Ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần ăn lên các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ Oreochromis sp. giai đoạn bột lên giống - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301


ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN

VÀ KHẨU PHẦN ĂN LÊN CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ

RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.) GIAI ĐOẠN BỘT LÊN GIỐNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.


Sinh viên thực hiện

Lê Hoàng Thương Lớp NTTS6

MSSV: 1153040085


Cần Thơ, 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301


ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN

VÀ KHẨU PHẦN ĂN LÊN CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ

RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.) GIAI ĐOẠN BỘT LÊN GIỐNG


Giảng viên hướng dẫn

Ths. Trần Ngọc Tuyền

Sinh viên thực hiện

Lê Hoàng Thương Lớp NTTS6

MSSV: 1153040085


Cần Thơ, 2015

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


Khóa luận: “Ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần ăn lên các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn bột lên giống”.

Sinh viên thực hiện: Lê Hoàng Thương. Lớp Đại học Nuôi trồng thủy sản K6.

Khóa luận đã được hoàn thành theo góp ý của hội đồng chấm khóa luận ngày 16/4/2015.

Cần Thơ, ngày 20/4/2015

Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện


ThS. Trần Ngọc Tuyền Lê Hoàng Thương

LỜI CẢM TẠ


Sau hơn 6 tháng thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tuy gặp không ít khó khăn vướng mắc nhưng với sự giúp đỡ và động viên của gia đình, thầy cô, bạn bè đã giúp tôi vượt qua tất cả để hoàn thành tốt khóa luận.

Đầu tiên, tôi xin cảm ơn gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, cảm ơn ba mẹ đã tiếp bước cho con trên con đường học vấn.

Tôi xin chân thành cảm ơn cô Trần Ngọc Tuyền đã tận tình dẫn dắt, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và đã hết lòng chỉ dẫn trong việc định hướng nghiên cứu. Đồng thời cũng cảm ơn cô về những tình cảm tốt đẹp mà cô đã dành cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và ban chủ nhiệm Khoa Sinh học ứng dụng Trường Đại học Tây Đô đã tận tình giảng dạy kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian dài học tập.

Cảm ơn các bạn lớp nuôi trồng thủy sản K6 đã cùng tôi gắn bó vượt qua một chặng đường dài học tập.

Cuối cùng tôi xin chúc quý thầy cô sức khỏe, niềm vui, thành công trên con đường giảng dạy của mình.

Xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!

TÓM TẮT


Đề tài được thực hiện gồm 2 thí nghiệm nhằm so sánh sự ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên giống.

Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức cho cá ăn với độ đạm khác nhau: 25N (NT1); 30N (NT2) và 35N (NT3). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mật độ ương 3 con/lít, thời gian thí nghiệm 45 ngày. Kết quả về tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức 3 với các giá trị lần lượt là 70,0% và 0,052 g/ngày và thấp nhất ở nghiệm thức 1 chỉ với 51,7% và 0,029 g/ngày. Qua phân tích thống kê về tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá giữa các nghiệm thức cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa ở mức p < 0,05. Đồng thời, với nghiệm thức cho cá ăn với thức ăn 35N cá ít bị phân hóa sinh trưởng.

Thí nghiệm 2: So sánh ảnh hưởng của khẩu phần khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn hương lên giống. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức cùng cho cá ăn với thức ăn 35N nhưng khác nhau về khẩu phần: 10% (NT1); 15% (NT2); 20% (NT3), mật độ ương 30 con/50 lít nước. Sau 45 ngày ương ở NT2 cho giá trị tốt nhất về tỷ lệ sống của cá là 93,3% và tốc độ tăng trưởng khối lượng là 0,30 g/ngày, thấp nhất là ở NT3 với tỷ lệ sống của cá là 90,0%, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá là 0,216 g/ngày. Đồng thời, cá ở nghiệm thức 2 ít bị phân hóa sinh trưởng so với cá ở hai nghiệm thức còn lại. Khi phân tích thống kê ở các nghiệm thức cho thấy chỉ có giá trị tăng trưởng khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05).

Tóm lại: khi ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương thì thức ăn 35N sẽ thích hợp cho cá (khi cho ăn theo nhu cầu). Ở giai đoạn cá ương từ hương lên giống thì khẩu phần phù hợp cho cá là 15% (đối với thức ăn 35N).

Từ khóa: Tỷ lệ sống; tăng trưởng; mật độ; thức ăn; khẩu phần; hàm lượng đạm.

MỤC LỤC

Trang LỜI CẢM TẠ i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH HÌNH vi

DANH SÁCH BẢNG vii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Nội dung nghiên cứu 1

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi 2

2.1.1 Nguồn gốc 2

2.1.2 Đặc điểm phân loại 2

2.1.3 Môi trường sống 3

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 3

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 3

2.1.6 Đặc điểm sinh sản 3

2.2 Tình hình nuôi cá rô phi 3

2.2.1 Nuôi cá rô phi trên thế giới 3

2.2.2 Tình hình nuôi cá rô phi trong nước 4

2.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến cá rô phi 5

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 8

3.1.1 Thời gian 8

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 8

3.2 Vật liệu và trang thiết bị trong nghiên cứu 8

3.2.1 Dụng cụ, thiết bị và hóa chất 8

3.2.2 Vật liệu và mẫu vật 8

3.3 Bố trí thí nghiệm 9

3.3.1 Chuẩn bị nguồn nước và bể ương dùng trong thí nghiệm 9

3.3.2 Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau, lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên hương 9

3.3.3 Thí nghiệm 2: So sánh ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ hương lên giống 10

3.4 Các chỉ tiêu cần theo dõi và tính toán 10

3.4.1 Chỉ tiêu môi trường 10

3.4.2 Các chỉ tiêu của cá 10

3.5 Phương pháp xử lý số liệu và viết bài 12

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 113

4.1. So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương 113

4.1.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm 113

4.1.2 Ảnh hưởng của độ đạm khác nhau lên tăng trưởng là tỷ lệ sống của cá 14

4.1.2.1 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ trong thí nghiệm 14

4.1.2.2 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ 14

4.1.2.3 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ 15

4.1.2.4 Tỷ lệ phân hóa theo khối lượng của cá 16

4.1.2.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) 17

4.2 So sánh sự ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn từ hương lên giống 18

4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm 18

4.2.2 Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ...18 4.2.2.1 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ 18

4.2.2.2 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ 19

4.2.2.3 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ 20

4.2.2.4 Tỷ lệ phân hóa tăng trưởng theo khối lượng của cá rô phi đỏ 21

4.2.2.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) 21

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 23

5.1 Kết luận 23

5.2 Đề xuất 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

PHỤ LỤC A: THÍ NGHIỆM 1 ........................................................................................ A

PHỤ LỤC B: THÍ NGHIỆM 2 .........................................................................................J PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ CHẠY THỐNG KÊ .............................................................. T Phụ lục C1 Thí nghiệm 1 ................................................................................................ T

Phụ lục C2 Thí nghiệm 2 ............................................................................................. CC

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 29/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí