Tăng Cường Đàm Phán Cấp Nhà Nước, Ký Kết Và Thực Hiện Các Điều Ước Quốc Tế Về Thương Mại Gắn Với Bảo Vệ Môi Trường

nhận. Cùng lúc đó, việc phần lớn các hiệp định về công nhận lẫn nhau với các quốc gia khác chưa được ký kết đã làm cho hàng hóa Việt Nam phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn và kiểm tra của nước nhập khẩu. Chính vì vậy, con đường duy nhất để các sản phẩm Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật là sản xuất các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống các quy định về kỹ thuật và môi trường có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu thường là phức tạp nhưng lại rất cụ thể, chi tiết và cũng không phải quá khó khăn để thực hiện.

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua rào cản về sở hữu trí tuệ: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (xuất xứ hàng hóa), giúp doanh nghiệp ý thức được rằng việc cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá cả là chưa đủ mà cần phải có chiến lược về xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa. Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để đối phó và vượt qua các rào cản về môi trường. Trong các quy định về bao gói, nhãn mác của các quốc gia đã nghiên cứu, đặc biệt là các nước xuất khẩu các mặt hàng nông sản, Thái Lan là nước làm tương đối tốt, có các quy định rất chặt chẽ, rò ràng, vì vậy mà thương hiệu của Thái Lan khi xuất khẩu, đặc biệt hàng nông sản luôn được đánh giá cao.

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo... Tuy nhiên, tới 90% hàng Việt Nam vẫn còn phải vào thị trường thế giới thông qua trung gian hoặc xuất khẩu sản phẩm thô. Trước mắt, phương thức này sẽ giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận nhanh hơn với thị trường thế giới. Tuy nhiên, nếu chỉ tiếp tục như vậy thì việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ ngày càng lệ thuộc vào thương hiệu nước ngoài hiệu quả hoạt động xuất khẩu sẽ không có khả năng nâng cao. Người tiêu dùng nước ngoài tiêu thụ sản phẩm Việt Nam chất lượng tốt, giá rẻ nhưng lại không biết xuất xứ hàng hóa Việt Nam. Phần lớn các giá trị vô hình của sản phẩm sẽ vẫn thuộc về các công ty nhập khẩu hay bán lẻ trực tiếp tới người tiêu dùng. Như đã phân tích, Thụy Điển là quốc gia có quy định về dán nhãn rất nghiêm ngặt, có các yêu cầu phức tạp để giám sát chất lượng hàng hóa, do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam muốn đưa hàng

vào Thụy Điển, các nước EU cần phải tìm cho mình một nhãn hiệu uy tín, bên cạnh đó cũng cần chú trọng xây dựng thương hiệu riêng để tạo chỗ đứng lâu dài trên thị trường.

Mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường: Đánh giá lợi ích của việc mở cửa thị trường với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Xây dựng các biện pháp cần thiết để hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm không thân thiện với môi trường.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuẩn bị tốt nguồn lực để vượt qua các rào cản thương mại về bảo vệ môi trường. Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn có tính đến các quy định về môi trường của quy trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, coi đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường là một bộ phận cấu thành trong hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh.

Hơn nữa, các cơ quan chức năng cần nghiêm túc thực thi các quy định của pháp luật. Kịp thời phát hiện và xử lý hành vi cố tình vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người, động thực vật. Cần có chế tài thực thi mạnh và quyết tâm hơn đối với các trường hợp sai phạm từ phía cơ quan nhà nước để làm gương, làm tiền lệ tốt cho các vụ việc xảy ra sau đó. Qua vụ việc sai phạm của công ty Vedan xả nước thải “chui” ra sông Thị Vải kéo dài nhiều năm gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và cuộc sống của người dân lưu vực sông là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan nhà nước trong quá trình giám sát thực thi, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Nên chăng, trước vụ việc nghiêm trọng như vậy, cần có sự vào cuộc kiểm soát ngay từ ban đầu của cảnh sát môi trường, của ban quản lý dự án khu công nghiệp, của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Khi cơ quan chức năng chưa sát sao từ khâu lập dự án, báo cáo đánh giá tác động môi trường, cần có sự can thiệp ngay, chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ để giải quyết kịp thời tình huống tránh để xảy ra tình trạng ô nhiễm kéo dài nhiều năm. Hơn nữa, nhà nước cần có biện pháp đốc thúc và xử lý đúng đắn để doanh nghiệp vi phạm có trách nhiệm hơn trong công tác đền bù, tránh để người dân tự chủ động đi thỏa thuận đền bù với doanh nghiêp gây thiệt hại theo cơ chế xin cho. Chính phủ cần xây

dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ, răn đe làm gương cho các trường hợp tương tự sau này.

3.2.1.2. Tăng cường đàm phán cấp nhà nước, ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại gắn với bảo vệ môi trường

Bên cạnh việc hoàn thiện môi trường pháp lý trong nước, những nỗ lực của Chính phủ trong việc tạo hành lang pháp lý thông qua các hiệp định tự do thương mại có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp. Chính phủ cần tích cực triển khai hơn nữa các cuộc đàm phán đa phương, song phương nhằm tăng cường hợp tác, hiểu biết lẫn nhau, tranh thủ những sự ủng hộ của các quốc gia, các tổ chức, đặc biệt là việc thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Trong khuôn khổ của WTO, để có được sự thừa nhận là “một nền kinh tế thị trường”, Việt Nam có thể phải chờ đến 31/12/2018. Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu chứng minh được với đối tác nào đó là nền kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Trên một phương diện khác, các cơ quan quản lý về chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ quan kiểm dịch động thực vật và dược phẩm của Việt Nam cần mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế và cơ quan quản lý hàng hóa nhập khẩu của các nước để sớm có được các thỏa thuận về sự công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn và ủy quyền cho nhau trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm để giảm chi phí cho doanh nghiệp khi phải đối mặt với các loại rào cản này.

Qua việc nghiên cứu những quy định của pháp luật Indonesia ở chương II, đã cho thấy kinh nghiệm của Indonesia trong áp dụng thành công nhiều biện pháp nhằm bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, môi trường sinh thái và đáp ứng các yêu cầu về môi trường của nước nhập khẩu, một trong những chính sách biện pháp Indonesia áp dụng là việc tham gia và thực thi tốt các hiệp định thương mại và môi trường.

Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường - 17

Khi Trung Quốc và các quốc gia trong cùng khối ASEAN gấp rút đàm phán ký kết các hiệp định tự do song phương với nhau và với các thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, những thách thức mới sẽ tiếp tục được tạo ra nếu chung ta không theo kịp với tiến trình này. Nếu các hiệp định tự do này được ký

kết mà không có sự tham gia của Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu chủ yếu này chắc chắn gặp phải khó khăn rất lớn trong việc thâm nhập thị trường, khả năng cạnh tranh cũng kém hơn. Việc ký kết các điều ước quốc tế song phương về các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng hóa mục đích bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các thoả thuận môi trường đa phương mà Việt Nam là thành viên với các Hiêp định WTO. Nghiên cứu kỹ và có giải pháp chính sách đồng bộ về quản lý thương mại các hàng hoá và dịch vụ liên quan đến môi trường.

Tích cực, chủ động tham gia vòng đàm phán Doha, mạnh dạn sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của các thoả thuận môi trường đa phương và WTO để giải quyết một cách bình đẳng các tranh chấp thương mại quốc tế. Nghiên cứu các vụ tranh chấp về thương mại gắn với môi trường sẽ giúp chúng ta bảo vệ được hàng nhập khẩu của Việt Nam vượt qua rào cản khi bị các nước khác áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc cấm nhập khẩu với lý do gắn với môi trường, đồng thời kinh nghiệm từ các vụ tranh chấp đó sẽ giúp chúng ta ngăn chặn hợp lý hàng nhập khẩu vào Việt Nam gây tác động xấu tới môi trường.

Sử dụng nguyên tắc của WTO về minh bạch và không phân biệt đối xử trong hoạt động thương mại quốc tế, trong đó bao gồm cả việc các thành viên có nghĩa vụ thông báo với WTO về các sản phẩm và công nghệ trong nước bị chính quyền cấm sử dụng và buôn bán tại thị trường nội địa với các lý do sức khoẻ và môi trường, để kiểm soát và ngăn chặn việc các nước xuất khẩu các hàng hoá độc hại và công nghệ sản xuất lạc hậu vào Việt Nam.

3.2.1.3. Học hỏi kinh nghiệm một số quốc gia trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy định về môi trường để phát triển thương mại và bảo vệ môi trường

Qua thực tiễn hội nhập với kinh tế thế giới, chúng ta đã nhận thức được để bảo vệ doanh nghiệp và các ngành sản xuất trong nước, Việt Nam cần phải hoàn thiện và bổ sung các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại của mình theo hướng vượt qua các rào cản thương mại của các quốc gia nhập khẩu, nhất là các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật bản; bên cạnh đó nó còn kiểm soát chặt chẽ các mặt

hàng nhập khẩu vào Việt Nam tránh để xảy ra tình trạng nhập khẩu các loại hàng hóa kém chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng và môi trường trong nước. Trong khuôn khổ của bài luận văn này, từ những nghiên cứu pháp luật một số nước về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế ở Chương II, luận văn làm rò hơn một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ hai khía cạnh:

Thứ nhất, vượt qua các rào cản của các quốc gia nhập khẩu:


Trung Quốc đã có những chính sách mềm dẻo linh hoạt chống lại những rào cản của Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng dệt may của mình hoàn toàn có thể được vận dụng một cách linh hoạt cho các thị trường hay các mặt hàng khác của Việt Nam. Trung quốc là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng cao. Trước sự đe dọa của hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc, Chính phủ Hoa Kỳ đã sử dụng hàng loạt các biện pháp gồm tăng thuế, áp dụng hạn ngạch, tái áp dụng hạn ngạch xuất khẩu để hạn chế luồng hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc. Những biện pháp mà Hoa Kỳ đã sử dụng đối với hàng dệt may Trung Quốc là lời cảnh báo cho Việt Nam và cho những nước đang phát triển mà dệt may là ngành sản xuất mũi nhọn. Bất kể một quốc gia nào cũng có thể gặp phải rào cản này nếu xuất khẩu một cách ồ ạt vào thị trường nước ngoài, đặc biệt khi các mặt hàng đó có khả năng cạnh tranh cao tại thị trường nhập khẩu, đe dọa sản xuất nội địa.

Trung Quốc đã chủ động áp dụng một số biện pháp phòng ngừa ngay từ trước khi Hoa Kỳ đưa ra quyết định tái áp hạn ngạch. Ngay khi có dấu hiệu xảy ra tranh chấp, bên cạnh việc tiến hành đàm phán với Hoa Kỳ, Bộ thương mại Trung Quốc đã tăng thuế xuất khẩu đối với hàng dệt may của nước mình nhằm giảm bớt nhiệt tăng trưởng xuất khẩu. Chính phủ Trung Quốc cũng rất khéo léo trong việc kết hợp giữa biện pháp áp dụng bên ngoài với Hoa Kỳ cũng như những biện pháp áp dụng bên trong ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc. Các biện pháp này giúp ngành dệt may Trung Quốc khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài tránh được tình trạng xuất khẩu quá nhiều và dẫn tới việc bị áp hạn ngạch hay gặp phải những rào cản của nước nhập khẩu, tránh sự trừng phạt của Hoa Kỳ và EU...

Tuy nhiên khi gặp phải những biện pháp trừng phạt thương mại từ phía Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng đưa ra một số biện pháp tự vệ như: Trung Quốc trả đũa áp dụng đối với hàng nông sản Hoa Kỳ [49]; tiếp đó Trung Quốc huy động các nguồn nội lực bên trong từ phía các doanh nghiệp trong nước tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm xây dựng thương hiệu cho hàng dệt may Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài với những chính sách ưu đãi, hỗ trợ các công ty tăng mức đầu tư cho nghiên cứu phát triển, thiết kế nhằm tăng mức đầu tư cho hàng dệt may, các công ty Trung Quốc luôn được chuẩn bị để đối phó với việc bảo hộ thương mại chống hàng hóa Trung Quốc; Chính phủ Trung Quốc còn tiến hành bỏ thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng dệt may, chính quyền Trung Quốc đưa ra cảnh báo rằng họ sẽ tiến hành các biện pháp trả đũa nếu Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tìm cách hạn chế hàng dệt may nước này một cách bất công và đơn phương.

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy trong quá trình thiết lập quan hệ buôn bán, thương mại với các quốc gia phát triển trên thế giới, chúng ta cần phải chủ động hơn nữa trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và điều tiết xuất khẩu. Thực tế thì Việt Nam chưa đủ lớn mạnh như Trung Quốc để có những phản hồi hay biện pháp trả đũa lại các biện pháp của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bài học của Trung Quốc cũng cho chúng ta kinh nghiệm rằng, để đối phó với các rào cản trong thương mại quốc tế, cần phải chủ động, mềm dẻo và chúng ta có thể tham khảo các quy định của Trung Quốc để xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Thái Lan là nước trong khu vực có hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối hoàn thiện. Trong việc bảo vệ môi trường, Thái Lan rất coi trọng việc bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm và là nước có nguồn gen quý thuộc các loài hoang dã. Bên cạnh đó, những mặt hàng sản xuất chủ lực của Thái Lan như thủy sản, các loại sản phẩn từ nông nghiệp... là những mặt hàng nhạy cảm với môi trường và những mặt hàng này của Thái Lan lại đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn môi trường. Việt Nam là nước có những mặt hàng xuất khẩu chủ lực khá

tương đồng với Thái Lan. Qua việc nghiên cứu các quy định pháp luật của Thái Lan ở Chương II và qua các thành tựu trong xuất khẩu của nước này, có thể rút ra một số điểm mạnh trong công tác ổn định tiêu chuẩn môi trường trong nước đẩy mạnh hàng xuất khẩu như: Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược: Chính sách phát triển nông nghiệp: Một trong những nội dung quan trọng nhất là kế hoạch cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nông sản, trong đó có các mặt hàng như gạo, dứa, tôm sú, gà và cà phê. Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng có nhiều nguyên liệu cho chế biến thì ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nông sản được khuyến khích trong chương trình “One Tambon, One Product - OTOP” (mỗi làng, một sản phẩm) và chương trình quỹ làng (Village Fund Program). Về chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Chính phủ Thái Lan thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm. Thái Lan đã phát động chương trình “Năm an toàn thực phẩm và Thái Lan là bếp ăn của thế giới”. Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, ngày nay, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dùng ở các thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU chấp nhận. Về tiếp cận thị trường xuất khẩu: Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với Chính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế biến. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; Xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ...

Thứ hai, cần tiếp tục hoàn thiện và bổ sung các tiêu chí kỹ thuật trong thương mại mang sắc thái riêng quy định đối với hàng hóa nước ngoài xuất khẩu vào Việt Nam.

Hiện nay để bảo vệ nền sản xuất nội địa, Thái Lan đã đưa các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về đăng ký và dán nhãn thực phẩm đã qua chế biến rất phức tạp khiến cho các nhà xuất khẩu nước ngoài hao tổn nhiều thời gian và chi phí (mục 2.3.4.1); hoặc như Trung Quốc có rất nhiều quy định ngặt nghèo về vệ sinh y tế tại cửa khẩu và các cảng (mục 2.3.2.3) khiến cho hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Trung Quốc gặp không ít khó khăn. Ở Việt Nam, hàng rào kỹ thuật trong thương mại chậm được hình thành vì các hình thức hàng rào kỹ thuật thường rất đa dạng, nếu không hiểu rò các quy định pháp luật thương mại quốc tế thì việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật vô tình là rào cản thương mại, dẫn đến việc vi phạm các Công ước quốc tế. Do chưa lập được nhiều hàng rào kỹ thuật nên hiện nay, một số mặt hàng nông sản như: hoa quả nhập ngoại... tràn vào Việt Nam rất nhiều trong đó có cả những sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Đối với mặt hàng này, hàng rào được xây dựng bằng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ. Loại hàng rào này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng có liên quan. Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận... cho đến các quy định về phương pháp thống kê, chọn mẫu và đánh giá đều phải theo các định chuẩn quốc gia được xây dựng phù hợp với qui định của quốc tế.

Hàng rào được xây dựng theo các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất dựa theo các quy định về môi trường. Loại hàng rào này chủ yếu áp dụng cho giai đoạn sản xuất, bao gồm từ các định chuẩn về chế độ nuôi trồng... đến những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, về tái sinh, về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng. Kèm theo đó là yêu cầu về nhãn mác, đóng gói bao bì, lệ phí môi trường, nhãn sinh thái...được qui định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật.

Như vậy, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, các biện pháp kiểm dịch động thực vật, các tiêu chuẩn về môi trường trong thương mại quốc tế mà chúng ta đang cố gắng quyết tâm xây dựng về bản chất nó cũng giống như các nước, có 3 mục đích cụ thể: giúp bảo hộ sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng và gìn giữ môi trường

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí