địa phương.
Song song sự phát triển như vậy, cùng với chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp của nhà nước, ngày 22/09/2005 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam có Quyết định số 5076/QĐ-UBND quyết định phê duyệt chuyển đổi Công ty may Trường Giang thành Công ty Cổ phần may Trường Giang. Công ty là đơn vị hoạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3303070148 ngày 22/09/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp với tỷ lệ 65 % vốn của người lao động là các cổ đông trong Công ty và 35% vốn của nhà nước và tổng số vốn điều lệ là 8.334.000.000 đồng.
Vào tháng 5/2010 Tổng Công ty kinh doanh và đầu tư vốn Nhà nước có Công văn số 1042/QĐ-UBND về việc quyết định bán đấu giá công khai vốn Nhà nước quản lý 35% cho người lao động. Như vậy đến thời điểm 2010, người lao động Công ty sở hữu 100% số vốn.
Đến ngày 28/11/2011 công ty tiến hành điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số doanh nghiệp là 4000107832 cùng với tổng số vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 8.388.000.000 đồng.
Quy mô hiện tại của Công ty:
+Là một doanh nghiệp có bề dày hoạt động gần 41 năm chuyên sản xuất, gia công các mặt hàng xuất khẩu, nội địa. Đến nay công ty Công ty đã bố tri hơn 10 dây chuyền sản xuất, nhiều máy móc thiết bị hiện đại với các loại do Nhật Bản sản xuất cùng với tổng đội ngũ cán bộ công nhân viên khoảng 400 người.
+Tổng số vốn kinh doanh tính đến cuối năm 2019 là 32.907.867.419 đồng, trong đó số vốn điều lệ của Công ty là 8.388.000.000 đồng.
Như vậy, với số vốn hiện tại của công ty thì Công ty CP may Trường Giang được đánh giá là công ty có quy mô sản xuất lớn và khẳng định công ty cổ phần may Trường Giang là một trong những doanh nghiệp đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty
2.1.3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Chủ tịch HĐQT
(Kiêm tổng GĐ)
Phó chủ tịch
HĐQT (Phó GĐ)
Phòng KH Vật
tư
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng tổ chức- hành chính
Phòng kế toán- tài vụ
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may 1
Phân xưởng may 2
Tổ cơ điện
Tổ KCS
Phân xưởng hoàn thành
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy công ty cổ phần may Trường Giang
- Số cấp quản lý: Công ty có 3 cấp quản lý:
o Cấp cao: Ban giám đốc
o Cấp trung: Các phòng ban
o Cấp cơ sở: Các phân xưởng và các xí nghiệp.
- Các phòng ban: Công ty gồm có:
o 4 phòng nghiệp vụ:
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng kỹ thuật
Phòng kế toán
Phòng tổ chức hành chính
o 4 phân xưởng:
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may 1
Phân xưởng may 2
Phân xưởng hoàn thành
o 2 tổ phục vụ:
Tổ KCS (Tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm).
Tổ cơ điện
2.1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền quyết định mọi công việc của Công ty có liên quan đến mục đích, sách lược cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
- Ban kiểm soát:
Là đại diện thành viên đề cử, có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành công ty.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc:
+Là người trực tiếp điều hành các hoạt động của công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
+Thường xuyên nắm bắt, đánh giá đúng năng lực sản xuất hiện có của công ty, đề ra các chủ trương, chính sách đúng đắn có lợi cho công ty. Đồng thời bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài sản của công ty, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô. Chủ động trong việc khai thác thị trường, ký kết hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước.
+Được quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý các bộ phận sản xuất kinh doanh của công ty. Được quyền bổ nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên trong công ty.
- Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm phó Giám đốc:
+Là người được giám đốc phân công nhiệm vụ ở công đoạn sản xuất, theo quy trình công nghệ từ khâu thiết kế đến khâu hoàn thành sản phẩm.
+Được quyền quyết định những vấn đề thuộc phạm vi uỷ quyền của Giám đốc, đồng thời có trách nhiệm với Giám đốc và pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh, về phần việc được giao trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc.
- Phòng Tổ chức hành chính:
+Trực tiếp tham mưu cho Giám đốc để giải quyết các vấn đề có liên quan đến chế độ, chính sách đối với cán bộ, công nhân viên của công ty.
+Tổ chức thực hiện tốt công tác hành chính, xây dựng nội quy, quy chế quản lý hành chính, mua sắm vật dụng, đồ dùng, trang thiết bị,…
+Quản lý lao động, tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân viên hợp lý, công tác thi đua khen thưởng, theo dõi, thực hiện chế độ tiền lương, BHXH, BHYT, các chế độ đãi ngộ đối với người lao động…
- Phòng Kế toán tài vụ:
+Là bộ phận có nhiệm vụ theo dõi, quản lý biến động của toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản của công ty.
+Tổ chức ghi chép, hạch toán, lập báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính theo
đúng quy định của Nhà nước nhằm phục vụ yêu cầu kiểm tra và tổng hợp.
+Phân phối với phòng kế toán vật tư giải quyết các thủ tục thanh lý hợp đồng sau khi đã hoàn thành.
- Phòng Kế hoạch vật tư:
+Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn, ngắn hạn, đề ra kế hoạch tác nghiệp cho từng mã ngành.
+Cung ứng giao nhận kịp thời vật tư, nguyên liệu phụ cho từng mã hàng và phải cân đối thừa thiếu để báo cáo cho Giám đốc nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.
+Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch để có những ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật:
Thiết kế xây dựng chỉ tiêu nhằm đảm bảo đúng tiêu chuẩn, tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất. Xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo từng mã hàng mà công ty sắp thực hiện. Tổ chức thiết kế dây chuyền công nghệ đảm bảo đúng cho từng loại sản phẩm.
- Phân xưởng cắt:
Tổ chức thực hiện kế hoạch tác nghiệp theo thời gian, cung cấp đầy đủ các loại bán thành phẩm cho từng phân xưởng may theo từng kế hoạch đúng tiến độ, bán thành phẩm được cắt ra phải đảm bảo đúng chỉ tiêu, định mức, sơ đồ thiết kế.Tổ chức công tác thu hồi phế phẩm sau cắt và nhập lại kho.
- Phân xưởng may 1,2:
Có nhiệm vụ nhận bán thành phẩm từ phân xưởng cắt về may theo yêu cầu của phòng kỹ thuật. Trong quá trình sản xuất phải sử dụng đúng định mức, vật tư, phụ liệu, tiết kiệm, an toàn trong sử dụng máy móc thiết bị vừa tăng hiệu quả sử dụng vừa tránh lãng phí. Tổ chức tốt công tác thu hồi phế liệu sau khi cắt.
- Phân xưởng hoàn thành:
Có trách nhiệm hoàn tất công đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ như ủi sản phẩm, đóng gói, bốc vác lên phương tiện vận chuyển. Việc thực hiện công đoạn này phải đúng quy trình công nghệ và chịu sự kiểm tra theo dõi của bộ phận Kiểm tra chất lượng-KCS..
- Tổ KCS ( Tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm):
Kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu, phụ liệu trước khi đưa vào kho và đưa vào sản xuất. Chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm phân công theo nhóm kiểm tra, mỗi tổ sản xuất bố trí một người kiểm tra sản phẩm ra khỏi dây chuyền. Tuy nhiên bộ phận KCS còn phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng sản phẩm. Có nhiệm vụ xây dựng các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng theo quy định của công ty và pháp luật hành, phổ biến các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng để công nhân viên nhất quán thực thi.